ĐỜI CẦU NGUYỆN

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Tổng Kết

 

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN

 

 

“CẦU NGUYỆN LÀ GIAO TIẾP VỚI THIÊN CHÚA LÀ THẦN LINH TRONG TINH

THẦN VÀ CHÂN LƯ”

 

Thế nhưng, chính tác động “cầu nguyện”, tức tác động “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư” này, tự ḿnh, con người cũng không thể nào

làm được, nếu không có Thiên Chúa.

 

Chính Chúa Giêsu đă không giúp các tông đồ biết “cầu nguyện”, biết phải “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư” là ǵ! Kinh Lạy Cha không phải là mô thức chính Chúa Kitô đă dạy chúng ta, qua các tông đồ, để chúng ta biết cầu nguyện với Thiên Chúa trong tinh thần nghĩa tử và chân lư Cha con với Ngài là ǵ!

 

Để con người có thể “giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư”, Thiên Chúa đă phải ban cho chúng ta cùng một lúc cả “tinh thần và chân ly”.

 

Thật vậy, con người tự ḿnh không thể nào biết Thiên Chúa như Ngài là, nếu Ngài không tự mạc khải, tự tỏ ḿnh ra cho họ. Những ǵ Thiên Chúa mạc khải cho con người

về Ngài đều là và chính là “chân lư” mà con người phải chấp nhận mới có thể nghiệm thấy Ngài và tuân theo mới có thể hợp với Ngài.

 

Tuy nhiên, dù Thiên Chúa có tỏ ḿnh cho con người, nghĩa là, dù “chân lư” có được mạc khải cho họ, qua Ngôi Lời nhập thể và bằng lời nói cũng như hành động của

Chúa Giêsu Kitô, Con Một của Ngài, “con người vốn yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Gn 3:19) cũng không thể nào tự “chấp nhận” (Gn 1:11) Ngài, nếu Ngài không ban thần trí của Ngài cho, để “là Thần Chân Lư, Ngài sẽ dẫn dắt các con vào sự toàn chân” (Gn 16:13). Do đó, “tinh thần”của con người để nhận biết và chấp nhận “chân lư” chính là

thần trí của Thiên Chúa. Để rồi, khi con người “cầu nguyện” là chính Thiên Chúa “biết ḿnh” và “yêu ḿnh”, như Ngài là và như Ngài đáng, nơi con người.

 

Phần chúng ta là thành phần Kitô hữu, tức thành phần được Chúa Giêsu Kitô, Đấng

Thiên Sai, kêu gọi đi cầu nguyện với Ngài: “Hăy ở lại đây và tỉnh thức với Thày” (Mt 26:38).

 

Chính lúc đọc kinh Lạy Cha, chúng ta cũng đă đọc kinh ấy chung với Chúa Kitô, khi chúng ta xưng với Thiên Chúa với tư cách là “chúng con”, một tư cách bao gồm cả Chúa Giêsu, “trưởng tử của một đàn em đông đúc” (Rm 8:29).

 

Vậy, khi cầu nguyện chung với Chúa Kitô, nghĩa là khi “giao tiếp với Thiên Chúa” trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô, chúng ta phải cộng tác với Chúa Kitô, để Ngài có thể cầu nguyện, có thể liên tục “giao tiếp” với Thiên Chúa qua chúng ta. Nhưng, Chúa

Kitô không thể nào cầu nguyện trong chúng ta và qua chúng ta nếu chúng ta không

tỉnh thức với Thày”.

 

Phải,

 

Nếu chính việc "cầu nguyện giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh

thần và chân lư”, th́ phần của con người Kitô hữu trong việc cầu nguyện chẳng qua chỉ là “tỉnh thức” mà thôi.

 

Tác động “tỉnh thức” để cầu nguyện đây có hai nghĩa, tiêu cực và tích cực.

 

-Về ư nghĩa tiêu cực, “tỉnh thức” là không “say sưa” hay “ngủ gật”;

 

-Về ư nghĩa tích cực, “tỉnh thức” là “chú ư” hay “chuyên tâm”.

 

“Tỉnh Thức” là không “say sưa” hay “ngủ gật”.

 

Hành động của các môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu, được Ngài cho đi cầu nguyện với Ngài, đă “ngủ gật” (Mc 14:37) đến nỗi “mắt họ díu chặt lại với nhau và miệng không nói ǵ được với Ngài” (Mc 14:40) là một trường hợp cụ thể điển h́nh. Hậu qủa

của hành động thiếu “tỉnh thức” nên không thể cầu nguyện này của các tông đồ, đó là các ông đă “sa chước cám dỗ” (Mc 14:38), ở chỗ, vào chính lúc Thày của ḿnh bị bắt và điệu đi th́ “tất cả đều bỏ Ngài mà tẩu thoát” (Mc 14:50)!

 

Thái độ khinh thường của người đầy tớ được chủ đi xa cho coi nhà mà lại “chè chén với

say sưa” (Mt 24:49) là một dụ ngôn rất xác thực về phương diện tâm lư trong việc thiếu “tỉnh thức”. Hậu qủa của thái độ khinh thường nên bề ngoài “không sẵn sàng”

(Mt 24:50) này của người đầy tớ là đă không chu toàn việc của chủ trao cho đúng như ư của chủ, nên đă bị chủ “trừng phạt nặng và bị khai trừ” (Mt 24:51).

 

Hành động “ngủ gật” của các tông đồ hay thái độ “say sưa” của người đầy tớ coi nhà

cho chủ là những ǵ liên quan đến mắt, đến miệng lưỡi của con người, tiêu biểu cho giác quan hướng ngoại của họ. Vậy, “tỉnh thức”, theo nghĩa tiêu cực, không phải là ǵn

giữ giác quan hay sao?

Thật ra, giác quan không có ǵ là xấu, nếu biết làm chủ chúng, chúng c̣n làm lợi cho con người nữa là đàng khác, trong việc “giao tiếp” với ngoại vật. Thế nhưng, theo nguyên tắc tu đức, bất cứ một sự ǵ, dù xem ra tốt lành và có lợi mấy đi nữa, thậm chí kể cả việc “lợi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn ḿnh, th́ nào có ích chi?”

(Mt 16:26).

 

V́ thế, trong trường hợp chưa làm chủ được ḿnh, c̣n bị tạo vật chi phối, có thể v́ chúng mà làm mất ḷng Chúa, v́ chúng mà nên dịp tội cho ḿnh, tốt nhất hăy dứt

khoát từ bỏ chúng đi, bằng cách bỏ ḿnh đi, hăm ḿnh lại. “Nếu mắt ngươi...tay ngươi nên dịp tội cho ngươi, hăy móc ra...hăy chặt cụt và quẳng nó đi, thà mất một phần

thân thể c̣n hơn cả thân thể bị quăng vào hỏa ngục” (Mt 5:29-30). Một khi đă bỏ ḿnh, bằng cách hăm ḿnh, giữ ngũ quan kỹ lưỡng như thế, c̣n ǵ có thể làm con người muốn

cầu nguyện chia trí được nữa.

 

Bà Evà, dù bị rắn qủi cám dỗ, và dù ḷng có muốn nên khôn ngoan giống như Thiên Chúa đi nữa, ít nhất, bề ngoài, nếu bà c̣n biết giữ giác quan để không thấy rằng “cây (biết lành biết dữ) có trái ngon, bắt mắt” (STK 3:6), chưa chắc ǵ bà đă “sa chước cám dỗ” và đă giơ tay ra “hái ít trái mà ăn và đưa cả cho chồng cùng ăn” (STK 3:6). Để rồi, từ đó, dù thân thể con người, hiện thân cho những ǵ thuộc về thế gian, tự nó không xấu, v́ hổ thẹn, con người cũng đă t́m cách che đậy nó lại (x.STK 3:7), nhất là, để “thuộc về Chúa Giêsu Kitô, (họ c̣n) phải đóng đanh xác thịt ḿnh cùng với đam

và t́nh dục của nó” (Gal 5:24).

 

Theo kinh nghiệm, nếu không biết giữ giác quan cẩn thận, con người không thể nào cầu nguyện cho nên. Triệu chứng chia trí khi đọc kinh hay khi trầm tư suy gẫm hoặc tâm sự với Chúa, nguyên do trực tiếp cũng là v́ không biết giữ giác quan.

 

Tất cả những ǵ giác quan tha hồ “giao tiếp” với ngoại vật trước khi đọc kinh, suy gẫm hay cầu nguyện, sẽ hiện về, ám ảnh và quấy rầy con người đang muốn “giao tiếp với

Thiên Chúa”. Thậm chí, nhiều khi quá đam mê, con người có thể cắt xén, bỏ cả cầu nguyện để xem phim chưởng, hay có làm cũng làm một cách chiếu lệ, một cách vội vàng cho mau xong để c̣n kịp giờ xem tŕnh diễn văn nghệ, thể thao, đấm bốc v.v.

 

Thế rồi, v́ chỉ sống theo xác thịt và chạy theo thị hiếu của giác quan, con người sẽ chán nản khi cầu nguyện, ngủ gật khi đọc kinh, dần dần không c̣n cầu nguyện được nữa, nghĩa là mất liên lạc với Thiên Chúa. Hậu qủa của việc mất liên lạc với Thiên Chúa với việc phạm tội, bỏ Thiên Chúa, chối Thiên Chúa và phản lại Thiên Chúa sẽ

không thể nào tránh được.

 

“Hăy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Tinh thần th́ linh hoạt, song bản chất lại yếu nhược” (Mc 14: 38) là thế.

 

“Tỉnh Thức” là “Chú Ư” hay “Chuyên Tâm”.

 

Nếu “Tỉnh Thức” về mặt tiêu cực là giữ giác quan bề ngoài, th́ “Tỉnh Thức” về mặt tích cực là giữ ư hướng bề trong.

 

Theo kinh nghiệm, để làm bất cứ một việc ǵ, con người là một con vật có lư trí và có lương tâm, bao giờ cũng phải có lư do chính đáng mới dám làm. Thế nhưng, dù có

viện dẫn đủ mọi lư do để làm đi nữa, kết cục, dù thành công hay thất bại, nhiều khi họ vẫn cảm thấy áy náy, cảm thấy hối hận. Phải chăng, v́ họ đă làm việc đó theo đam mê, v́ ư riêng, cho tư lợi của ḿnh?

 

Mà, một khi đă làm v́ ḿnh như thế, trong khi làm, con người lắm khi đă bất chấp thủ đoạn, bất chấp luật lệ và công ích, bất chấp quyền lợi và thiệt hại cho tha nhân, miễn

làm sao cho ḿnh được tối đa thỏa măn mới thôi. Thậm chí khi làm một việc lành, việc thánh, con người c̣n có khuynh hướng t́m ḿnh, chưa hoàn toàn bỏ ḿnh, vẫn có thể bị

ư xấu làm tục hóa việc thánh họ làm và vô hiệu hóa việc lành họ thực hiện.

 

Động lực thúc đẩy con người làm việc lành, việc thánh, có thể là để cho người ta biết đến ḿnh. Cho dù trước khi làm việc lành, việc thánh, tác nhân có ư ngay lành, hoàn toàn v́ Chúa muốn và cho vinh danh Chúa đi nữa, nhưng, nếu không “tỉnh thức” đề pḥng đủ, họ vẫn có thể từ từ qui về ḿnh lúc nào không biết. Một điều có thể chứng tỏ họ không c̣n làm việc lành, việc thánh đó hoàn toàn v́ Chúa và cho Chúa hay không, là khi họ tức giận hay bỏ giở việc họ làm lúc bị người khác chê bai, phê b́nh, đả kích họ.

 

Kể cả trước khi hay đang khi làm việc lành, việc thánh, con người vẫn giữ nguyên được ư ngay lành ban đầu v́ Chúa và cho Chúa đi nữa, sau khi hoàn tất việc làm, nếu không “tỉnh thức” đề pḥng, con người vẫn có thể qui về ḿnh như thường, khi tỏ ra, ngấm ngầm hay rơ ràng, tự măn, tự cao, tự đại. Dấu hiệu chứng tỏ con người không làm

việc lành, việc thánh hoàn toàn v́ Chúa và cho Chúa cho đến cùng, đó là họ tỏ ra coi thường người khác, khinh người kém hơn ḿnh, ghen người khá hơn ḿnh v.v.

 

Một khi con người làm mọi việc chỉ v́ ḿnh và cho ḿnh, nghĩa là hoàn toàn ở lại trong ḿnh, tất nhiên, họ không c̣n và không thể “giao tiếp” với Thiên Chúa nữa, nghĩa là họ không c̣n và không thể cầu nguyện nữa, hay có cầu nguyện cũng không thành.

 

“Chú ư” giữ chủ ư cho ngay lành trong tất cả mọi việc làm của ḿnh, đó là “Tỉnh Thức”. Ngoài ra, “Tỉnh Thức” trong ư nghĩa tích cực của nó c̣n là “chuyên tâm”.

 

 

H́nh ảnh sống động trong việc “chuyên tâm” này là h́nh ảnh các tông đồ, sau khi Chúa Giêsu về trời, “đă cùng nhau chuyên tâm liên lỉ cầu nguyện” (TĐCV 1:14) để đón nhận Chúa Thánh Linh hiện xuống.

 

C̣n một h́nh ảnh “chuyên tâm” không kém phần thiết thực khác, đó là trường hợp Maria “ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe lời Ngài” (Lc 10:39). 

 

Thật ra, nếu Matta, v́ phận sự tiếp thượng khách là Chúa Giêsu mà phải vất vả phục dịch Ngài, nếu chỉ “chuyên tâm” v́ Chúa và cho Chúa mà làm những việc bề ngoài

đó, không c̣n quan tâm đến sự ǵ khác nữa, th́ Chúa đâu có trách nàng là: “Lo lắng và bối rối nhiều chuyện” (Lc 10:41).

 

“Chuyên tâm” ở đây rơ ràng là chỉ để tâm trí đến “một điều cần duy nhất” (Lc 10:42), đó là việc “giao tiếp” với Thiên Chúa mà thôi.

 

Thật vậy, mục đích của việc cầm giữ giác quan và chủ ư ngay lành là ǵ, nếu không phải, trực tiếp, đó là để tạo môi trường thuận lợi cho tâm hồn tĩnh lặng hầu có thể “giao tiếp” với Thiên Chúa.

 

Nếu con người không đủ “tỉnh thức”, cứ để thả lỏng giác quan, buông tuồng chủ ư, họ sẽ không thể nào, dù hết sức muốn và thật ḷng muốn đi nữa, chuyên tâm” cầu nguyện được. Bởi v́, “chuyên tâm” ở đây đồng nghĩa với việc “T́m Nước Chúa và sự công chính của Ngài trước, c̣n mọi sự khác Ngài sẽ lo cho sau” (Mt 6:33).

 

Do đó, “chuyên tâm” chính là ḷng trí không lo lắng ǵ cả, trái lại, phó mặc mọi sự cho Chúa. Nhờ biết phó thác mọi sự trong tay Chúa, không lo lắng ǵ cả, ḷng trí con người

mới được b́nh an, được tỉnh táo, được nhẹ thoát, để có thể “giao tiếp”, có thể kết

hợp với Thiên Chúa.

 

Một con người không có sự bằng an trong tâm hồn như thế, dù họ có vào sa mạc, ở rừng vắng, lên núi cao, giữa biển cả, không thấy một h́nh ảnh nào, không nghe một tiếng

động trần t ục nào, ngoài thiên nhiên tinh khiết như vườn điạ đàng của hai nguyên tổ đi nữa, họ vẫn không thể nào “giao tiếp” với Thiên Chúa, không thể nào gặp gỡ “Đấng ở nơi kín đáo” (Mt 6:4,18) được.

 

Vậy, để có thể “giao tiếp” với Thiên Chúa, có thể gặp gỡ Ngài, việc của con người “tỉnh thức” khôn ngoan, đó là “đi vào pḥng của ḿnh, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Chúa Cha trong âm thầm” (Mt 6:6).

 

“Đi vào pḥng của ḿnh” là ǵ, nếu không phải đi vào nội tâm của ḿnh. “Đóng cửa lại” là ǵ, nếu không phải cầm giữ giác quan và chủ ư xấu là những ǵ trực tiếp liên hệ với thế gian trần tục ở bên ngoài. “Cầu nguyện với Chúa Cha trong âm thầm” là ǵ, nếu

không phải “giao tiếp” với Ngài trong bằng an, thanh thoát.

 

Nếu “tỉnh thức” là phần việc của con người trong việc “cầu nguyện là giao tiếp với Thiên Chúa là Thần Linh trong tinh thần và chân lư”, mà “tinh thần và chân lư”

hoàn toàn do Thiên Chúa ban cho con người, th́, đối với con người, “tỉnh thức” chính là trở nên một trinh nữ khôn ngoan chờ đón chàng rể (x.Mt 25:1-2).

 

Người “tỉnh thức và cầu nguyện”, để có thể gặp gỡ Thiên Chúa qua chàng rể “Giêsu”, về phương diện siêu nhiên, thực sự phải là một trinh nữ. Bởi v́, giác quan, tượng trưng cho thân xác của họ, hoàn toàn trong sạch, không ham mê hay hiến thân cho thế gian, và chủ ư, tượng trưng cho ḷng trí của họ, không gắn bó hay ngoại t́nh với bất cứ một thụ tạo nào.

 

Để rồi, nhờ cả con người, nhất là nhờ “có ḷng thanh sạch, (họ) sẽ được thấy mặt Thiên

Chúa” (Mt 5:8), nghĩa là được “giao tiếp” với Thiên Chúa trực diện hơn và thực nghiệm hơn. Kết qủa của việc trực diện hơn và thực nghiệm hơn khi “giao tiếp” với Thiên Chúa như thế , linh hồn cầu nguyện sẽ “trổ sinh muôn vàn hoa trái” (Gn 15:5) cho Ngài

 

Nếu trổ sinh muôn vàn hoa trái là kết qủa của đời cầu nguyện, là tinh hoa của việc “giao tiếp” với Thiên Chúa như là một trinh nữ, hoàn toàn thuộc về Ngài và tận hiến cho Ngài, th́ Mẹ Maria chính là gương mẫu cầu nguyện lư tưởng nhất.

 

Bởi v́, Mẹ là một Trinh Nữ trên mọi trinh nữ, một trinh nữ “Đầy Ơn Phúc, Thiên Chúa ở cùng Người” (Lc 1:28), một trinh nữ được thực sự “giao tiếp” với Thiên Chúa khi thụ thai, sinh hạ và phục vụ Ngôi Lời nhập thể, một trinh nữ trổ sin h muôn vàn hoa trái là các linh hồn thuộc về nhiệm thể Chúa Kitô.

 

Phải,

 

Đời Cầu Nguyện của người Kitô hữu được bắt đầu từ khi họ chịu phép thánh tẩy tái

sinh, lúc mà họ được Ơn Nghĩa với Chúa, nghĩa là được Chúa yêu thương, được “giao tiếp” với Ngài trong Đấng “tự hiến để họ được thánh hoá trong chân lư” (Gn 17:19), đó là Con Một của Ngài cũng là “quả phúc của ḷng Mẹ” (Lc 1:42). Từ đó, Đời Cầu Nguyện của người Kitô hữu sẽ càng sâu xa, càng chóng trổ sinh muôn vàn hoa trái, khi Ơn Nghĩa Chúa trong họ, yếu tố gắn liền họ với Thiên Chúa, cũng là yếu tố để họ “giao tiếp” với Thiên Chúa, càng lớn lên.

 

Thế nhưng,

Ơn Nghĩa Chúa trong con người Kitô hữu có thể nào lớn lên được, nếu con người chủ thể mà nó là hạt giống được gieo vào không phải là một mảnh đất tốt, một mảnh đất không như vệ đường hời hợt của cảm giác, không sỏi đá nông cạn của lư trí hay gai góc tham lo của ḷng muốn.

 

Tóm lại,

 

Đời Cầu Nguyện là đời sống trong Ơn Nghĩa Chúa.

 

Mà, đời sống trong Ơn Nghĩa Chúa lại là đời sống “trong tinh thần (nghĩa tử) và chân lư (Cha con)” với Thiên Chúa.

 

Vậy,

 

Đời Cầu Nguyện là một “lời than khôn tả” (Rm 8:26) “Abba” (Rm

8:15):

 

“Lạy Cha chúng con ở trên trời,

Chúng con nguyện

Danh Cha cả sáng,

Nước Cha trị đến,

Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày,

tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”

Amen.

 

Kỷ niệm 42 năm làm Con Thiên Chúa

11/10/1948-1990

Pomona, California, Hoa Kỳ

CAO-TẤN-TĨNH