Bí Tích Thánh Thể
"Thiên Chúa là T́nh Yêu”, Thánh Gioan, “người môn đệ được Chúa Giêsu thương” như Thánh Kinh cho biết, đă nói như thế. Đối với tôi, Bí Tích Thánh Thể là một biểu lộ, là một tuôn tràn riêng tư mối t́nh yêu này. Thế nên, khi tôi kết hợp với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, bằng việc thực sự Hiệp Lễ hay bằng việc rước lễ thiêng liêng, tôi cảm thấy ḿnh ch́m sâu vào t́nh yêu ấy. Trong việc Hiệp Lễ, tôi nghe Chúa Giêsu nói với tôi một cách hết sức sống động và cụ thể: “Đây là Thân Thể Thày ban tặng cho con!” Tôi mở toang đáy ḷng ḿnh ra để lănh nhận Chúa Giêsu, rồi cũng từ tận đáy ḷng, tôi thưa cùng Chúa Giêsu: “Đây là thân xác của con xin hiến dâng Chúa”. Cuộc trao ban và lănh nhận hỗ tương này làm tôi măn nguyện cái khát vọng sâu xa nhất của ḿnh. Tôi nghiệm thấy Chúa Giêsu đă hiến ban cho tôi thân thể thực sự của Người, thân thể phục sinh của Người, chứ không phải chỉ có ư muốn của Người hay là một cái ǵ trừu tượng khác.
Khi Chúa chúng ta phán: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta th́ người ấy ở trong Ta và Ta ở trong họ”, th́ Người đă không nghĩ đến việc chỉ có ư muốn kết hợp với nhau, mà là một sự kết hiệp xác thể. Bà Caryll Houselander đă viết rất nghĩa lư như sau:
“Vào buổi tối trước cuộc tử nạn, Chúa Kitô đă cầm lấy bánh trong tay, chúc tụng rồi bẻ ra, trao cho các môn đệ, phán: ‘Các con hăy cầm lấy mà ăn; này là Ḿnh Thày!’ Trong việc trao ban ḿnh cho thế gian, Người cố ư muốn nhấn mạnh đến Thân Ḿnh. Tại sao? Bởi v́, đối với chúng ta, thân xác là phương tiện chúng ta có thể dùng để trao hiến cho nhau một cách trọn vẹn. Chúng ta nói ‘Bạn hăy đi, tư tưởng của tôi ở với bạn’, hay ‘linh hồn tôi ở với bạn’. Chúng ta biết rằng cho dù một cái ǵ đó nơi chúng ta ở với người lữ hành song thật ra chúng ta vẫn cách biệt họ. Chúng ta có thể hiến cho người nào đó việc tận tâm săn sóc, việc luôn đối xử tử tế và tất cả sở hữu trần gian của chúng ta, song chúng ta vẫn giữ lại chính ḿnh. Nhưng, khi chúng ta tự ư trao thân ḿnh cho nhau như một cách tự nguyện hiến ban, th́ việc hiệp nhất của chúng ta với người khác mới trọn vẹn. Bằng việc trao tặng thân ḿnh, chúng ta trao cả mối thân t́nh của chúng ta, trao chính cái bí mật của ḿnh, và chúng ta không thể trao tặng thân ḿnh mà lại không có ư muốn của ḿnh, tư tưởng của ḿnh, tâm trí của ḿnh và linh hồn của ḿnh. Chúa Kitô đă trao phó cái bí mật của chính Người cho chúng ta khi Người ban cho chúng ta Thân Thể Người. Việc trao phó bí mật của Chính Ḿnh Người này được tiếp tục khi Hiệp Lễ”.
(Carryall Houselander, The Bread of God;
New York: Sheed & Ward, 1944, p. 84)
Đó là cách thức Chúa Giêsu ban Ḿnh cho tôi bằng việc ban cho tôi Thân Thể Người. Khi Người nói: “Này là Thân Thể Thày tặng ban cho con”, tôi có thể đáp lại Người bằng cả chân t́nh: “Đây là xác thân con xin dâng lên Chúa”. Việc trao đổi cho nhau giữa Chúa Giêsu và tôi đem lại cho chúng tôi một trạng thái nghỉ ngơi khôn tả. Và niềm an nghỉ này làm tôi hoàn toàn nhận thức được trạng thái sung măn cả của tôi lẫn của Chúa.
Thánh Thể, như Chúa Giêsu phán, là bánh ban sự sống, là quyền năng Phục Sinh thực sự được trực tiếp thông ban cho cơi ḷng, trí khôn và thân xác của chúng ta. Thánh Thể phải được nhận lănh bằng đức tin, và cần phải có một cuộc giao ngộ để thực hiện việc truyền đạt năng lực thần linh này. Thế nên, việc giao tiếp thực sự giữa Chúa Giêsu và bản thân tôi phải được hiện thực để ngọn lửa và t́nh yêu Thánh Thể lan khắp hồn xác tôi. Việc rước lấy bánh thánh và rượu thánh chỉ là việc rước lấy Chúa Kitô “trong bí tích”; tức là rước lấy Chúa Giêsu qua các dấu bí tích. Việc rước lấy Ḿnh Máu Chúa Kitô phải dẫn chúng ta đến việc rước lấy Thân Thể Phục Sinh thực sự của Chúa Giêsu, rước lấy những ǵ kết hợp hai xác thể nên một xác thể. Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng “ai ăn thịt Ta và uống máu Ta th́ sống trong Ta và Ta sống trong họ” (Jn.6:56). Sự kết hiệp này với Chúa Kitô – một xác thể trong hai con người – rơ ràng là một sự hiệp nhất phối ngẫu, được cử hành như một việc biểu dương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, hay việc linh hồn trở thành phần mầu nhiệm của Giáo Hội để đáp lại lời mời gọi của Chúa Kitô. Ba trường hợp tiêu biểu cho việc hiệp nhất với Chúa Kitô trong Thánh Thể là tiệc cưới ở Cana (Jn.2:1-12), tiệc cưới của Con Chiên và h́nh ảnh ngày hoan lạc của Diễm T́nh Ca. Chúng ta có một điển h́nh về loại biểu hiệu thứ ba này trong Dẫn Giải Diễm T́nh Ca của Thánh Grêgôriô Nyssan:
“Đối với những ai quen với ư nghĩa kín ẩn của Sách Thánh th́ việc mời gọi đến với mầu nhiệm được ban cho các tông đồ cũng giống như mầu nhiệm trong Diễm T́nh Ca: ‘Oâi hỡi các bạn, hăy ăn và uống’. Thật thế, trong cả hai trường hợp, đều nói: ‘Hăy ăn và uống no say’… và Chúa Kitô chính là việc no say ngất ngư này. Khi tân lang ngỏ lời với vợ của ḿnh th́ các bạn bè của tân nương, theo bí nhiệm của Phúc Aâm, nói rằng: ‘Hỡi qúi bạn của tôi ơi, hăy ăn và uống, hăy no say hỡi anh em của tôi’ (Song 5:1). Đối với người quen với những lời bí nhiệm của Phúc Aâm th́ câu Diễm T́nh Ca trên đây và những lời áp dụng vào trường hợp các môn đệ khơi gọi bí nhiệm th́ không có ǵ khác biệt. Trong cả hai trường hợp đều nói ‘Hăy ăn và uống’”
(St. Gregory of Nissa, Homilies on the Song of Songs 10; transl. Casmir McCambley; Brookline, MA. Hellenistic College, 1987, p. 193)
Chính tôi đă cảm nghiệm được “cái no say ngất ngư” Thánh Grêgôriô nói đến này. Cuộc hợp nhất thân thể Chúa Giêsu với xác hồn tôi trong lúc Hiệp Lễ mất thiết sâu xa đến nỗi đôi khi làm cho tôi trở nên như mê như say. Tác giả Thánh Vịnh viết rất đúng: “Người đă xức dầu đầu tôi, chén của tôi đầy tràn” (Ps.22). Tận thẳm cung con người tôi ngập ngụa đến làm cho tôi mê say. Để cảm nghiệm được “cái no say ngất ngư” này cần phải có một đức tin mạnh mẽ và một đức mến thiết tha.
Việc Hiệp Lễ cũng nhắc cho tôi lời Thánh Phaolô: “Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền cái chết của Người cho đến khi Người đến trong vinh quang” (1Cor.11:26-27). Khi Chúa Giêsu phán: “Này là Thân Ḿnh Thày ban tặng cho con”, th́ tôi nhận ra rằng miếng bánh tôi rước lấy là chính thân xác tử giá Người ban tặng cho tôi, để khi được chia sẻ với tấm thân này, tôi cũng được thông phần vào cuộc khổ nạn và tử nạn với Người. Thân xác tử giá của Chúa Kitô ban cho tôi sức mạnh để chịu đựng tất cả những khó chịu trong đời sống thường nhật của tôi. Đôi khi, sau khi rước Lễ, tôi cảm thấy phải thốt lên lời Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Côrintô:
“Trong lúc c̣n ở với anh em,
tôi không cần biết ǵ khác ngoài Chúa Giêsu,
và là một Đức Kitô tử giá” (1Cor.2:2)
Tôi xin mượn lời của Victor Hugh, một triết gia, thần học gia và là một tác giả thần bí, để diễn tả một phần nào những ǵ tôi cảm nghiệm được hầu như vào mỗi lần tôi Hiệp Lễ:
“Người T́nh thực sự đă đến thăm bạn.
Đúng thế, song Người vô h́nh, kín đáo và khôn ḍ mà đến.
Người đến để đụng chạm tới bạn, chứ không phải để bạn ngắm nh́n,
Người làm cho bạn nếm được Người, chứ không phải để Người tràn lan.
Người đến để thu hút cảm mến của bạn, chứ không phải để cho bạn thỏa thuê ḷng ước ao.
Để ban phát hoa trái đầu mùa của t́nh Người yêu thương, chứ không cái trọn vẹn của t́nh yêu này.
Ở nơi đây, một đoan nguyền chắc chắn nhất cho cuộc hôn nhân sau này của bạn, bạn nên biết rằng bạn được kêu gọi tới để thấy Người và toàn chiếm Người, v́ Người đă ban ḿnh cho bạn để bạn nếm được cái ngọt ngào mà chỉ ḿnh bạn mới cảm thấy.
Bởi thế, trong những lúc Người vắng mặt, bạn sẽ tự an ủi lấy ḿnh, để rồi khi Người viếng thăm bạn lại phục hồi ḷng dũng cảm”.
(George Maloney, Introduction to Frank Tuiti’s Why not A Mustic;
New York, 1995, p.16)
Trong khi Hiệp Lễ, tôi không “thấy” thân xác phục sinh của Chúa Giêsu. Tôi thực sự cảm được cái “đụng chạm” sâu xa mật thiết của Người. Người không tràn ḿnh ra cho tôi, mà là ban ḿnh cho tôi theo khả năng lănh nhận nơi con người hèn yếu của tôi. Người không thông ban cho tôi hoa trái đầy đủ của t́nh Người yêu thương tôi, mà là đến để thu hút ḷng cảm mến của tôi và để thanh tẩy ḷng ước ao của tôi. Và đây luôn luôn là cao điểm cảm nghiệm chiêm niệm của tôi, giây phút hiệp nhất thân mật với Chúa Giêsu.