Việc Hiệp Nhất Thân T́nh trong
Thánh Kinh Do Thái Giáo và Kitô Giáo.
1- Trong Cựu Ước
Theo Thánh Kinh Do Thái, th́ một trong những đề tài ưu ái đối với các tiên tri đó là t́nh yêu cảm thương của Thiên Chúa đối với dân Yến Duyên và niềm vui của dân Yến Duyên trong việc qui t́nh yêu đó về lại cho Thiên Chúa. Như một người chồng đối với vợ ḿnh thế nào, Giavê đối với dân của Ngài cũng như vậy. Các vị tiên tri Do Thái đă không thấy rằng việc đồng hóa này quá trớn hay quá đáng. Tiên tri Isaia đă viết:
“Đấng Tạo Dựng ngươi là chồng của ngươi” (54:5).
Và:
“Như Tân Lang hớn hở nơi Tân Nương thế nào,
Thiên Chúa ngươi cũng hân hoan nơi ngươi như vậy” (62:5)
Tiên tri Eâzêkiên là một vị tiên tri hùng hồn. Ông đă sử dụng thứ ngôn từ bóng bẩy để thẳng thắn khiển trách dân Yến Duyên, một “người vợ bất trung” của Giavê. H́nh bóng ông dùng trong Đoạn 16, một đoạn tỉ mỉ về việc làm điếm, chắc chắn phản lại với cảm quan hôm nay của chúng ta, song vẫn khiến cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Mặc dầu không bị Thiên Chúa ruồng rẫy, dân Yến Duyên cũng đă bất trung đến nỗi việc họ trở lại làm ḥa với Ngài là một ơn lạ.
Theo văn từ của tiên tri Giêrêmia th́ Thiên Chúa đă phải đắng cay lên tiếng than trách dân Yến Duyên:
“Nếu có người đàn ông nào ly dị vợ ḿnh
và nàng đă bỏ đi lấy một người khác,
th́ nàng có c̣n trở lại với chồng ḿnh nữa hay chăng?
Không phải hay sao
mảnh đất đó đă hoàn toàn bị phóng uế?
Và ngươi, kẻ đă đĩ điếm với quá nhiều t́nh nhân,
Lại có thể trở về cùng Ta hay sao?
Chính Giavê là Đấng đă tuyên phán” (3:1-2)
Sử dụng cùng một sánh ví, tiên tri Hôsêa viết:
“Bấy giờ nàng sẽ nói:
Tôi sẽ về với người chồng trước của tôi.
Hồi đó tôi sung sướng hơn là bây giờ” (2:14)
Như Gômo, người vợ bất trung của Hôsêa, dân Yến Duyên cũng đuổi bắt hạnh phúc, nhưng bị hụt hẫng; t́m kiếm yêu thương nơi kẻ khác, song chẳng bao giờ được. Yến Duyên chẳng bao giờ gặp được những ǵ ḿnh theo đuổi. Yến Duyên kiếm t́m hạnh phúc ở ngoài Giavê th́ chỉ thấy sầu đau; kiếm t́m vẹn toàn th́ chỉ thấy tiêu tan; kiếm t́m thỏa măn th́ chỉ thấy thảm thương. Trong việc đeo đuổi các t́nh nhân của ḿnh và dồn nỗ lực của ḿnh cho những dính bén có vẻ thực tế song lại hóa ra hư ảo, chẳng hạn, với các các sự thiện giả tạo hay với cuộc sống khoái lạc, dân Yến Duyên thực sự cũng chứng tỏ là họ thực sự đói khát t́nh yêu Thiên Chúa. Để lắng nghe những lời của t́nh yêu Thiên Chúa, theo tiên tri Hôsêa, th́ dân Yến Duyên phải thiết tha với thinh lặng và thanh vắng là những ǵ Thiên Chúa ưa chuộng:
“Đó là lư do tại sao Ta đang khiêu dụ nàng
để dẫn nàng vào nơi hoang vắng,
và để âu yếm thỏ thẻ với cơi ḷng của nàng.
Ta sẽ muôn đời đính hôn với ngươi,
Đính hôn với ngươi trong chân t́nh và chuyên chính,
trong dịu dàng và yêu thương” (2:16, 21).
Nơi hoang vắng h́nh như là một nơi không thích hợp để t́m kiếm sức mạnh và ủi an. Khi qúi bạn muốn nói lên những lời ủi an ai, b́nh thường qúi bạn không chọn đến những vùng hoang tẻ như vậy. Tuy nhiên, Thiên Chúa lại thường thực sự làm điều này. Những cuộc tỏ ḿnh sâu nhiệm nhất của Ngài đă diễn ra ở những nơi bất tiện nhất này. Tri thức sâu xa nhất nơi các Sách Thánh Do Thái không phát xuất từ thời Vua Solomon, thời dân Yến Duyên thịnh vượng và huy hoàng; trái lại, nó đến từ nơi hoang vắng của Núi Sinai giữa thiếu thốn và đầy bất ổn, hay vào thời gian lưu đầy tha hương. Như các vị tinh tú chiếu sáng nhất vào lúc đêm tối nhất thế nào, Thiên Chúa h́nh như cũng nói với cơi ḷng những lời bừng nóng nhất, khi mọi sự dường như trở thành mù mịt và u ám.
Trong thời gian lưu đầy ở Babylon (605-598 A.D.), dân Yến Duyên đă được thanh tẩy khỏi tính chất bất trung của họ. Qua các bản văn vào thời kỳ này, Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra như Đấng mong cho thành phần lưu đầy trở về để Ngài có thể tái thiết lập một dân Yến Duyên trong cuộc hiệp nhất tâm giao của những ngày trước kia. Tiên tri Giêrêmia đă viết cho thành phần lưu đầy thế này:
“Giavê đang làm một điều mới mẻ trên trái đất:
Một Nữ Nhân sẽ quyện quanh một Nam Nhân”
(Jer. 31:32).
Đối diện với câu văn này, vị học giả thánh kinh có thể bị choáng váng trong việc khai sáng để thấy được ư nghĩa thích hợp của nó, thế nhưng, tâm hồn chiêm niệm khiêm tốn lại trực giác hiểu được nó. Nhà chiêm niệm khiêm tốn nam hay nữ này sẽ đọc đoạn văn ấy như được ám chỉ đến mối liên hệ yêu thương thân t́nh giữa dân Yến Duyên và Giavê, chồng của họ, một mối liên hệ sẽ đạt đến tột đỉnh của ḿnh nơi mầu nhiệm hôn nhân tinh khiết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.
2- Trong Tân Ước
Đối với nhà chiêm niệm Kitô giáo th́ hai ư niệm này luôn được liên kết với nhau và soi sáng lẫn nhau. Việc hiệp nhất mật thiết giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân là một biểu hiệu cho cuộc hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thánh Phaolô làm sáng tỏ điểm này trong giáo huấn của ngài nơi Thư gửi giáo đoàn Eâphêsô, đoạn 5, câu 32, khi ngài chỉ dẫn cho người chồng và người vợ phải yêu thương nhau “như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội và Giáo Hội mến yêu Chúa Kitô”.
Theo cùng một chiều hướng này, Thánh Gioan đă viết trong Sách Khải Huyền, đoạn 19, từ câu 7 đến câu 9:
“Triều đại của Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng của chúng ta đă bắt đầu.
Chúng ta hăy hân hoan mừng rỡ dâng lời chúc tụng Thiên Chúa,
V́ đây là ngày cưới của Con Chiên.
Tân nương của Người đă sẵn sàng,
Vị tân nương được trang sức bằng vải trắng óng ánh,
V́ vải nàng mặc được làm bằng việc lành của các vị thánh…
Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc cưới của Con Chiên”
Vào lúc tận cùng của thời gian, khi triều đại vĩnh hằng của Thiên Chúa bắt đầu, th́ Chúa Kitô và tân nương của Người là Giáo Hội được kết hiệp nên một, và toàn thể Cộng Đồng Các Thánh tham dự lễ cưới này. Đó là một viễn ảnh về cuộc chiến thắng của t́nh yêu – một t́nh yêu thân thiết nhất và dịu dàng nhất mà nhân loại chúng ta được biết. Để kết thúc Sách Khải Huyền – thực sự là toàn bộ Thánh Kinh – Thánh Gioan đă nới rộng lời kêu mời yêu thương này xa hơn nữa: một cách phổ quát tới mỗi một người chúng ta.
“Thần Linh và Tân Nương đều nói ‘Hăy đến!’
Mọi người nghe thấy xin hăy họa theo: ‘Hăy đến!’
Rồi xin tất cả những ai khao khát hăy tới:
Tất cả những ai muốn th́ đều được nước sự sống,
và có mà không phải tốn kém ǵ hết” (Rev.22:17).