Huấn Dụ 1991 tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới VI tối Thứ Bảy 14/8

ở Shrine of Jasna Góra, Czestochowa, Ba-Lan 

 

Ta là Đấng Hiện Hữu 

 

 

T

rong giờ cầu nguyện canh thức đầy những cảm giác hăng say và nhiệt thành này, hỡi giới trẻ nam nữ, Tôi muốn qúi bạn hăy chú ư đến ba điểm chính yếu sau đây:

 

A-    Ta hiện hữu (Lời)

B-    Tôi ghi nhớ

C-    Tôi canh chừng

 

 

A- TA HIỆN HỮU (Lời)

 

 

 

“Đ

ấng hiện hữu”: đó là danh xưng của Thiên Chúa. Một Tiếng Nói đă phát ra từ bụi gai cháy như vậy đáp lời Moisen, khi ông hỏi cho biết Danh Xưng của Thiên Chúa. “Ta là Đấng hiện hữu” (Ex.3:14): với danh xưng này, Thiên Chúa đă sai Moisen đến với dân Yến-Duyên đang bị làm tôi ở Ai Cập, cũng như đến với các kẻ áp bức thuộc vương triều Pharao: “ĐẤNG HIỆN HỮU đă sai tôi đến với qúi vị” (Ex.3:14). Thiên Chúa đă dùng danh xưng này, dẫn dân Ngài tuyển chọn ra khỏi cảnh làm tôi, để thiết lập giao ước với dân Yến-Duyên.

 

“Ta là Chúa, Thiên Chúa của các người, Đấng đă mang các người ra khỏi đất Ai Cập, khỏi chốn làm tôi mọi. Các người không được có một thần nào khác ngoài Ta” (Ex.20:2-3).

 

“ĐẤNG HIỆN HỮU” – Danh Xưng này là nền tảng của Cựu Ước.

 

2-         Danh xưng này cũng làm nên nền tảng cho cả Tân Ước nữa. Chúa Giêsu Kitô đă nói với người Do Thái rằng: “Cha và Tôi là một” (Jn.10:30). “TA HIỆN HỮU trước khi có Abraham” (Jn.8:58). “Khi qúi vị treo Con Người lên, bấy giờ qúi vị sẽ nhận ra TA HIỆN HỮU” (Jn.8:28).

 

Cây thập giá được cắm ở giữa những người đang canh thức chúng ta đây. Qúi bạn đă vác cây thập giá này đến đây, và đă dựng cây thập giá ấy lên giữa đại hội của chúng ta. Cây thập giá này cho thấy “ĐẤNG HIỆN HỮU” thần linh “vô cùng tận” (x.Jn.13:1) của Giao Ước Mới, Giao Ước Vĩnh Cửu. “Thiên Chúa đă qúa yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con một ḿnh, để (con người)…... không phải chết, song được sự sống đời đời” (Jn.3:16).

 

Thập giá là dấu hiệu của t́nh yêu không phai nḥa này. Một dấu hiệu tỏ cho thấy “Thiên Chúa là t́nh yêu” (x.1Jn.4:8).

 

Vào buổi tối, trước Ngày Hưu Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá và được táng trong mồ. Đến ngày thứ ba, Người đă xuất hiện giữa các môn đệ đang “bàng hoàng và khiếp đảm” mà nói cùng các vị rằng: “B́nh an cho các con!... Chính là Thày đây!” (x.Lk.24:337): đó là “ĐẤNG HIỆN HỮU” thần linh của Giáo Ước – của Mầu Nhiệm Vượt Qua – của Thánh Thể.

 

3-         Con người được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, để có thể hiện hữu và có thể thân thưa cùng “Đấng Hiện Hữu” Hóa Công của ḿnh. Tất cả sự thật về sự sống và lương tri là ở nơi cái “tôi hiện hữu” nhân loại này. “Tôi hiện hữu” trước nhan Ngài là “Đấng Hiện Hữu”.

 

Khi Thiên Chúa hỏi con người đầu tiên rằng: “Ngươi đang ở đâu?”, th́ Adong đă thưa: “Tôi ẩn ḿnh (tránh khỏi nhan Ngài)” (x.Gn.3:9-10), hầu như cố gắng để không phải ở trước nhan Thiên Chúa. Ngươi không thể nào ẩn tránh được đâu, Adong ơi! Ngươi không thể nào lại không ở trước nhan Đấng đă dựng nên ngươi, Đấng đă tạo nên ngươi như “ngươi hiện hữu”, trước nhan Đấng “ḍ xét ḷng dạ và thấu biết” (Rm.8:27).

 

4-         Qúi bạn thân mến, qúi bạn tụ họp lại ở Jasna Góra, nơi mà trong nhiều năm qua người ta vẫn hát lên bài “tôi ở bên Ngài”.

Thế giới chung quanh qúi bạn, đó là nền văn minh tân tiến, đă làm cho nhiều người mất đi “Đấng Hiện Hữu” thần linh nơi lương tâm con người. Thế giới đang cố gắng sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu. Đó là dự định của nó. 

 

Thế nhưng, nếu Thiên Chúa không hiện hữu th́ qúi bạn, là con người, có thể thực sự hiện hữu được chăng?

 

Qúi bạn thân mến, qúi bạn đến đây để lập lại một lần nữa cũng như để xác nhận thật sâu xa cái căn tính nhân loại này, đó là cái căn tính “tôi hiện hữu” trước nhan “ĐẤNG HIỆN HỮU” Thiên Chúa. Qúi bạn hăy nh́n lên cây thập giá, trên đó “ĐẤNG HIỆN HỮU” thần linh chính là “T́nh Yêu”. Qúi bạn hăy nh́n vào cây thập giá và đừng quên lăng! Chớ ǵ lời ca “tôi ở bên Ngài” là câu nói tủ cho cả cuộc sống của qúi bạn.  

 

B-   Tôi Ghi Nhớ

 

1-         Tôi ghi nhớ.

 

Tôi ở bên Ngài – Tôi nhớ đến Ngài.

 

Bên cạnh cây Thập Giá Chúa Kitô – biểu hiệu thứ nhất của đêm chúng ta canh thức – chúng ta c̣n có cuốn Thánh Kinh, cuốn Sách Thánh, cuốn Sách Hay.

 

Đừng quên đi các việc trọng đại Thiên Chúa thực hiện (x.Ps.77/78: 7).

 

Hăy để ư tới chứ đừng quên Chúa (Dt.6:12).

 

Đừng quên công cuộc tạo thành. Đừng quên công cuộc cứu chuộc: đó là đừng quên Thập Giá, Phục Sinh, Thánh Thể, Hiện Xuống. Tất cả những điều này đều là những biểu lộ của “ĐẤNG HIỆN HỮU” thần linh. Thiên Chúa hoạt động và Thiên Chúa nói với con người: Ngài mạc khải cho con người thấy ngay cả mầu nhiệm nội tại của sự sống ḿnh. “Thiên Chúa đă nói với cha ông chúng ta bằng nhiều thể và nhiều cách qua các vị tiên tri; trong những ngày sau hết này, Ngài đă nói với chúng ta qua (Người Con)” (Heb.1:1-2).

 

Sách Thánh, Thánh Kinh, là cuốn sách thuật lại các công việc của Thiên Chúa làm và các lời Thiên Chúa hằng sống nói. Đó là một bản văn của loài người, song được viết theo ơn linh ứng của Chúa Thánh Thần. Bởi thế, chính Thần Linh mới là đệ nhất Tác Giả của Sách Thánh.

 

2-         Tôi ở bên Ngài. Tôi nhớ đến Ngài. Con người ở trước nhan Thiên Chúa, họ vẫn ở kề bên Thiên Chúa nhờ tác động ghi nhớ. Có như thế, họ mới bảo tŕ những lời của Thiên Chúa và các việc cao cả Thiên Chúa làm, khi suy niệm về những lời nói và việc làm ấy trong ḷng như Đức Maria Nazarét. Trước khi các tác giả được linh ứng ghi lại chân lư về sự sống đời đời được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, th́ chân lư đó đă được ghi khắc và ôm ấp trong Trái Tim của Mẹ Người rồi (x.Lk.2:51). Mẹ Maria đă thực hiện điều này một cách sâu xa nhất, chính Mẹ trở nên một “bản văn sống” của mầu nhiệm thần linh.

 

Những lời “tôi ở bên Ngài, tôi nhớ đến Ngài” đặc biệt chỉ về Mẹ Maria, hơn là chỉ về các môn đệ của Vị Tôn Sư Thần Linh nữa.

 

3-         Qúi bạn thân mến, chúng ta đă đến đây để tham dự vào việc Mẹ Maria ghi nhớ những công việc trọng đại Thiên Chúa đă thực hiện, để tham dự vào kư ức của Giáo Hội, một kư ức sống theo ḷngï sốt sắng lắng nghe các cuốn Sách được linh ứng. Chúng ta hăy tiến đến với Sách Thánh, nguồn mạch hứng khởi của chúng ta, làm sao để Mẹ trở thành nguồn mạch cho đời sống nội tâm của chúng ta. Nơi Mẹ, chúng ta hăy t́m kiếm, bằng một đường lối mới mẻ và toàn vẹn hơn bao giờ hết, mầu nhiệm lạ lùng và khôn thấu của “ĐẤNG HIỆN HỮU” thần linh.

 

4-         Ai không biết Sách Thánh là không biết Chúa Kitô (x.Thánh Giêrônimô, Comm. in Is. Prol.: PL 24,17).

 

Ngày mai rời bỏ chỗ này, chúng ta hăy làm mọi sự có thể để nhận biết Chúa Kitô càng ngày càng sâu xa hơn nữa. Chúng ta hăy nỗ lực để giữ mối liên hệ chặt chẽ với Phúc Âm, với lời của Thiên Chúa hằng sống, với Sách Thánh, để biết được chính bản thân ḿnh hơn và để hiểu được ơn gọi của chúng ta nơi Chúa Kitô, Lời Nhập Thể. 

 

C-  Tôi Canh Chừng

 

1-       H́nh ảnh của Mẹ Thiên Chúa. Theotokos.

 

Bên cạnh cây Thập Giá và cuốn Thánh Kinh có một H́nh Ảnh: đó là biểu hiệu thứ ba cho buổi chúng ta cầu nguyện.

 

Tương hợp với biểu hiệu này là câu “tôi tỉnh táo canh chừng”: tôi hiện hữu – tôi ghi nhớ – tôi tỉnh táo canh chừng. Ba câu mời gọi ở Jasna Góra, mà trong các cuộc chiến đấu về tâm linh dữ dội đây, phát ra từ chốn này, gửi đến tất cả mọi nơi chốn có dân Poles sinh sống. Tôi hiện hữu – tôi ghi nhớ – tôi tỉnh táo canh chừng. Ba câu này là những câu hướng dẫn và nâng dỡ chúng ta. Những lời nói theo ngôn ngữ thường t́nh, song cũng là những lời ân sủng, một diễn đạt vừa của tâm linh con người lại vừa của hơi thở Thánh Linh.

 

2-         Ở Jasna Góra đây, câu “tôi tỉnh táo canh chừng” có một ư nghĩa Thánh Mẫu tương đương với ư nghĩa về h́nh ảnh Mẹ Thiên Chúa. “Tôi tỉnh táo canh chừng” nói lên thái độ của một Người Mẹ. Đời sống và ơn gọi của Mẹ được thể hiện nơi việc canh chừng. Mẹ hằng canh chừng con người nam nữ từ giây phút đầu tiên của cuộc đời họ. Việc Mẹ canh chừng được kèm theo nỗi buồn cùng với niềm vui. “Khi người đàn bà lâm bồn th́ buồn khổ, v́ giờ của ḿnh sắp đến; thế nhưng khi bà sinh con xong th́ không c̣n nhớ đến thương đau của ḿnh nữa, v́ niềm vui có một người con chào đời” (Jn.16:21). Những lời này là những lời của chính Chúa Kitô.

 

Việc canh chừng từ mẫu của Mẹ Maria là một cảm nghiệm sâu xa biết bao! Việc canh chừng này nói lên những ǵ được mầu nhiệm ghi khắc nơi tâm can của một người nữ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa! Thật vậy: “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại, danh Ngài là thánh” (Lk.1:49).

 

Trong nhận thức của chúng ta vẫn c̣n ít là hai giây phút này: giây phút đêm Bêlem, và giây phút “đêm Thần Linh” dưới chân Thập Giá Con Mẹ trên đồi Gôngôta. Một giây phút nữa đó là giây phút tại Thượng Lầu ở Giêrusalem vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, lúc mà Giáo Hội được hạ sinh, lúc mà Giáo Hội vào đời, như một con trẻ bỏ ḷng mẹ của ḿnh.

 

3-         Giáo Hội đă tiếp tục việc canh chừng từ mẫu này của Mẹ Maria và đă thể hiện việc canh chừng này ở nhiều đền thánh trên khắp thế giới. Hằng ngày Giáo Hội sống nhờ tặng ân chăm sóc từ mẫu này. Ở nơi đây, tại mảnh đất này, trong quê hương xứ sở chúng ta đang gặp nhau đây, các thế hệ sống bằng việc nhận thức được là Người Mẹ của chúng ta đang “canh chừng” chúng ta. Ở chốn này, ở Jasna Góra đây, Mẹ chăm sóc cho dân chúng, cho mọi người, nhất là trong những lúc khó khăn, thử thách và hiểm nghèo.

 

4-         “Tôi tỉnh táo canh chừng” – câu này có một nguyên nghĩa khít khao theo phúc âm. Biết bao nhiêu lần Chúa Kitô nói: “hăy canh chừng” (x.Mt.24:42, 25:13, 26:38,41; Mk.13:33, 35, 37; 14:34; 21:36). “Hăy tỉnh thức  và cầu nguyện để các con khỏi sa chước cám dỗ” (Mk.14:38). Trong số tất cả các môn đệ của Chúa Kitô, Mẹ Maria là “người tỉnh thức” đệ nhất. Chúng ta phải học tỉnh thức nơi Mẹ, học tỉnh thức với Mẹ: “Con ở bên Mẹ – con nhớ đến Mẹ – con tỉnh thức với Mẹ”.

 

5-         “Tôi tỉnh táo canh chừng, nói như thế nghĩa là ǵ?” Nghĩa là: Tôi phải là một con người có lương tri. Tôi không được vùi dập mất lương tri này và tôi không được bóp méo lương tri ấy; tôi phải gọi đích danh sự thiện và sự dữ; tôi không được lẫn lộn chúng với nhau; tôi đă làm cho sự thiện tăng lên nơi tôi, và cố gắng sửa lại sự xấu khi chế ngự nó nơi bản thân ḿnh. Đây là một vấn đề nền tảng, đến nỗi nó không bao giờ bị làm cho suy giảm hay đặt  xuống chỗ thứ yếu. Không! Ở mọi lúc và mọi nơi, nó là một vấn đề trọng yếu nhất. Nó càng trọng yếu th́ càng có nhiều hoàn cảnh thuận lợi cho việc chúng ta nhẫn nại chịu đựng sự dữ và càng khiến cho chúng ta dễ dàng bỏ qua sự dữ, nhất là sự dữ do kẻ khác gây ra cho ḿnh... “Tôi tỉnh táo canh chừng” c̣n có nghĩa là tôi thấy được cả những người khác... Tôi tỉnh táo canh chừng nghĩa là tôi yêu thương tha nhân; nghĩa là có một mối đoàn kết căn bản “giữa con người với nhau”.

 

Tôi đă có lần nói những lời này ở đây, tại Jasna Góra, trong cuộc gặp gỡ giới trẻ hồi năm 1983, một năm đặc biệt khó khăn đối với đất nước Balan.

 

Hôm nay Tôi lập lại những lời ấy: “Tôi ở bên Ngài, tôi nhớ đến Ngài, tôi tỉnh táo canh chừng!”.

 

(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, phát hành ngày 26-8-1993)