Sứ
Điệp 2000 cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới XV
tại Rôma
Lời đă
hóa thành nhục thể
và ở
giữa chúng ta
“Lời đă
hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta”
(Jn.1:14)
Giới Trẻ thân mến của
Cha,
M |
ười
năm năm trước đây, vào dịp kết thúc Năm
Thánh Mừng Ơn Cứu Chuộc, Cha đă trao cho các con một
Thập Giá gỗ lớn, xin các con vác lấy thập giá này
đi khắp thế giới như một dấu yêu thương
Chúa Giêsu đă dành cho nhân loại cũng như để công
bố cho mọi người biết rằng chỉ ở
nơi Chúa Kitô là Đấng đă tử nạn và phục
sinh mới có ơn cứu độ và cứu chuộc mà
thôi. Kể từ ngày đó, được mang vác bằng
những tấm ḷng và bàn tay quảng đại, Cây
Thập Giá này đă thực hiện một cuộc lữ
hành dài không ngừng nghỉ qua các lục địa, chứng
tỏ là Thập Giá đi với giới trẻ và giới
trẻ đi với Thập Giá.
Chung quanh “Cây Thập Giá
Năm Thánh” này, các Ngày Giới Trẻ Thế Giới đă
được h́nh thành và phát triển như những “giây
phút dừng nghỉ” nghĩa lư dọc suốt cuộc hành
tŕnh của các con là những người Kitô hữu
trẻ trung; như một lời mời gọi liên lỉ
tha thiết trong việc xây dựng cuộc sống trên đá
tảng là Chúa Kitô. Chúng ta làm sao lại không chúc tụng Chúa
v́ vô vàn hoa trái phát sinh nơi tâm hồn của nhiều cá
nhân con người cũng như nơi toàn thể Giáo Hội
nhờ các Ngày Giới Trẻ Thế Giới này, những
ngày mà, vào giai đoạn cuối cùng của thế kỷ đây,
đă đánh dấu cuộc hành tŕnh của những người
tín hữu trẻ trung tiến về một ngàn năm mới?
Sau khi trải qua các đại
lục, Cây Thập Giá nay đă trở về Rôma, mang theo
những nguyện cầu và ḷng dấn thân của hàng
triệu giới trẻ là những người đă
nhận ra Cây Thập Giá này như một biểu hiệu đơn
thành và thánh thiện của t́nh yêu Thiên Chúa đối với
nhân loại. Bởi v́, như các con biết, Rôma sẽ điều
hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới Năm 2000 vào
giữa tâm điểm của Cuộc Mừng Kỷ
Niệm Trọng Đại.
Bởi thế, giới
trẻ thân mến, Cha mời gọi các con hăy hân hoan lo hành
hương đến Rôma vào cuộc hẹn có tính cách giáo
hội quan trọng này, một cuộc hẹn đáng được
gọi là “Cuộc Mừng Kỷ Niệm Giới Trẻ”
(the Youth Jubilee). Các con hăy sửa soạn tiến qua Cửa
Thánh, với ư thức rằng, việc tiến qua Cửa
Thánh này là việc tăng cường đức tin nơi
Chúa Kitô để sống một sự sống mới Người
đă ban cho chúng ta (xem Tông Sắc Incarnationis mysterium,
Mầu Nhiệm Nhập Thể, đoạn 8).
2-
Cha đă chọn đề tài cho Ngày Thế Giới thứ
15 của các con một câu gẫy gọn Thánh Gioan viết để
diễn tả mầu nhiệm sâu xa về việc Thiên Chúa
làm người: “Lời đă hóa thành nhục thể và ở
giữa chúng ta” (Jn.1:14). Cái làm cho đức tin Kitô Giáo
khác biệt với tất cả mọi tôn giáo khác là ở
niềm tin vào con người Giêsu quê Nazarét là Con Thiên Chúa, Lời
nhập thể, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa đă đến
trong thế gian. “Đó là niềm xác tin hân hoan của Giáo Hội
từ ban đầu, khi Giáo Hội xướng ca ‘mầu
nhiệm của đạo chúng ta’ là ‘Người đă tỏ
hiện nơi xác thể’” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công
Giáo, số 463). Thiên Chúa là Đấng vô h́nh sống động
và hiện diện nơi con người Đức Giêsu,
Con Đức Maria, Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Đức
Giêsu quê Nazarét là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là Emmanuel: ai
biết Người là biết Thiên Chúa, ai thấy Người
là thấy Thiên Chúa, ai theo Người là theo Thiên Chúa, ai
hiệp nhất bản thân ḿnh với Người là
hiệp nhất với Thiên Chúa (xem Jn.12:44-50). Nơi Đức
Giêsu sinh ở Bêlem, Thiên Chúa đă mặc lấy thân
phận con người, làm cho con người có thể tới
gần Ngài, để thiết lập giao ước với
loài người.
Trước
thềm một thiên niên mới, Cha thiết tha kêu gọi
các con một lần nữa là, hăy mở rộng các cửa
cho Chúa Kitô, Đấng “ban quyền trở nên con cái Thiên Chúa
cho những ai đón nhận Người” (Jn.1:12). Đón
nhận Chúa Giêsu Kitô nghĩa là chấp nhận từ nơi
Chúa Cha lệnh truyền sống kính mến Ngài và yêu thương
anh chị em của chúng ta, ở chỗ tỏ ra đoàn
kết với mọi người không phân biệt ai; nghĩa
là tin rằng, trong lịch sử loài người, cho dù nó có
mang dấu vết sự dữ và khổ đau, th́ lời
nói cuối cùng vẫn là của sự sống và yêu thương,
v́ Thiên Chúa đă đến ở giữa chúng ta để
chúng ta có thể sống trong Ngài. Bằng việc nhập
thể của ḿnh, Chúa Kitô đă trở nên bần cùng để
làm cho chúng ta nên phong phú nhờ cái nghèo của Người,
và Người đă ban cho chúng ta ơn cứu chuộc là
hoa trái trước hết bởi máu Người đổ
ra trên thập giá (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo,
số 517). Trên đồi Canvê, “Người đă mang
lấy các khổ đau của chúng ta… Người đă bị
đâm thâu v́ các lỗi lầm của chúng ta” (Is.53:4-5).
Việc hy sinh sự sống cao cả của Người,
hoàn toàn nhưng không cho phần rỗi của chúng ta, là
dấu chứng t́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với
chúng ta. Thánh Gioan Tông Đồ viết: “Thiên Chúa đă yêu thương
thế gian đến ban Con duy nhất của Ngài, để
ai tin vào Người th́ không phải chết song được
sự sống đời đời” (Jn.3:16). Ngài đă sai
Người đến để chia sẻ thân phận con
người trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi;
Người đă hoàn toàn “ban” ḿnh cho con người, cho dù
họ có cứng ḷng và phủ nhận đến sát
hại Người (xem Mt.21:33-39), để nhờ cái
chết của Người mang lại cho họ sự ḥa
giải. “Vị Thiên Chúa tạo thành tỏ ḿnh ra như là một
vị Thiên Chúa cứu chuộc, như là một vị Thiên
Chúa ‘trung thành với ḿnh’ và trung thành với t́nh yêu của
ḿnh đối với con người cũng như đối
với thế gian mà Ngài đă tỏ ra trong ngày tạo
dựng… trước nhan Đấng Tạo Hóa, con người
thực sự quí hóa biết bao khi họ có được
một Đấng Cứu Chuộc cao cả như
vậy” (Thông Điệp Redemptor Hominis, Đấng
Cứu Chuộc Nhân Trần, đoạn 9 và 10).
Chúa Giêsu đă lên
đường tiến về cuộc tử nạn của
ḿnh. Người đă không lùi lại trước bất cứ
một hậu quả nào đối với việc Người
ở “với chúng ta”, đối với việc Người
là Emmanuel. Người đă chiếm lấy chỗ của
chúng ta, cứu chuộc chúng ta khỏi sự dữ và tội
lỗi trên Thập Giá (xem Thông Điệp Evangelium Vitae,
Phúc Âm Sự Sống, đoạn 50). Như viên đại
đội trưởng Rôma, khi nh́n thấy cách Chúa Giêsu
chết, đă hiểu được rằng Người
là Con Thiên Chúa (xem Mk.15:39) thế nào, chúng ta cũng vậy,
khi nh́n ngắm và chiêm ngưỡng Chúa tử giá th́ hiểu
được Thiên Chúa thực sự là ai, như Ngài tỏ
ra nơi Chúa Giêsu t́nh yêu sâu xa của Ngài dành cho nhân loại
(xem Thông Điệp Redemptor Hominis, Đấng Cứu
Chuộc Nhân Trần, đoạn 9). “Tử nạn” nghĩa
là một t́nh yêu say mê, một ban tặng nhưng không
bản thân ḿnh: cuộc tử nạn của Chúa Kitô là
tuyệt đỉnh của cả một đời
sống “ban tặng” cho anh chị em ḿnh để cho họ
thấy được tấm ḷng của Chúa Cha. Thập
Giá, có vẻ từ mặt đất mọc lên, thực ra
là từ trời vươn xuống, ôm ấp vũ trụ
trong ṿng tay thần linh. Thập Giá tỏ ḿnh ra cho thấy
là “trung tâm, nghĩa lư và mục đích của tất
cả lịch sử cũng như của mọi cuộc
sống con người” (xem Thông Điệp Evangelium Vitae,
Phúc Âm Sự Sống, đoạn 50).
“Một người
đă chết cho tất cả mọi người”
(2Cor.5:14): Chúa Kitô “đă hiến ḿnh thay vào chỗ của chúng
ta như một của lễ thơm tho và như một hy
tế dâng lên Thiên Chúa” (Eph.5:2). Đằng sau cái chết của
Chúa Giêsu là một dự án yêu thương, một dự án
được đức tin của Giáo Hội gọi là
“mầu nhiệm cứu chuộc”: mầu nhiệm toàn
thể nhân loại được cứu chuộc, tức
là được giải thoát khỏi t́nh trạng làm tôi
cho tội lỗi và được dẫn vào vương
quốc của Thiên Chúa. Đức Kitô là Chúa trời đất.
Ai nghe lời Người và tin vào Chúa Cha là Đấng đă
sai Người th́ có sự sống đời đời
(xem Jn.5:25). Người là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội
trần gian” (Jn.1:29,36), là linh mục thượng phẩm, Đấng
nhờ chịu khổ như chúng ta để có thể
chia sẻ nỗi yếu hèn của chúng ta (xem Heb.4:14), và nhờ
trải qua Thập Giá thương đau, “đă được
nên thành toàn” để làm “nguồn mạch cứu độ
cho tất cả những ai tin phục Người”
(Heb.5:9).
3-
Giới
trẻ thân mến, đối diện với những
mầu nhiệm cao cả này, các con hăy biết nâng tâm hồn
lên bằng cách chiêm ngắm. Các con hăy dừng lại mà
ngẫm nghĩ nh́n vào con trẻ Mẹ Maria đă sinh vào
trần gian, được bọc trong khăn và nằm
trong máng cỏ: con trẻ này là chính Thiên Chúa đă đến
giữa chúng ta. Các con hăy nh́n vào Đức Giêsu Nazarét, được
một số người đón nhận và một số
khác khinh bỉ, coi thường và chối bỏ: Người
là Đấng Cứu Thế của tất cả mọi
người. Các con hăy tôn thờ Chúa Kitô, Đấng Cứu
Chuộc của chúng ta, Đấng thí mạng sống ḿnh
v́ chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và
sự chết: Người là Thiên Chúa hằng sống, là
nguồn mạch Sự Sống.
Các con hăy chiêm
ngắm và suy niệm! Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta để
thông phần vào chính sự sống của Ngài; Ngài kêu gọi
chúng ta nên con cái của Ngài, nên những chi thể sống động
của Nhiệm Thể Chúa Kitô, nên đền thờ sáng ngời
của Thần Linh Yêu Thương. Ngài kêu gọi chúng ta trở
thành sở hữu của riêng Ngài: Ngài muốn tất
cả chúng ta là những vị thánh. Giới trẻ thân
mến, chớ ǵ tham vọng thiện hảo của các con
là nên thánh như Ngài là thánh.
Các con sẽ hỏi
Cha: thế nhưng ngày nay c̣n có thể làm thánh được
sao? Nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh
loài người th́ thực sự là không thể làm được
việc này. Thật vậy, các con đă quá rơ về
những thành quả cũng như thất bại của ḿnh;
các con cũng biết được những gánh nặng đè
trên con người, nhiều nguy hiểm đe dọa họ
và những hậu quả do tội lỗi của họ
gây ra. Có những lúc chúng ta bị chán nản kềm
giữ, đến nỗi nghĩ rằng không thể nào
thay đổi được ǵ hết, cả ở nơi
thế gian cũng như nơi bản thân ḿnh.
Cho dù cuộc hành
tŕnh khó khăn, chúng ta cũng có thể làm được mọi
sự trong Vị là Đấng Cứu Chuộc của chúng
ta. Vậy các con đừng hướng về một ai
khác ngoài Chúa Giêsu. Các con đừng nh́n đâu khác ngoài nơi
mà chỉ có Người mới có thể ban cho các con, v́
“trong tất cả mọi danh hiệu trên thế gian được
ban cho loài người th́ chúng ta được cứu độ
chỉ do nơi danh hiệu duy nhất này mà thôi” (Acts 4:12).
Với Chúa Kitô th́ sự thánh thiện Thiên Chúa muốn nơi
mọi người lănh nhận bí tích rửa tội
vẫn có thể đạt thành. Các con hăy cậy dựa nơi
Người; các con hăy tin tưởng vào quyền năng vô
địch của Phúc Âm và hăy lấy đức tin làm
nền tảng cho niềm hy vọng của ḿnh. Chúa Giêsu bước
đi với các con, Người canh tân tâm hồn các con và
kiên cường các con bằng sức mạnh của
Thần Linh Người.
Hỡi giới
trẻ của mọi địa lục, các con đừng
sợ là những vị thánh của thiên niên mới! Các con
hăy chiêm niệm, hăy yêu thích nguyện cầu; các con hăy
gắn bó với đức tin của ḿnh và hăy quảng đại
trong việc phục vụ anh chị em ḿnh, các con hăy là
những chi thể sinh động của Giáo Hội và hăy
là những nhà xây dựng ḥa b́nh. Để đạt được
kết quả trong dự phóng thiết yếu của đời
sống này, các con hăy tiếp tục lắng nghe Lời Người,
hăy lấy sức mạnh từ các phép bí tích, nhất là bí
tích Thánh Thể và Thống Hối. Chúa muốn các con là
những tông đồ gan dạ cho Phúc Âm của Người
và là những nhà xây dựng cho một nhân loại mới.
Thật vậy, các con làm sao có thể tin vào vị Thiên Chúa
làm người mà lại không đứng vững trước
tất cả những ǵ hủy hoại bản vị con
người và gia đ́nh con người? Nếu các con tin
rằng Chúa Kitô đă tỏ cho thấy t́nh yêu của Chúa
Cha đối với mọi người th́ các con không
thể không nỗ lực đóng góp vào việc xây dựng
một thế giới mới, được xây dựng
trên quyền năng của yêu thương và tha thứ,
chống lại với bất công và tất cả mọi
thảm cảnh về thể lư, luân lư và tinh thần, qui hướng
chính trị, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật vào
việc phục vụ con người và việc phát
triển toàn vẹn của con người.
4-
Cha thành thực mong ước Cuộc Mừng Kỷ
Niệm nay đă gần kề trở nên một dịp
tốt cho việc can đảm canh tân về tinh thần cũng
như cho việc cử hành một cách ngoại lệ t́nh
yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Chớ
ǵ, từ toàn thể Giáo Hội, xướng lên “một bài
thánh ca chúc tụng và tạ ơn Chúa Cha, Đấng theo ḷng
yêu thương khôn sánh của ḿnh đă ban cho chúng ta được
trở nên, trong Chúa Kitô, ‘những người công dân cùng với
những vị thánh và là những phần tử của gia đ́nh
Thiên Chúa’” (Tông Sắc Incarnationis mysterium, Mầu Nhiệm
Nhập Thể, đoạn 6). Chớ ǵ chúng ta
cảm thấy an ủi nơi niềm tin được
Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả là, “nếu Thiên Chúa đă
không dung tha cho Con duy nhất của Ngài song đă trao nộp
Người v́ chúng ta, th́ làm sao Ngài lại không ban cho chúng ta
mọi sự cùng với Người? Ai có thể phân
rẽ chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Chúa Kitô? Trong mọi
biến cố của cuộc sống, kể cả sự
chết, chúng ta c̣n hơn là những kẻ chiến
thắng nữa, v́ Đấng đă yêu thương chúng ta
cho đến chết trên Thập Giá” (xem Rm.8:31-37).
Mầu nhiệm
Nhập Thể của Con Thiên Chúa và mầu nhiệm Cứu
Chuộc Người đă lập được cho
tất cả mọi người đă làm nên sứ điệp
chính yếu của đức tin chúng ta. Giáo Hội loan
truyền sứ điệp này qua các thế kỷ, khi bước
đi “giữa những hiểu lầm và bách hại của
thế giới cũng như giữa những ơn an ủi
của Thiên Chúa” (Thánh Âu-Quốc-Tinh, De Civ. Dei, 18, 51, 2;
PL 41, 614), và Giáo Hội trao phó sứ điệp chính
yếu này cho con cái ḿnh như là một kho tàng quí giá để
canh giữ và chia sẻ.
Giới trẻ
thân mến, các con cũng là những người lănh
nhận và là những người đảm nhận gia
sản này: “Đó là đức tin của chúng ta. Đó là đức
tin của Giáo Hội. Và chúng ta hănh diện tuyên xưng đức
tin ấy, trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (Roman
Pontifical, “Nghi Thức Thêm Sức”). Chúng ta sẽ cùng nhau
công bố gia sản này vào dịp Ngày Giới Trẻ
Thế Giới tới đây, ngày mà Cha hy vọng là sẽ
có rất nhiều người trong các con tham dự. Rôma là
một “đền phố” (city-shrine), nơi mà niềm tưởng
nhớ đến các vị Tông Đồ Phêrô và Phaolô cùng
các vị tử đạo khác nhắc nhở cho các người
đến hành hương về ơn gọi của mọi
người đă lănh nhận bí tích rửa tội. Vào Tháng
Tám năm tới, trước mặt thế giới, chúng
ta sẽ lập lại lời tuyên xưng đức tin của
Thánh Phêrô Tông Đồ: “Lạy Thầy, chúng con c̣n biết
theo ai? Thầy có những lời sự sống đời
đời” (Jn.6:68), v́ “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa
Hằng Sống!” (Mt.16:16).
Cả những đứa
con trai con gái các con nữa, thành phần sẽ trở thành
những người lớn trong thế kỷ tới đây,
cũng được trao cho cuốn “Sách Sự Sống”,
một cuốn sách mà vào Áp Lễ Giáng Sinh năm nay, Giáo Hoàng,
vị đầu tiên bước qua ngưỡng Cửa
Thánh, sẽ tỏ cho Giáo Hội cũng như cho thế giới
thấy như là một mạch nước sự sống
và hy vọng cho ngàn năm thứ ba (Tông Sắc Incarnationis
mysterium, Mầu Nhiệm Nhập Thể, đoạn
8).
Chớ ǵ
cuốn “Sách Sự Sống” này trở nên kho tàng quí giá
nhất của các con: bằng việc cẩn thận học
hỏi và rộng ḷng chấp nhận Lời Chúa, các con
sẽ t́m thấy sinh dưỡng và sức mạnh cho cuộc
sống thường nhật của các con, các con sẽ t́m
thấy động lực dấn thân không mệt mỏi
cho việc xây dựng nền văn minh yêu thương.
5-
Giờ đây chúng ta hăy hướng mắt về Trinh
Nữ Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà thành Rôma trân quí một
trong những lâu đài cổ nhất và đáng kính nhất
do ḷng tôn sùng của dân Kitô Giáo đă hiến dâng lên cho Người:
đó là Vương Cung Thánh Đường Đức Bà
Cả (the Basilica of Saint Mary Major).
Việc
Lời Nhập Thể và Cứu Chuộc loài người được
dính liền với việc Truyền Tin là biến cố
Thiên Chúa tỏ cho Đức Maria dự án của Ngài và
gặp được nơi Người, một con người
trẻ như các con, một con tim hoàn toàn mở ra trước
tác động của t́nh Ngài yêu thương. Qua nhiều
thế kỷ, ḷng tôn sùng của Kitô Giáo, qua việc
nguyện kinh Truyền Tin, hằng ngày đă nhắc
lại biến cố Thiên Chúa đi vào lịch sử loài
người. Chớ ǵ kinh nguyện này trở thành kinh
nguyện suy niệm hằng ngày của các con.
Mẹ
Maria là rạng đông báo trước việc mọc lên của
Mặt Trời Công Chính là Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc
của chúng ta. Bằng lời “xin vâng” trong ngày Truyền
Tin, Mẹ như cởi mở trọn con người ḿnh
cho dự án của Chúa Cha; Mẹ đă tiếp nhận và
làm cho việc nhập thể của Chúa Con được
thực hiện. Là người môn đệ tiên khởi,
bằng sự hiện diện âm thầm của ḿnh,
Mẹ đă theo Chúa Giêsu đi suốt con đường
lên đồi Canvê, và đă bảo tŕ niềm hy vọng của
các Tông Đồ khi các vị đợi chờ Chúa Phục
Sinh và Thánh Thần Hiện Xuống. Trong đời
sống của Giáo Hội, Mẹ vẫn tiếp tục, một
cách nhiệm mầu, là người tới trước khi
Chúa đến. Cha tin tưởng kư thác cho Mẹ Maria, Đấng
không hề gián đoạn trong việc hoàn thành tác vụ
làm Mẹ Giáo Hội cũng như làm Mẹ mỗi Kitô của
Người, việc sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ
Thế Giới lần thứ 15. Giới trẻ thân mến,
xin Rất Thánh Maria dạy các con biết nhận ra ư
muốn của Cha trên trời trong đời sống của
các con. Chớ ǵ Người ban cho các con sức mạnh và
khôn ngoan để nói với Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa.
Chớ ǵ gương lành của Người phấn khích
các con thành những nhà loan báo niềm hy vọng, yêu thương
và an b́nh trong ngàn năm mới.
Mong
được gặp gỡ nhiều người trong các
con ở Rôma vào năm tới, “Cha dâng các con cho Thiên Chúa, và
cho lời ân sủng của Ngài là lời có quyền
năng xây đắp các con và ban cho các con gia sản của
các con nơi tất cả các người được
thánh hóa” (Acts 20:32), trong khi chờ đợi, Cha hân hoan và
hết sức cảm mến chúc lành cho tất cả các
con cùng với gia đ́nh và những người yêu dấu
của các con.
Tại Điện Vatican ngày
29/6/1999,
Lễ Trọng Kính Hai Thánh
Phêrô và Phaolô
Gioan Phaolô II
(Tuần San
L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 7-7-1999)