-10-
CUỘC TÁI
SINH HỒN NHỎ
Hồn
Nhỏ Tâm Phương
“Thiên Chúa Là Cha”:
T́nh Yêu
và Sự Sống
“T |
hiên Chúa là
Thần Linh” (Jn.4:24), Đấng được Chúa Giêsu
“hằng ở nơi Cha tỏ ra” (Jn.1:18) cho chung con người
cũng như cho riêng thành phần thuộc về Người,
hiện thân nơi các môn đệ đang có mặt bấy
giờ, biết rằng Ngài là “Cha các con trên trời” (Mt.
5:45,48; 23:9), và dạy phải cầu nguyện cùng Ngài là
“Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt.6:9).
Nói đến
Thiên Chúa, đến Thượng Đế, đến
một Đấng Tối Cao, con người tạo
vật vốn hướng về vô biên, lại bị g̣ bó
bất lực trong giới hạn không gian và thời gian,
dù không được mạc khải, vẫn tin rằng
Ngài phải là một Vị Thần Linh Toàn Năng, tức
một Vị Thần Linh có thể giải cứu họ
thoát khỏi mọi bất hạnh ở đời này.
Thế nhưng, nếu Thiên Chúa chỉ là một Vị
Thần Linh Toàn Năng không mà thôi, th́ bất cứ
quyền lực nào có thể giải cứu con người
thoát khỏi mọi bất hạnh hay khỏi bất cứ
một khốn khó nào ở đời này, th́ đều được
họ tôn sùng là Thiên Chúa của họ. Nếu thế th́
Vị Thần Linh Toàn Năng ấy sẽ có thể là
tất cả mọi sự, như thần mưa, thần
gió, thần âm, thần dương v.v. ngày xưa, hay
thần duy lư, thần khoa học, thần kỹ thuật,
thần nhân bản v.v. ngày nay, các loại thần tượng
do con người tạo ra, chẳng khác ǵ như con ḅ được
dân Do Thái đúc bằng vàng dựng lên trong sa mạc để
sùng bái: “Israel ơi, đây là Thiên Chúa của các người,
Đấng đă mang các người ra khỏi Ai Cập”
(Ex.32:4).
Chính v́ thế
Thiên Chúa mới cần tỏ ḿnh ra cho con người
biết bản tính của Ngài. Qua các kỳ công vô cùng
tuyệt diệu và vĩ đại trong vũ trụ
vượt quá tầm hiểu biết và tưởng tượng
cũng như khám phá của con người, theo lư luận
tự nhiên và như mọi người có lương tâm
lành mạnh, Kitô giáo đă dễ dàng tin nhận Thiên Chúa là
một Vị Thần Linh vô cùng Toàn Năng và Thượng
Trí. Tuy nhiên, dựa vào Mạc Khải Thần Linh được
Thánh Kinh lưu truyền lại, Kitô giáo c̣n tin Vị
Thần Linh vô cùng Toàn Năng và Thượng Trí này cũng
là và phải là Vị Thần Linh Toàn Thiện nữa,
như họ vẫn chân nhận và tuyên xưng ở ngay câu
đầu tiên trong Kinh Tin Kính của họ: “Tôi tin kính
một Thiên Chúa là Cha toàn năng”.
Đúng thế,
Kitô giáo đặt niềm tin của ḿnh vào thực tại
Thiên Chúa là Đấng Toàn Thiện trước thực
tại Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng. Sự thật này
đă hết sức sáng tỏ ngay trong câu tuyên xưng mở
đầu của họ. Ở chỗ, danh xưng “Cha” đă
nói lên Thiên Chúa của niềm tin Kitô giáo là một Vị
Thần Linh Toàn Thiện, và tĩnh từ “toàn năng” đi
kèm với danh xưng “Cha” đây nói lên phẩm tính hay
thần lực của Vị Thiên Chúa Toàn Thiện được
gọi “là Cha” đó.
Như thế,
theo niềm tin Kitô giáo, qua câu tuyên xưng mở đầu
Kinh Tin Kính này của họ, th́ Thiên Chúa chính thực, theo
bản tính của ḿnh, phải là một Vị Thần Linh
Toàn Thiện trước khi Ngài tỏ ḿnh ra là một
Vị Thần Linh Toàn Năng. Tức là, bất cứ
việc ǵ Thiên Chúa của niềm tin Kitô giáo thực
hiện để tỏ ḿnh ra, như Kinh Tin Kính của
họ ngay sau đó liệt kê: “dựng nên trời đất”,
“nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria và đă làm người”,
hay “dùng các tiên tri mà phán dạy” v.v., tất cả và từng
việc đều được phát xuất từ
bản tính Toàn Thiện của Vị “Thiên Chúa là Cha” này. Nói
tóm lại, v́ “là Cha”, là một Thiên Chúa Toàn Thiện, Thiên
Chúa đă dựng nên con người, đă cứu chuộc
con người và thánh hóa con người. Như thế,
Thiên Chúa của Kitô giáo, trước hết và trên hết,
là một Thiên Chúa Toàn Thiện, một “Thiên Chúa là Cha”.
“Thiên
Chúa Là Cha”:
Hạ
Sinh Con Người Bởi Nước
“T |
hiên Chúa là Cha” đây
là ǵ, nếu không phải, về ư nghĩa, nói lên yêu
thương và sự sống, và về tác động, nói
lên việc sinh thành và dưỡng dục thần linh.
Trước hết, danh xưng “Thiên Chúa là Cha” của
niềm tin Kitô giáo tuyên xưng nói lên ư nghĩa yêu
thương và sự sống, đúng như mạc
khải thần linh được ghi nhận trong Thánh Kinh
Tân Ước: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến
nỗi đă ban Con Một ḿnh, để ai tin Con sẽ
không phải chết nhưng được sự sống
đời đời” (Jn.3:16). Sau nữa, danh xưng “Thiên
Chúa là Cha” của niềm tin Kitô giáo tuyên xưng nói lên
việc sinh thành dưỡng dục thần linh. Thiên Chúa
sinh thành con cái loài người, ở chỗ “Ngài ban cho
họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Jn.1:12), và Thiên Chúa
dưỡng dục con cái loài người mà Ngài đă thừa
nhận làm con (xem Rm.8:15; Gal.4:5), ở chỗ Ngài làm cho họ
“đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa
Kitô là đầu” (Eph.4:15).
Thế nhưng, để
có thể “trở nên con cái Thiên Chúa”, tức được
“Thiên Chúa là Cha” sinh ra hay được Ngài thừa nhận
là con cái của Ngài cũng vậy, con người cần
phải nhận biết “Lời đă hóa thành nhục
thể” (Jn.1:14) là Đức Giêsu Kitô: “Người (Lời)
đă đến với dân riêng của ḿnh, song dân riêng
của Người không chấp nhận Người.
Bất cứ ai chấp nhận Người th́ Người
ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Jn.1:11-12). Mà
càng “chấp nhận” Đức Giêsu Kitô, tức càng đi
sâu vào Đức Giêsu Kitô, càng thấu nhập vào Người,
con cái Thiên Chúa sẽ càng trưởng thành, càng lớn lên
trong đời sống thần linh: “Chính Người (Đức
Kitô) là Đấng đă cắt đặt các vị tông đồ,
các vị tiên tri, các vị truyền bá phúc âm, các vị
chủ chăn và các vị giảng dạy để
phục vụ tín hữu trong việc xây dựng thân
thể Đức Kitô, cho tới khi chúng ta nên một trong đức
tin và trong nhận thức về Con Thiên Chúa mà thành nên
mộït con người hoàn hảo là Đức Kitô tầm
vóc vẹn toàn” (Eph.4:13).
Tuy nhiên, để
con người “thuộc hạ giới” (Jn.8:23) có thể
nhận biết hay “chấp nhận” Đức Giêsu Kitô, nhờ
đó họ “được ban quyền trở nên con cái
Thiên Chúa”, và cũng nhờ “nhận thức về Con Thiên
Chúa mà thành nên mộït con người hoàn hảo là Đức
Kitô tầm vóc vẹn toàn”, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24)
cần phải tỏ ḿnh (mạc khải) cho họ
biết Ngài là ai và như thế nào, bằng không, “cái ǵ sinh
bởi xác thịt là xác thịt” (Jn.3:6), con người
chỉ nhận biết và chấp nhận ngẫu tượng
họ nghĩ ra mà thôi, tức tôn sùng con ḅ vàng cố
hữu của họ thay v́ Ngài.
Vậy nếu
“Thiên Chúa là Thần Linh” cần phải tỏ ḿnh ra cho con
người “thuộc hạ giới” biết Ngài là ai và
như thế nào, như Ngài đă tỏ ḿnh cho dân Do Thái
biết qua lịch sử thần linh của họ, để
con người có thể nhận biết và chấp
nhận Ngài đích thực như Ngài đă mạc khải
cho Moisen “Ta là Đấng hiện hữu” (Ex.3:14), “ngoài ra
không có Chúa nào khác” (Deut 4:35), th́ khi “Thiên Chúa là Thần Linh”
tỏ ḿnh cho con người là chính lúc Ngài sinh ra con người
vào đời sống thần linh, tức là lúc Ngài cho con
người được thông dự vào kiến thức
thần linh của Ngài, hay là lúc Ngài cho con người
biết Ngài như Ngài biết ḿnh. Để rồi,
cũng chính lúc con người nhận biết Thiên Chúa
như thế, qua mạc khải của Ngài và như
mạc khải của Ngài, là lúc con người “được
hạ sinh từ trên cao” (Jn.3:3), tức được
hạ sinh “vào nước Thiên Chúa” (Jn.3:5), được
hạ sinh để sống “sự sống đời đời
là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng
Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn.17:3).
Đúng thế,
theo dự án cứu rỗi của ḿnh, “Thiên Chúa là Thần
Linh” đă tỏ ḿnh ra từ từ, cho tới “thời
kỳ sau hết này, Ngài đă nói với chúng ta qua Con
của Ngài” (Heb.1:2). Tức “Thiên Chúa là Thần Linh” đă
tỏ ḿnh cho con người “thuộc hạ giới”
biết Ngài là ai và như thế nào, một cách tỏ
tường và toàn vẹn nhất, qua Con của Ngài, đến
nỗi, như chính Con Ngài đă tuyên bố với dân Do
Thái: “Tôi và Cha Tôi là một” (Jn.10:30), và khẳng định
với các môn đệ: “Ai thấy Thày là thấy Cha”
(Jn.14:9). Như thế, Thánh Kinh Tân Ước chẳng
những đă xác tín rất đúng về Đức Giêsu
Kitô “là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh” (Col.1:15), “là phản
ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của
hữu thể Cha” (Heb.1:3), Thánh Kinh Tân Ước c̣n xác
quyết Đức Giêsu Kitô là chính “sự sống đời
đời hằng ở nơi Cha đă tỏ hiện cho
chúng ta” (1Jn 1:2). Nếu “sự sống đời đời
hằng ở nơi Cha” đây là Đức Giêsu Kitô, mà Đức
Giêsu Kitô lại “là phản ảnh vinh quang Cha”, th́ “sự
sống đời đời hằng ở nơi Cha” đây
chính là “tất cả sự thật” (Jn.16:13) hằng ở
nơi Thiên Chúa.
Thật vậy, Đức
Giêsu Kitô chính là “tất cả sự thật” hằng ở
nơi Thiên Chúa, được Phúc Aâm của thánh kư Gioan
diễn tả là “Lời hằng ở nơi Thiên Chúa và Lời
là Thiên Chúa” (Jn.1:1), và cũng được chính Lời
nhập thể xác nhận với các môn đệ của
Người: “Tất cả mọi sự Cha có đều
thuộc về Thày” (Jn.16:15). Tóm lại, quả thật
“Thiên Chúa đă ban cho chúng ta sự sống đời đời
và sự sống này ở nơi Con Ngài. Ai có Con Thiên Chúa là
có sự sống; ai không có Con Thiên Chúa th́ không có sự
sống” (1Jn.5:11-12),
“Thiên
Chúa Là Cha”:
Hạ
Sinh Con Người Bởi Thần Linh
T |
hế nhưng, để
con người “thuộc hạ giới” (Jn.8:23) có thể
nhận biết hay “chấp nhận” Đức Giêsu Kitô, nhờ
đó họ “được ban quyền trở nên con cái
Thiên Chúa”, và cũng nhờ “nhận thức về Con Thiên
Chúa mà thành nên mộït con người hoàn hảo là Đức
Kitô tầm vóc vẹn toàn”, “Thiên Chúa là Thần Linh” chẳng
những phải tỏ ḿnh ra qua Con Ngài và nơi Con Ngài, Ngài
c̣n phải ban Thánh Thần của Ngài cho con người
nữa; bằng không, dù không sùng bái ngẫu tượng, con
người vẫn dễ bị lôi cuốn chạy theo tên
“phản Kitô” (2Jn.7), thành phần “không công nhận Đức
Giêsu Kitô đến trong xác thể” (2Jn.7), tức nếu
không có “Thần Linh thấu suốt mọi sự”
(1Cor.2:10), con người sẽ có thể chấp nhận
một Đức Giêsu Kitô giả tạo, không phải bởi
Thiên Chúa, mà hậu qủa là “ai không có Con Thiên Chúa th́ không có
sự sống”.
Đó là lư do Chúa
Kitô đă báo cho các môn đệ biết rằng: “Cha sẽ
nhân danh Thày sai Đấng An Uûi là Thánh Thần đến
dẫn dụ các con trong mọi sự” (Jn.14:26). C̣n Chúa Thánh
Thần, cũng theo lời Chúa Kitô, “là Thần Chân Lư, khi đến,
Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật”
(Jn.16:13), tức Chúa Thánh Thần, như Chúa Kitô diễn
tả, “sẽ truyền đạt cho các con điều
Ngài lănh nhận từ Thày” (Jn.16:14), để làm cho các môn đệ
Chúa Kitô càng ngày càng thấu nhập Người hơn, càng đầy
Người hơn, càng giống Người hơn, cho đến
khi Chúa Kitô hoàn toàn đạt đến tầm vóc hoàn
hảo của Người nơi họ. Tầm vóc hoàn
hảo của Chúa Kitô đây chính là “tất cả sự
thật” nơi Thiên Chúa, “tất cả sự thật” Thiên
Chúa muốn mạc khải cho con người qua Đức
Giêsu Kitô nhờ Thánh Thần của Ngài. Thánh kư Gioan đă
tóm gọn thực tại Ba Ngôi hiệp thông và truyền
thông Sự Sống Thần Linh của ḿnh này như sau:
“Tất cả mọi sự Cha có đều thuộc
về Thày. Đó là lư do tại sao Thày nói Ngài sẽ
truyền đạt cho các con điều Ngài lấy từ
Thày” (Jn.16:15).
Như thế, “Thiên
Chúa là Cha” chẳng những hạ sinh con người trong Đức
Giêsu Kitô mà c̣n nhờ Thánh Thần của Ngài nữa. Và Kitô
hữu được hạ sinh vào Sự Sống Thần
Linh, “hạ sinh bởi trên cao”, chẳng những “bởi nước”
(Lời) mà c̣n “bởi Thần Linh” nữa (Jn.3:5). Thế nhưng,
nếu Thánh Thần đă là tác nhân trong việc Mẹ Maria
hạ sinh Con Đấng Tối Cao thế nào, Ngài cũng
là nguyên lư tác sinh Kitô hữu vào Sự Sống Đời Đời
là Con Thiên Chúa như vậy: “Gió muốn thổi đâu th́
thổi”, Đấng mà Kitô hữu phải dễ dậy
chiều theo tác động của Ngài mà không cần
biết “gió từ đâu đến và sẽ đi đâu”
(Jn.3:8): “Tất cả những ai được Thần
Linh Thiên Chúa dẫn dắt đều là con cái Thiên Chúa”,
thành phần “nhận lănh thần trí thừa nhận để
nhờ đó chúng ta kêu lên ‘Abba’ (tức ‘lạy Cha’)... mà đă
là con cái, chúng ta cũng là thành phần thừa tự
của Thiên Chúa, thừa tự với Đức Kitô”
(Rm.8:14,15,17).
Nếu con người
được “Thiên Chúa là Cha” sinh hạ vào Sự Sống
Thần Linh của Ngài trong Con của Ngài là Đức Giêsu
Kitô, tức bằng cách tỏ cho họ biết Con, th́ không
c̣n ai hơn Hồn Nhỏ được ban cho đặc
ân này (xem Mt.11:25-27): “Nước Thiên Chúa thuộc về
những ai giống như chúng (trẻ nhỏ)” (Mt.19:14) là
thế. Và nếu con người cũng được
“Thiên Chúa là Cha” chẳng những sinh hạ mà c̣n dưỡng
dục làm họ lớn lên cho đến khi “được
sống và sống viên măn hơn” (Jn.10:10), bằng cách “tuôn đổ
vào ḷng (họ) nhờ Thánh Thần là Đấng được
ban cho (họ)” (Rm.5:5), th́ c̣n ai hơn Hồn Nhỏ là thành
phần “cao trọng nhất trong Nước Thiên Chúa”
(Mt.18:4), thành phần thấu hiểu Chúa Kitô, đầy
Chúa Kitô nhất, như Đệ Nhất Hồn Nhỏ “đầy
ơn phúc” (Lk.1:28) Maria.
Phải, nếu
không có Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria không thể nào thụ
thai và hạ sinh Con Đấng Tối Cao là Đức Giêsu
Kitô thế nào (xem Luca 1:35), Hồn Nhỏ cũng không
thể nào thấu hiểu Chúa Kitô và tràn đầy Chúa Kitô
như vậy, để có thể trở thành “kẻ cao
trọng nhất trong Nước Thiên Chúa”. Hồn Nhỏ
quả là thành phần “được sinh bởi Thần
Linh”, tức thành phần “nghe được tiếng gió”
(Jn.3:8), nhờ đó được “Thần Chân Lư dẫn
vào tất cả sự thật” (Jn.16:13), nghĩa là “có
thể cùng với các thánh hoàn toàn thấu hiểu chiều
rộng, chiều dài, chiều cao và chiều sâu của t́nh
yêu Chúa Kitô, cũng như cảm nghiệm được
t́nh yêu này vượt trên tất cả mọi hiểu
biết, để đạt đến tầm vóc viên
trọn của chính Thiên Chúa” (Eph.3:18-19).
(Trích chương
kết của cuốn
“Mạch Nước Vọt
Lên Sự Sống Đời Đời”, Cao-Bùi, 1998)