15- MỘT TƯƠNG LAI ĐẦY THỬ THÁNH 

 

G

iáo Hội hướng về tuổi trẻ; hay đúng hơn, Giáo Hội  đặc biệt nh́n thấy ḿnh nơi giới trẻ – nơi qúi bạn như là một khối, và nơi mỗi một người trong qúi bạn như là những con người cá biệt. Điều này đă có từ ban đầu, từ thời các tông đồ. Những lời của Thánh Gioan trong Thư Thứ Nhất của ngài đă chứng thực như vậy: “Tôi viết cho anh em, hỡi giới trẻ, v́ qúi bạn đă thắng được tên gian ác. Tôi viết cho các con, hỡi trẻ em, v́ các con nhận biết Chúa Cha... Tôi viết cho qúi bạn, hỡi giới trẻ, v́ qúi bạn mạnh mẽ, và lời Chúa ở nơi qúi bạn” (1Jn.2:13-14).

 

Những lời của vị Tông Đồ này có thể đem móc nối với cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và người bạn trẻ trong Phúc Âm, chúng vang vọng lớn tiếng và tỏ tường từ đời nọ đến đời kia.

 

Ở vào thế hệ của chúng ta đây, vào lúc kết thúc của ngàn năm thứ hai sau Chúa Kitô giáng sinh, Giáo Hội tiếp tục nh́n thấy ḿnh nơi giới trẻ. Vậy Giáo Hội nh́n thấy ḿnh như thế nào? Hăy để giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II đặc biệt chứng thực về điều này. Giáo Hội thấy ḿnh như là “một bí tích hay là một dấu hiệu và là phương tiện cho mối hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa cũng như cho t́nh hiệp nhất với cả loài người” (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 1). Bởi thế Giáo Hội thấy ḿnh liên hệ với toàn thể đại gia đ́nh nhân loại đang liên tục phát triển. Giáo Hội thấy ḿnh theo các chiều kích đại đồng thế giới. Giáo Hội thấy ḿnh trên những nẻo đường đại kết, trên những nẻo đường hướng về mối hiệp nhất của toàn thể Kitô Giáo, như chính Chúa Kitô nguyện cầu, và là một vấn đề khẩn thiết trong thời của chúng ta đây. Giáo Hội cũng thấy ḿnh đối thoại với các tín đồ của các tôn giáo ngoài Kitô Giáo, cũng như với tất cả mọi người thiện tâm. Cuộc đối thoại này là một cuộc đối thoại cứu độ, một cuộc đối thoại cũng giúp vào việc kiến tạo ḥa b́nh trên thế giới cũng như cho nền công chính nơi các dân nước.

 

Giới trẻ qúi bạn là niềm hy vọng của Giáo Hội chính ở chỗ Giáo Hội thấy ḿnh và sứ mệnh của ḿnh trong thế giới. Giáo Hội nói với qúi bạn về sứ mệnh này. Sứ Điệp cử hành Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1-1-1985 đă nói lên điều ấy. Sứ Điệp ấy đă nói với qúi bạn, dựa trên niềm tin vững chắc rằng, “con đường ḥa b́nh đồng thời cũng là con đường của giới trẻ” (Ḥa b́nh và tuổi trẻ cùng nhau sánh vai tiến bước). Niềm tin này là một lời mời gọi, đồng thời cũng là một cuộc dấn thân: một lần nữa, nó là một vấn đề phải “luôn sẵn sàng trả lời cho người nào đối chất qúi bạn về niềm hy vọng ở nơi qúi bạn” (1Pt.3:15) – niềm hy vọng gắn liền với qúi bạn. Như qúi bạn thấy được là, niềm hy vọng này có liên quan đến những vấn đề vừa trọng yếu lại vừa phổ cập.

 

Tất cả qúi bạn hằng ngày sống giữa những người thân yêu của ḿnh. Thế nhưng, mối liên hệ này dần dần lan rộng. Số người đến dự phần vào cuộc sống của qúi bạn ngày càng tăng lên, và chính qúi bạn nhận thức được những thắt buộc hiệp thông nối kết qúi bạn với họ. Mối liên hệ này  hầu như luôn luôn làm nên một cộng đồng được h́nh thành bởi các yếu tố khác nhau bằng cách nào đó. Nó khác với đường lối được Công Đồng Chung Vaticanô II nhận định và tuyên bố trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội cũng như trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Tân Tiến. Ở một số trường hợp, qúi bạn đă sống những năm trẻ tuổi của ḿnh nơi những môi trường ḥa hợp với quan điểm của niềm tin đạo giáo, nơi những môi trường khác với đạo giáo, thậm chí ở lưng chừng giữa tin tưởng và chẳng tin tưởng ǵ, chẳng tin tưởng theo h́nh thức tỏ hiện khác nhau của khuynh hướng ngộ giáo thức hay của chủ nghĩa vô thần.

 

Tuy nhiên, dường như khi phải đương đầu với một số vấn đề nào đó th́ nhiều cộng đồng khác nhau của giới trẻ mới cảm thấy, suy nghĩ và phản ứng cùng một đường lối rất giống nhau. Chẳng hạn, họ dường như đồng nhất với nhau trong cùng một thái độ đối với sự kiện về cả trăm trăm ngàn ngàn người đang sống cực kỳ nghèo khổ, thậm chí đang bị chết đói, trong khi đó có nhiều số tiền khổng lồ  đang được tiêu xài vào việc sản xuất các vũ khí nguyên tử, vào những thứ lúc nào cũng có thể đưa đến việc con người tự hủy diệt ḿnh. C̣n có những căng thẳng và đe dọa tương tự như thế ở một mức độ chưa hề có trong lịch sử loài người. Vấn đề này đă được Sứ Điệp cho Tân Niên đề cập đến rồi, nên ở đây Tôi sẽ không nói tới các vấn đề ấy nữa. Tất cả chúng ta đều biết rằng, chân trời cuộc sống của triệu triệu con người làm nên gia đ́nh nhân loại, ở vào lúc kết thúc ngàn năm thứ hai sau Chúa Kitô giáng sinh, dường như báo hiệu cho thấy những tai ương và hoạn nạn có thể xẩy ra ở một mức độ như được thực sự tiên báo về ngày thế mạt.

 

Trong t́nh trạng này, giới trẻ qúi bạn có lư đặt vấn đề với các thế hệ đi trước ḿnh rằng: Làm sao chúng ta lại ra nông nỗi này? Tại sao chúng ta đi tới chỗ nguy biến cho cả loài người trên thế giới như vậy? Những căn nguyên bất chính nào đă làm ngứa mắt chúng ta? Tại sao có quá nhiều người bị chết đói như thế? Tại sao có rất nhiều triệu người tị nạn ở các biên giới khác nhau? Tại sao có rất nhiều trường hợp quyền lợi căn bản của con người bị chà đạp? Có rất nhiều tù nhân và trại cải tạo, rất nhiều tổ chức bạo lực và giết người vô tội, rất nhiều lạm dụng đối với nam nhân cũng như nữ giới, rất nhiều hành hạ và đọa đầy giáng xuống trên thân thể và lương tâm con người? Thế rồi, giữa tất cả những sự ấy c̣n có cả sự kiện về chính giới trẻ, thành phần đă trở thành rất nhiều nạn nhân vô tội theo lương tâm của ḿnh, v́ lương tâm của họ bị tuyên truyền là thế giới chỉ có thể trở nên tốt đẹp hơn bằng cách này – đó là bằng tổ chức khủng bố - mà thôi. Bởi vậy qúi bạn lại hỏi: Tại sao?

 

Giới trẻ qúi bạn có thể đặt ra tất cả những vấn nạn này, thật sự là qúi bạn cần phải hỏi như thế! Bởi v́ đây là thế giới qúi bạn đang sống hiện nay, và là một thế giới qúi bạn sẽ phải sống mai ngày, khi thế hệ đàn anh của qúi bạn qua đi. Bởi thế qúi bạn có lư hỏi rằng: Tại sao tiến bộ cả thể của loài người về khoa học và kỹ thuật – tiến bộ vượt trổi hơn các giai đoạn lịch sử trước đây – tại sao tiến bộ của loài người trong việc làm chủ thế giới vật chất, lại quay ra phản chống loài người dưới nhiều h́nh thức? Bởi thế, cũng theo cảm giác lo âu trong ḷng về rắc rối có thể xẩy ra, qúi bạn lại có lư để hỏi rằng: Có thể lật ngược được t́nh trạng xẩy ra này hay chăng? Có thể thay đổi được nó chăng? Chúng ta sẽ thành công trong việc thay đổi này chăng?

 

Qúi bạn đặt vấn nạn này ra là đúng. Phải, đó là vấn nạn trọng yếu trước mắt thế hệ của qúi bạn.

 

Đó là lư do tại sao quí bạn tiếp tục đối thoại với Chúa Kitô, một cuộc đối thoại đă được bắt đầu vào một ngày kia trong Phúc Âm. Người bạn trẻ đó đă hỏi: “Tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời?”. Qúi bạn cũng đặt cùng một câu hỏi theo cung cách của một thời đại thuộc về qúi bạn là thành phần trẻ: “Chúng tôi phải làm ǵ để bảo đảm là sự sống – một sự sống thăng hoa của gia đ́nh nhân loại – không bị trở thành mồ chôn theo diệt vong nguyên tử lực? Chúng tôi phải làm ǵ để khỏi bị nắm đầu bởi thứ tội bất công phổ quát? Thứ tội coi thường và khinh khi nhân phẩm con người, cho dù rất nhiều lần đă có những bản tuyên ngôn xác nhận tất cả mọi quyền lợi của con người? Chúng tôi phải làm ǵ? Cũng như: Chúng tôi sẽ làm được điều này chăng?

 

Chúa Kitô trả lời, như Người đă trả lời giới trẻ thuộc thế hệ đầu tiên của Giáo Hội, qua những lời của vị Tông Đồ: “Tôi viết cho qúi bạn là giới trẻ, v́ qúi bạn đă thắng được tên gian ác. Tôi viết cho các con là trẻ em, v́ các con nhận biết Chúa Cha. Tôi viết cho qúi bạn là giới trẻ, v́ qúi bạn mạnh mẽ và lời Chúa ở nơi qúi bạn” (1Jn.2:13-14). Những lời của vị Tông Đồ, gần hai ngàn năm trước đây, cũng là câu trả lời cho ngày hôm nay đây. Chúng là một thứ ngôn từ đức tin giản dị và mănh liệt, chất chứa cái chiến thắng sự dữ trên thế gian: “Cái chiến thắng được thế gian đó là đức tin của chúng ta” (1Jn.5:4). Những lời này mang sức mạnh bởi cảm nghiệm Thập Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô, một cảm nghiệm của các vị Tông Đồ cũng như của các thế hệ Kitô hữu theo sau các vị. Tất cả Phúc Âm được xác nhận nơi cảm nghiệm này. Những lời ấy cũng xác nhận sự thật nơi cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô với người bạn trẻ.

 

Thế nên, ở đoạn kết của Bức Thư này, chúng ta hăy ngưng lại đôi chút để suy xét những lời này của vị Tông Đồ, những lời vừa là một xác nhận vừa là một thách đố cho qúi bạn. Chúng đồng thời cũng là câu giải đáp.

 

Nơi qúi bạn, tức nơi tâm hồn giới trẻ của qúi bạn, có một ước vọng mănh liệt đối với t́nh huynh đệ chân thực giữa tất cả mọi người, không phân chia, xung khắc hay kỳ thị. Phải! Giới trẻ qúi bạn là những người ôm ấp khát vọng sống t́nh huynh đệ và t́nh đoàn kết bao rộng – và qúi bạn chắc chắn không muốn thấy xẩy ra t́nh trạng xung khắc giữa loài người, t́nh trạng chống đối nhau dưới bất cứ h́nh thức nào. Nỗi khát vọng sống t́nh huynh đệ này, (mỗi người đều là tha nhân đối với nhau! tất cả đều là anh chị em của nhau), không phải là bằng chứng cho sự kiện, như vị Tông Đồ viết, “qúi bạn đă nhận biết Chúa Cha” hay sao? Bởi v́ chỉ có thể là anh chị em với nhau một khi có sự hiện diện của người cha. Và chỉ ở đâu có Cha th́ ở đó con người mới là anh chị em với nhau.

 

Vậy nếu qúi bạn ôm ấp ước vọng sống t́nh huynh đệ th́ có nghĩa là “lời của Thiên Chúa ở nơi qúi bạn”. Nơi qúi bạn có giáo huấn Chúa Kitô dạy và là một giáo huấn phải được gọi là “Tin Mừng”. Và trên môi miệng của qúi bạn, hay ít là trong đáy ḷng của qúi bạn, có kinh nguyện  Chúa dạy được bắt đầu bằng những lời “Lạy Cha chúng con”. Kinh nguyện này chẳng những cho thấy Chúa Cha mà c̣n xác nhận con người là anh chị em của nhau nữa – thành phần mang cả một yếu tính tương phản với tất cả mọi dự án được hoạch định theo đường lối xung khắc giữa con người với nhau dưới bất cứ h́nh thức nào. “Kinh Chúa Dạy” đưa tâm hồn con người xa khỏi hận thù, ghen ghét, bạo lực, khủng bố, kỳ thị – khỏi các t́nh trạng phẩm giá con người và quyền lợi con người bị chà đạp.

 

Vị Tông Đồ viết rằng, giới trẻ qúi bạn mạnh mẽ bằng sức mạnh của giáo huấn thần linh: một giáo huấn được chứa đựng nơi Phúc Âm của Chúa Kitô và được tóm gọn nơi “Kinh Chúa Dạy”. Phải! Qúi bạn mạnh mẽ bằng giáo huấn thần linh này, qúi bạn mạnh mẽ bằng kinh nguyện này. Qúi bạn mạnh mẽ v́ giáo huấn này, kinh nguyện này, tiết ra nơi qúi bạn một t́nh yêu thương, một thiện chí, một tấm ḷng trọng kính đối với con người, trọng kính đối với sự sống của họ, đối với nhân phẩm của họ, đối với lương tâm của họ, đối với niềm tin của họ và đối với quyền lợi của họ. Nếu “qúi bạn nhận biết Chúa Cha” là qúi bạn mạnh mẽ bằng quyền năng của t́nh huynh đệ con người.

 

Qúi bạn c̣n mạnh mẽ nơi việc đối chọi nữa: không phải là việc đối chọi nhau nhân danh một ư thức hệ hay một đường lối nào đó tách ĺa khỏi chính cốt lơi Phúc Âm, mà là mạnh mẽ nơi việc đối chọi với sự dữ, với sự dữ thực sự: đó là với mọi sự xúc phạm đến Thiên Chúa, với mọi bất công và khai thác, với mọi sai lầm và lừa đảo, với mọi hạ nhục và hạ giá con người, với mọi cái tục hóa xă hội loài người cũng như tục hóa các mối liên hệ loài người, với mọi tội ác phạm đến sự sống: với đủ mọi thứ tội.

 

Vị Tông Đồ viết: “Qúi bạn thắng được tên gian ác”! Thật sự là thế. Cần phải luôn trở về với căn gốc của sự dữ và tội lỗi của lịch sử loài người và vũ trụ, như Chúa Kitô đă trở về với những căn gốc này nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua là Tử Giá và Phục Sinh của Người. Không việc ǵ phải sợ gọi đích danh đệ nhất tác nhân của sự dữ  là Tên Gian Ác. Chiến thuật hắn dùng và tiếp tục sử dụng đó là chiến thuật không xuất đầu lộ diện, để sự dữ hắn gieo rắc từ ban đầu có thể phát triển nơi chính con người, nơi các tổ chức và nơi các mối liên hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các tầng lớp với nhau, và giữa các dân nước với nhau – ngỏ hầu càng ngày nó càng trở nên một thứ “tội khuôn đúc”, và càng ngày càng ít cho là “tội tư riêng”. Nói cách khác, để con người có thể cảm thấy, ở một nghĩa nào đó, họ “thoát khỏi” tội lỗi song đồng thời lại càng ch́m ngập sâu hơn trong tội lỗi.

 

Vị Tông Đồ nói: “Hỡi giới trẻ, qúi bạn mạnh mẽ”: tất cả những ǵ cần thiết đó là “lời Thiên Chúa ở nơi qúi bạn”. Thế rồi qúi bạn được mạnh mẽ: nhờ vậy qúi bạn sẽ thành công trong việc lột trần mặt nạ các việc làm của sự dữ, các căn gốc của nó, và cũng nhờ vậy, qúi bạn sẽ từ từ thành công trong việc thay đổi thế giới, trong việc biến đổi nó, làm cho nó trở nên nhân bản hơn, huynh đệ hơn – cũng như có Thiên Chúa hơn. Không thể nào tách thế giới khỏi Thiên Chúa hay làm cho nó chống lại Thiên Chúa nơi tâm hồn nhân loại. Cũng không thể nào tách con người khỏi Thiên Chúa và làm cho họ chống lại Thiên Chúa. V́ làm như vậy là làm ngược lại với bản tính của con người – làm ngược lại với sự thật nội tại làm nên toàn thể thực tại! Tâm hồn con người thực sự khắc khoải cho tới khi được nghỉ yên trong Thiên Chúa (xem Thánh Ấu-Quốc-Tinh, Tự Thú, I, 1: CSEL 33, p.1). Những lời trên đây của vị thánh cả Âu-Quốc-Tinh không bao giờ mất đi tính cách thực nghiệm của ḿnh.