T́nh Yêu Nhục Thể

và Cuộc Hiệp Nhất Thiêng Liêng

  

 

Nhận thức được rằng ḿnh là một phần tử của Giáo Hội, Nhiệm Thể của Chúa Kitô, và v́ thế cũng là phần tử của một Giáo Hội được nhân cách hóa thành vị Tân Nương của Chúa Kitô, cảm nghiệm chiêm niệm của tôi đă là một cuộc sống bắt nguồn từ những phương diện của cuộc hiệp nhất mật thiết ấy, một cuộc hiệp nhất được diễn tả trong Sách Thánh như là một cuộc hiệp nhất “phu thê” hay cuộc hiệp nhất giữa “Chúa Giêsu và Giáo Hội”. Rơ ràng đây không phải là đặc quyền dành riêng cho phụ nữ. Nhiều thánh nam, như Thánh Bơ-Na Clairvaux và Gioan Thánh Giá, cũng như các vị nữ nhiệm sỹ đă sống cuộc hiệp nhất này và đă giải thích ơn gọi của ḿnh theo ư nghĩa của nó.

 

V́ cảm nghiệm chiêm niệm của tôi phản ảnh mạnh mẽ chiều kích phu thê, và v́ mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa được phác họa cũng bằng những từ ngữ này trong Sách Thánh và trong thần bí học của cả Đông lẫn Tây, thiết tưởng cũng nên làm cho sáng tỏ lănh vực này hơn nữa.

 

Những “giây phút” cảm nghiệm chiêm niệm là những giây phút vàng, khi chúng ta cảm thấy ḿnh được thắm thiết yêu thương. Chúng ta được yêu thương tới tận xương tủy của ḿnh. Chúa Kitô thực sự là Cha và là Chúa của chúng ta, thế nhưng, Người c̣n là một sự ǵ đó thân mật hơn và diệu huyền hơn thế nữa – một sự ǵ đó không thể diễn tả bằng ngôn ngữ loài người. Đúng hơn nó giống như t́nh yêu phu thê, và về phía tân nương không c̣n một thao thức nào khác ngoài yêu thương và hoan lạc. H́nh ảnh về “mối liên hệ hôn thê” này chúng ta có được từ chính mạc khải thần linh cũng như từ kinh nghiệm nhân loại của chúng ta. Chứng cớ dồi dào nhất chứng thực cho sự thật này là cuốn “Diễm T́nh Ca” thần hứng trong Thánh Kinh.

 

Khi quyết định xem các thứ sách nào nên chọn để cho vào sổ bộ Thánh Kinh, một số giáo sỹ Do Thái đă thẳng thắn loại trừ  Diễm T́nh Ca; v́ việc diễn tả sống động việc yêu thương nhục thể của con người, theo quan niệm của họ, đă làm cho cuốn sách không c̣n ǵ là một sách thánh nữa. Tuy nhiên, giáo sỹ Giuse Ben Akiva, một học giả và là một vị ủng hộ Cuộc Nổi Loạn Giuđa Lần Hai chống lại quân Rôma bất thành (a.d.133-135), đă phát biểu thế này:

 

“Tất cả mọi bản văn trong Kinh Thánh đều thánh hảo, song Diễm T́nh Ca là cuốn Thánh Hảo hơn hết”.

(Mishna Yadajum 3:5, as quoted by Rabby Joseph Telushkin,

Jewish Wisdom; New York: William Morrow and Co., p.129.)

 

Không ngắt lời, thày liền giải thích như sau:

 

“T́nh yêu giữa một người nam với một người nữ, và sự thân mật phái tính được t́nh yêu dẫn tới đă xứng đáng hơn hết với Thiên Chúa và xứng đáng hơn hết là một chủ đề cho một cuốn sách của Thánh Kinh. Thiên Chúa cấm chỉ việc dân Yến Duyên bàn căi về tính cách thánh hảo của Sách Thánh Ca! Toàn thể lịch sử thế giới, từ ban đầu tới chính ngày hôm nay, cũng không sáng tỏ hơn ngày dân Yến Duyên nhận được cuốn sách này. Thật thế, tất cả các sách thánh đều thánh hảo và linh thiêng đối với các bàn tay chạm đến các sách ấy. Thế nhưng, Sách Thánh Ca (Diễm T́nh Ca) là cuốn Thánh Hảo hơn hết”.

(As quoted by Clifford Stevens, Intimacy with God;

Nebraska John Guerrt, BMH Publications, 1992, p. 111.)

 

Sách Diễm T́nh Ca được gọi là một viên ngọc thạch văn chương; trong truyền thống thần bí Do Thái và Kitô giáo chúng ta, cuốn sách này đă trở nên một kho tàng ngôn từ và h́nh ảnh tin cẩn cho cảm nghiệm chiêm niệm. Đây là một thí dụ điển h́nh:

 

“Tôi thuộc về Người Yêu của tôi

Và người tôi yêu thuộc về tôi…  (6:3).

Hăy đến, nào chúng ta hăy đi về đồng nội,

Chúng ta hăy ở nơi làng mạc.

Buổi sớm chúng ta hăy dạo khu vườn nho,

Để xem nho nở hoa đă kết nụ hay chưa,

Xem lựu đă đơm bông chưa đă.

Ơû đó em sẽ hiến tặng chàng ân t́nh của em”

(7:12-13).

 

V́ tính cách sâu xa và nổi bật, Diễm T́nh Ca đă được cả Đông lẫn Tây coi trọng. Có nhiều độc giả thời nay khoái xem cuốn sách này như là một cuộc giao hoan của t́nh yêu nhục thể, thế nhưng truyền thống thần bí Kitô giáo lại luôn luôn vượt ra ngoài giới hạn ấy, khi nhấn mạnh đến những khía cạnh bóng bẩy và siêu việt của cuốn sách. Nếu đọc một cách đúng đắn - như đọc theo một nhận thức chiêm niệm – th́ cuốn sách này sẽ là một giáo huấn nền tảng về việc biến đổi ước muốn nhục thể và phái tính của con người thành cơ cấu hạ tầng cho một cuộc hiệp nhất sâu xa hơn với Thiên Chúa.

 

 

KHUYNH HƯỚNG NHỤC THỂ VÀ PHÁI TÍNH

 

 

Ngay từ đầu chúng ta cần phải nhận thức là có nhiều khác nhau về sự nh́n nhận t́nh yêu và ước muốn ở giữa các nhiệm sỹ Kitô giáo và xă hội hiện tại.

 

Trong cuốn Nền Tảng Thần Bí Học, Bernard McGinn đă nhận xét thế này:

 

“Một số tâm lư gia hiện đại lư luận rằng việc dùng ngôn từ nhục thể chỉ về Thiên Chúa để áp dụng vào vấn đề thần bí không khác ǵ một việc đeo mặt nạ và là một việc cố gắng thăng hoa các dục vọng thầm kín của phái tính”.

(Cf. Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism;

New York Crossroad, 1992, p. 118.)

 

Nhưng, chính những nhà nhiệm sỹ khó có thể thấy được như thế! Sau đây là thứ tự về việc giải thích chữ Eros cũng như việc dùng kiểu cách nhục thể để diễn tả t́nh yêu của Thiên Chúa.

 

Chữ Eros trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là yêu thương, yêu thương những sự đẹp đẽ. Trong Cuốn Symposium của Plato, Socrates đă nhắc lại lời hướng dẫn của Diotina về các vấn đề yêu thương. Theo Diotina, T́nh Yêu nối kết thiên giới và địa giới. T́nh yêu của chủ thể yêu hướng về những sự đẹp đẽ chính yếu ở tại ước muốn được hạnh phúc làm nên bởi việc vĩnh viễn chiếm hữu Sự Mỹ, một Sự Mỹ đồng nhất với Sự Thiện. Việc chiếm hữu như vậy không thể nào trọn vẹn nếu nó c̣ cùng, chính v́ thế mà t́nh yêu phải có cả ước vọng bất tử nữa. Diotina nhấn mạnh rằng:

 

“Mục tiêu tối hậu của t́nh yêu không phải chỉ là việc chiếm hữu, mà là việc sinh sản dồi dào. Nó phát xuất từ cái đẹp và phát sinh ra cái đẹp. Một việc phát sinh không bị nguyền rủa theo xác thể, mà c̣n là một việc phát sinh được chúc tụng bởi hồn thiêng mang lại nhân đức cao qúi hơn”.

(Cf. Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism;

New York Crossroad, 1992, p. 26.)

 

Trong cuốn “Tứ T́nh”, C.S. Lewis đă viết:

 

“Eros là một trạng thái chúng ta gọi là ‘phải ḷng’ (being in love), hoặc theo kiểu diễn tả qúi bạn thích hơn, th́ nó là một thứ t́nh yêu ‘ôm’trọn chủ thể yêu. Liên hệ dục tính có thể xẩy ra không cần có Eros, không cần ‘phải ḷng’, v́ Eros bao gồm cả những cái không phải là sinh hoạt dục tính… Không có Eros th́ ước muốn dục tính, giống như các ước muốn khác, là một sự kiện hướng về ta. Nếu có Eros th́ ước muốn dục tính đó lại hướng về Người T́nh. Nó hầu như trở nên một cung cách nhận thức, hoàn toàn là một cung cách diễn đạt. Nó cảm nhận một cách khách quan, một cái ǵ đó ở bên ngoài chúng ta, ở trong thế giới thực sự này. Đó là lư do tại sao Eros, mặc dầu là vua lạc thú, (ở cao điểm của ḿnh), nó bao giờ cũng có một tầng khí quyển coi lạc thú như là một sản chất (by-product)”.

(C. S. Lewis, The Four Loves; New York: Harcourt, pp. 150-151).

 

Trong cuốn T́nh Yêu và ư Muốn, Rollo May, một tâm lư gia nổi tiếng của Mỹ, đă bàn đến chữ Hy Lạp xa xưa này như sau:

 

“Eros đă dựng nên sự sống ở trên Đời. Khi thế gian c̣n đang trống không chưa có sự sống th́ chính Eros đă bắn mũi tên ban sự sống của ḿnh xuyên qua cái trống lạnh của trái đất, tức th́ bề mặt mầu nâu của nó đă được mầu xanh mướt của cỏ cây che phủ… Eros bấy giờ đă thổi vào lỗ mũi của h́nh thể nam nữ bằng đất sét để ban cho họ ‘thần khí sự sống’. Thế rồi, từ đó, Eros được phân biệt bởi việc ban ‘thần khí sự sống’, khác hẳn với việc làm t́nh cho thỏa măn đ̣i hỏi”.

 

Rollo May rơ ràng tách biệt Eros ra khỏi T́nh Dục:

 

“Theo ngôn ngữ tâm lư học, t́nh dục thường có thể được định nghĩa một cách đúng đắn, như là một thứ dồn nén những căng thẳng thể lư cần được thoát đi. Trái lại, Eros là cảm nghiệm những t́nh ư riêng tư cùng với ư nghĩa của tác động. Trong khi t́nh dục là một nhịp điệu kích thích và đáp ứng th́ Eros là một trạng thái hiện hữu. Lạc thú nơi t́nh dục được, Freud và các vị khác, cho là một thứ hạ bớt cơn dồn nén; ngược lại, nơi Eros th́ chúng ta lại không muốn làm suy giảm nỗi ngây ngất mà c̣n cố bám lấy nó, hoan hưởng nó, thậm chí c̣n tăng phát thêm. Cùng tận của t́nh dục là thỏa măn và buông lơi, trong khi Eros vẫn khát khao, vẫn ṃn mỏi, vẫn không ngơi vươn tới, vẫn t́m cách để triển nở”.

(Rollo May, Love and Will; New York: Dell Publications, 1969, pp. 71-72)

 

Trong cuốn T́nh Yêu và Ngụ Ngôn: Một Dẫn Giải Thời Trung Cổ về cuốn Diễm T́nh Ca, Denys Turner đă cắt nghĩa lư do tại sao mẫu thức yêu thương đối với t́nh yêu của Thiên Chúa đă khơi nguồn hứng cho đan sĩ trong việc dẫn giải cuốn Diễm T́nh Ca, như sau:

“Lư do tại sao mẫu thức yêu thương của t́nh yêu Thiên Chúa đă làm cho các đan sĩ thời trung cổ hết sức hứng khởi trong việc dẫn giải – v́ đại đa số những vị dẫn giải này là các đan sĩ – đă có liên hệ đến chính những bận tâm sâu xa của các đan sĩ thần học gia, cũng như, chính các mối bận tâm này lại gắn chặt với tiền thức của các vị đan sĩ về lối sống (Sitz im Leben) của các vị. Tôi không muốn nói trước ở đây đoạn tôi sẽ tŕnh bày sau về bản chất của các mối bận tâm và nhận thức này; chỉ cần biết rằng, chúng đă ăn sâu vào nền thần học về thế-mạt-luận (theological eschatology) của các vị đan sĩ, ở chỗ, đời sống của các vị một phần xa ĺa thế gian đă đặt các mối bận tâm và nhận thức này ở vào giao điểm giữa đời này và đời sau, giữa thời gian và vĩnh cửu, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ngưỡng vọng và hoàn thành. Như thế có nghĩa là ư niệm về yêu thương được coi như là một khát mong, hay, theo tiếng Hy Lạp, là ‘eros’ – là cái đích thực nói lên những ǵ các mối bận tâm và nhận thức nơi các vị đan sĩ này muốn nói theo ngôn từ yêu thương”.

(Denys Turner, Eros & Allegory;

Kalamazoo, MI. Cistercian Publications, 1995, p. 20)

 

Origen (185-254), một thần bí gia thế kỷ thứ ba và là một Giáo Phụ của Hội Thánh đă dẫn đầu các nhà thần bí Kitô giáo, những vị cho rằng, nếu ngôn ngữ có sẵn không đủ để chuyên chở tính chất không phai mờ của cảm nghiệm thần bí, th́ chính ngôn từ về t́nh yêu nhục thể là cách phát biểu thích hợp nhất. Oâng đă đồng ư với Plato và các bậc trí sĩ khác như sau:

 

“Mặc dầu eros thường được cảm thấy là có liên quan đến con người chủ thể yêu, song nó quả thực là một năng lực linh thiêng. Năng lực yêu thương này không c̣n ǵ khác hơn chính là cái đưa linh hồn từ đất lên các tầng trời cao thẳm, và cái tuyệt phúc cũng chỉ có thể đạt được theo sức thúc động của ước muốn yêu thương mà thôi”.

(Origen, Commentary on the Song of Songs; transl. R. P. Lawson; Washington, Md: The Newsman Press, 1957, p. 23-24)

 

Theo Origen, Diễm T́nh Ca là một cuốn giáo khoa “epoptics”, tức là nơi sách thánh cho thấy tuyệt đỉnh mạc khải của t́nh yêu trong việc sai Chúa Kitô đến với linh hồn sa đọa. Chính nhờ  việc diễn giải bằng ngôn từ yêu đương nhục thể mà ư nghĩa sâu xa nhất của sứ điệp thần bí tỏ hiện

 

Origen c̣n nhận định rằng:

 

“Tôi không nghĩ là người ta có thể bị trách cứ khi họ gọi Thiên Chúa là T́nh Yêu Mê Say (eros/amor), như Thánh Gioan đă gọi Ngài là Đức Aùi (agape/caritas)”.

(Origen, Commentary on the Song of Songs; transl. R. P. Lawson; Washington, Md: The Newsman Press, 1957, p. 35)

 

THỂ THỨC ẨN NGÔN

 

Qua hơn 1000 năm theo truyền thống Kitô giáo, ẩn ngôn là cách thức chính trong việc cắt nghĩa Sách Thánh. Nói về phần vụ của ẩn ngôn trong việc giải thích Sách Thánh, Thánh Grêgôriô Cả, vị Giáo Hoàng cũng là nhà thần bí thứ kỷ thứ sáu đă viết:

 

“Các ẩn ngôn cung ứng cho linh hồn vốn cách xa Thiên Chúa một thứ cơ động để nâng linh hồn lên cùng Thiên Chúa. Nhờ  những câu nói tối tăm mà một người có thể hiểu được cái ǵ đó riêng tư, họ có thể hiểu cái không phải của họ mà họ cần phải t́m hiểu, và nhờ những lời nói trần gian mà nâng ḿnh lên trên gian trần. Bởi thế, nhờ những phương tiện không lạ xa với cách thức hiểu biết của ḿnh, mà cái ngoài tầm hiểu biết của chúng ta lại được biết tới. Những ư nghĩa thần linh đă ẩn nấp nơi chính cái chúng ta không biết – từ các ẩn ngôn được đặt ra như thế – song nhờ hiểu được lời phát biểu bên ngoài, chúng ta đă hiểu được ư nghĩa bên trong. Đó là những ǵ xẩy ra nơi cuốn sách được gọi là Diễm T́nh Ca này, nơi chúng ta thấy có những lời lẽ về một t́nh yêu thể chất, để linh hồn, cái tê cứng của linh hồn, nhờ được hâm nóng bởi những lời lẽ quen thuộc, những lời lẽ yêu thương hạ cấp hơn, trở nên sôi động cao độ hơn. Có những cái hôn, bộ ngực, chiếc cằm, tay chân đă được tả đến trong cuốn sách này; song ngôn ngữ thánh hảo không v́ những chữ ấy mà trở thành tṛ cười. Trái lại, chúng ta c̣n được mời gọi để suy nghĩ về t́nh thương của Thiên Chúa; v́ qua việc nhắc tới các bộ phận thân thể ấy, Ngài đă lợi dụng chúng để kêu gọi chúng ta đến với t́nh yêu mà chúng ta phải nhận biết rằng Ngài đă tỏ ra nơi chúng ta một cách kỳ diệu và xót thương là dường nào; đến nỗi Ngài đă phải sử dụng tới ngôn ngữ của thứ ái t́nh nhem nhuốc nơi chúng ta để đốt cháy ḷng chúng ta bằng một t́nh yêu thánh hảo. Như thế, trong việc tự hạ nơi cách phát biểu của ḿnh, Ngài đă nâng chúng ta lên trong việc hiểu biết; từ những lời lẽ của thứ t́nh yêu hạ cấp này, chúng ta biết được rằng chúng ta phải bừng cháy lên t́nh yêu Thiên Chúa đến mức độ nào”.

(Gregory the Great, Exposition on the Song of Songs; transl. Denys Turner, Eros & Allegory; Kalamazoo, Cistercian Publications, 1995, p. 217ff.)

 

Có vô khối những câu nói của các vị Giáo Phụ Hội Thánh về việc giải thích t́nh yêu nhục thể và ẩn ngôn trong Diễm T́nh Ca. Chúng ta thấy một thí dụ rất hay về đề tài tân lang và tân nương thường t́nh này nơi Thánh Augustinô Hippo (b. 354), một tiếng nói chính yếu nhất và thế giá nhất của truyền thống thần bí Kitô giáo. Bernard McGrinn đă nhận định một cách sắc bén trong cuốn Nền Tảng của Thần Bí Học:

 

“Là con người trẻ trở lại, một nhân vật vừa mới loại trừ một cách đáng thương cuộc sống nhục dục sôi động của ḿnh, Augustino đă thực sự nói lên một cái ǵ đó về Thiên Chúa từ mối liên hệ yêu thương nhục thể của ḿnh, thế nhưng, nơi một tỷ dụ bất thường khác, một tỷ dụ không nằm trong những từ ngữ tiêu biểu về người nữ Tân Nương của Diễm T́nh Ca cũng như về t́nh yêu của nàng đối với Chúa Kitô, mà là ở nơi những từ ngữ liên quan đến nam t́nh nhân hướng về h́nh ảnh Khôn Ngoan thần linh nữ tính (Proverb 6 & 8)”.

(Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism;

New York: Crossroad, 1992, p. 260)

 

Dù tỷ dụ có khác nhau song các yếu tố về t́nh yêu nhục thể vẫn thế: đó là nhiệt t́nh bừng cháy và hoàn toàn dấn thân cho người ḿnh yêu. Trong cuốn Soliloquies (Mùa Đông 386), Thánh Augustinô đă Khôn Ngoan (Khôn Ngoan Thánh Hảo) đặt thành lời những đ̣i hỏi cho con đường này như sau:

 

“(Khôn Ngoan). Giờ đây chúng tôi đang t́m hiểu xem bạn là loại người yêu chuộng khôn ngoan nào: loại khôn ngoan mà bạn muốn cầm nắm và sở hữu bằng một ánh mắt và ấp ủ tinh tuyền nhất, bằng phơi bầy và thực sự trần trụi: một khôn ngoan như thế chỉ tỏ ḿnh cho một số rất ít, và số ít này là thành phần tuyệt tuyển trong số yêu chuộng khôn ngoan của khôn ngoan. Nếu bạn cháy lửa mến yêu một phụ nữ diễm kiều nào, th́ chẳng lẽ nàng lại có lư do để chối từ việc hiến ḿnh cho bạn hay sao, nếu nàng nhận ra rằng bạn không c̣n yêu thương một sự ǵ khác ngoài một ḿnh nàng? Vậy chẳng lẽ sắc đẹp tinh tuyền nhất của khôn ngoan lại không tỏ ḿnh ra cho bạn hay sao, khi bạn bừng cháy mến yêu một ḿnh khôn ngoan?”

(Thomas Gillian, Writing of St. Augustine, ch. 4; vol, 1 Soliloquies; transl. Thomas Gillian; New York: CIMA Publishing Co., 1948, pp. 372-373).

 

McGinn c̣n nhận định thêm là Thánh Augustinô đă không rời bỏ đề tài về người yêu chuộng Khôn Ngoan này – một đề tài đă được nhắc đến một số lần trong những Bài Giảng đầu tiên về các Thánh Vịnh của thánh nhân. Một cuộc tra cứu về những bản văn ấy chứng tỏ rằng, điều ngài thấy hay ho nhất ở loại ngôn ngữ t́nh yêu nhục thể này là điểm tương phản nơi t́nh yêu con người, một t́nh yêu mà nam t́nh nhân cứ say đắm nh́n nữ nhân kiều diễm của ḿnh, và nét mỹ lệ của Sự Khôn Ngoan thần linh phơi bầy, một Sự Khôn Ngoan tự nguyện hiến thân và được tất cả t́nh nhân của ḿnh cùng nhau vô tư hoan hưởng. (Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism; New York: Crossroad, 1992, p. 260).

 

Việc các vị Giáo Phụ của Giáo Hội Thuở Ban Đầu chứng minh như thế đă đủ. Đối với một số câu phát biểu nữa cùng chiều hướng này của nhiều nhà chú giải thời giáo phụ và trung cổ, bạn có thể t́m thấy ở cuốn T́nh Yêu và Ẩn Ngôn của Denys Turner. Trong T́nh Yêu và Aån Ngôn, Turner đă nói lên một câu thích đáng để kết thúc chương này như sau:

 

“Ngôn ngữ về t́nh yêu Thiên Chúa trong truyền thống Kitô giáo Tây phương là một thứ ngôn ngữ t́nh yêu nhục thể đáng chú trọng. Đây là một điều không thể lầm lẫn, thậm chí đúng một cách đặc biệt với đan sĩ Camêlô bên Tây Ban Nha thế kỷ 16, Thánh Gioan Thánh Giá và Têrêsa Avila, những vị đă ghi đậm tư tưởng, ngôn ngữ và cảm nghiệm Công giáo của ḿnh đến cả ba thế kỷ sau. Theo truyền thống th́ Kitô giáo Tây phương vốn là một linh hồn nữ tính mến yêu Phu Quân của ḿnh. Kitô giáo đă phải ḷng vị Phu Quân (Song 2:16). T́nh yêu đó hành hạ, xoa dịu, rung động bởi niềm ngưỡng vọng toại nguyện chung cuộc (Song 8:3). Truyện linh hồn này là một câu truyện t́nh. Ở đây không c̣n thứ ngôn ngữ của một gịng dơi vương giả, hay của hạng b́nh dân, mà là một ngôn ngữ được t́nh yêu làm nên một. Những thứ ngôn ngữ này là những thứ ngôn ngữ chuyên biệt của t́nh yêu, một thứ ngôn ngữ của t́nh yêu khác phái tính”.

(Denys Turner, Eros & Allegory;

Kalamazoo, MI. Cistercian Publications, 1995, p. 25)