Chúc tụng Đấng Nhân Danh Chúa mà đến
“Chúc
tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!
Hoan hô
trên nơi cao thẳm”
(Ca Tiền Xướng
Rước Lá)
Những lời
này được xướng lên hôm nay đây, ngày Giáo
Hội hằng năm tưởng nhớ vào Chúa Nhật
Lễ Lá.
Những lời
này đă được hớn hở vang lên từ đám
dân chúng lên Giêrusalem dự Lễ Vượt Qua, như
chính Chúa Giêsu cũng đă lên đó để cử hành
Lễ Vượt Qua của Người.
Những lời
này, theo phụng vụ, đặc biệt đă được
vang lên từ giới trẻ: the pueri Hebraeorum. Việc
tham dự của giới trẻ vào biến cố Chúa
Nhật Lễ Lá đă trở thành truyền thống. Thành
Rôma, nhất là Quảng Trường Thánh Phêrô, đă chứng
kiến thấy được điều này. Chứng từ
ấy hết sức tỏ tường trong hai năm
qua: năm Kỷ Niệm Mừng Ơn Cứu Chuộc
và Năm Giới Trẻ Quốc Tế.
2-
Hôm nay,
qúi bạn giới trẻ thân mến, qúi bạn lại
có mặt ở đây một lần nữa, để
bắt đầu, từ Rôma, từ Quảng Trường
Thánh Phêrô, truyền thống Ngày Giới Trẻ được
Giáo Hội mời gọi để cử hành.
Bằng tất
cả tấm ḷng của ḿnh, Tôi nghênh đón qúi bạn, và
chào mừng tất cả những qúi bạn đă đến
đây, chẳng những từ Rôma và Ư Đại Lợi,
mà c̣n từ cả những nơi xa hơn nữa. Tôi
biết có qúi bạn trẻ đến đây từ Tây Ban
Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Anh Quốc, Đức, Áo và các xứ
sở khác.
Tôi chào mừng
tất cả qúi bạn đang có mặt ở nơi
đây. Cùng với qúi bạn, Tôi cũng chào tất cả
qúi bạn vắng mặt, thế nhưng, họ là
những người ở ngày hôm nay – hay ở vào những
ngày khác trong năm, tùy theo hoàn cảnh khác nhau – biểu
lộ mối hiệp nhất là Giáo Hội Chúa Kitô này
nơi cộng đồng giới trẻ. Bởi
thế, hôm nay Tôi chào tất cả mọi giới trẻ
qúi bạn ở khắp mọi nơi – ở hết
mọi quê hương xứ sở của từng đại
lục – thành phần đang cử hành Ngày Giới
Trẻ. Điểm qui tụ cho Ngày này, như mọi
năm, vẫn là Chúa Nhật Lễ Lá.
Tôi cám ơn qúi
bạn đă sửa soạn cho ngày Chúa Nhật này, ở
Rôma đây, bằng việc suy tư và cầu nguyện, khi
suy niệm về Mầu Nhiệm Vượt Qua gắn
liền với Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô.
Mầu nhiệm này tỏ cho thấy Thiên Chúa một
cách sâu sa nhất, Vị Thiên Chúa là t́nh yêu: Vị
Thiên Chúa là Đấng “đă yêu thế gian đến Con
một của ḿnh” (Jn.3:16). Mầu nhiệm này đồng
thời cũng giúp cho con người sâu xa hiểu được
chính ḿnh: hiểu được con người,
phẩm giá của con người và ơn gọi của
con người, như Công Đồng Chung Vaticanô II đă
thực sự dạy chúng ta.
3-
Thế nên, hôm nay đây, tất cả chúng ta trông chờ
Chúa Kitô – trông chờ một Chúa Kitô là Đấng, (như
Tiên Tri loan báo), đến Giêrusalem trên một lừa con là
con của lừa mẹ theo tục lệ địa
phương. Các Tông Đồ đặt áo khoác của ḿnh
trên con vật chuyên chở để Chúa Giêsu ngồi lên.
Khi Người gần đến dốc của Núi Cây
Dầu th́ cả đám đông môn đệ hớn hở
bắt đầu lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa,
v́ họ đă thấy những sự lạ lùng (x.Lk.19:37).
Thật vậy,
tại mảnh đất sinh quán của ḿnh, Chúa Giêsu đă
thành công trong việc đem Tin Mừng đến cho
nhiều người, đến cho nhiều con cái nam
nữ của dân Yến Duyên, già cũng như trẻ,
phụ nữ cũng như con nít. Người đă
giảng dạy bằng các việc làm của Người:
bằng làm việc thiện. Người đă mạc
khải cho họ thấy Thiên Chúa là Cha. Người đă
mạc khải Cha bằng các việc làm và lời nói
của Người. Khi làm việc thiện cho tất
cả mọi người, nhất là cho kẻ nghèo
khốn và khổ đau, Người đă dọn đường
nơi tâm hồn họ cho việc lănh nhận lời
của Người, cho dù thoạt tiên lời của Người
có khó hiểu, như lần đầu tiên Người loan
báo về Thánh Thể; ngay cả khi lời của Người
có ngặt nghèo, như trường hợp về
vấn đề bất khả phân ly nơi đời
sống hôn nhân. Lời của Người là như vậy
và vẫn là như vậy.
Trong số
những lời Chúa Giêsu Nazarét nói đó cũng có những lời
Người ngỏ với một người bạn
trẻ, một người bạn trẻ giầu có. Tôi có
ư nói đến cuộc đối thoại được
đề cập đến trong thư Tôi gửi cho giới
trẻ nam nữ hồi năm ngoái. Đó là một đối
thoại ngắn ngủi, chỉ có vài ba câu nói, song lại đầy
đủ biết bao, có ư nghĩa biết mấy, và
sâu xa biết là chừng nào!
4-
Bởi thế, hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Giêsu
Nazarét lúc Người đến Giêrusalem: Người đến
trong nỗi hân hoan hớn hở của những người
hành hương. “Hoan hô Con vua Đavít!” (Mt.21:9).
Thế nhưng,
chúng ta biết rằng, chẳng bao lâu, nỗi hân hoan hớn
hở này bị tắt lịm. Có một số người
Pharisiêu trong đám đông đă lên tiếng xin Chúa Kitô khiển
trách các môn đệ của Người v́ việc các
vị reo ḥ (x.Lk.19:39).
Câu trả lời
của Chúa Giêsu đáng suy nghĩ biết bao: “Tôi nói cho qúi
vị hay, nếu họ mà nín thinh th́ ngay những
tảng đá kia sẽ reo ḥ” (Lk.19:40).
Vậy chúng ta
chiêm ngưỡng Vị là “Đấng nhân danh Chúa mà đến”
(Mt.21:9) theo chiều hướng của Tuần Thánh tới
đây. “Này, chúng ta đi lên Giêrusalem và... Con Người
sẽ bị nộp cho Dân Ngoại, sẽ bị nhạo cười,
hạ nhục và phỉ nhổ: họ sẽ hành khổ Người
và giết chết Người” (Lk.18:31-33).
Các tiếng reo ḥ
của đám đông ngày Chúa Nhật Lễ Lá sẽ bị
câm nín đi là như thế đó. Cũng Con Người
ấy sẽ lại được cái câm nín chết chóc
ấy nh́n nhận. Để rồi, vào áp Ngày Hưu
Lễ, họ đă hạ xác Người xuống khỏi
Thập Giá, đặt Người trong một ngôi mộ,
lăn tảng đá lại chắn ở cửa mồ và
niêm ấn tảng đá.
Thế nhưng,
sau ba ngày, tảng đá này đă bị lăn sang một
bên. Các người đàn bà đến mồ thấy
trống không. Cả các Tông Đồ cũng thế.
Tảng đá bị lăn sang một bên đó đă reo
ḥ là như thế, khi mà tất cả đều im
hơi lặng tiếng. Nó sẽ reo ḥ. Nó sẽ loan báo
Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô. Thế
rồi từ tảng đá này, các người đàn bà và
các vị Tông Đồ sẽ múc lấy mầu nhiệm
này, mầu nhiệm họ sẽ rao giảng trên các nẻo
đường ở Giêrusalem, cũng như sau này ở
các nẻo đường trên khắp thế giới vào thới
đó. Cứ thế, từ đời nọ đến đời
kia, “các tảng đá ấy sẽ reo lên”.
5-
Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô là ǵ?
Đó chính là những biến cố của những ngày này
đây, nhất là những ngày cuối cùng của Tuần
Thánh. Những biến cố này có một chiều kích loài
người của ḿnh, như các tŕnh thuật về
Cuộc Tử Nạn của Chúa tỏ cho thấy. Qua
những biến cố này, Mầu Nhiệm Vượt Qua đă
góp phần vào lịch sử loài người, lịch
sử của nhân tính.
Thế nhưng,
những biến cố ấy đồng thời cũng
có cả chiều kích thần linh của ḿnh nữa,
và mầu nhiệm đă được biểu lộ ở
chính chiều kích này.
Thánh Phaolô đă
viết về mầu nhiệm ấy một cách tóm gọn
như sau: Chúa Giêsu Kitô, “mặc dầu mang thân phận Thiên
Chúa, Người cũng không cho ḿnh cứ phải ngang hàng
với Thiên Chúa mới được, song đă tự
hủy chính ḿnh, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra
theo h́nh ảnh con người” (Phil.2:6-7).
Chiều kích của mầu
nhiệm thần linh này được gọi là chiều
kích Nhập Thể: Người Con cùng một
bản thể với Chúa Cha đă làm người, nhờ đó
đă trở nên tôi tớ của Thiên Chúa: Người Tôi Tớ
của Gia-Vê, như Sách Tiên Tri Isaia nói tới. Qua việc
Con Người phục vụ này, công cuộc cứu
chuộc thần linh đă đạt đến
tuyệt đỉnh của ḿnh, đạt đến
chỗ trọn vẹn của ḿnh.
Thánh Phaolô
tiếp tục nói về mầu nhiệm này qua phụng
vụ của ngày hôm nay là: “Với thân phận con người,
Người đă tự hạ và đă tỏ ra vâng lời
cho đến chết, cho dù có phải chết trên thập
giá” (Phil.2:7-8).
Chiều kích của mầu
nhiệm thần linh này được gọi là
chiều kích Cứu Chuộc. Việc vâng lời của
Con Người, một việc vâng lời cho đến
chết trên Thập Giá, bù đắp một cách dư tràn việc
bất tuân phục nơi tội lỗi của con người
ngay từ ban đầu đối với Đấng
Tạo Hóa cũng là Thiên Chúa Cha.
Thế nên,
Mầu Nhiệm Vượt Qua là một Thực Tại
thần linh theo chiều kích Nhập Thể và Cứu
Chuộc đă đi vào lịch sử loài người. Đă
đi vào chính con tim và trí óc của mỗi một người
trong chúng ta. Mỗi một người trong chúng ta đều
có mặt nơi mầu nhiệm này, bởi cái di sản
tội lỗi, một di sản, từ đời
nọ sang đời kia, dẫn chúng ta đi đến
chỗ diệt vong. Mỗi một người trong chúng ta
t́m thấy được nơi thực tại này quyền
năng chiến thắng tội lỗi.
6-
Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô không
chấm dứt nơi việc Chúa Kitô tự hủy bản
thân ḿnh đi. Mầu nhiệm này không bị che đậy
bởi tảng đá khổng lồ chắn ngang lối
vào ngôi mộ sau cái chết của Người trên đồi
Golgota.
Vào ngày thứ ba,
bởi quyền phép của Thiên Chúa, tảng đá ấy
sẽ bị lăn sang một bên và sẽ bắt đầu
“reo lên”: Nó sẽ bắt đầu vang lên những ǵ
cũng được Thánh Phaolô diễn tả bằng
những lời trong phụng vụ của ngày hôm nay: “V́
thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người và ban cho Người
một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để
khi nghe tên Giêsu th́ trên trời, dưới đất
cũng như ở dưới ḷng đất mọi đầu
gối phải qùi xuống, và mọi miệng lưỡi
phải tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, cho vinh
quang của Thiên Chúa Cha” (Phil.2:9-11).
Cứu Chuộc
cũng có nghĩa là làm cho chúng ta chỗi dậy.
Việc chỗi
dậy, Việc Sống Lại của Chúa Kitô mở ra
một viễn ảnh hoàn toàn mới mẻ trong lịch
sử loài người: mới mẻ nơi cuộc
hiện hữu của loài người phải lụy
thuộc sự chết do bởi di sản tội lỗi.
Viễn ảnh sự sống này ở bên trên sự
chết. Sự chết thuộc về những chiều
kích của thế giới hữu h́nh này – c̣n sự
sống th́ ở nơi Thiên Chúa.
Thiên Chúa của
Sự Sống nói với chúng ta nơi Thập Giá và
Phục Sinh của Con Ngài.
Đó là lời
nói cuối cùng trong Mạc Khải của Ngài. Lời
cuối cùng của Phúc Âm. Chính lời này được
chứa đựng trong Mầu Nhiệm Vượt Qua
của Chúa Giêsu Kitô.
7-
Với Thập Giá và Phục Sinh, với Mầu Nhiệm Vượt
Qua của ḿnh, Chúa Kitô lên tiếng kêu gọi mỗi một
người trong chúng ta là “Hăy theo Ta”.
Trong cuộc hành
tŕnh thiên sai của ḿnh, Người đă lên tiếng
gọi một người bạn trẻ trong Phúc Âm;
thế nhưng, vào lúc ấy, sự thật liên quan đến
Người, (tức liên quan đến Đức Kitô), chưa
được hoàn toàn sáng tỏ.
Sự thật
ấy hoàn toàn được sáng tỏ trong những
ngày này đây. Nó được nên trọn nơi cuộc
Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của Người.
Nó đă trở thành một câu giải đáp cho những
vấn nạn sâu xa nhất của con người. Nó trở
thành một cuộc thách đố cho tính
cách trường sinh bất tử.
Cũng chính trong
những ngày này, giới trẻ qúi bạn đă đến
mồ của hai Vị Tông Đồ. Ở nơi đây,
nơi Thánh Phêrô và Phaolô, gần hai ngàn năm trước đây,
đă làm chứng cho Chúa Kitô, Đấng nhờ Thập
Giá, được tôn vinh làm “Chúa cho vinh quang của Chúa
Cha”.
Chúng ta đă
quyết định cử hành Ngày Giới Trẻ trong Giáo
Hội chính vào đúng ngày Chúa Nhật này.
8-
Thật vậy, những ai reo lên: “Hoan hô Con Vua Đavít! Chúc
tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!”, khi Chúa Giêsu
vào thành Giêrusalem, đă không bị thất vọng.
Những con người
trẻ ấy: the pueri Hebraeorum, đă không bị
thất vọng.
Vào buổi
tối Ngày Thứ Sáu, mọi sự dường như cho
thấy là tội lỗi và sự chết đă thắng
cuộc, thế nhưng, sau ba ngày, “tảng đá đă
bị lăn sang một bên” lại lên tiếng nói (“các
tảng đá sẽ reo lên”).
Họ không
bị thất vọng. Tất cả những ǵ con người
mong mỏi, dưới gánh nặng của di sản
tội lỗi, đều được thỏa đáng
c̣n hơn như thế nữa.
Dux vitae mortuus –
regnat vivus.
Họ không
bị thất vọng.
Bởi thế,
chúng ta cử hành ngày này như là một Ngày Giới
Trẻ. V́ nó gắn liền với niềm hy vọng không
làm nản ḷng (x.Rm.5:5). Các thế hệ theo nhau cần đến
niềm hy vọng này. Họ càng ngày càng cần đến
niềm hy vọng này hơn nữ½a.
Những ai reo
lên: “Chúc tụng Người là Đấng nhân danh Chúa mà đến!”
đă không bị thất vọng. Phải. Người
đang đến. Người đă đi vào lịch
sử loài người. Nơi Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đă
dứt khoát đi vào lịch sử loài người. Giới
trẻ qúi bạn phải là những con người đầu
tiên tiến lên nghênh đón Người. Qúi bạn phải
không ngừng tiến lên đón gặp Người.
“Ngày Giới
Trẻ” đúng nghĩa là cuộc tiến lên đón gặp
Thiên Chúa, Đấng đă đi vào lịch sử loài người
qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
Ngài đă đi vào lịch sử loài người bằng
một đường lối không rút lui.
Ngài muốn
gặp gỡ giới trẻ qúi bạn trước tiên.
Ngài muốn nói với mỗi một người trong qúi
bạn rằng: “Hăy theo Ta”.
Hăy theo Ta. Ta là Đường
Lối, là Sự Thật và là Sự Sống.
(tuần san L’Osservatore Romano,
ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 1-4-1986)