Thực Tập Cá Nhân

 

  

Nếu qúi bạn đã theo dõi những gì tôi trình bày cho tới chỗ này thì qúi bạn có thể đã khái niệm được phần nào tiến trình của việc cảm nghiệm chiêm niệm. Nếu được, xin qúi bạn cứ tiếp tục theo tôi đi xa hơn một chút nữa. Con đường của tôi dẫn tới cuộc hiệp nhất thân mật với Chúa Giêsu, như tới cảm nghiệm chiêm niệm, thì đơn sơ và trực tiếp: Đó chỉ là mối tình thân của người yêu với Người Tình.

 

Có nhiều đoạn trong Sách Thánh làm như các mốc điểm dẫn chúng ta từ từ tới cuộc tình thân ấy. Một đoạn điển hình đã giúp tôi rất nhiều là đoạn 3 câu 20 trong Sách Khải Huyền:

 

“Này, Ta đang đứng ở cửa mà gõ

Ai trong các ngươi nghe thấy Ta gọi mà mở cửa cho Ta,

Thì Ta sẽ đến dùng bữa với họ

Kề cận với Ta”.

 

Để dùng bữa với một người nào tức là chia sẻ vào bàn ăn tình nghĩa, là đi vào mối thân ái. Chúng ta để ý thấy ở đây Chúa của chúng ta đã đi vào mối thân ái với chúng ta nhẹ nhàng là chừng nào. Người đứng ở cửa mà gõ; Người không hung hăng lôi kéo tình yêu của chúng ta. Người tiến vào với chúng ta chỉ khi nào chúng ta tự động mở cửa lòng của mình ra cho Người. Và một khi vào thì Người dùng bữa, chia sẻ cuộc tình thân, với chúng ta. Đường đi nước bước là như thế; đó là những bước đường chúng ta cần phải theo để có thể đi vào cuộc thân tình với Người, để có được cảm nghiệm chiêm niệm.

 

Tuy nhiên, một trong những mốc điểm thánh kinh mà tôi ưa chuộng nhất là ở đoạn bảy của Sách Diễm Tình Ca. Như tôi đã đề cập tới, Diễm Tình Ca là một “ngọn đèn soi con mắt” cho tất cả những ai cố gắng theo đường lối “phu thê” để tiến tới cảm nghiệm chiêm niệm nhờ được hiệp nhất thân mật với Chúa Kitô. Qua các câu từ 10 tới 12 của đoạn bảy, Diễm Tình Ca nói lên năm ý tưởng bằng một thứ ngôn từ biểu hiệu thần bí duyên dáng kín đáooäi H

. Khi tôi suy niệm đoạn này, tôi đã hiểu được năm ý tưởng ấy như là năm bước – hay năm thực trạng – dẫn đến toàn thể cảm nghiệm chiêm niệm. Năm câu nói ở đoạn bảy của Diễm Tình Ca như sau:

 

1        Tôi thuộc về Người Yêu của tôi

2        Và người tôi yêu thuộc về tôi.  

3        Hãy đến, nào chúng ta hãy đi về đồng nội,

4        Để xem nho nở hoa đã kết nụ hay chưa

5        Ơû đó em sẽ hiến tặng chàng ân tình của em.

 

Giờ đây tôi xin chia sẻ với qúi bạn về việc thực tập riêng của tôi, thế nhưng, để cho cuộc hành trình của chúng ta được thành qủa, tôi xin nhắc qúi bạn mấy điều như sau.

 

Thứ nhất, chúng ta đang bàn đến ở đây một mầu nhiệm yêu thương cần phải được chiêm niệm và cảm nghiệm, chứ không phải là một mớ lý thuyết giáo khoa cần phải được trình bày. Như các trinh nữ nhậy cảm được Chúa nói đến trong Phúc Aâm Thánh Mathêu, chúng ta phải tỉnh táo và sẵn sàng đáp ứng tiếng Người mời gọi chúng ta đến dự tiệc cưới của Người.

 

“Kìa chàng rể đến,

 các cô hãy ra mà đón Người” (Mt.25:6).

 

Thứ hai, chúng ta hãy nhớ rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa và Thiên Chúa lại là tình yêu. Là tình yêu, Chúa Giêsu có một ước muốn vô cùng trong việc ban mình cho chúng ta trong yêu thương. Và chúng ta, được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa, cũng được ban cho một khả năng vô hạn để trao trả bản thân mình về cho Thiên Chúa trong yêu thương.

 

Thứ ba, chúng ta cần có một đức tin trực giác mạnh mẽ. Chúa của chúng ta đã bảo đảm với chúng ta rằng: “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải thì các con có thể truyền cho ngọn núi này rằng: ‘Hãy dời chỗ này đến chỗ kia’, nó sẽ dời chuyển. Không có gì các con lại không làm được” (Mt.17:20). Chính đức tin của qúi bạn đã làm cho Chúa Giêsu hiện diện đối với qúi bạn, và Người ấp ủ qúi bạn bằng tình yêu của qúi bạn.

 

Thứ bốn, chúng ta cần phải có một cái nhìn nội tại hay một thị quan hóa (visualization). Điều này có nghĩa là chúng ta cần để cho các lời của Thiên Chúa mà chúng ta đang suy niệm thành đồng điệu với cái nhìn và cảm quan nội tại của chúng ta, trong việc tạo nên một cảm nghiệm nội tâm mạnh mẽ lúc bấy giờ. Chẳng hạn, Bước Thứ Nhất nói: “Tôi thuộc về Người Yêu của tôi”, và Bước Thứ Hai nói: “Và Người Yêu của tôi thuộc về tôi”. Chúng ta cần phải suy niệm – tức là cần “trầm tư, mặc tưởng” (to dwell, to abide) – nơi những lời này cho đến khi những lời ấy trở thành thực tại, thành một duy nhất trong con người nội tâm của chúng ta, như một câu uẩn khúc Thiền được hiện thực vậy. 

 

Sau hết, ở mỗi bước, chúng ta cần phải kêu cầu Chúa Thánh Linh. Chúng ta cầu xin để Thần Linh đốt tình yêu thương lên trong cõi lòng của chúng ta, và đổ đầy trí khôn chúng ta đức khôn ngoan của Ngài. Khôn ngoan là khả năng nếm hưởng Thiên Chúa và các sự thuộc của Thiên Chúa.

 

Giờ đây, chúng ta hãy bắt đầu tiến hành những bước dẫn đến cảm nghiệm chiêm niệm. 

 

1- TÔI THUỘC VỀ NGƯỜI YÊU CỦA TÔI

 

Bước thứ nhất tiến tới cảm nghiệm chiêm niệm, hay tiến tới việc hiệp nhất thân tình với Chúa Giêsu, đó là tin tưởng và nhận thức rằng chúng ta được Người yêu; rằng chúng ta thuộc về Người, vì chúng ta là giá Máu của Người. Chúng ta được dựng nên cho Chúa Giêsu và vì thế chúng ta khát vọng Người. Chúng ta sẽ không yên nghỉ cho tới khi chúng ta được nghỉ yên trong Người. Khát vọng đây không phải là một ước ao chiếm hữu Chúa Giêsu; mà là việc cởi mở đối với Người, một việc sẵn sàng chấp nhận bất cứ những gì Người muốn nơi chúng ta. Chúng ta thân thưa như Đức Trinh Nữ đã thân thưa: “Này tôi là nữ tì Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền” (Lk.1:38).

 

Hãy để cho những lời Sách Thánh khơi dậy tình yêu của qúi bạn dành cho Chúa Giêsu. Qúi bạn đừng sợ ước ao, khát vọng, kể cả say yêu Chúa Giêsu. Không phải qúi bạn là kẻ chọn Người mà chính Người là Đấng theo lòng vô cùng xót thương của mình đã kêu gọi qúi bạn đến với Người. Bởi vậy, qúi bạn hãy tin tưởng và nhận thức đúng thực là “tôi thuộc về Người Yêu của tôi”. 

 

2- VÀ NGƯỜI TÔI YÊU THUỘC VỀ TÔI 

 

Bước thứ hai tiến đến cảm nghiệm chiêm niệm là tin tưởng và nhận thức rằng Chúa Giêsu ước muốn qúi bạn; Người muốn qúi bạn như là người tình của Người. Chính Chúa Giêsu là Đấng đã yêu qúi bạn trước và mong sao qúi bạn được cuốn hút vào tình yêu thân mật của Người. Người là Đấng khai đường mở lối. Người phán: “Ta đã đến mang lửa xuống thế gian, và Ta mong cho nó bùng cháy lên” (Lk.4:10).

 

Qúi bạn không thể vội vã bước đi mà phải hoàn toàn cởi mở và tiếp nhận. Để được hiệp nhất qúi bạn phải thụ động trước tác động của Chúa Giêsu. Thánh Gioan đã viết:

 

“Tình yêu là thế này,

Đó là không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa,

Mà là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Jn.4:10).

 

Chính vì tình yêu tiên phong này mà Chúa Giêsu đã mong đợi chúng ta, tìm kiếm chúng ta và yêu thương chúng ta trước khi chúng ta tìm kiếm và yêu mến Người. Quyền lực của lòng Chúa Giêsu khát vọng khiến chúng ta phải đáp ứng lòng khát vọng của Người, mà nếu thiếu việc đáp ứng này, không ai có thể đến cùng Người. Tính chất khát vọng ấy phát xuất từ lòng từ ái vĩnh cửu của Chúa Giêsu. 

 

3- HÃY ĐẾN, NÀO CHÚNG TA ĐI VỀ ĐỒNG NỘI 

 

Ơû bước thứ ba, lòng khát vọng nhau giữa Chúa Giêsu và linh hồn qúi bạn gặp gỡ nhau. Phải có một nơi nào đó cho lòng khát vọng hỗ tương này được thể hiện. Nơi nào đó là khu vườn ở đồng nội.

Trước hết khu vườn ấy là một nơi cách biệt, một nơi thanh vắng. Nhu cầu cần phải có một cảnh trí riêng tư như thế cũng dễ hiểu thôi. Đâu có ai lại làm tình nơi công cộng. Qúi bạn được lôi cuốn vào nơi hoang vắng để Chúa Giêsu nói với lòng của qúi bạn (x.Hôsea 2:16).

 

Khi Chúa của chúng ta muốn tỏ bí mật của tình yêu mình cho người phụ nữ Samaritanô thì Người đi một mình đến cánh đồng, trong khi các môn đệ đi vào tỉnh lỵ. Người ngồi ở bờ giếng và chờ người phụ nữ này đến. Sách Thánh không nói đến bất cứ ai khác có mặt tại giếng nước ấy nữa, ngoại trừ một mình Chúa Giêsu và người phụ nữ.

 

Cũng thế, vào sáng sớm Phúc Sinh, Phêrô, Gioan và Maria Mai-Linh đều có mặt tại mồ đá. Thánh Phêrô và Gioan nhìn vào bên trong và bên ngoài ngôi mộ rồi bỏ đi. Chỉ còn lại một mình Maria. Chính vào lúc ấy Chúa Giêsu đã hiện ra với chị và cho chị nhận ra Người như một vị Chúa phục sinh. Mầu nhiệm tư riêng và tầm quan trọng của cảnh thanh vắng là như thế. Chúa chúng ta đã nói với chúng ta: “Khi cầu nguyện, các con hãy vào phòng của mình mà đóng cửa lại” (Mt.6:6). Đằng sau cánh cửa đóng đó, tâm can của qúi bạn tha hồ mà tâm sự với Chúa Giêsu.

 

Sau nữa, khu vườn này là chính qúi bạn. Người Yêu trong Diễm Tình Ca nói: “Khu vườn rào kín là em của Ta, hôn thê của Ta, là suối nước chảy, là mạch nước niêm phong” (Songs 4:10). Điều này có nghĩa là qúi bạn hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu muốn qúi bạn là một khu vườn rào kín của Người, là mạch nước niêm phong cho một mình Người. Sách Thánh nói: “Giavê Thiên Chúa của các người là một ngọn lửa thiêu, là vị Thiên Chúa ghen hờn” (Dt.4:24). Việc ghen hờn của Thiên Chúa là cái phung phí của tình Người yêu thương. Thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Côrintô như sau: “Anh em thấy rằng nỗi ghen hờn mà tôi cảm thấy đối với anh em là nỗi hờn ghen của Thiên Chúa: Tôi đã gả anh em cho Chúa Kitô để  trao gửi anh em như một trinh nữ vẹn tuyền cho người chồng duy nhất này” (2Cor.11:4). Chúa Giêsu yêu thương qúi bạn đến nỗi Người tác hành như thể chỉ có một mình qúi bạn và Người ở trên cả một cái thế giới rộng lớn này.

 

Ơû bước thứ ba này, một khi qúi bạn nhận thức được nỗi thiết tha của lòng Chúa Giêsu khát vọng qúi bạn cũng như của lòng qúi bạn khát vọng Người, thì qúi bạn phải bắt đầu cảm thấy thực sự có một “giao thoa” nào đó, một “sống động” nào đó nơi thẳm cung con người của qúi bạn, mặc dầu qúi bạn không biết đến nó. Qúi bạn có thể nói bằng tất cả chân tình và tâm linh của mình rằng: “Tôi thuộc về Người Yêu của tôi và Người Yêu của tôi thuộc về tôi!”. 

 

4- ĐỂ XEM NHO NỞ HOA ĐÃ KẾT NỤ HAY CHƯA  

 

Việc “nho nở hoa” tượng trưng cho qúi bạn, cho tình yêu của qúi bạn (Songs 7:8). Ở giai đoạn này, ước mong của Chúa Giêsu dành cho qúi bạn lên đến tột đỉnh của mình, và lòng khát vọng của qúi bạn dành cho Người cũng đạt được mức độ trọn vẹn thiết tha. Như một cây cung giương ra hết cỡ, sẵn sàng bắn tới; chỉ còn mỗi một việc nhả tên. Đến đây qúi bạn đang tiến đến giai đoạn cuối cùng rồi vậy. 

 

5- Ở ĐÓ EM SẼ HIẾN CHÀNG ÂN TÌNH CỦA EM.

 

Giây phút Chúa Giêsu và qúi bạn trao hiến tình yêu cho nhau là phút giây hiệp nhất, là phút giây kết chung. Chính ở chỗ này trạng thái hiệp nhất thân mật, hay cảm nghiệm chiêm niệm, đạt thành. Việc an nghỉ giữa Chúa Giêsu và qúi bạn dẫn qúi bạn đến việc cảm nghiệm được trạng thái sung mãn nhân thần của mình một cách hoàn toàn rõ ràng.

 

Cho tới đây tôi đã trình bày để qúi bạn thấy được những mốc điểm dẫn tôi đến việc cảm nghiệm chiêm niệm, và tôi hy vọng chúng cũng sẽ dẫn qúi bạn tiến lên cùng một đường lối. Một lần nữa, xin qúi bạn nhớ rằng mối hiệp nhất thân mật với Chúa Giêsu là một mầu nhiệm cần phải được chiêm niệm và cảm nghiệm, chứ không phải là một mớ lý thuyết giáo khoa cần phải được học hỏi. Chính đức tin là yếu tố làm cho Chúa Giêsu hiện diện với bạn, và tình yêu là yếu tố làm Người ấp ủ bạn.