Cầu Nguyện: Giai Đoạn Ba

 

CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng tất cả Chúa Kitô mà con người lănh nhận ngay sau khi được Nước Rửa Tội thanh tẩy, trong giai đoạn này, rơi vào bụi gai, bị gai

mọc lên làm chết nghẹt (x.Mt 13:7).

 

TINH THẦN: Vẫn biết, trong giai đoạn thứ hai, đối với Đức Tin, người Kitô Hữu mới chỉ tiếp nhận và sống bằng lư trí của ḿnh, nên họ đă không đứng vững với Chân Lư khi bị thử thách. Tuy nhiên, cũng nhờ giai đoạn này, nếu biết dùng, người Kitô Hữu có thể tiến sang giai đoạn thứ ba, giai đoạn họ sống Đức Tin bằng t́nh cảm của họ. V́ sống Đức Tin bằng t́nh cảm, họ cảm thấy sốt sắng thực hành Đức Tin, nhờ đó, Đức

Tin có thể mọc mầm và đâm rễ nơi họ. Thế nhưng, chỉ v́ sống theo t́nh cảm, mà, Đức Tin đă bị lẫn lộn với các lo lắng cũng như ham muốn khác của t́nh cảm tự nhiên

nơi con người, nhiều khi những t́nh cảm tự nhiên này c̣n mạnh hơn t́nh cảm đối với Đức Tin. Nhất là khi con người trở nên khô khan, hết cảm thấy hương sắc ngọt ngào của Đức Tin như trước, bấy giờ, hạt giống Đức Tin sẽ bị t́nh cảm tự nhiên lấn át làm cho người Kitô Hữu trong giai đoạn này dù sốt sắng một thời mà vẫn không sinh hoa kết qủa ǵ: “Phần gieo vào bụi gai là những kẻ nghe Tin Mừng, nhưng những lo toan thế gian và ham mê tiền bạc làm nghẹt nó đi. Hạt giống đó không sinh hoa kết qủa ǵ” (Mt 13:22).

 

ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn thứ ba này, Chúa Giêsu tỏ Ḿnh ra cho các thánh Tông

Đồ càng ngày càng rơ ràng hơn, cả bằng việc làm cũng như lời nói. Bằng việc làm, Người đă biến h́nh trên nơi cao (x.Mt 17:1-13) cho các ông thấy nhân tính vinh hiển được kết hợp với Thần Tính của Người. Bằng lời nói, Người đă tỏ cho các ông ba lần về cuộc tử nạn và phục sinh của Người (x.Mt 16:21,17:22-23,20:17-19), nhất là, trong bữa tiệc ly, Người đă “nói thẳng về Cha” (Gn 16:25) với các ông, không c̣n bằng ngôn ngữ mập mờ, để các ông thấy rằng Người được Cha sai (x.Gn 17:8), Người ở trong Cha và Cha ở trong Người (x.Gn 14:11), ai thấy Người là thấy Cha (x.Gn 14:9). Phần các thánh Tông Đồ, trong giai đoạn này đă thân mật với Thày hơn và tỏ ra sốt sắng với

Thày hơn bao giờ hết, đến nỗi, các ông đă muốn cắm lều ở với Người trên chỗ Người

biến h́nh (x.Mt 17:4), dù có uống chén của Người cũng được (x.Mt 20:22), và “dù có chết cũng không bao giờ bỏ Thày” (Mt 26:35). Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được Ơn Thâm Hiểu để có thể tuyên xưng: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16)? Phải chăng, cũng trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ, nhờ thâm hiểu Thày ḿnh hơn, nên cũng được Ơn Can Đảm, đến nỗi đă hết

ḷng thề hứa theo Người và trung thành với Người với bất cứ giá nào, nhất là dám dùng cả gươm để chém đứt tai đầy tớ của thày cả thượng tế đến bắt Thày ḿnh (x.Mt 26:51)?

 

Tuy nhiên, tất cả những sự sốt sắng của các vị Tông Đồ trong giai đoạn này vẫn không hoàn toàn sâu xa và vững chắc, nên, ngay khi thánh Phêrô xin Chúa cho dựng ba lều trên chỗ Người biến h́nh th́ ông cũng “thật sự không biết là ḿnh đang nói ǵ” (Lc 9:33); hơn nữa, trong số các ông, thậm chí c̣n có kẻ mưu toan nộp Người (x.Lc 22:1-6), c̣n có kẻ ngủ gật trong khi Người “buồn sầu đến chết được” (Mt 26:38), c̣n “tất cả bỏ Người mà tẩu tán” (Mc 16:50; Mt 26:56), nhất là, c̣n lănh tụ Phêrô chối bỏ Người đến

ba lần (x.Mt 26:69-75). Tại sao thế? Phải chăng, kẻ phản nộp Người v́ ham mê tiền

bạc (x.Lc 22:5-6), và, tất cả bỏ Người mà tẩu tán v́ c̣n tinh thần tranh ngôi giành vị vào những lúc khẩn trương của Thày ḿnh, như lần Người lên Giêrusalem cuối cùng (x.Mc 10:34), hay ngay trong bữa tiệc ly (x. Lc 22:24)? Phải chăng, những lo toan thế gian và ḷng ham mê tiền bạc, đúng như trong dụ ngôn nói về phần hạt giống gieo vào bụi gai, đă xẩy ra nơi các thánh Tông Đồ trong giai đoạn thứ ba này?

 

Cầu Nguyện: Giai Đoạn Bốn.

 

CHÂN LƯ: Hạt giống Đức Tin chứa đựng toàn thể Chúa Kitô được Thiên Chúa gieo nơi con người ngay khi họ nhận được Nước Rửa Tội tái sinh, trong giai đoạn này, như được gieo vào đất tốt, nhờ đó, đă nẩy mầm, mọc lên và trổ sinh hoa trái (x.Mt 13:7).

 

TINH THẦN: Trong giai đoạn này, hạt giống Đức Tin được nẩy mầm, phát triển và trổ sinh hoa trái là v́ nó được người Kitô Hữu chấp nhận bằng cả ḷng muốn của ḿnh, chứ không phải bằng cảm quan hời hợt (như ở giai đoạn một), bằng lư trí nông cạn (như ở giai đoạn hai) hay bằng t́nh cảm hỗn tạp nhất thời của họ (như ở giai đọan ba). Và,

bởi chấp nhận bằng cả ḷng muốn của ḿnh, người Kitô Hữu đă sống Đức Tin được gieo trong họ, như nó là và theo như nó đ̣i hỏi. V́ Đức Tin không ngược với tự nhiên, song vượt trên tự nhiên và thánh hoá tự nhiên, nên, để sống Đức Tin, người Kitô Hữu đă phải sống siêu nhiên, tức không c̣n sống theo tự nhiên, theo xu hướng, ham thích và tư lợi tự nhiên của ḿnh. Tức là, người Kitô Hữu phải từ bỏ mọi sự ḿnh có, bỏ cả chính ḿnh, bỏ sự sống ḿnh, để bảo vệ và làm chứng cho Đức Tin. Nhờ biết bỏ ḿnh v́ Đức Tin như thế, gặp bất cứ thử thách nào v́ Đức Tin, họ vẫn không mất rể Đức Tin, trái lại, càng làm cho Đức Tin của họ phát triển hơn bao giờ hết. “Phần được gieo vào đất tốt

là người nghe Tin Mừng và nhận lấy. Họ chính là người trổ sinh hoa trái gấp trăm, hay gấp sáu mươi hoặc gấp ba mươi lần” (Mt 13:23).

 

ĐIỂN H̀NH: Trong giai đoạn này, qua những lần hiện ra với các ông sau khi từ trong kẻ chết sống lại, bề ngoài Chúa Giêsu cho các ông thấy thân xác vinh hiển của Người (x.Gn 20:27; Lc 24:39-43), bề trong, về trí, Người cho các ông hiểu Lời sách thánh nói về Người (x.Lc 24:25-27,45), về ḷng, Người ban cho các ông b́nh an (x.Lc 24:36; Gn 20:19,26), và, đối với cả con người, Người ban cho các ông Thánh Thần của Người qua hơi thở Người thổi trên thân xác của họ (x.Gn 20:22). Từ đó, như thân xác được dựng nên bởi bùn đất của con người sau khi nhận hơi thở của Thiên Chúa đă trở nên một vật sống thế nào (x.STK 2:7), con người của các đấng đă được Chúa Kitô rửa cho trước

bữa tiệc ly (x.Gn 13:5-10) cũng trở nên một tạo vật mới (x.2Cor 5:17) bởi hơi thở phục sinh của Người như vậy. Phải chăng, trong giai đoạn này, các thánh Tông Đồ đă được

Ơn Khôn Ngoan, để, qua thánh Tôma, tuyên xưng với tất cả ư thức của ḿnh về Chúa Kitô: “Lạy Chúa Tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Gn 20: 28). Ngoài ra, các thánh Tông Đồ cũng được Ơn Huấn Dụ để có thể làm cho các người nghe ḿnh nhận biết và trở lại với chân lư là Chúa Kitô mà các vị rao giảng và làm chứng. Với lời đối đáp: “Qúi vị tự xét trước mặt Thiên Chúa xem chúng tôi có nên vâng lệnh qúi vị hơn là vâng lệnh Thiên

Chúa hay chăng. Chúng tôi nhất định không thể không nói về những điều chúng tôi đă nghe và đă thấy” (TĐCV 4:19- 20), cũng đủ chứng tỏ các thánh Tông Đồ được cả Ơn Khôn Ngoan bề trong và Ơn Huấn Dụ bề ngoài. Con số chừng năm ngàn người (x.TĐCV 4:4) trở lại sau bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô không phải là hoa trái đầu tiên của hạt giống Chân Lư là Chúa Kitô, Thày của các đấng, đă được gieo vào các vị như vào một mảnh đất tốt hay sao?

 

Cầu Nguyện: Mô Thức

 

Nếu chỉ xét nguyên tác động nói lên h́nh thức cầu nguyện nơi con người, tức cầu nguyện là tác động giao tiếp với Thiên Chúa, th́, tất cả những việc nào làm cho con người giao tiếp với Thiên Chúa, đều là những việc có tính cách cầu nguyện và đều là những việc cầu nguyện. Chẳng hạn, việc dâng lễ, hiệp lễ, lănh nhận các Bí Tích, đọc kinh v.v. là những việc con người trực diện với Thiên Chúa, tự chúng, đều là những việc thánh và chính thức là việc cầu nguyện thuần túy.

 

Tuy nhiên, nếu xét về tinh thần làm nên việc cầu nguyện nơi con người, tức cầu nguyện là tác động giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư, th́, tất cả những việc nào Kitô Hữu làm trong tinh thần và chân lư đều có tính cách cầu nguyện. Chẳng hạn, việc ăn chay, bố thí, sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, chơi đùa, học hành, vệ sinh v.v. là những việc làm tự nhiên hay những việc lành tự nhiên, nhờ được làm trong tinh thần (v́ Chúa) và chân lư (trong Chúa) mà chúng đă trở nên những việc tỏ ra hay giúp cho người Kitô Hữu giao tiếp với Thiên Chúa.

 

Cũng xét theo tinh thần cầu nguyện này, một việc, dù lành thánh mấy đi nữa, như việc dâng lễ, rước lễ là những việc tự chúng làm cho người Kitô Hữu giao tiếp với Thiên Chúa, nhưng, nếu họ không làm trong tinh thần và chân lư, tức không làm v́ Chúa với ư ngay lành hay trong Chúa theo như đường lối của Ngài, th́, ngược lại, họ chẳng những không được công mà lại c̣n có thể phạm sự thánh, v́ đă tục hoá một việc thánh, việc trực giao với Đấng vô cùng Thánh Hảo.

 

Dù xét về tác động nói lên h́nh thức cầu nguyện nơi con người hay tinh thần làm nên việc cầu nguyện nơi con người đi nữa, nếu con người không có Ơn Thánh, th́ tất cả mọi

việc làm của họ đều là việc chết, không có công ǵ trước mặt Chúa.

 

Do đó, Ơn Thánh mới là nguyên lư làm cho người Kitô Hữu giao tiếp với Thiên Chúa, cầu nguyện với Thiên Chúa. Thiên Chúa ở với người Kitô bằng Ơn Thánh, giao tiếp với họ bằng Ơn Thánh, ngược lại, con người cũng chỉ giao tiếp với Ngài, chỉ ở lại trong Ngài bằng tinh thần và chân lư, khi có Ơn Thánh mà thôi.

 

Như thế, cầu nguyện là ở lại với Thiên Chúa trong Ơn Thánh của Ngài bằng tinh thần và chân lư.

 

Mà, Ơn Thánh là ǵ, nếu không phải là T́nh Yêu của Thiên Chúa yêu thương con người như con cái, và, con người ở lại với Thiên Chúa trong Ơn Nghĩa Chúa bằng tinh thần và chân lư là ǵ, nếu không phải là kính mến Ngài như Cha của ḿnh.

 

 

Vậy, cầu nguyện là sống t́nh con cái với Thiên Chúa là Cha của ḿnh.

 

Kinh Chúa dạy chính là mô thức để người Kitô Hữu có thể theo đó sống xứng đáng với Thiên Chúa là Thần Linh trong Ơn Thánh bằng tinh thần con cái và chân lư Cha con.

 

CẦU NGUYỆN LÀ SỐNG KINH LẠY CHA.

 

SỐNG KINH LẠY CHA CHÍNH LÀ SỐNG "Đời  Cầu  Nguyện".

 

Khởi viết vào Ngày Lễ Chúa Ba Ngôi 10-6-1990

 

CAO TẤN TĨNH