3. NIỀM TIN LÀ VĂN HÓA THẦN LINH 

 

Hai anh chị triết gia trẻ tuổi người Pháp, Jacques Maritain và Raissa, là một đôi t́nh nhân vô đạo. Cuộc sống vô thần của họ đă đưa họ đến tâm trạng chán chường tuyệt vọng.

 

Thế rồi, một ngày kia, tại một công viên trong thành phố Balê, cả hai đă kư với nhau một hiệp ước tự vẫn, đồng ư với nhau rằng, qua 12 tháng nữa, nếu cuộc đời của họ vẫn không t́m thấy điều ǵ đáng sống, họ sẽ cùng nhau kết liễu cuộc đời.

 

Trong thời gian định mệnh ấy, họ đă t́m ra niềm tin, và đă sống niềm tin mà họ đă khám phá ra, trong 54 năm bên nhau thật là tuyệt vời hạnh phúc.

 

Theo bản tính, con người hơn con vật ở chỗ con người là loài có hồn thiêng. Trên thực tế, con người c̣n tỏ ra hơn con vật ở chỗ có văn hóa nữa. 

 

Văn hóa là ǵ?

 

Văn hóa là triết lư làm người của con người, hay, thực tế hơn, văn hóa là chủ trương sống và là đường lối sống trong xă hội

của con người.

 

Văn hóa thực sự là chủ trương sống và là đường lối sống trong xă hội của con người, theo như họ nghĩ, vào một lúc nào đó,

về những ǵ:

 

- Đúng nhất, như luật pháp của họ,  

- Tốt nhất, như tổ chức của họ,

- Hay nhất, như kỹ thuật của họ,

- Đẹp nhất, như mỹ thuật của họ.

- Lợi nhất, như kinh tế của họ.

- Qúi nhất, như truyền thống của họ.

- Hợp nhất, như thời trang của  họ.

 

Văn hóa khác với văn học và văn minh.

 

Văn học là tất cả những ǵ diễn đạt tâm tưởng của con người theo văn hóa của họ, qua các tác phẩm văn chương.  

 

Văn minh là tất cả những ǵ nâng cao mức sống tiện nghi cho con người, được tạo nên bởi tài năng của con người, qua những phát minh của khoa học và sáng chế của kỹ thuật.

 

Văn hóa là tất cả những giá trị nhân sinh được thể hiện qua đời sống xă hội, phản ảnh tâm chất của con người.

 

Văn hóa bao gồm cả văn học và văn minh, hay, nói cách khác, văn học và văn minh chỉ là những h́nh thức biểu lộ văn hóa của con người.

 

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người bởi khỉ mà ra. Thế nhưng, nếu đặt vấn nạn, tại sao cho đến nay không thấy con khỉ nào biến thành người nữa, và một lúc nào đó con người sẽ tiến hóa thành thiên thần hay ma qủi, th́ không biết ông tổ của học thuyết này, nếu được đội mồ chỗi dậy, sẽ trả lời ra sao?

 

Thật ra, dù có bởi khỉ mà ra hay không, từ thời thượng cổ sơ khai, con người cũng sống gần như loài vật về đủ mọi mặt: cũng ăn sống ở hang, lông lá trần truồng, mạnh được yếu thua v.v.

 

Nhưng, với trí khôn hiểu biết về bản thân và môi sinh, con người đă dần dần vượt xa loài vật. Ở chỗ, không c̣n man di mọi rợ nữa, thay vào đó, là một lối sống xứng với thân phận linh ư vạn vật của ḿnh hơn: ăn uống cao lương mỹ vị, ở nhà lầu, đi xe hơi, mặc gấm vóc, có tổ chức chính trị, có sinh hoạt kinh tế, có giáo dục học đường, có luân thường đạo lư v.v.

 

Thế nhưng, nh́n vào xă hội loài người hiện nay, h́nh như đang có một khuynh hướng về nguồn rơ rệt, với con người nửa ngợm nửa đười ươi, một con người văn minh tột đỉnh song vẫn c̣n lạc hậu làm sao ấy, chẳng khác ǵ một anh hề đóng khố đi giầy tây.

 

Thật vậy, hiện nay, con người văn minh đến nỗi hầu như đă san bằng được khoảng cách của cả thời gian lẫn không gian, là hai cách trở làm con người cách xa nhau. 

 

Vào tháng 8/1992, hăng điện thoại AT&T của Mỹ đă tung ra thị trường tiêu thụ một phát minh kỹ thuật tối tân, được khởi công từ năm 1964, đó là điện thoại h́nh (video phone). Với máy điện thoại h́nh này, ở bất cứ xó nào trên thế giới, một khi muốn nh́n thấy nhau, muốn lắng nghe tâm sự của nhau, người ta chỉ cần dùng ngón tay bấm số là có thể gần gũi nhau liền.

 

Văn minh như vậy, thế mà, về luân lư, con người lại tỏ ra những triệu chứng hết sức bán khai.

 

Ngày xưa, con người man di sống theo luật rừng mạnh được yếu thua, hay luật biển cá lớn nuốt cá bé. Ngày nay, những cuộc viện trợ nhân đạo của các nước tân tiến đối với các nước nhược tiểu không biết có phải là một h́nh thức hỗ tương v́ t́nh đồng loại chăng, hay lại chỉ là một h́nh thức đế quốc tân thời.

 

Ngày xưa con người đem con cái cúng tế thần linh. Ngày nay, từ năm 1973, nguyên ở Nước Mỹ thôi, trung b́nh hằng năm có 1 triệu rưỡi đứa con vẫn c̣n là vật tế thần, thần tôi của người mẹ pro -choice (chọn lựa) của chúng.

 

Ngày xưa, thân thể của con người lạc hậu trần truồng lông lá. Ngày nay, thân thể của con người văn minh đang say sưa topless (trần ngực) trong các hộp đêm, hơn thế nữa, c̣n 100% (trần truồng) trong các cuốn phim hay các băng h́nh con heo X, XX, XXX v.v.

 

Ngày xưa, xă hội con người chỉ có tục đa thê. Ngày nay, văn minh hơn, (v́ hầu hết chỉ có các nước tiền tiến mới cho phép ly dị), người ta chẳng những đa thê mà c̣n đa phu nữa.

 

Ngày xưa, người ta lập gia đ́nh sớm theo chủ trương đa tử, đa tôn, đa phú qúi. Ngày nay, người ta theo trào lưu không chồng mà chửa mới ngoan. Trong mục Findings của tờ Denver Post ra ngày 19/3/1990, người ta đọc thấy Hoa Kỳ có tỉ số giới trẻ vị thành niên mang thai cao nhất thế giới. 

 

Hiện tượng thoái lui nơi văn hóa của con người văn minh tột bậc ngày nay cũng không có ǵ lạ. Bởi v́:

 

- Văn hóa là sản phẩm của con người, tùy con người là tác nhân sản xuất.

 

- Văn hóa c̣n là gia sản của con người, tùy con người là gia chủ sử dụng.

 

- Văn hóa cũng là thể diện của con người, tùy con người là nhân vật trang điểm.

 

- Văn hóa chính là chân tướng của con người, tùy con người là chủ thể bộc lộ.

 

Văn hóa là triết lư làm người, là chủ trương sống của con người. Do đó, nếu con người là tác nhân, là chủ thể của văn hóa thay đổi, văn hóa là sản phẩm, là chân tướng của con người cũng sẽ đổi thay.

 

Về trang phục, lúc phim cao-bồi c̣n được thịnh hành th́ loại quần ống loa mới hợp thời. Rồi tới đợt quần ống bó mới ngang tàng như Hippie. Về trang sức, có thời tóc chải tém mới le, bây giờ th́ tóc phải lởm chởm mới ngổ ngáo như Punk.

 

Thêm vào đó, văn hóa mỗi nước mỗi khác, mỗi thời ở cùng một nước cũng mỗi khác v.v. Có nơi th́ thờ ḅ chỉ là một con vật thua kém hơn ḿnh, nơi lại chủ trương “sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không”.

 

Thành phần dân thiểu số đang sinh sống "lênh đênh hải ngoại", như Việt kiều ở Âu Mỹ chẳng hạn, đang phải đương đầu với việc hội nhập văn hóa và cố làm sao vẫn không bị mất gốc, vẫn không bị đồng hóa. Họ nhiều khi bất đồng với nhau về việc “nhập gia tùy tục” và việc “ta về ta tắm ao ta” v.v.

 

Thế th́, văn hóa không phải là cái tuyệt đối có thể kiện toàn con người. Trái lại, chính con người có nhiệm vụ phải kiện toàn văn hóa của ḿnh.

 

Nhưng, con người chưa kiện toàn chính ḿnh th́ làm sao có thể kiện toàn văn hóa của ḿnh.

 

Con người chỉ kiện toàn chính ḿnh khi họ đạt đến Tuổi Thành Nhân của họ, tức đạt đến tầm mức khôn ngoan, trong việc nhận biết sự thật tối cao là đối tượng của trí khôn, và trong việc ḥa hợp với sự thiện tuyệt đối là đối tượng của ḷng muốn.

 

Văn hóa của con người phản ảnh trung thực những ǵ chân thật nhất và thiện hảo nhất, nó mới kiện toàn và trở thành bất hủ, bằng không, nó cũng sẽ qua đi như chính con người là tác nhân tạo ra nó mà thôi.

 

Thế nhưng, thực tế đă cho thấy, không một văn hóa nào đă làm cho con người nên hoàn thiện cả. Trái lại, văn hóa của con người, càng ở vào thời điểm tột đỉnh văn minh, càng làm cho con người hư đi một cách nhanh chóng và dễ dàng là đàng khác, đến nỗi, nó đă, đang trở thành và đáng gọi là văn hóa tử vong, văn hóa bật gốc.

 

Phải chăng, những ǵ chân thật nhất và thiện hảo nhất có thể kiện toàn con người, và qua con người, kiện toàn cả văn hóa của họ đây chính là Văn Hóa Thần Linh.

 

Là v́, Văn Hóa Thần Linh có tính cách siêu linh, phản ảnh một Thực Tại Thần Linh vô cùng siêu việt là chính sự Toàn Chân, Toàn Thiện và Toàn Ái, vượt trên tầm hiểu biết, ước mong và nỗ lực tự nhiên của con người, nhưng lại chính là đối tượng mà họ phải hướng đến và kiếm t́m để được thăng hóa và kiện toàn, đ̣i con người phải có một niềm tin mănh liệt mới có thể đạt được.

 

Chính niềm tin vào Thực Tại Thần Linh, bằng cách sống theo Văn Hóa Thần Linh này, mới làm cho con người vỗ cánh bay cao về phía chân trời là một cuộc Đời Thênh Thang Sống.

 

Nếu “thương người như thể thương thân” (ái nhân như kỷ, theo thành ngữ Việt Nam) là triết lư làm người, hiện thân của văn

hóa nhân bản ở mức độ thông cảm sâu xa nhất của con người thế nào, th́, yêu tha nhân hơn cả bản thân ḿnh, bằng việc coi ḿnh không bằng tha nhân và sẵn sàng hy sinh bỏ ḿnh cho tha nhân, chính là lối sống của Văn Hóa Thần Linh.

 

Nếu “ở hiền gặp lành” (tục ngữ Việt Nam) là chủ trương sống của con người, biểu lộ văn hóa nhân đạo ở mức độ tin tưởng

hết sức chính đáng của họ thế nào, th́  “dĩ đức báo oán” (Khổng Giáo), hay “yêu thương kẻ thù ḿnh” (Kitô giáo), nghĩa là, dù ở hiền chẳng những không gặp lành mà c̣n gặp dữ, song vẫn khắc phục được sự dữ bằng sự lành, hơn thế nữa, vẫn coi kẻ dữ tác hại ḿnh như bạn hữu của ḿnh, chính là lối sống cao cả của Văn Hóa Thần Linh.

 

Dự Nhượng là tôi trung của Trí Bá. Do đó, khi Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết chết, Dự Nhượng quyết tâm t́m cách trả thù cho chủ của ḿnh.

 

Lần thứ nhất, Dự Nhượng giả làm một người tù, đi vào chuồng tiêu của Triệu Tương Tử để ra tay hành thích kẻ thù. Bị Triệu Tương Tử bắt được, song không bị giết, v́ Triệu Tương Tử cảm kích trước tấm ḷng trung nghĩa với chủ của Dự Nhượng.

 

Lần thứ hai, Dự Nhượng lại giả làm kẻ ăn mày, nấp dưới gầm một cây cầu mà Triệu Tương Tử vốn đi ngang qua, chờ hành thích kẻ thù đă tha chết cho ḿnh một lần. Cơ mưu lại bị thất bại và cũng không bị Triệu Tương Tử giết chết.

 

Cảm động trước nghĩa cử cao thượng của kẻ thù, lại áy náy v́ nghĩa với chủ chưa trả được, Dự Nhượng đă khóc và xin

Triệu Tương Tử cho ḿnh đâm vào chiếc áo của Triệu Tương Tử để gọi là biểu hiệu cho việc trả được thù cho chủ. Triệu Tương Tử cởi áo trao cho Dự Nhượng. Dự Nhượng nhẩy hét lên ba lần, rồi lấy gươm đâm vào chiếc áo của kẻ thù mà nói: Ta đă báo ơn cho Trí Bá rồi đây, đoạn tự đâm cổ mà chết.

 

Trong bộ Thánh Kinh của người Do Thái có thuật lại rất nhiều truyện về Đavít là ông vua thứ hai rất tốt lành của dân Do Thái, trong đó có câu truyện sau đây.

 

Khi nước Do Thái c̣n ở dưới triều đại của vua Saolê, Đavít bị chính vua Saolê, v́ ghen tị tài danh với ḿnh, lùng giết hai lần.

 

Lần thứ nhất, Đavít cắt được vạt long bào của vua khi vua đi vào ngay hang động nơi Đavít đang ẩn trốn mà đại tiện, song không giết vua. Vua Saolê cũng biết được Đavít tha chết cho ḿnh sau khi ra khỏi hang động. 

 

Lần thứ hai, Đavít lấy được khí giới để bên cạnh vua đang ngủ, khi Đavít cùng với tùy tùng ban đêm đột nhập được vào dinh trại của vua. Đavít cũng không giết vua, mà chỉ lên tiếng gọi trách bọn tùy tùng cao cấp của vua không chịu canh gác cẩn thận cho chúa của ḿnh. Nghĩa cử hào hiệp đó của Đavít kết quả là đă hoàn toàn chinh phục được Saolê.

 

Nếu “khôn sống mống chết” (tục ngữ Việt Nam) là chủ trương sống của con người, thể hiện văn hóa nhân sinh ở mức độ kinh nghiệm cùng ḿnh của họ thế nào, th́ “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” (Khổng Giáo), hay “điều con người bất lực, Thiên Chúa làm được tất cả” (Kitô Giáo), nghĩa là hoàn toàn tin tưởng vào định mệnh và trông cậy vào ơn trên để sống, chính là lối sống của Văn Hóa Thần Linh.

 

Thời Tam Quốc Chí bên Tầu có một quân sư mưu trí siêu quần tên là Khổng Minh. Một lần kia, để dụ Tư Mă Ư đang cương quyết cố thủ với mục đích cầm chân ḿnh ở Kỳ Sơn, Khổng Minh đă dùng kế khiêu khích đến ba lần mới làm cho ba cha con của Tư Mă Ư đến Thượng Phương Cốc là nơi phục binh của Khổng Minh.

 

Tư Mă Ư trúng kế của Khổng Minh, lọt vào ṿng vây và bị phóng hỏa tấn công bằng địa lôi long trời lở đất, hết đường rút

lui, liền ôm hai con mà khóc rống: Ba cha con ta đều chết hết ở đây rồi c̣n đâu! Bỗng mưa tuôn xuống như thác, khiến lửa tắt ngúm và địa lôi tịt ng̣i, mở đường máu thoát chết cho cả ba cha con nhà họ Tư. Thấy vậy, Khổng Minh thốt lên: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”có cố cũng không được.

 

Thánh Kinh của Do Thái Giáo c̣n kể một câu truyện khác liên quan đến thời niên thiếu của Đavít như sau.

 

Một lần kia, nước Do Thái đang bị dân Philitinh tấn công. Bên quân Philitinh có một con người khổng lồ tên là Gồliát, không ai hạ nổi hắn. Do đó, hắn ngênh ngang thách đố toàn dân Do Thái: hễ ai thắng được hắn th́ cả quân Philitinh sẽ trở thành tù binh của quân Do Thái, bằng không, nếu hắn thắng giết được người đại diện đối đầu đấu với hắn, dân Do Thái sẽ phải làm tôi cho dân Philitinh.

 

Nghe thế, bên quân Do Thái run sợ, không ai dám một ḿnh ra mặt đương đầu với hắn. Lúc ấy, Đavít được bố sai đem đồ đến cho các anh đang đóng trận chiến đấu với quân Philitinh. Nghe thấy Gồliát thách đố và coi thường quân đội Do Thái như vậy, Đavít ngỏ ư muốn đấu với hắn.

 

Đavít đă chinh phục vua Saolê để được ra đương đầu với Gồliát bằng khí giới riêng của ḿnh, mà không cần mũ giáp như Gồliát ǵ cả. Thấy một thằng nhăi ranh ung dung ra đấu với ḿnh hầu như bằng tay không, Gồliát gầm lên như muốn ăn tươi nuốt sống Đavít. Đáp lại, Đavít điềm nhiên và dơng dạc nói:

 

“Ngươi đấu với ta bằng gươm giáo thương đao, nhưng ta nhân danh Chúa các đạo binh mà đến, là Thiên Chúa các đạo quân Do Thái, Đấng mà ngươi mạ lị. Hôm nay, Thiên Chúa sẽ trao ngươi vào tay ta; ta sẽ triệt hạ ngươi và lấy đầu ngươi. Chính hôm nay đây, ta sẽ phanh thây của ngươi và của đám quân Philitinh cho chim trời và cho hoang thú, để khắp mọi nơi nhận biết Thiên Chúa của Do Thái. Tất cả quân đội ở đây hôm nay nữa, cũng sẽ thấy rằng, việc Thiên Chúa giải cứu không phải

bằng gươm, bằng giáo. V́, Thiên Chúa làm chủ chiến trường, Ngài sẽ trao các ngươi vào tay của chúng ta”.

 

Nghe thế, Gồliát lồng lên chụp giết Đavít. Nhưng Đavít lùi lại, móc đá ở trong bị chăn chiên, cho vào sợi giây và quăng ngay vào giữa trán Gồliát. Gồliát gục ngă. Đavít nhào tới, rút chính gươm của Gồliát chặt đầu của hắn. Thấy anh hùng

của ḿnh là Gồliát bị hạ thủ một cách ngon lành, quân Philitinh ồ ạt tẩu tán!

 

Phải, Văn Hóa Thần Linh là thế, và Sống Văn Hóa Thần Linh là như vậy.

 

Chính Văn Hóa Thần Linh này đă tạo nên cho đời không phải là những triết gia cho bằng những thánh hiền, không phải là những vị anh hùng cho bằng những thánh nhân, không phải là những khoa học gia cho bằng những vị chân tu trong mọi cảnh sống v.v.

 

Văn Hóa Thần Linh là tác nhân, là nguyên lư tạo nên những vĩ nhân, thánh nhân cho đời. Do đó, không phải con người tạo nên Văn Hóa Thần Linh, mà chính Văn Hóa Thần Linh tạo nên con người thành toàn, những con người khôn ngoan trong sự chân thiện nhất, đạt đến tầm vóc Thành Nhân đích thực của ḿnh.

 

Khi đă đạt đến tầm vóc Thành Nhân đích thực hay thành toàn của ḿnh, "con người là con vật có lư trí" "linh ư vạn vật" sẽ trở thành một siêu nhân, sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian, sống một cách hết sức tự do, an b́nh, yêu thương

và hạnh phúc bất tận!

 

Đối với họ, phải chăng: 

- Tự do là làm chủ cuộc đời,

- B́nh an là tràn đầy sức sống,

- Yêu thương là bản tính hoàn thiện, và

- Hạnh phúc là viên măn yêu thương.