Dẫn Nhập Mở Đầu

 

 

Eros theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là t́nh yêu say đắm, ước muốn say mê hay khát vọng say mê. Điều này đă được Rollo May đề cập đến qua câu:

 

“Trong khi t́nh dục là một nhịp điệu kích thích và đáp ứng th́ Eros là một trạng thái hiện hữu. Lạc thú nơi t́nh dục được, Freud và các vị khác, cho là một thứ hạ bớt cơn dồn nén; ngược lại, nơi Eros th́ chúng ta lại không muốn làm suy giảm nỗi ngây ngất mà c̣n cố bám lấy nó, hoan hưởng nó, thậm chí c̣n tăng phát thêm”.

(Rollo May, Love and Will; New York: Dell Publications, 1969, pp. 71-72)

 

Khuynh hướng này nơi eros gây ra một nguy hiểm lớn. Trong cuốn Tứ T́nh của ḿnh, C.S. Lewis đă cảnh giác chúng ta về điều nguy hiểm này. Nhân cách hóa eros lên, ông viết:

 

“Chính trong cái cao cả của Eros lại nấp ẩn một mầm mống hiểm nguy. Hắn nói năng như một thần linh. Việc hắn hoàn toàn dấn thân, việc hắn không ngừng bất cần đến hạnh phúc, việc hắn siêu thoát khỏi ư nghĩ về ḿnh, có vẻ như là một sứ điệp phát xuất từ cơi vĩnh hằng. Tuy nhiên, dù có như thế đi nữa, nó vẫn không thể nào lại là tiếng nói của Chính Thiên Chúa; v́ Eros, khi nói năng siêu vời như thế, tỏ ra hết sức siêu thoát bản thân ḿnh như vậy cũng có thể hướng về sự dữ cũng như sự thiện. Chúng ta không được tối mặt nghe theo tiếng của Eros khi hắn nói năng như một vị thần linh. Chúng ta cũng không được coi thường hay cố gắng phủ nhận tính chất giống như thần linh này. T́nh yêu này giống như Chính T́nh Yêu một cách thực sự và trọn vẹn. Nơi t́nh yêu này vốn có một sự gần gũi Thiên Chúa thực sự. Việc hắn hoàn toàn dấn thân là một mẫu thức hay mẫu gương đă được đặt sẵn nơi bản tính của t́nh yêu mà chúng ta phải thể hiện đối với Thiên Chúa cũng như đối với con người”.

(C. S. Lewis, The Four Loves; New York: Harcourt, pp 150-151)

 

Origen đă tin tưởng rằng eros của con người được bắt nguồn từ trên cao và được Thiên Chúa gieo vào trong chúng ta, thế nhưng eros đă đi sai lạc nơi chúng ta và phải được tái biến đổi trở lại với vị thế siêu việt ban đầu của nó. Việc biến đổi này được thực hiện chỉ ở tại việc tái hướng chiều đối tượng ước muốn hay đối tượng eros. Oâng nhấn mạnh rằng, eros của con người chỉ có thể được biến đổi bằng cách xoay nó khỏi đối tượng vật chất và nhân bản thấp hèn, đối tượng mà nó vẫn nhắm đến trong trạng thái sa đọa của ḿnh. Thế nên, bất cứ h́nh thức thể hiện t́nh yêu nhục thể nào, nhất là t́nh yêu dục tính, đều không xứng hợp với tiến tŕnh biến đổi này. (As quoted by Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism; New York: Crossroad, 1992, p. 120).

 

Trong Thư Thứ Hai gửi giáo đoàn Côrintô, đoạn 4, câu 16, Thánh Phaolô đă nói về con người ngoại tại và con người nội tại, tức con người theo xác thịt và con người theo thần trí: “Cho dù con người ngoại tại có bị hư nát th́ con người nội tại ngày ngày lại được đổi mới”. Căn cứ vào sự phân biệt này của Thánh Phaolô, Origen đă nói đến hai việc tạo dựng. Con người nội tại, hay việc tạo dựng thứ nhất, là con người được dựng nên “theo h́nh ảnh và giống như Thiên Chúa” (Gen.1:26); con người ngoại tại, hay việc tạo dựng thứ hai, “được h́nh thành bởi bùn đất” (Gen.2:7). Những đối tượng mà con người ngoại tại hướng eros nơi con người nam hay nữ của ḿnh tới – cho dù  những thứ hoàn toàn là vật chất như tiền bạc, hư vinh hay nhục thú, hoặc cả đến những sự thiện cao hơn nữa nơi nghệ thuật và kiến thức nhân bản – th́ tất cả đều qua đi và bất xứng với eros đích thực. Mục đích đích thực duy nhất của eros là sự thiện thiêng liêng của việc tạo dựng thứ nhất, một biểu hiện của Eros Thần Linh. (Origen, Commentary on the Song of songs; transl. Lawson; Washington, Md: The Newman Press. 1959, p. 36).

 

Khi được hỏi trường hợp có người theo đường lối thiêng liêng cần phải làm ǵ mới có thể hiểu được ư nghĩa nhiệm mầu ẩn nấp trong ngôn ngữ thiên về t́nh yêu nhục thể và ước vọng của sách Diễm T́nh Ca, Origen đă nối kết khoảng cách giữa con người nội tại và con người ngoại tại, giữa t́nh yêu cao cả và t́nh yêu huyết nhục, bằng các cảm thức linh thiêng của linh hồn. Oâng đă khai triển tư tưởng này từ tác giả Clement Alexandria (150-220); đây là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho lịch sử thần bí học Kitô giáo. Bernard McGinn đă tóm lược:

 

“Theo Clêmentê Alexandria th́ ‘các sách thánh sử dụng những chữ đồng nghĩa, tức là, sử dụng những chữ giống nhau để diễn tả những cái khác nhau, nhờ đó, bạn mới thấy được những tên gọi của các phần chi thể của thân xác được ghép cho các phần chi thể của linh hồn, hay nói cách khác, những tài năng và khả năng của linh hồn phải được gọi là các phần thể của thân xác. Bởi thế, bất cứ một diễn tả về thân thể nào trong Thánh Kinh, (mà c̣n cuốn sách nào trong Thánh Kinh ghi lại việc diễn tả các phần thân thể cũng như các hoạt động của thân xác bằng Diễm T́nh Ca?), đều thực sự nói lên mối liên hệ giữa con người nội tại với Lời, v́ con người này có ‘các cảm thức linh thiêng’ giống như các vị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và thị giác giúp cho con người ngoại tại giao tiếp với thế giới vật chất. (De Principiis 1.1.9). Việc t́m cách hiểu biết xác đáng ngôn ngữ về t́nh yêu nhục thể nơi Diễm T́nh Ca là một mẫu thể hiện việc nhận lănh cảm nghiệm siêu việt về sự hiện diện của Lời. Qua ‘những cơ cấu kiến thức thần bí’ mà Origen gọi là ‘một tính chất cảm quan vô giác cảm’ (sensuality without anything sensuous about) này (Against Celsus 1.48), tính cách bén nhậy của kinh nghiệm giác cảm lấy lại được nguyên độ của nó”.

(As quoted by Bernard McGinn, The Foundation of Mysticism;

New York: Crossroad, 1992, p. 120-121)

Theo Thánh Climacô, một thần học gia thần bí thế kỷ 10, khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa bằng sức mạnh Eros, th́ Eros được biến đổi thành đức ái, một t́nh yêu linh thiêng bởi trời mà có. Bằng một cái nh́n tâm lư chính xác Thánh nhân đă viết như sau:

 

“Tôi đă từng thấy những linh hồn t́ ố, những linh hồn lao đầu vào Eros thể lư đến độ cuồng loạn. Chính kinh nghiệm của ḿnh về một thứ Eros này đă dẫn họ phục hồi nội tâm. Họ tập trung Eros của ḿnh nơi Chúa. Vượt lên trên sợ hăi, họ nỗ lực yêu mến Thiên Chúa bằng một ước vọng khôn nguôi. Đó là lư do tại sao khi Chúa Giêsu nói với người phụ nữ từng là một tội nhân Người không nói chị đă sợ hăi mà nói là chị đă yêu mến nhiều và đă có thể nhờ t́nh yêu thắng được t́nh yêu một cách dễ dàng”.

(St. Climacus, The Ladder of Divine Ascent, 5th Step (28) p. 57,

 as quoted by Oliver Clement, The Roots of Christian Mysticism;

New York: New York City Press, 1995, p. 175).

 

Thánh Grêgoriô Nysaniô (335-395), một đại gia viết luật đan viện tu người Cappadociô và là một giám mục chống lạc giáo Ariô, đă viết trong Các Bài Giảng về Diễm T́nh Ca của ngài như sau:

 

“Việc hiểu biết của con người tự nó không thể nào khám phá ra hay thấu triệt được mầu nhiệm trong Diễm T́nh Ca. Lạc thú về thể chất nhậy cảm nhất, (tôi có ư nói đến đam mê t́nh yêu nhục thể), được sử dụng như một biểu hiệu trong việc quảng diễn giáo huấn về t́nh yêu. Nó cho chúng ta biết nhu cầu linh hồn cần phải vươn ḿnh lên tới bản tính thần linh của sự mỹ vô h́nh và phải mến yêu nó như thân thể có khuynh hướng yêu thích cái hợp với ḿnh. Linh hồn phải biến đổi đam mê thành thoát mê, để khi nào xúc cảm thể xác bắt lửa th́ tâm trí của chúng ta, cùng với đam mê (theo t́nh yêu nhục thể), chỉ hướng đến phần tinh thần mà thôi, để được ấm áp bởi ngọn lửa mà Chúa đă đến châm trên thế gian”.

(St. Gregory of Nissa, Commentary on the Song of Songs; transl. Casmir McCambley, O.C.S.O.; Brookline, MA. Hellenistic College, 1987, p. 49).

 

Eros, hay khát vọng, hoặc t́nh yêu say mê, là một khởi điểm chính yếu để hiểu biết và giao tiếp với bản tính đích thực của Thiên Chúa. Cái cần thiết, cũng là tất cả truyền thống chiêm niệm thần bí, đó là làm sao siêu biến được các đặc điểm phái t́nh tự nhiên của t́nh yêu này, để khát vọng say mê, khi nó t́m kiếm những đối tượng thỏa măn tự nhiên, trở nên sống động mănh liệt nơi niềm hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Ở các chương tới đây, tôi sẽ cố gắng để cống hiến cho qúi độc giả “lương thực sống” cho việc chuyển biến hay biến đổi này.