-11-
TRỞ NÊN
NHƯ TRẺ NHỎ
Hồn
Nhỏ Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Đến
Với Chúa: Một Ơn Gọi
“Hăy
để cho các con trẻ đến với Thầy.
Đừng
ngăn cản chúng.
Nước
Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng"
(Mathêu 19:14).
Lời của
Chúa Giêsu trên đây, tuy trực tiếp nói với người
lớn, gián tiếp là một lời kêu gọi, một lời
mời gọi thành phần con trẻ đến với
Người. Thành phần con trẻ này nhỏ bé lắm,
nhỏ bé cả về thể lư cũng như tâm lư.
Về thể lư,
thành phần con trẻ mà Chúa Giêsu kêu gọi "Đến
với Thầy" này phải "được mang đến
cho Người" (Mathêu 19:13), chứ chúng không thể
tự ḿnh đến được với Người.
Về tâm lư,
biết thành phần con trẻ được kêu gọi
"Đến với Thầy" không hiểu ḿnh nói ǵ,
Chúa Giêsu đă phải kêu gọi chúng qua thành phần người
lớn: "Hăy để cho các con trẻ đến
với Thầy".
Thành phần con
trẻ "được mang đến cho Người"
và cũng là thành phần Chúa Giêsu muốn kêu gọi chúng
"Đến với Thầy" này, về thể lư,
theo ngôn từ của Phúc Âm Thánh Luca dùng, đúng là
"những thơ nhi (babies)" (Luca 18:15), c̣n đang được
bế trên tay hay mới chập chững bước đi,
mà Chúa Giêsu gọi là "những trẻ nhỏ (little
children)" (Luca 18:16): "Hăy để cho những
trẻ nhỏ đến với Thầy" (Luca
Lời Chúa Giêsu
kêu gọi "Đến Với Thầy" trên đây,
mặc dù hướng về nhóm con trẻ (về thể
lư lẫn tâm lư) bấy giờ đang bị môn đệ
ngăn cản không cho chúng được mang đến
cho Người, thực ra, đối tượng và thành
phần Người cố ư nhắm tới, qua h́nh ảnh
các con trẻ bấy giờ, chính là đám người
lớn.
Chúa Giêsu đă
minh xác chủ ư này của Người khi nhắc nhở
thành phần người lớn là: "Nước Thiên
Chúa thuộc về những ai giống như chúng"
(Mt.19:14).
"Hăy
đến với Tôi, tất cả các người là
những kẻ mệt mỏi và nặng gánh..."
(Mathêu 11:28).
Qua lời này,
Chúa Giêsu quả thật đă rơ ràng và trực tiếp kêu
gọi thành phần người lớn, thành phần không
hồn nhiên vui sống như trẻ nhỏ, thành phần đầy
"mệt mỏi và nặng gánh", muốn "t́m được
thanh thản" (Mathêu 11:29), phải "đến
với Thầy" giống như chúng, thành phần con
trẻ.
Như thế,
căn cứ vào những lời của Chúa Giêsu được
phân tách trên, chúng ta có thể suy ra những kết
luận sau đây:
1.
Chúa
Giêsu muốn thành phần trẻ nhỏ đến với
Người: "Hăy để cho các trẻ nhỏ đến
với Thầy. Đừng ngăn cản chúng" (Luca
2.
V́
Chúa Giêsu đến là để tỏ ḿnh cho thành phần
trẻ nhỏ: "Nước Thiên Chúa thuộc về
những ai giống như chúng" (Luca 18:16; Mathêu
11:25,27);
3.
Do đó,
thành phần người lớn muốn đến với
Chúa cũng phải "giống như chúng": "Ai
không đón nhận Nước Thiên Chúa như một con
trẻ sẽ không được vào đó" (Luca 18:17);
4.
Đường
lối đích thực, duy nhất và hoàn hảo để
con người có thể chắc chắn đến được
với Chúa chính là: "Hoán cải và trở nên như
trẻ nhỏ" (Mathêu 18:3).
Đến
Với Chúa: Đặc Ân Tiền Định
"Không ai có
thể đến được với Cha mà không qua
Thầy"
(Gioan 14:6).
C |
âu Chúa Giêsu tuyên
bố không bao giờ sai lầm trên đây là một
khẳng định dứt khoát: muốn đến cùng
Thiên Chúa Cha, muốn trở nên con cái Thiên Chúa, trước
hết, phải "qua" Người, như Người
đă kêu gọi "hăy đến với Ta" (Mathêu
11:28), "theo Ta" (Gioan 8:12), "trung gian duy nhất
giữa Thiên Chúa và loài người" (1Timôthêu 2:5), "là Đường,
là Sự Thật và là Sự Sống" (Gioan 14:6).
Nói ngược
lại, ai không "hoán cải và trở nên như trẻ
nhỏ, (v́ chỉ có trẻ nhỏ mới đến được
và mới được đến cùng Chúa Giêsu
như Người kêu gọi chúng), sẽ không được
vào Nước Thiên Chúa" (Mathêu 18:3) .
Theo đường
lối cứu rỗi, đến với Chúa Giêsu
thật sự tự nó là một ơn gọi của Đấng
"muốn cho mọi người được cứu
rỗi và nhận biết chân lư" (1Timôthêu 2:4), Đấng
"đă yêu thế gian đến ban Con Một Ḿnh để
những ai tin Con sẽ không bị chết nhưng được
sự sống đời đời" (Gioan 3:16).
Thế nhưng,
trong mầu nhiệm cứu rỗi, mầu nhiệm
của Đấng "muốn thương ai th́
thương" (Rôma 9:18), Đấng "có quyền làm
như ḿnh muốn" (Mathêu 20:15), "làm tất cả
những ǵ ḿnh muốn" (Thánh Vịnh 135:6), th́ không
phải tự nhiên ai cũng có thể và được
phép đến với Chúa Giêsu, nếu Đấng
Tối Cao không can thiệp.
Chính Chúa Kitô đă
minh xác chân lư vô cùng xác thực và hệ trọng này qua hai lời
khẳng định dứt khoát sau đây:
"Không
ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha Ta không ban phép”
(Gioan 6:65),
"Không
ai có thể đến cùng Ta, nếu Cha, Đấng sai Ta
không dẫn đưa họ" (Gioan 6:44).
Như thế, đến
với Chúa Giêsu chẳng những là một ơn
gọi, mà c̣n là một đặc ân nữa. Nghĩa là
phải được chọn mới có thể đến
với Chúa Giêsu. Thế mà, chỉ có thành phần trẻ
nhỏ và thành phần người lớn "giống
như chúng" mới có thể đến với
Chúa Giêsu.
Bởi vậy,
thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn chính
là thành phần trẻ nhỏ và thành phần "giống
như chúng". Hay, nói ngược lại, thành phần
trẻ nhỏ và thành phần "giống như chúng"
chính là thành phần được Thiên Chúa tuyển
chọn.
Không phải hay
sao, Chúa Giêsu đă "lên núi mà triệu tập những ai
Người muốn, họ đă đến cùng Người"
(Marcô 3:13)?
Thế rồi,
v́ không được chọn, một ngày kia, sau khi nghe xong
bài giảng về Bánh Sự Sống, "Bánh Ta ban chính là
thịt Ta ban sự sống cho thế gian... Ai ăn
Thịt Ta và uống Máu Ta th́ có sự sống đời đời...
Thịt Ta là của ăn thật và máu Ta là của uống
thật" (Gioan 6:51, 54, 55), "nhiều môn đệ
của Người đă bỏ đi không thuộc về
nhóm của Người nữa" (Gioan 6:66).
Và, chỉ
"sau khi Giuđa rời khỏi (nhà tiệc ly)" (Gioan
13:30), "đứa con hư đi cho ứng nghiệm lời
Kinh Thánh" (Gioan 17:12), Chúa Giêsu mới tâm sự với các
tông đồ:
"Không
phải các con đă chọn Thầy, song chính Thầy đă
chọn các con..." (Gioan 15:16).
Kể cả các tông
đồ được tuyển chọn này, sau khi đă
quyết định "ở lại với Người"
(Gioan 1:39), một khi c̣n tỏ ra ḿnh khôn ngoan theo kiểu
thế gian, kiểu người lớn, không "giống
như" những trẻ nhỏ, cũng có thể,
như trường hợp của vị tông đồ
trưởng Phêrô của ḿnh, bị Chúa Giêsu đuổi
thẳng tay: "Cút đi cho khuất mắt Ta" (Mathêu
16:23).
Lời xua đuổi
"cút đi cho khuất mắt Ta" ở đây, ngược
lại với lời mời gọi "hăy đến với
Thầy", không phải hay sao, là lời mắng trách
của Chúa Giêsu v́ Người không thích hợp cũng
như không đồng ư tí nào với thành phần người
lớn, ngược lại với lời "Đến
Cùng Thầy" của Người, lời mời gọi
thành phần trẻ nhỏ hay "những ai giống
như chúng"!
Nếu chỉ có
thành phần trẻ nhỏ hay "những ai giống
như chúng" mới được "ban phép" đến
với Chúa Giêsu, th́ cũng chỉ có những thành phần được
đặc ân tiền định này mới có thể đến
được với Chúa Giêsu:
"Tất
cả những ǵ Cha Tôi ban cho Tôi sẽ đến với
Tôi; Tôi không chối bỏ những ai đến với Tôi"
(Gioan 6:37).
Bởi v́, Đấng
đă định cho thành phần Đến với Chúa
Giêsu cũng chính là Đấng "dẫn đưa
họ" Đến với Chúa Giêsu.
Chính v́ thế mà
thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống
như chúng" tự nhiên được Thiên Chúa ban cho
khả năng nhận biết chân lư. Họ chính là thành
phần chiên của Chúa:
"Chiên
Ta th́ nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gioan 10:27).
Cho dù họ
thế nào đi nữa, lầm lạc như một
người tội lỗi (như thánh Mai-Đệ-Liên
bị bẩy quỉ ám), một người cuồng tín
(như thánh Phao-Lô trung thành với Do Thái giáo đi bắt bớ
Kitô hữu), một người lương dân (như thánh
Timôthêu, môn đệ của thánh Phaolô), một người
lạc giáo (như thánh Augustinô theo bè Ma-Ni-Kê), một người
vô thần (như thánh Christopher đi t́m cho bằng được
vị chúa tể mọi sự để phụng thờ)
v.v., họ vẫn là chiên của Chúa, đến nỗi,
như Chúa Giêsu đă quả quyết:
"Ta
c̣n những chiên khác chưa thuộc về đàn này... chúng
sẽ nghe tiếng Ta" (Gioan 10:16).
Là chiên,
"những người được Thiên Chúa biết
trước th́ cũng tiền định cho chia sẻ
h́nh ảnh Con của Ngài" (Rôma 8:29) này, chắc chắn
sẽ đến cùng Chúa Giêsu: "Tất cả
những ǵ Cha là Đấng sai Ta ban cho Ta sẽ đến
với Ta" là như thế.
Ngoài ra, và bởi
thế, nếu không phải là chiên, không phải là thành
phần được tiền định "theo Con
Chiên" (Khải Huyền 14:4), thành phần "không được
Cha dẫn đưa", "không ai có thể đến
cùng Ta":
"Các
ngươi không chịu tin Ta là v́ các ngươi không
phải là chiên của Ta" (Gioan 10:26).
Như thế,
thành phần được Thiên Chúa tuyển chọn
như chiên đến cùng Chúa Giêsu và theo Chúa Giêsu đây
không phải là thành phần trẻ nhỏ và "những
ai giống như chúng" hay sao. Chính v́ thành phần chiên
theo Chúa Giêsu là thành phần trẻ nhỏ và "những ai
giống như chúng" có khả năng nghe được
tiếng Chúa mà:
"Điều
(Cha là Chúa trời đất) đă giấu những kẻ
khôn ngoan thông thái th́ Cha lại tỏ cho những trẻ
nhỏ mọn nhất" (Mathêu 11:25).
Nếu thành
phần trẻ nhỏ và "những ai giống như
chúng" là thành phần được tiền định
Đến Cùng Chúa Giêsu, là thành phần, như Người điểm
mặt: "nghe tiếng Ta ... và theo Ta" (Gioan 10:27), th́
thành phần này, không phải hay sao, chính là thành phần được
Thiên Chúa từ đời đời cưu mang (tiền định),
và "khi đến thời gian ấn định"
(Galata 4:4), "được hạ sinh từ trên
cao" (Gioan 3:3,7), "bởi nước và Thần
Linh" (Gioan 3:5), để "có thể vào Nước
Thiên Chúa" (Gioan 3:5).
Phải, thành
phần trẻ nhỏ và "những ai giống như
chúng" được Thiên Chúa tiền định,
"ban phép" và "dẫn đưa" đến
cùng Chúa Giêsu, đúng là thành phần được Thiên
Chúa cưu mang trong t́nh yêu vô cùng của Ngài từ đời
đời:
"Cha
đă yêu họ như Cha từng yêu Con" (Gioan 17:23);
"Như
Cha hằng yêu Thầy thế nào, Thầy cũng đă yêu
các con như vậy" (Gioan 15:9).
Và, để sinh
ra thành phần được tiền định này, Thiên
Chúa đă tỏ ḿnh cho họ qua Con Một Ngài là Chúa Giêsu
Kitô, "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan
1:14):
"Bất
cứ ai chấp nhận Người (Lời) th́ Người
ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa. Những
người này là những kẻ tin vào danh Người,
những kẻ được sinh ra không phải do máu
mủ, không theo đam mê nhục dục, hay không bởi ư
muốn của con người, mà là bởi Thiên Chúa" (Gioan 1:12-13).
Do đó, thành
phần trẻ nhỏ và "những ai giống như
chúng" chính là thành phần con cái Thiên Chúa, thành phần
"được hạ sinh từ trên cao", "bởi
Thiên Chúa". "Được hạ sinh từ trên
cao", "bởi Thiên Chúa", thành phần trẻ
nhỏ và "những ai giống như chúng" được
tham dự vào Sự Sống Đời Đời của
Thiên Chúa là Cha trên trời của ḿnh.
Sống
"Sự Sống Đời Đời là nhận
biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng
Cha sai là Chúa Giêsu Kitô" (Gioan 17:3), họ "sống trong
t́nh yêu của Thầy, (bằng cách) giữ mệnh
lệnh của Thầy" (Gioan 15:10), nhờ đó,
họ "được tái sinh bởi nước",
"bởi hạt giống không hư nát là Lời Thiên
Chúa" (1Phêrô.1:23), Lời có tác dụng thanh tẩy (xem
Gioan 15:3).
Sống
"Sự Sống Đời Đời là nhận
biết ..." như thế, thành phần trẻ nhỏ
và "những ai giống như chúng" sẽ "không
thể phạm tội, v́ họ được sinh bởi
Thiên Chúa" (1Gioan 3:9), tức sinh bởi "T́nh yêu
của Thiên Chúa đă tuôn xuống trong ḷng chúng ta nhờ
Thánh Thần là Đấng được ban cho chúng ta"
(Rôma 5:5), cũng là họ cũng được "sinh bởi
Thần Linh", Đấng "muốn thổi đâu th́
thổi" (Gioan 3:8), Đấng dẫn dắt thành
phần con cái Thiên Chúa (xem Rôma 8:14).
Như thế:
"Đến với Chúa" nếu là một ơn
gọi, thành phần được kêu gọi này chính là
thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống
như chúng".
"Đến với
Chúa" nếu là một đặc ân tiền định,
thành phần trẻ nhỏ và "những ai giống
như chúng" sẽ là thành phần "được
Cha ban phép" và "được Cha dẫn đưa".
Thành phần được
kêu gọi và tiền định này vĩnh viễn sẽ
là thành phần:
1.
Được
cưu mang trong t́nh yêu nhưng không của Thiên Chúa chân
thật duy nhất;
2.
"Được
hạ sinh từ trên cao" khi nhận biết Cha nơi
Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể;
3.
"Được
hạ sinh bởi nước và Thần Linh", như
"chiên Tôi th́ nghe tiếng Tôi ... và theo Tôi".
Đến Với
Chúa: Như Trẻ Nhỏ
"Tin vào Phúc Âm
và chịu Phép Rửa Tội"
(Marcô 16:16)
"C |
ửa ngơ"
(Gioan 10:1,7) duy nhất và chính yếu để chiên có
thể qua mà đến cùng "mục tử nhân lành
hiến mạng sống ḿnh v́ chiên" (Gioan 10:11) là "tin
vào Phúc Âm và chịu Phép Rửa".
Đến với
Chúa Giêsu, bằng tác động tin được thể
hiện qua việc lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, con
người đă thực sự trở nên con cái Thiên Chúa
và được sống Sự Sống Đời Đời.
Thiên Chúa ở với
họ bằng Ơn Thánh, như "Nước Thiên Chúa đă
ở giữa các con" (Luca 17:21). Là con cái Thiên Chúa và được
sống Sự Sống Đời Đời, Kitô hữu
chính là các trẻ nhỏ của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, ngay từ
ban đầu, hai nguyên tổ đă không phải là các
trẻ nhỏ thực sự hay sao? Khi c̣n sống trong
sự công chính nguyên thủy, các ngài có biết đến
tội lỗi là ǵ đâu: "Trần truồng mà không
biết xấu hổ" (Khởi Nguyên 2:25).
Thế rồi, từ
khi "mắt cả hai người mở ra, nhận
thấy ḿnh trần truồng" (Khởi Nguyên 3:7), họ
đă trở thành người lớn, với cuộc đời:
nam nhân th́ mệt mă (xem Khởi Nguyên 3:17-19 và Mathêu 11:28),
nữ nhân th́ nặng nề (xem Khởi Nguyên 3:16 và Mathêu
11:28).
Như thế,
hai nguyên tổ trước khi c̣n sống trong sự công
chính nguyên thủy, cũng giống như t́nh trạng
của Kitô hữu khi mới lănh nhận Bí Tích Rửa
Tội, chỉ mới là một trạng thái trẻ
nhỏ, một t́nh trạng hồn nhiên đơn sơ ban
đầu mà thôi, chứ không phải và chưa phải có
tinh thần trẻ nhỏ, tinh thần con cái Thiên Chúa, tinh
thần làm cho họ thật sự là trẻ nhỏ
của Thiên Chúa.
Chính v́ nguyên
tội, v́ con người đă vượt ra khỏi lănh
vực nhỏ bé của ḿnh, "muốn nên khôn ngoan"
(Khởi Nguyên 3:6), "giống như các thần linh
biết lành biết dữ" (Khởi Nguyên 3:5), bằng
việc bất phục tùng "ăn cây Ta đă cấm
ngươi ăn" (Khởi Nguyên 3:17), mà con người
đă "phải chết" (Khởi Nguyên 2:17), đă
bị đuổi (xem Mathêu 16:23) ra khỏi vườn địa
đường (xem Khởi Nguyên 3:23), đă trở thành
người lớn "giống như các thần
linh", thành con cái của thần dữ, "con cái
thế gian" (Luca 16:8), không c̣n là con cái bé nhỏ "sinh
bởi Thiên Chúa" (Gioan 1:13) nữa. Do đó, Chúa Giêsu đă
dứt khoát khẳng định:
"Ta
bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không hoán
cải và trở nên như các trẻ nhỏ, các
ngươi sẽ không được vào Nước Thiên
Chúa" (Mathêu 18:3).
Như thế, "hoán
cải và trở nên như trẻ nhỏ", trước
hết, phải là một tiến tŕnh trở về
nguồn, về sự tốt lành nguyên thủy, về t́nh
trạng làm con cái đích thực của Thiên Chúa, được
Ngài dựng nên theo h́nh ảnh Ngài và tương tự
như Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26).
V́ t́nh trạng
tốt lành nguyên thủy đă mất đi theo nguyên
tội, nhưng đă được phục hồi trong
Chúa Kitô, Người Con Duy Nhất "đẹp ḷng
Cha" (Mathêu 3:17,17:5), bởi thế, "hoán cải
và trở nên như trẻ nhỏ" chính là việc
"mặc lấy Chúa Kitô" (Rôma 13:14):
"Tất
cả anh em là những người đă được
rửa trong Chúa Kitô th́ chính anh em đă mặc lấy Người"
(Galata 3:27)
Việc
"mặc lấy Chúa Kitô" trong Bí Tích Rửa Tội này
là đường lối "cải lăo hoàn đồng"
siêu nhiên duy nhất có thể giải đáp thoả đáng
cách chính xác vấn nạn của "ông thầy" (Gioan
3:10) Nicôđêmô: "Khi một người đă lớn th́
làm sao có thể được sinh lại? Chẳng nhẽ
họ chui trở vào bụng mẹ để được
sinh lại hay sao?" (Gioan 3:4).
Thế nhưng,
con người phải mặc lấy Chúa Kitô như
thế nào mới có thể hoàn thành tiến tŕnh: "hoán
cải và trở nên như trẻ nhỏ", nếu không
phải là việc Kitô hữu phải cởi bỏ con
người cũ để mặc lấy con người
mới.
"Anh
em không biết rằng chúng ta là những người được
rửa trong Chúa Giêsu Kitô th́ được rửa trong
sự chết của Người... Con người cũ
của chúng ta đă bị đóng đanh với Người..."
(Rôma 6:3, 6, 11).
"Anh
em thực sự đă chết... Điều anh em làm là cởi
bỏ con người cũ với các việc làm đă qua
của nó, và mặc lấy con người mới, con
người triển nở trong sự hiểu biết
như họ mới được h́nh thành theo h́nh ảnh
của Đấng Tạo Thành của ḿnh" (Côlôsê 3:3,
9-10).
"Anh
em phải dẹp bỏ lối sống trước kia,
cùng với con người cũ đă băng hoại theo
ảo ảnh và dục vọng, thay vào đó bằng đường
lối suy tư theo tinh thần mới mẻ. Anh em
phải mặc lấy một con người mới
như thế, con người được dựng nên
theo h́nh ảnh Thiên Chúa, con người công chính và thánh
thiện phát sinh từ chân lư" (Êphêsô 4:22-24).
Như thế,
"hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ"
là tiến tŕnh cởi bỏ con người cũ v́ đă được
mặc lấy con người mới hay cũng để
mặc lấy con người mới.
Từ suy
luận và kết luận này phân tách ra, th́:
1.
"Hoán cải" tức là "cởi bỏ con người
cũ", và
2.
"Trở nên như trẻ nhỏ" tức là
"mặc lấy con người mới".
“Hoán Cải” là “Cởi
Bỏ Con Người Cũ”
T |
hực ra, khi lănh
nhận Bí Tích "Rửa Tội nhân danh Chúa Giêsu Kitô"
(Tông Đồ Công Vụ 10:48,19:5) là con người cũ
của Kitô hữu đă chính thức "được
chôn táng trong sự chết của Chúa Kitô" (Rôma 6:4). Nhờ
đó, họ đă hoàn toàn được "mặc
lấy Chúa Kitô" là Con Người Mới của họ.
Thế nhưng,
kinh nghiệm sống đạo không thể chối căi trên
thực tế đă cho chúng ta thấy, bao lâu chúng ta không
liên tục để ư sống đúng với mầu
nhiệm tái sinh của Bí Tích Rửa Tội, "sống
ẩn thân với Chúa Kitô trong Thiên Chúa" (Côlôsê 3:3),
bấy lâu chúng ta vẫn c̣n sống theo con người
cũ của ḿnh, một con người lớn, một con
người đă thưa với cha ḿnh: "Vâng con đi',
rồi chẳng chịu đi" (Mathêu 21:28-29).
Vậy "con
người cũ" của chung nhân loại và riêng Kitô
hữu là ǵ và như thế nào mà họ phải cởi
bỏ mới có thể "trở nên như trẻ
nhỏ", mới có thể trung thực phản ảnh
Chúa Kitô là "con người mới" của ḿnh?
Nếu Chúa Kitô là
Con Người Mới của Kitô hữu th́ con người
cũ của họ không phải là con người nguyên
tội, con người đă hư đi song đă được
cứu chuộc hay sao?
“Con người
cũ" này, ngay từ ban đầu, đă hiện thân
nơi hai nguyên tổ, qua tinh thần kiêu căng, hành động
bất tuân và thái độ tự ái của các ngài.
"Con người
cũ" kiêu căng muốn nâng ḿnh lên: "như các
thần linh biết lành biết dữ" (Khởi Nguyên
3:5).
"Con người
cũ" bất tuân mệnh lệnh Thiên Chúa: "ăn
cây Ta đă cấm ngươi không được
ăn" (Khởi Nguyên 3:11).
"Con người
cũ" tự ái bất chấp tất cả mọi
sự: "Người đàn bà mà Ngài đă để ở
đây với tôi, nàng đưa cho tôi trái cây nên tôi mới
ăn" (Khởi Nguyên 3:12); “Con rắn đánh lừa tôi
nên tôi mới ăn" (Khởi Nguyên 3:13).
Nếu "con
người cũ" là một con người kiêu
căng, bất tuân và tự ái như thế, th́ "cởi
bỏ con người cũ" để "mặc
lấy con người mới", hay "hoán cải" để
"trở nên như trẻ nhỏ", tức là "cởi
bỏ", là "hoán cải" con người vốn
kiêu căng, bất tuân và tự ái của ḿnh.
Chúa Kitô đă xác
nhận điều này trong câu Người tuyên bố:
"Ai hạ ḿnh xuống, trở nên như con trẻ này,
sẽ là người lớn nhất trên nước trời"
(Mathêu 18:4)
Như thế,
"hoán cải" là "cởi bỏ con người
cũ" để có thể "mặc lấy con người
mới" và "trở nên như trẻ nhỏ" ở
đây nghĩa là "hạ ḿnh xuống".
Thế nhưng,
"hạ ḿnh xuống" tới đâu và "hạ ḿnh
xuống" như thế nào?
Đó là vấn đề
tiếp theo, vấn đề "trở nên như trẻ
nhỏ", vấn đề "mặc lấy con người
mới".
“Trở Nên
Như Trẻ Nhỏ" là
“Mặc Lấy
Con Người Mới"
T |
rước khi
con người có tư tưởng và ước vọng
muốn "nên giống như các thần linh biết lành
biết dữ", th́ con người vẫn c̣n ở trong
t́nh trạng tốt lành nguyên thủy, tức vẫn c̣n ở
trong ư thức nhận biết Thiên Chúa: "Chúng tôi được
ăn trái của các cây trong vườn, chỉ duy có trái
của cây ở giữa vườn th́ Thiên Chúa dặn
'Ngươi không được ăn hay được đụng
đến nó kẻo chết'" (Khởi Nguyên 3:2-3).
Với ư thức
nhận biết này, cho đến khi bị cám dỗ bởi
"tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44) là
"con cựu xà tức là ma quỉ hay Satan" (Khải
Huyền 12:9), con người đă không dám "ăn hay đụng
đến" điều Thiên Chúa cấm.
Như thế,
khi c̣n sống trong t́nh trạng tốt lành nguyên thủy là
con người c̣n sống trong sự kính sợ Thiên Chúa,
qua việc tuân phục ư muốn tối cao của Ngài.
Nếu nhờ ư
thức nhận biết Thiên Chúa, qua việc tuân phục ư
muốn tối thượng của Ngài như thế, mà
con người ngay từ ban đầu đă sống hoàn toàn
hồn nhiên như trẻ nhỏ, không biết đến
tội lỗi là ǵ, th́: "trở nên như trẻ
nhỏ" chính là trở nên mọi sự như Thiên Chúa
muốn. Chính ư muốn của Thiên Chúa mới đúng
là vị thế để con người chọn, là mức
độ để con người hạ ḿnh xuống, là
tầm vóc cho "con người mới" của
họ.
Nếu mục
tiêu "trở nên như trẻ nhỏ" là "trở
nên mọi sự như Thiên Chúa muốn", th́ tác động
"trở nên như trẻ nhỏ" là "xin vâng".
Chính
tác động "xin vâng" này mới chứng thực được
việc "hoán cải" là "hạ ḿnh xuống"
của con người là thật hay giả, tốt hay
xấu.
Giả sử
trường hợp của Mẹ Maria, v́ thấy ḿnh
chỉ là "tôi tớ Chúa" (Luca 1:38), vô cùng bất xứng
để "cưu mang và hạ sinh ... Con Đấng
Tối Cao" (Luca 1:31-32), nên Mẹ đă "hạ ḿnh
xuống", đến nỗi, không chịu "xin vâng
như lời sứ thần truyền" (Luca 1:38), th́ lời
tuyên bố của Chúa: "Ai hạ ḿnh xuống trở nên
như con trẻ này sẽ là kẻ lớn nhất trên
Nước Trời" (Mathêu 18:4), có ứng nghiệm
nơi Mẹ, như Mẹ hiện xứng đáng hay
chăng?
Thật sự,
"nếu không được tái sinh bởi trên cao, không
ai được vào Nước Thiên Chúa" (Gioan 3:3). Là
v́, "con người cũ", con người sau nguyên
tội "vốn yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan
3:19), không thể nào nhận ra được chân lư,
nếu không được soi sáng.
Chúa Kitô, "Ngôi
Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), chính là
"ánh sáng đă chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5), để
"con cái ánh sáng" (Luca 16:8), thành phần con cái Thiên Chúa,
thành phần trẻ nhỏ, thành phần chiên theo mục
tử, thành phần mà Chúa Kitô xác quyết: "Ai theo Ta
sẽ không đi trong tăm tối, song sẽ được
ánh sáng ban sự sống" (Gioan 8:12).
Chúa Kitô, theo
bản tính Thiên Chúa, chính "là ánh sáng" (1Gioan 1:5), và,
trong mầu nhiệm nhập thể, khi mặc lấy nhân
tính của con người, Người trở thành "ánh
sáng chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5)..
Như thế,
nhân tính của Chúa Kitô là phương tiện, là "Đường"
để Người "là Sự Thật và là Sự
Sống" (Gioan 14:6) tỏa ra "chiếu soi trong tăm
tối".
Đối với
con người, tất cả những ǵ tỏa ra từ
Chúa Kitô, như lời Người nói hay việc Người
làm, đều là " ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12),
"là Đường" (Gioan 14:6) dẫn họ đến
cùng Cha, dẫn họ vào Nước Thiên Chúa.
Chúa Kitô chẳng
những đă dùng lời nói để soi sáng cho con người
biết phải làm cách nào mới có thể đến cùng
Cha, mới có thể vào Nước Thiên Chúa, khi Người
chỉ cho con người biết phải "hoán cải
và trở nên như trẻ nhỏ", Người c̣n dùng
cả bản thân ḿnh để làm gương cho con người
nữa, như thánh Tông Đồ Phaolô diễn tả và kêu
gọi: "Hành vi của anh em phải là hành vi của
Chúa Kitô: Người bản thân tuy là Thiên Chúa, song Người
đă không tự cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên
Chúa. Trái lại, Người đă tự hủy ra như
không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra theo h́nh
ảnh con người. Với thân phận con người,
Người đă tự hạ vâng lời cho đến
chết, và chết trên thập giá." (Philiphê 2:6-8).
Nếu "hoán
cải" là "cởi bỏ con người cũ",
con người kiêu căng, bất tuân và tự ái, th́ "trở
nên như trẻ nhỏ" là "mặc lấy con
người mới", con người tự hạ,
phục tùng và chết trên thập giá như Chúa Kitô, Đấng
mà họ mặc lấy khi chịu phép rửa và đă chôn
táng con người cũ của họ trong sự chết
của Người.
Đến đây,
vấn đề "hoán cải và trở nên như
trẻ nhỏ" đă được hoàn toàn sáng tỏ
như sau:
1.
Trước
hết, Thiên Chúa đă tỏ ḿnh Ngài ra cho con người
qua và nơi Con Một của Ngài là Chúa Giêsu Kitô.
2.
Chúa
Giêsu Kitô là "Ngôi Lời vốn ở nơi Thiên Chúa ngay từ
ban đầu" (Gioan 1:1) "đă hóa thành nhục
thể và ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), như điểm
hẹn "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24) muốn đến
để gặp gỡ con người "thuộc
hạ giới... thuộc thế gian" (Gioan 8:23), và
cũng để con người không cần phải
"nâng ḿnh lên" "giống như các thần linh
biết lành biết dữ" mới có thể
gặp Ngài, mà chỉ cần "hạ ḿnh xuống",
"hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ" mà
thôi.
3.
Như
thế, càng "hạ ḿnh xuống", càng gặp được
Thiên Chúa nơi Đấng "đă tự hủy ra
như không". Càng "hoán cải", càng nên giống Đấng
"đă mặc lấy thân phận tôi đ̣i". Càng
"trở nên như trẻ nhỏ", càng nên giống Đấng
"tự hạ vâng lời cho đến chết và
chết trên thập giá". Càng nên giống Chúa Kitô "đầy
ân sủng và chân lư" (Gioan 1:14), càng tràn đầy Thiên
Chúa, càng "là đệ nhất trên Nước Trời".
4.
Do đó,
đối với "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1Gioan 4:8,16),
nếu thánh thiện là Đức Ái Trọn Hảo, th́ đối
với con người, thánh thiện là “hoán cải và trở
nên như trẻ nhỏ”.
(Trích sách “Trở
Nên Như Trẻ Nhỏ”, Cao-Bùi, 1994)