Đọc Sách Thánh Như Đọc Công Án Thiền
Nơi Chương 1 (trang 26-27), tôi đă đề cập đến một trong những ảnh hưởng dẫn tôi nhập cuộc chiêm niệm là giai đoạn tôi suy niệm thật nhiều về ư nghĩa “Bàn Tay Không” trong một câu công án Thiền (Zen koan):
“Tay không mà lại cầm cái cuốc!
Bước đi mà lại cưỡi trâu nước!”
Chắc qúi bạn muốn biết lư do tại sao là một đan sĩ Kitô giáo như tôi mà tôi lại dính dáng đến vấn đề Thiền niệm. Trước hết, tôi xin nói vài lời về chính việc thực hành koan đă. Chữ koan (theo tiếng Tầu là “kung-an” – công án) được bắt nguồn từ một văn kiện liên quan đến việc giao dịch hành chánh quan lại. Từ ngữ này được Thiền sử dụng để nói lên một vấn đề đ̣i phải chú tâm. Koan là một uẩn khúc đối với trí hiểu của con người. Nó thường do một Thiền Sư đặt ra và, với một bản chất khó nghĩ như vậy, nó phản ngược lại các qui lệ của luận lư b́nh thường.
Chẳng hạn như câu sau đây:
“Bạn nghe thấy tiếng vỗ của hai bàn tay,
Thế c̣n tiếng vỗ của một bàn tay th́ sao?”
Khi thiền sinh cần phải suy tư về một câu uẩn khúc th́ nó giống như việc họ phải ngắm một bức phông vẽ gồm đủ mọi nét chấm phá lung tung, làm cho người môn sinh nam hay nữ này phải tự vấn: “Ư nghĩa của cái này là ǵ?”. Mới đầu người ta bị lạc trí v́ câu đáp không nằm ở trong phạm vi b́nh thường của ư nghĩ con người. Bởi thế mà câu giải đáp cho vấn nạn cần phải có trực giác (intuition) mới thấy được, hay cần phải có một loại “giác năng thần bí”. Bằng một ḷng tin tưởng thực sự khi phải đối diện với một uẩn khúc như thế, người ta cố gắng và cứ tiếp tục cố gắng cho đến khi họ bất ngờ chợt nghĩ thấu triệt. Người môn sinh có thể nói là đă “trở nên một với câu uẩn khúc” và “giải tỏa” được vấn nạn.
Câu truyện của tôi là như thế này: Trong hai mươi năm làm giám tập ở Đan Viện Thánh Giuse Hoa Kỳ, tôi đă gặp cả trăm giới trẻ Mỹ đến xin gia nhập đan viện để đi t́m Chúa. Chín trong mười người trẻ này cứ hỏi tôi: “Cha có thể cho con biết về Thiền niệm được không? Cha trưởng thành ở Đông phương chắc chắn cha phải biết một chút ǵ đó về Thiền”. Thế nhưng, thực tế lại xẩy ra là, tôi được sinh trưởng trong một gia đ́nh theo Kitô giáo cả bốn trăm năm, và từ những ngày đầu tiên của thời thơ ấu của ḿnh, tôi chỉ được dạy cho biết về Kitô giáo mà thôi, chứ không được học biết một chút ǵ về Thiền Phật, chứ không nói ǵ về thiền.
Tôi đă không làm cho họ thỏa nguyện khi tôi cho họ biết rằng họ không nên pha ḿnh vào một việc thực hành không phải của Kitô giáo như vậy; mà cứ thực hành việc cầu nguyện họ đă quen thuộc, một việc thực hành do các vị thày Kitô giáo dạy cho chúng ta.
Thế nhưng, sau đó ít lâu, tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi đă tỏ ra quá tiêu cực, mà thực sự ngu dốt th́ đúng hơn, v́ qủa thực tôi hoàn toàn không biết một tí ǵ về Thiền niệm cả. Bởi vậy, tôi bắt đầu học hiểu và chính ḿnh bỏ công ra thực hành Thiền niệm. Thế rồi, sau một năm nỗ lực học hỏi và trung thành tự ḿnh thực tập, tôi đă qua được cửa ải của câu uẩn khúc “bàn tay không” như tôi kể đến trước đây.
Cái nhận định bề trong của tôi về thực tại bấy giờ mở ra. Tâm thức thường t́nh của tôi thay đổi. Tôi đă nh́n các sự vật khác đi: một cái nh́n sâu vào sự thật, vào thực tại. Thực tế là tôi đă nh́n vào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như nh́n qua một cái gương soi; và nhờ đức tin cùng với t́nh yêu của tôi đối với Chúa Kitô, việc Chúa Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể cũng như hiện diện trong thẳm cung con người của tôi đă trở thành một thực tại đối với tôi.
Sau biến cố may mắn đó, tôi đă cùng với một nhóm đan sĩ đồng viện được học tập với vị Thiền Sư Nhật Bản danh tiếng là Joshu Sasaki Roshi. Theo lời mời của đức viện phụ bấy giờ là Cha Thomas Keating, vị thiền sư này đă đến Đan Viện Thánh Giuse để dạy các đan sĩ một h́nh thức Thiền niệm Kitô giáo.
Tôi đă tham dự cuộc tĩnh huấn Thiền niệm Kitô giáo tám ngày do vị thiền sư Roshi Sasaki này hướng dẫn. Trong buổi thiền niệm đầu tiên, thiền sư Roshi đă đề ra cho chúng tôi câu uẩn khúc này:
Bạn thực nghiệm Thiên Chúa thế nào,
khi bạn làm dấu Thánh Giá?
Khi nghe thấy câu uẩn khúc của thiền sư Roshi này, tôi nghĩ là “Dễ ợt!”. Lập tức tôi nhớ đến câu nói rất mănh liệt của Thánh Phaolô: “Thánh Giá là quyền năng của Thiên Chúa và là khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những ai Thiên Chúa kêu gọi” (1Cor.1:24). Tôi nghĩ thầm câu của Thánh Phaolô này sẽ là câu giúp vào việc giải quyết cho câu uẩn khúc đó.
Trong lần gặp thiền sư Roshi thứ nhất, tôi có ư định nói cho ông biết ư nghĩ của tôi về câu uẩn khúc của ông đưa ra. Tôi đă bắt đầu “thần học hóa” câu uẩn khúc đó theo giáo huấn của Thánh Phaolô. Thế nhưng, tôi vừa mở miệng nói th́ thiền sư rung chuông, có ư bảo tôi phải “im miệng!”. Đáng lẽ tôi phải tŕnh bày kiến thức của tôi bằng cả hồn lẫn xác chứ không phải bằng những lời lẽ thần học, v́ Thiền là cuộc sống thực tế chứ không phải là một giáo điều.
Tôi đă hết sức cố gắng giải câu “uẩn khúc Thánh Giá” đó cả tám tiếng một ngày và đủ tám ngày liền! Mỗi lần tôi gặp thiền sư Roshi để tŕnh bày bước tiến của ḿnh th́ ông lại rung chuông loại tôi ra. Thế rồi, hôm ấy, thay v́ nói, tôi bày tỏ cho ông cách tôi đă lĩnh hội được mầu nhiệm Thánh Giá. Bằng cách, như Chúa Giêsu trên thập giá muốn ôm lấy cả hoàn cầu, tôi cũng làm một cử chỉ là giang rộng hai cánh tay của tôi ra như muốn nhận lấy cho ḿnh niềm vui và nỗi buồn của cả thế giới. Oâng lấy làm rất hài ḷng và tỏ ra thỏa măn một phần nào khi cho tôi một câu uẩn khúc mới. Theo thường lệ, thiền sư Roshi sẽ không cho bạn một câu uẩn khúc mới trừ khi bạn “giải được” câu bạn đang có.
Trong tuần tĩnh huấn dài ấy, thiền sư Roshi đă nhắc đi nhắc lại với chúng tôi rằng: “Một đan sĩ không nghiệm thấy được Thiên Chúa khi làm dấu Thánh Giá th́ không đáng giá một xu; vị ấy không phải là một tu sĩ, chứ chưa nói đến là một tu sĩ Kitô Giáo nữa”. Oâng đă tỏ cho chúng tôi biết cảm nhận của ông về Thập Giá của Chúa Kitô thế này:
“Các ngài cười tôi khi thấy tôi là một Thiền tu mà lại đi làm dấu Thánh Giá. Thế nhưng, khi tôi làm dấu Thánh Giá, tôi cảm thấy như Chúa Giêsu giang tay của Người ra ôm lấy cả thế giới, cả vũ hoàn, khi nhận lấy vào ḿnh tất cả mọi sầu thương lẫn vui sướng của toàn thể tạo sinh”.
Trong tuần tĩnh huấn đó, chúng tôi tặng cho ông một cuốn Thánh Kinh. Oâng đă thực sự mở ra một cách t́nh cờ, thấy ngay Phúc Aâm Thánh Gioan và đă đọc cả mấy tiếng đồng hồ. Ngày hôm sau, khi gặp chúng tôi, ông đă nói với chúng tôi rằng, có nhiều câu trong cuốn Phúc Aâm Thánh Gioan giống như các câu uẩn khúc Thiền. Ông đă trích ra một trong những câu như thế là câu Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô:
“Gió muốn thổi đâu th́ thổi,
ông nghe được tiếng của no,ù
nhưng ông không biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu.
Tất cả những ai sinh bởi Thần Linh cũng vậy” (Jn.3:8).
Tôi biết là ông ta đă đọc đoạn văn này của Thánh Gioan và đă thấu hiểu sâu xa ư nghĩa của đoạn văn, v́ khi tôi gặp ông, ông đă đặt lại những lời của Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rồi giao cho tôi giải như là một câu uẩn khúc. Oâng vấn nạn thế này:
“Đức Giêsu nói: ‘ông nghe thấy tiếng gió,
nhưng ông không biết nó từ đâu đến’.
Vậy th́ cha hăy cho tôi biết:
‘Thần Linh từ đâu mà đến?’”
Tôi hớn hở qúa sức v́ tôi “đă giải được” câu uẩn khúc này rất nhanh: V́ đức tin của tôi đă cho tôi biết và tôi cũng thực sự cảm nghiệm được rằng Chúa Thánh Thần ở trong thẳm cung con người của tôi, nên tôi đă đặt tay trước ngực của ḿnh, tỏ cho thiền sư Roshi biết rằng Thần Linh từ trong tôi mà đến. Oâng đă nh́n tôi mỉm cười măn nguyện!
Thiền sư Roshi cũng đọc đến đoạn Chúa Phục Sinh ở một trong bốn Phúc Aâm. Oâng bảo chúng tôi rằng: “Tôi thích Kitô giáo, v́ Kitô giáo là tôn giáo duy nhất nói về Phục Sinh”. Chữ “phục sinh” đối với Kitô hữu chúng ta tương đương với chữ “ngộ đạo” (religious awakening) hay “giác ngộ” (enlightenment) nơi các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Vào một trong những lần gặp vị thiền sư này lúc sáng sớm, ông đă thử tôi thế này:
“Vào buổi sáng sớm như thế này,
Chúa Giêsu đă sống lại từ cơi chết rồi!
Vậy cha hăy tỏ cho tôi thấy việc cha phục sinh đi”.
Tôi “giải” câu “uẩn khúc Phục Sinh” này một cách dễ dàng, như tôi đă giải câu “uẩn khúc về Chúa Thánh Thần”, v́ một khi chúng ta nhận ra rằng thân xác phục sinh của Chúa Kitô đă trở nên “Thần Linh ban Sự Sống” (1Cor.15:45) và Chúa Giêsu đang ở trong chúng ta, chúng ta sẽ cảm nghiệm được việc Phục Sinh của Chúa Giêsu trong chúng ta. Từ thẳm cung con người của ḿnh, chúng ta cùng chỗi dậy với Chúa Giêsu, và chính tất cả cuộc sống của chúng ta là việc phục sinh.
Có nhiều câu uẩn khúc trong Thánh Kinh. Thí dụ, khi Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, Người đă trao cho môn đệ của ḿnh tấm bánh mà phán: “Này là Ḿnh Thày!”. Lời phán này rơ ràng là vượt tầm lư trí, tầm lư luận. Aáy thế mà nó lại là một uẩn khúc. Tác giả William Johnston viết trong cuốn Thiền Kitô Giáo thế này:
“Thánh Kinh là một uẩn khúc cả thể, một uẩn khúc làm cho trí khôn ngỡ ngàng và ngột ngạt bàng hoàng; và đức tin là cái xuyên thấu tới tận tầng sâu thẳm của linh hồn, một linh hồn khiêm nhượng biết chấp nhận cái nghịch thường và những ǵ là mầu nhiệm”.
(William Johnston, Christian Zen; New York: Harper & Row, 1971, p. 63)
Nếu chúng ta đọc Sách Thánh như cách người ta đọc các câu uẩn khúc Thiền, th́ chúng ta chắc hẳn sẽ khám phá ra được các mầu nhiệm hay ‘thần linh và sự sống’ chất chứa nơi những lời Sách Thánh.