Cảm Nghiệm Chiêm Niệm và Cuộc Sống Hoạt Động
Vấn đề được đặt ra là: Con người, nam hay nữ, một khi đă tiến đến giai đoạn “Đạt Thành Hiệp Nhất” rồi th́ làm ǵ? Có phải con người đang được an nghỉ trong cuộc giao duyên (the mutual exchange) với Thiên Chúa ấy không c̣n hứng thú ǵ với những quan tâm thường nhật thuộc trần gian hạn hẹp của chúng ta nữa? Vấn đề không phải là như thế. Trong giai đoạn cuối cùng của hành tŕnh chiêm niệm này, con người ấy có thể nghỉ yên trong Thiên Chúa mà vẫn dấn thân vào các hoạt động cũng như công việc bác ái hay công việc phục vụ tha nhân của ḿnh. Cần phải biết rằng, giai đoạn Đạt Thành Hiệp Nhất này không làm tổn thương các việc dấn thân khác của chúng ta, thậm chí nó c̣n làm chúng nên tuyệt vời hơn nữa; đang khi ḷng trí hoàn toàn tập trung vào Thiên Chúa, chúng ta có thể giữ cho các việc dấn thân ấy sinh động.
Đây là một trạng thái Thánh Bơ-Na thường có được khi cảm nghiệm chiêm niệm của thánh nhân trở nên sâu đậm hơn. Thánh William Thierry, một người bạn thân và cũng là vị viết hạnh Thánh Bơ-Na, đă nhận định rằng:
“Linh hồn của Thánh Bơ-Na ngập ngụa nguồn ơn an b́nh đến nỗi, trong khi thánh nhân hoàn toàn để ư làm việc chân tay th́ tâm trí ngài cũng hoàn toàn gắn bó với Thiên Chúa”.
(William of St. Thierry, Vita Bernadi, PL 185, 238 ff)
Chúng ta có thể nghĩ rằng, v́ Thánh Bơ-Na là một nhiệm sỹ nên mối quan tâm duy nhất của ngài chỉ là cầu nguyện và chiêm niệm. Sự thật lại hoàn toàn khác hẳn. Trong Bài Giảng 57 về Diễm T́nh Ca, Thánh Bơ-Na đă viết như sau:
“Đặc tính của việc chiêm niệm chân thực và thuần túy là, khi tâm trí bừng lên nhiệt t́nh mến yêu Thiên Chúa, khi ḷng nhiệt thành ước ao muốn qui tụ về cho Thiên Chúa tất cả những ai mến yêu Ngài bằng một niềm phó thác cân xứng, th́ nó cũng vui vẻ dẹp bỏ việc thảnh thơi chiêm niệm (comtemplative leisure) đi để nỗ lực thực hiện việc rao giảng. Thế rồi, khi ḷng ước ao rao giảng được thỏa măn phần nào, họ liền trở về với việc thảnh thơi chiêm niệm theo ḷng thiết tha tương xứng với những lúc bị gián đoạn của ḿnh, một gián đoạn thêm nghị lực mới cho kinh nghiệm chiêm niệm” (SC 57:9).
Thánh Bơ-Na đă khuyên các đan sĩ của ngài cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa để Chúa cho các vị thấy tầm mức quân b́nh giữa việc phục vụ, nguyện cầu và chiêm niệm. Chúng ta phải thú nhận rằng sự lẫn lộn có thể xẩy ra khi chiêm niệm và hoạt động chơi lẫn nhau, khi ưa chuộng “việc” phục vụ hơn “sức hấp dẫn” của chiêm niệm. Các hoạt động phục vụ thực ra cũng có thể trở thành một ngăng trở cho cuộc hành tŕnh tiến đến với Thiên Chúa, và cần phải nhận ra khi nào chúng góp phần vào cuộc hành tŕnh và lúc nào chúng trở nên chướng ngại vật cho cuộc hành tŕnh. Một người tiến bước trong cuộc t́m kiếm Ngọn Núi Khôn Ngoan có thể là một vị tu hành khôi ngô, như bà lăo ở chân núi nhận định, song vị này lại rời bỏ cuộc sống nội tâm của ḿnh, không “đi thẳng về phía trước”; lời khuyên tốt nhất cho trường hợp như vậy là hăy dừng bước mà quay về với việc kết hợp sâu xa hơn.
Thế nhưng, một khi đă đạt tới mục tiêu của cuộc hành tŕnh, và cuộc hiệp nhất với Chủ tới chỗ trực diện, không c̣n giới hạn thời gian, nơi chốn, xúc cảm hay niệm thức, th́ ân phúc của cuộc hiệp nhất thần linh này tràn lan và thấm nhập vào tất cả mọi cấp độ khác nơi con người của chúng ta, cũng như nơi tác hành của chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, các hoạt động dường như không có ǵ khác biệt, thế nhưng, “chủ thể” thực hiện chúng lại hoàn toàn khác hẳn. Mặc dù các hoạt động là việc của Khách, song nguồn mạch của việc Khách làm ở đây vẫn là việc “tác động của Chủ trong Khách”. Bởi vậy Thánh Bơ-Na mới khuyên các đan sĩ của ngài cầu xin cho được một mức độ quân b́nh đúng đắn thế này:
“Hoạt động cho lợi ích của Tân Lang th́ hợp với linh hồn là thân hữu của Tân Lang; cầu nguyện bằng lời than thở và khẩn cầu th́ hợp với Bồ câu; khoác vào ḿnh duyên dáng của chiêm niệm th́ hợp với Người Đẹp”.
(As quoted by Bernard McGinn, Growth of Mysticism;
New York: Crossroad, 1994, p. 76).
Thánh Bơ-Na chủ trương rằng, ai trong chúng ta giữ được mức độ quân b́nh như thế cũng sẽ được chào như một “Thân Hữu”, được ủi an như một “Chim Câu” và được ấp ủ như một “Người Đẹp” (SC 57:9).
Trong bài hội thứ chín về Diễm T́nh Ca, Thánh Bơ-Na đă nói về hoa trái tông đồ của người chiêm niệm. Thánh nhân qủa quyết rằng, nhiệt t́nh của các tâm hồn làm việc tông đồ, được bắt nguồn từ trạng thái hiệp sinh chiêm niệm với Thiên Chúa, sẽ dẫn họ đến một hoạt động c̣n cao hơn và đáng yêu chuộng hơn cả việc chiêm niệm nữa. Bởi v́, hoạt động chiêm niệm này thường bị hy sinh, thế nhưng, việc hy sinh ấy, nếu được thực hiện theo tác động của Thánh Linh, tự nó sẽ có công hơn việc chiêm niệm, bởi đă hy sinh v́ yêu thương kẻ khác.
Vấn đề chính ở đây là yêu thương chứ không phải lập công. Nếu hoa trái của chiêm niệm là “yêu thương bằng hành động” th́ t́nh yêu là cùng đích mà chiêm niệm phải hướng tới. Bất cứ hoạt động nào cũng có thể làm cho cảm nghiệm chiêm niệm của chúng ta sâu xa hơn, bao lâu hoạt động ấy được thực hiện bằng một tinh thần chiêm niệm. Mấy năm trước đây tôi được hân hạnh tiếp Mẹ Têrêsa Calcutta nơi đan viện chúng tôi ở Spencer. Trong cuộc trao đổi thân t́nh với Mẹ, tôi đă hỏi Mẹ một câu hỏi ngây thơ như sau:
- “Thưa Mẹ, bận bịu làm việc suốt ngày và không ngừng đi khắp nơi trên thế giới, th́ Mẹ c̣n giờ nào để cầu nguyện và chiêm niệm?”
Bằng con mắt ưu ái từ mẫu, Mẹ nh́n tôi và trả lời:
“Thưa cha, việc chiêm niệm của con là lúc con đụng chạm đến người bệnh, lúc con ôm ẵm đứa nhỏ hấp hối, lúc con chùi rửa các vết tích của một người tật phong. Chúa Giêsu đă nói với chúng ta rằng, khi các con làm những điều này cho một kẻ hèn mọn nhất trong anh chị em của Cha là các con làm cho chính Cha; và con biết Chúa Giêsu bao giờ cũng nói thật. Đối với con th́ đứa nhỏ đang hấp hối hay người phong cùi chỉ là Chúa Giêsu tàng h́nh”.
Chúng ta hăy t́m, hăy nguyện cầu và ước vọng thiết tha, để được một đức bác ái trưởng thành đó trong Chúa Kitô, đức bác ái liên kết cả việc hoạt động lẫn chiêm niệm của chúng ta trong tâm hồn ḿnh.