9- DỰ ÁN CHO CUỘC SỐNG VÀ ƠN GỌI KITÔ HỮU

 

 

N

hững lời nói này trong Phúc Âm chắc chắn có liên quan đến ơn gọi làm linh mục và tu sĩ; thế nhưng, những lới ấy đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được sâu xa hơn vấn đề ơn gọi theo một ư nghĩa rộng răi hơn và vững chắc hơn.

 

Ở đây người ta có thể nói về ơn gọicuộc sống” là ơn gọi, theo một khía cạnh nào đó, giống như dự án cuộc sống mà mỗi người trong qúi bạn phác hoạ ra trong thời tuổi trẻ của ḿnh. Thế nhưng, “ơn gọi” có ư nghĩa hơn là một “dự án”. Đối với dự án, chính tôi là chủ thể phác họa nên nó, phác họa nên một dự án tương xứng với thực tại của con người qúi bạn hơn. “Dự án” này là một “ơn gọi”, bởi v́ nơi dự án ấy chúng ta cảm nhận được những yếu tố khác nhau kêu gọi. Những yếu tố này thường làm nên một cấp trật đặc biệt về các giá trị (c̣n được gọi là “bậc thang giá trị”), từ đó phát hiện lên một lư tưởng, một lư tưởng thu hút tâm trí tuổi trẻ. Trong tiến tŕnh này, “ơn gọi” trở thành một “dự án”, và dự án trước tiên cũng là một ơn gọi.

 

Thế nhưng, nếu chúng ta ở trước nhan Chúa Kitô và căn cứ vào việc chúng ta đang suy tư về cuộc Chúa Kitô đối thoại với người bạn trẻ, th́ mối liên hệ giữa “dự án cuộc sống” và “ơn gọi cuộc sống” cần phải được nói một cách chính xác hơn nữa. Loài người là một tạo vật, đồng thời cũng là một người con được Thiên Chúa thừa nhận trong Chúa Kitô: họ là một người con cái của Thiên Chúa. Bởi thế, trong thời tuổi trẻ, con người đặt vấn nạn “tôi phải làm ǵ?”, th́ không phải là họ chỉ hỏi bản thân ḿnh và hỏi những người khác, nhất là cha mẹ và thầy cô của họ,  thành phần họ mong nhận được câu trả lời, mà họ c̣n hỏi Thiên ChúaTạo Hóa và là Cha của ḿnh nữa. Họ nêu lên vấn nạn ấy trong chiều hướng của lănh vực nội tâm đặc biệt này, nhất là trong nguyện cầu, trong đó họ thấy ḿnh liên hệ gần gũi với Thiên Chúa. Bởi vậy họ hỏi Thiên Chúa: “Tôi phải làm ǵ?”, dự án của Chúa đối với cuộc sống của con như thế nào? Dự án phụ thân đầy sáng kiến của Chúa đó? Đâu là ư muốn của Chúa? Tôi muốn thực thi ư muốn của Chúa.

 

Theo chiều hướng này, “dự án” mặc lấy ư nghĩa của một “ơn gọi cuộc sống”, như những ǵ được Thiên Chúa ủy thác cho mỗi người để thực hiện. Khi tự ḿnh phản tỉnh và đồng thời đối thoại với Chúa Kitô trong nguyện cầu, qúi bạn trẻ thực sự muốn đọc được tư tưởng vĩnh cửu nơi Vị Thiên Chúa Hóa Công và là Thân Phụ của họ nghĩ về họ. Bấy giờ họ mới xác tín rằng, việc thực hiện ơn gọi được Thiên Chúa ủy thác cho họ ấy hoàn toàn tùy ở tự do của họ, một ơn gọi cũng tùy thuộc vào một số hoàn cảnh khác nhau theo bản tính tự nhiên ở bên trong cũng như bên ngoài. Trong việc nghiệm xét thấy những hoàn cảnh này, con người trẻ, nam cũng như nữ, xây đắp dự án cuộc sống của ḿnh, đồng thời họ cũng nhận thấy dự án này như là một ơn gọi Thiên Chúa đang kêu mời họ.

 

Thế nên, Tôi mong ước ủy thác cho tất cả qúi bạn, thành phần giới trẻ Tôi gửi đến Bức Thư này, công việc lạ lùng liên quan đến việc khám phá ra ơn gọi cuộc sống của mỗi một người trước nhan Thiên Chúa. Đây là một công việc hào hứng. Nó là một đảm nhận say mê trong ḷng. Nơi việc đảm nhận này, nhân tính của qúi bạn phát triển và lớn lên, trong khi đó nhân cách trẻ trung của qúi bạn đạt tới một tầm vóc trưởng thành cứng cát hơn bao giờ hết. Càng đi sâu vào những ǵ qúi bạn là, Qúi bạn sẽ thành  những ǵ qúi bạn phải trở nên: cho bản thân ḿnh – cho người khác – cho Thiên Chúa.

 

Song song với tiến tŕnh khám phá ra “ơn gọi cuộc sống” riêng của ḿnh này, qúi bạn cũng phải dần dần nhận thức, một cách minh tường hơn, ơn gọi cuộc sống này cũng là một “ơn gọi Kitô hữu”.

 

Ở đây, cần phải lưu ư là, trong thời kỳ trước Công Đồng Chung Vaticanô II, quan niệm về “ơn gọi”, trước hết, được hiểu về thiên chức linh mục và đời sống tu tŕ, như thể Chúa Kitô đă kêu gọi người bạn trẻ “hăy theo Tôi” trong phúc âm chỉ áp dụng cho những trường hợp này thôi. Công Đồng đă mở rộng cách nh́n sự vật này hơn nữa. Ơn gọi linh mục và tu sĩ vốn có một tính chất đặc biệt cũng như có một tầm quan trọng theo bí tích và đặc sủng của ḿnh trong đời sống Dân Chúa. Thế nhưng, tâm thức cải tiến của Công Đồng Chung Vaticanô II về việc tất cả mọi người lănh nhận phép rửa được thông phần vào vai tṛ tam diện là ngôn sứ, tư tế và vương giả của Chúa Kitô, (tria munera), cũng như tâm thức về ơn gọi nên thánh đại đồng (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 39-42), đă dẫn đến nhận thức về sự kiện là mọi ơn gọi của cuộc sống làm người, cũng như ơn gọi làm Kitô hữu, đều tương hợp với lời mời gọi phúc âm. Lời kêu gọi “Hăy theo Tôi” của Chúa Kitô thể hiện qua những đường lối khác nhau nơi các đồ đệ cũng như nơi các vị giải tội của Vị Cứu Chuộc thần linh. Có những cách thế khác nhau để trở thành kẻ noi theo gương Chúa Kitô – chẳng những bằng việc làm chứng cho Vương Quốc cánh chung của chân lư và yêu thương, mà c̣n bằng việc nỗ lực làm biến đổi tất cả thực tại trần thế theo tinh thần Phúc Âm nữa (xem Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Tân Tiến Gaudium et Spes, đoạn 43-44). Chính ở chỗ này đây đă mở màn cho việc tông đồ giáo dân, một việc không tách ĺa với yếu tính của ơn gọi Kitô hữu.

 

Các điều này là những nền tảng hết sức quan trọng cho dự án cuộc sống, một dự án tương hợp với năng động tính của tuổi trẻ qúi bạn. Qúi bạn cần phải xem xét dự án này – không dính dáng đến những ǵ cụ thể “của cuộc sống” làm nên nó sau này – theo ư nghĩa những lời Chúa Kitô nói với người bạn trẻ trong Phúc Âm.

 

Qúi bạn cũng cần phải nghĩ lại – một cách hết sức thâm tín – ư nghĩa của Phép Rửa và Thêm Sức. V́ hai bí tích này tiềm tàng cuộc sống và ơn gọi Kitô hữu. Hai bí tích ấy  mở đường đến Thánh Thể, một bí tích chứa đựng trọn vẹn các tặng ân bí tích được ban cho Kitô hữu: tất cả mọi nguồn phong phú của Giáo Hội được tập trung nơi Bí Tích Yêu Thương này. Cũng cần phải – và bao giờ cũng liên kết với Thánh Thể – suy nghĩ về Bí Tích Thống Hối, một bí tích quan trọng không thể thay thế trong việc h́nh thành nhân cách Kitô hữu, nhất là khi nó liên quan đến việc linh hướng là một khoa học sống nội tâm

 

Mạc dù mỗi một Bí Tích của Giáo Hội có liên hệ thật sự và đặc biệt với tuổi trẻ và với giới trẻ, Tôi cũng xin nói vắn tắt về tất cả những điều này. Tôi tin rằng đề tài ấy sẽ được những người khác, nhất là các thừa tác viên mục vụ được đặc biệt chỉ định phục vụ giới trẻ, tỉ mỉ hướng dẫn.

 

Chính Giáo Hội – như Công Đồng Vaticanô II dạy – là “một thứ bí tích hay một dấu hiệu của mối hiệp nhất thân t́nh với Thiên Chúa, cũng như của sự hiệp nhất giữa toàn thể loài người” (Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 1). Mọi ơn gọi cuộc sống, ở chỗ nó là một ơn gọi Kitô hữu, đều bắt nguồn từ tính cách bí tích của Giáo Hội: bởi thế nó được h́nh thành nhờ các Bí Tích đức  tin của chúng ta. Các Bí Tích khiến cho chúng ta, từ thiếu thời của ḿnh, cởi mở “cái tôi” nhân loại của ḿnh ra cho tác động cứu độ của Thiên Chúa cũng là của Chúa Ba Ngôi. Các Bí Tích cho chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, sống trọn vẹn cuộc sống làm người chân chính. Nhờ đó, cuộc sống làm người của chúng ta có một chiều kích mới mẻ, đồng thời cũng có một nguồn gốc Kitô giáo, tức là nhận thức về những đ̣i hỏi của Phúc Âm nơi con người xứng hợp với nhận thức về tặng ân là những ǵ trổi vượt trên mọi sự. “Nếu chị biết ơn Thiên Chúa” (Jn.4:10), Chúa Kitô đă nói như thế với người phụ nữ Samaritanô.