ĐỜI CẦU NGUYỆN

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

 

Chương Tám

 

CHO KHỎI SỰ DỮ

 

 

Trước hết, “sự dữ” mà Chúa Giêsu có ư dậy anh em của Người xin với Cha trên

trời ở chi tiết cuối cùng trong kinh Lạy Cha này không phải chỉ là “sự dữ” về thể lư nói riêng hay về tự nhiên nói chung, tức những đau khổ nơi phần xác con người hay những đau khổ nơi tâm thần của họ, hoặc cả hai.

 

Những “sự dữ” thuộc về phương diện thể lư và tự nhiên này, đối với con người là

loài sinh linh vật có khả năng và ước vọng hướng về Chân, Thiện, Mỹ, th́ đúng là đau khổ cho họ là loài mà bản tính đă bị hư đi v́ nguyên tội. Tất nhiên, trước khi con người sa ngă nơi hai nguyên tổ, mặc dù ngay lúc bấy giờ đă có "thử thách", song con người đang có Ơn Nghĩa với Chúa sống động và chiến đấu một cách tự do, không có ǵ là đau khổ cả.

 

Có thể nói, ngay từ đầu, con người đă vác thập giá khi chịu thử thách và chiến đấu để có thể trung thành với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên ḿnh theo h́nh ảnh của Ngài. Thế nhưng, con người chỉ cảm thấy “đau khổ” khi họ không thể vác “thập giá” và bị “thập giá” đè lên. Từ đó, cả “thập giá” lẫn “đau khổ” đă bị con người tự nhiên nguyền

rủa và cố gắng xa tránh bao nhiêu có thể. Đến nỗi, khi giờ tối tăm của họ đến (x.Lc 22:53), họ đă đóng đanh chính Con Thiên Chúa trên đó!

 

Thế nhưng, đối với Thiên Chúa, “thập giá” vẫn không phải là một “sự dư”, trái

lại, nó c̣n là đường lối và biểu hiệu tốt lành để Ngài có thể thông ân sủng và chân lư

của Ngài cho con người. Do đó, "thập giá" đă trở thành "Thánh Giá". 

 

Phần con người, nếu ngay từ ban đầu họ biết bỏ ḿnh đi, không theo ư riêng của ḿnh trong việc ăn trái cấm, th́ họ đâu có bị “đau khổ” khi thảm bại trước thử thách làm nên "thập giá" trái với ư muốn của họ, trái lại, họ c̣n được sống đời đời nữa là đàng khác. Bởi vậy, tội lỗi của con người mới là nguyên nhân sinh ra “đau khổ” và mới làm cho con người “đau khổ”, chứ không phải “thập giá”, nơi sinh ra sự sống và làm cho con người được ân phúc.

 

Mặc dầu "thập giá" bị con người tự nhiên đă hư đi v́ nguyên tội chống đối như kẻ thù của ḿnh (x.Phil 3:18) và t́m hết cách xa lánh cũng như trút bỏ sức nặng của nó, bởi đă làm cho họ “đau khổ”, nhưng, Thiên Chúa lại lợi dụng chính “thập giá” để cứu rỗi họ, để hủy diệt tội lỗi của họ cùng với các hậu quả của nó, mà sự chết thể lư là tiêu biểu. Tội lỗi của con người mới chính là “sự dữ” mà con người cần phải khẩn nguyện đúng

như lời Chúa Giêsu đă dậy: “nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

 

Thật vậy, xét theo mạch văn, câu cuối cùng của kinh Chúa Dạy có hai chi tiết

rất liên hệ với nhau trong cùng một ư tưởng mà cả câu văn đó nói lên, chỉ cách nhau bằng một liên từ “nhưng”. Chi tiết thứ nhất trong câu văn cuối cùng này là: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và chi tiết thứ hai tiếp theo ngay sau đó trong câu văn này là: “nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

 

Nếu chi tiết thứ nhất Chúa Giêsu đă dạy chúng ta xin với Chúa Cha chớ để chúng ta sa chước cám dỗ, tức chớ để chúng ta làm ǵ theo ma qủi mất ḷng Ngài, th́, chi tiết thứ hai, với chữ “nhưng” dẫn đầu, không phải là Chúa Giêsu đă dạy chúng ta xin với Chúa Cha cho chúng ta một điều ngược lại, đó là luôn luôn biết làm trọn ư Chúa, theo Thần Linh của Ngài huy động, nghĩa là đừng bao giờ v́ theo ma qủi mà xúc phạm đến Thiên Chúa Tối Cao vô cùng chí thánh, chí ái là Cha của ḿnh hay sao?

 

Bởi v́, đối với con người là tạo vật vô cùng hèn hạ, lại được Thiên Chúa thương yêu

một cách nhưng không, không tiếc cả Con Một của Ngài v́ họ, mà họ lại dám quay lưng lại với Ngài bằng những vô ơn đă là một trọng tội. Huống chi họ c̣n chối bỏ và hạ bệ Ngài bằng cách truất phế Thánh Ư vô cùng khôn ngoan và thiện hảo của Ngài

nơi họ, th́ lại càng đáng phạt, nhất là, nếu họ c̣n cả dám giầy đạp Ngài bằng cách lợi dụng Ngài để đưa ḿnh lên, coi Ngài như phương tiện để đạt  cả những điều đó không phải là “sự dư” hay sao?

 

Để rồi, hậu qủa của “sự dữ” về luân lư và siêu nhiên này là sự chết đời đời, nghĩa là không được hưởng Thánh Nhan của Thiên Chúa. Vậy, “sự dữ” Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta cầu xin với Cha của Người cũng là Cha của chúng ta, đó là “chớ để chúng con xúc phạm đến Cha” hay “chớ để chúng con bị hư đi đời đời”, tức là “chớ để chúng con đời đời mất Cha”.

 

Phải, khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, con người, qua hai nguyên tổ, không hề biết đến tội lỗi là ǵ, nghĩa là, con người chưa hề biết lành biết dữ cho đến

khi ăn trái cấm, tức cho đến khi phạm tội.

 

Tội lỗi chính là “sự dữ chủ quan” gây ra bởi ư muốn của con người, liên quan đến luân lư và đạo lư, ngược lại với đau khổ là “sự dữ khách quan” xẩy ra cho thể lư và tâm lư

của con người, ngoài ư muốn của họ.

 

Tuy nhiên, v́ tâm linh của con người, mới là yếu tố làm cho con người khác với con vật, do đó, khi con người phạm tội tức là lúc con người trở nên “dữ”, và họ tự làm cho cả con người họ ra ô uế (x.Mt 15:18-20). Để rồi, một khi đă trở nên, “dữ”, nên ô uế, dù

được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa theo thể thức, con người sẽ không c̣n giống Ngài theo tinh thần nữa, Đấng “trọn lành ở trên trời” (Mt 5:48), trái lại, họ hoàn toàn bất xứng với Ngài và mất Ngài. Ngài không ở trong họ nữa, v́ tự họ không muốn ở trong Ngài. Mất Thiên Chúa là mất tất cả. Hay, nói cách khác, mất linh hồn là mất tất cả. Đó mới là “sự dữ” tuyệt đối, “sự dữ” tận cùng.

 

Thật ra, tuy tội lỗi, tự nó là “sự dữ” trên thế gian này, nhưng, một khi c̣n sống, tội nhân vẫn c̣n có thể được cứu rỗi, nên, nó chỉ là một “sự dữ” tương đối mà thôi.

 

Đối với thành phần Kitô Hữu, khi phạm trọng tội là họ đă làm mất Ơn Nghĩa Chúa, tức đă làm mất ḷng Chúa, do đó, Chúa không c̣n ở với họ nữa. Nếu chết đi trong thời gian không có Chúa hay mất Ơn Nghĩa Chúa này mà không kịp ăn năn thống hối cách trọn, th́ kể như họ đă đời đời mất Chúa, đă không c̣n ở trong một “sự dữ” tương đối nữa, mà là đă thuộc về một thực tại bất hạnh đời đời, tức là đă thuộc về “sự dữ”

tuyệt đối, thế giới và vương quốc của các thần dữ, các ngụy thần là Satan và ma qủi.

 

Tuy nhiên, khi c̣n sống, con người mất Ơn Nghĩa Chúa, vẫn biết là đă mất Chúa, tức không được Chúa ở trong ḿnh nữa, nhưng không phải v́ thế mà Thiên Chúa không

yêu họ nữa. Nếu muốn, họ vẫn có thể trở về với t́nh yêu của Ngài, một t́nh yêu vẫn c̣n đó, đă bị chính họ đuổi xua, song vẫn chờ đợi họ trở lại để tha thứ cho họ, để cứu độ và để thánh hóa họ, trừ phi họ đă quá cứng ḷng, không thể trở lại với Ngài được

nữa, đă hoàn toàn bỏ rơi Ngài, đă hồ nghi t́nh Ngài yêu họ, không thể tin rằng Ngài sẽ có thể tha thứ cho tội lỗi tầy trời và sa số của họ được nữa. Đây mới là “sự dữ”

khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất và đáng sợ nhất đối với con người khi c̣n sống trên đời, đáng con người khẩn thiết nguyện xin với Cha ḿnh “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”.

 

Phải, khi con người hoàn toàn cứng ḷng không thể nào trở lại với t́nh yêu bao la, bất tận, bất diệt, bất biến của Thiên Chúa là Cha đầy ḷng thương xót ở trên trời của ḿnh nữa, đó là lúc con người c̣n sống mà cũng như chết đời đời, mà đă hoàn toàn thuộc về vương quốc của qủi ma, thế giới của “sự dữ” tuyệt đối. Một khi con người c̣n sống, không thể nào nói rằng v́ con người bất trung bất tín với Thiên Chúa nhiều quá, nên Thiên Chúa đă bỏ họ, đă không ban ơn trở lại cho họ nữa, thành ra họ cứng ḷng, đến nỗi họ không thể nào trở về với Ngài được nữa.

 

Theo nguyên tắc th́ điều này có thể không đúng, nhưng theo thực tế th́ đúng.

 

Điều này không đúng theo nguyên tắc. Ở chỗ, là T́nh Yêu, Thiên Chúa không thể nào không yêu hay thôi yêu con người, và, dù con người tội lỗi đến đâu đi nữa, cũng không thể nào vượt được ranh giới vô hạn của t́nh Ngài yêu họ.

 

Điều này đúng trên thực tế. Ở chỗ, về phần con người, một khi chối bỏ tiếng lương tâm, không theo các ơn hiện sủng của Thiên Chúa ban cho từng dịp để chống trả các chước cám dỗ, như một người càng bỏ ăn càng kiệt sức, cho đến khi hoàn toàn bất lực để làm

những ǵ phải làm, và ngă gục khi gặp một cơn gió mát với người khác song lại là một cơn gió độc đối với họ, quật họ nằm xuống luôn, không bao giờ chỗi dậy được nữa.

 

Do đó, khi xin “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, Chúa Giêsu cũng có ư dạy anh em của Người hăy xin “cứu chúng con cho khỏi trở nên cứng ḷng đối với ơn Cha”, hay xin “cứu chúng con cho khỏi hồ nghi ḷng Cha thương tha cho chúng con”.

 

Thật ra, Thiên Chúa toàn năng chí ái, Đấng có thể làm "đá trở nên con cái của Abraham" (Mt 3:9), cũng có thể hoán cải những con người có ḷng chai  đá nhất.

 

 Nhiều khi đường lối yêu thương vô cùng khôn ngoan của Thiên Chúa chúng

ta không thể nào hoàn toàn hiểu được, có khi chúng ta cũng không thể nào tin

được là Ngài lại có thể làm những việc lạ như vậy. Chẳng hạn, việc Ngài, trong dụ ngôn thuê thợ làm vườn nho, đă trả công cho người thợ làm vào giờ sau hết và tất nhiên là làm ít nhất, cũng được lănh lương bằng người thợ làm sớm hơn và nhiều hơn họ (x.Mt 20:1-15). "Ngài thương ai th́ thương" (Rm 9:18) là thế.

 

 Điển h́nh và thực tế nhất là thái độ và hành động của Chúa Giêsu đối với trường hợp

của Lazarô, bạn thân của Người. Khi “chị em (của Lazarô) nhắn tin cho Chúa Giêsu rằng: 'Thưa Chúa, kẻ Chúa yêu đang bị bệnh'. Khi nghe thấy vậy, Chúa Giêsu nói: 'Bệnh này không đến nỗi chết, mà là để vinh danh Thiên Chúa, nhờ đó, Con Thiên Chúa cũng được vinh quang.' Chúa Giêsu yêu thương gia đ́nh này. Tuy nhiên, dù nghe biết Lazarô bị bệnh, Ngài c̣n ở đó hai hôm nữa” (Gn 11:3-6).

 

Ở đây, rơ ràng là Chúa biết Lazarô bị bệnh, và dù Chúa yêu thương Lazarô, song Chúa không đến cứu Lazarô ngay, trái lại, Chúa cố ư để cho Lazarô hoàn toàn chết đi đă: “Lạy Chúa, tới nay đă bốn ngày; chắc là chương thối lên rồi!” (x.Gn 11:39), sau đó mới ra tay cứu sống Lazarô: “để họ tin rằng Cha đă sai Con” (Gn 11:42).

 

Đối với chung tất cả mọi người và mỗi người, Thiên Chúa đều muốn cho họ “được cứu rỗi và nhận biết chân lư” (1Tim 2:4), đồng thời, Ngài cũng tỏ ḿnh ra cho họ cách này hay cách kia, làm cho họ, theo khả năng của ḿnh, nhận biết Ngài để được cứu rỗi, chứ Ngài không dựng nên họ rồi bỏ mặc họ hay t́m cách làm cho họ hư đi.

 

Nhưng, một điều chắc chắn là, “những kẻ Ngài biết trước th́ Ngài cũng tiền định... Những kẻ Ngài đă tiền định th́ Ngài cũng kêu gọi...Những kẻ Ngài kêu gọi th́ Ngài cũng công chính hóa...Những kẻ Ngài công chính hóa th́ Ngài làm cho họ được

vinh quang” (Rm 8:29-30). Nghĩa là, “Thiên Chúa làm mọi sự ḥa hợp với nhau

v́ lợi ích của những kẻ được kêu gọi theo ư định của Ngài” (Rm 8:28).

 

Bởi đó, những kẻ Thiên Chúa đă tiền định được cứu rỗi, th́ dù có tội lỗi đến đâu

đi nữa, tức "dù có chết mà tin (Ngài) cũng sẽ được sống" (Gn 11:26), Ngài vẫn có thể làm cho họ trở nên như ư muốn của Ngài. Chẳng hạn Mađalêna, Phaolô hay Augustinô.

 

Phần những kẻ hư đi, Ngài vẫn không bất công với họ và họ cũng không kêu ǵ được Ngài, v́ họ đă cảm thấy họ đă được Ngài ban đủ ơn cho họ để họ có thể nhận biết Ngài

và được cứu rỗi, song, chỉ v́ lỗi của họ đă làm cho họ hư đi thôi.

 

Thậm chí, dù Thiên Chúa có cho những kẻ hư đi như họ tự chọn thiên đàng và hỏa ngục, họ cũng không dám chọn thiên đàng. Bởi v́, với tội lỗi của họ, tội lỗi mà bản chất của nó là chống lại Thiên Chúa toàn thiện chí ái, th́ ở thiên đàng đối diện với

Đấng mà họ phản bội và giầy đạp, coi không ra ǵ, thậm chí coi Ngài c̣n thua cả Satan là tên cám dỗ họ, họ sẽ c̣n khổ hơn cả ở hỏa ngục, nơi mà họ c̣n có thể ẩn lành được Thánh Nhan đầy vinh quang chói lọi của Ngài. Tâm trạng của hai nguyên tổ sau khi phạm tội ăn trái Chúa cấm đă xấu hổ, chạy trốn Thiên Chúa khi vừa nghe thấy tiếng Ngài trong vườn địa đàng (x.STK 3:7-8) là tâm trạng của các kẻ hư đi đời đời.

 

Tâm trạng của thành phần hư đi đời đời là "Khóc lóc và nghiến răng” (Mt 8:12;22:13;25:30). Chẳng những bởi v́ họ oán hận cho chính ḿnh, mà c̣n ghen tức với những kẻ được rỗi trên thiên đàng nữa. Thế thôi. Họ không oán hận Thiên Chúa,

“Đấng có quyền hủy diệt cả hồn lẫn xác (của họ) trong hỏa ngục” (Mt 10:28). Trái lại, trong thân phận đời đời bất hạnh của ḿnh, họ c̣n nh́n nhận sự thật tuyệt đối là

sự thật và là sự sống cho họ trên đời mà họ đă cố t́nh phủ nhận khi c̣n sống, đó là: “Chỉ có một Thiên Chúa và chỉ có một Trung Gian Duy Nhất giữa Thiên Chúa và

loài người là Con Người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh làm gía chuộc cho tất cả mọi người” (1Tim 2:5-6).

 

Tuy nhiên, không phải v́ có một số tạo vật, kể cả thiên thần và loài người hư đi đời

đời như vậy, mà việc làm bên ngoài của Thiên Chúa bị thất bại hay không hoàn hảo. Trái lại, tất cả những ǵ đă xẩy ra đúng như ư định vô cùng khôn ngoan thượng trí của Thiên Chúa đă chứng tỏ Ngài chính là Thiên Chúa: “Ta là Ta”, “Thiên Chúa, Chúa các ngươi": “Chúc tụng Danh Cha cả sáng dưới đất cũng như trên  trời”.

 

Thiên Chúa đă hoàn toàn tỏ hết ḿnh ra cho tạo vật nơi nhân tính Con của Ngài, Đấng là “phản ảnh vinh quang Cha, là h́nh ảnh bản thể Cha” (DT 1:3): “Chúc tụng Nước Cha trị đến dưới đất cũng như trên trời”.

 

Và, Con của Ngài đă đến “làm theo ư Ngài và chu tất những việc Ngài trao” (Gn 4:34) như “lương thực hằng ngày” của Người: “Chúc tụng Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

 

Như thế, bề trong, Thiên Chúa đă tự viên măn thế nào, bề ngoài, Ngài cũng hoàn toàn như vậy nơi chính nhân tính của Chúa Giêsu Kitô là “Con đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mt

3:17,17:5) của Ngài.

 

Đối với Thiên Chúa không có “sự dư”, mà chỉ có “sự thiện” nơi Ngài tỏ ra, kể cả việc

biến dữ nên lành cho tạo vật. Đối với chung tạo vật và riêng con người tự bản chất sa ngă lại có “sự dữ”, đó là “không có sự thật trong ḿnh” (Gn 8:44), tức không có “Thiên Chúa là Ánh Sáng” (1Gn 1:5) trong ḿnh.

 

Vậy, xin “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, đó là "Lạy Cha chúng con ở trên trời là Thiên Chúa chân thật duy nhất của chúng con đời đời chẳng cùng”.

 

Đến đây, phần thứ hai của Kinh Lạy Cha, căn cứ vào những ǵ đă được suy diễn, cũng

được diễn ngôn để phụ họa phần thứ nhất (trang 64-65), như sau:

 

"Chúng con nguyện: làm theo ư Cha và chu tất những việc của Cha; nếu chúng con có ǵ làm phật ḷng Cha, không đúng với ư Cha, xin cũng thứ tha cho chúng con, để t́nh thương của Cha, qua chúng con, cũng được tỏ ra cho cả những kẻ phạm đến chúng con. Chúng con nguyện tỉnh thức và cầu nguyện cho khỏi sa chước cám dỗ, phạm tội mất

ḷng Cha là Đấng vô cùng toàn ái, là Thiên Chúa chân thật duy nhất chí tôn muôn đời".