2 Vấn Đáp ở Manila, Phi-Luật-Tân
1/1995
(The Pope Speaks,
Vol.40, No.3, May/June 1995).
1-
Đức
Thánh Cha mong ước ǵ nơi giới trẻ?
T |
rong cuốn "Bước
Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", Cha đă viết
"vấn đề nền tảng của giới trẻ
là một vấn đề cá nhân sâu xa. Giới trẻ... biết
rằng cuộc sống của họ có ư nghĩa cho đến
độ nó trở nên một tặng vật hy hiến cho
những người khác". Do đó, câu hỏi này nhắm
đến một cách riêng tư mỗi một người
trong các con. Các con có thể hiến ḿnh, giờ giấc của
ḿnh, năng lực của ḿnh, tài năng của ḿnh cho lợi
ích của những người khác chăng? Nếu các con làm
được th́ Giáo Hội và xă hội có thể mong nơi
mỗi một người trong các con nhiều điều
trọng đại. Ơn gọi yêu thương, hiểu
theo nghĩa thực sự vươn ḿnh đến những
đồng loại của chúng ta và đoàn kết với
họ, là ơn gọi căn bản nhất trong mọi ơn
gọi. Nó là nguồn gốc của tất cả mọi ơn
gọi trong đời sống. Đó là điều Chúa
Giêsu t́m kiếm nơi con người trẻ ấy khi Người
phán: "Hăy giữ các giới răn" (Mk.10:19). Nói cách khác:
đó là phụng sự Thiên Chúa và tha nhân theo mọi đ̣i
hỏi của một con tim chân thật và chân chính. Thế
rồi, sau khi người trẻ nói rằng anh ta đă
theo đường lối đó, Chúa Giêsu liền kêu mời
anh ta đến một t́nh yêu cao cả hơn: Hăy bỏ mọi
sự, đến mà theo Ta; hăy bỏ mọi sự liên quan đến
bản thân ḿnh mà bắt tay với Ta trong công cuộc vĩ
đại cứu rỗi thế gian (x.câu 21). Chúa có một
điều ǵ đó cho mỗi người làm dọc theo cuộc
hiện hữu của từng người...
2-
Chúng con
giải thích thế nào về tác dụng phi thường của
đời sống Chúa Kitô và hiệu qủa của những
lời Người? Quyền năng và quyền bính của
Người từ đâu mà có?
N |
hững vấn nạn của
các con lần này liên quan đến bản thân và công việc
của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế của chúng
ta. Đọc kỹ Phúc Âm thánh Gioan, chúng ta sẽ t́m thấy
câu trả lời cho vấn nạn của chúng ta... Chúa Giêsu
phục sinh và sống động đến với các tông
đồ trong một căn pḥng các vị đang qui tụ.
Và để chứng tỏ Người cũng chính là Đấng
mà các vị vẫn quen biết, Người đă tỏ
cho các vị thấy những thương tích của Người:
nơi đôi bàn tay và cạnh sườn của Người.
Đây là những vết tích về cuộc tử nạn và
vượt qua cứu độ của Người, là nguồn
mạch quyền năng mà Người truyền sang cho các
vị... V́ cuộc phục sinh của Đức Kitô, con người
không c̣n hiện hữu để mà chết nữa, họ
hiện hữu cho một sự sống đă được
tỏ hiện nơi chúng ta. Đây là sự sống mà Chúa
Kitô đă mang xuống trần gian (x.Jn.1:4)... Cuộc chiến
thắng của sự sống trên sự chết là điều
mà mọi người ước vọng. Tất cả mọi
tôn giáo, đặc biệt là những tôn giáo lớn lâu đời
được hầu hết dân Á Châu theo, đều chứng
tỏ sự thật về t́nh trạng bất tử của
chúng ta được ghi khắc nơi lương tri đạo
lư của con người sâu xa biết bao. Việc con người
t́m kiếm sự sống sau khi chết gặp được
thỏa nguyện thực sự nơi cuộc phục sinh
của Chúa Kitô. V́ Chúa Kitô phục sinh là biểu hiện cho
việc Thiên Chúa đáp ứng niềm mong đợi thao thức
sâu xa này của tinh thần con người, mà Giáo Hội
tuyên xưng: "Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại,
tôi tin hằng sống vậy" (Kinh Tin Kính Các Tông Đồ).
Chúa Kitô phục sinh là bảo chứng cho con người nam
nữ của mọi thời đại là họ được
kêu gọi đến một sự sống vượt ngoài
biên giới sự chết. Việc sống lại của
thân xác không phải chỉ là t́nh trạng bất tử của
linh hồn thôi. Toàn thể con người, bao gồm cả
thân xác lẫn linh hồn, được hưởng sự
sống đời đời. Mà sự sống đời
đời là sự sống trong Thiên Chúa. Chứ không phải
là sự sống, như thánh Phaolô dạy, "lụy thuộc
sự hư nát" (Rm.8:20). Là tạo vật trên thế gian,
mỗi người đều phải chết cũng giống
như mọi tạo vật khác. T́nh trạng bất tử
của toàn thể con người chỉ có thể nhận
được từ tặng ân Thiên Chúa. Thật ra nó là việc
chia sẻ vào sự vĩnh cửu của chính Thiên Chúa.
Chúng ta có thể nhận lănh
"sự sống trong Thiên Chúa" như thế nào? Bởi Chúa Thánh Thần. Chỉ
có Chúa Thánh Thần mới có thể ban sự sống mới
này, như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: "Tôi tin Chúa
Thánh Thần là Đấng ban sự sống". Nhờ Ngài,
chúng ta trở nên, theo h́nh ảnh của Người Con duy
nhất, con cái thừa nhận của Cha... "Hăy nhận
lấy Thánh Thần" nghĩa là hăy chấp nhận từ
Thày gia sản ơn thánh và sự thật này, là cái làm cho các
con trở nên một thân thể thiêng liêng nhiệm mầu với
Thày. "Hăy nhận lấy Thánh Linh" cũng có nghĩa là
hăy trở nên những kẻ tham hưởng vương quốc
Thiên Chúa, do Thánh Linh tràn đổ vào ḷng các con như hoa trái
khổ đau và hy sinh của Con Thiên Chúa, để càng ngày
Thiên Chúa sẽ càng trở nên tất cả trong mọi người
(x.1Cor.15:28). Giới trẻ thân mến, cuộc suy niệm
của chúng ta đă tiến đến trung tâm điểm
của Chúa Kitô Cứu Thế. Nhờ việc toàn hiến của
Người cho Chúa Cha, Người đă trở nên đường
nẻo cho việc chúng ta được làm dưỡng tử
dưỡng nữ dấu yêu của Thiên Chúa. Sự sống
mới này hiện hữu nơi các con nhờ bí tích rửa
tội là nguồn mạch hy vọng và lạc quan của
Kitô hữu chúng con. Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời
vẫn thế. Khi Người nói với các con: "Như
Cha sai Thày, Thày cũng sai các con", các con có thể yên tâm là
Người sẽ không bỏ mặc các con. Người sẽ
luôn luôn ở cùng các con...
Tại sao Người sai các
con? V́ con ngựi
nam cũng như nữ khắp cả thế giới - Bắc,
Nam, Đông, Tây - ngóng đợi một sự giải phóng
và măn nguyện đích thực. Người nghèo t́m kiếm
công lư và kết đoàn; kẻ bị áp bức cần phải
có tự do và nhân phẩm; người mù kêu gọi ánh sáng và
chân lư (x.Lk.4:18). Các con được sai đi không phải để
công bố một sự thật trừu tượng. Phúc Âm
không phải là một lư thuyết hay một ư thức hệ!
Phúc Âm là sự sống! Công việc của các con là làm chứng
cho sự sống này: sự sống của dưỡng tử
dưỡng nữ Thiên Chúa. Con người tân tiến, cho
dù họ có biết hay chăng, thật là cần đến
sự sống này - như 2000 năm trước đây nhân
loại cần Chúa Kitô đến vậy; cũng như con
người luôn luôn cần Chúa Giêsu Kitô cho đến tận
cùng thời gian.
Tại sao chúng ta cần Người? V́ Chúa Kitô mạc khải chân
lư về con người và về cuộc sống cũng như
định mệnh của con người. Người tỏ
cho chúng ta thấy vị trí của chúng ta trước nhan
Thiên Chúa, như là những tạo vật và những tội
nhân, như thành phần được cứu chuộc nhờ
cuộc tử nạn và phục sinh của Người,
khi chúng ta đang lữ hành trên con đường về nhà
Cha... Sự thật về con người - mà thế giới
tân tiến khó ḷng hiểu được - đó là chúng ta được
dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như chính
Thiên Chúa (x.Gn.1:27), và chính ở tại chỗ này, chứ chưa
cần kể đến những khía cạnh khác, chất
chứa phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi
một con người, không có luật trừ, kể từ
lúc được thụ thai cho đến lúc tự nhiên mà
chết. Cho dù cái mà đối với văn hóa hiện đại
càng khó hiểu đi nữa, th́ nhân phẩm này, được
khuôn đúc theo tác động sáng tạo của Thiên Chúa, lại
được nâng lên cao hơn vượt bực trong mầu
nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa. Đây là sứ
điệp mà các con phải công bố cho thế giới tân
tiến: nhất là cho người bất hạnh nhất,
người vô cư vô sản, người yếu bệnh,
những kẻ bị ruồng rẫy, những người
chịu khổ sở trong tay kẻ khác. Cho mỗi một
người, các con phải nói rằng: Xin hăy nh́n vào Chúa Giêsu
Kitô để qúi vị thấy rằng thực sự qúi vị
là ai trước mặt Thiên Chúa!...
Chúa Giêsu sai các con như thế
nào? Người
không hứa gươm giáo hay bạc tiền, quyền lực,
cũng không hứa bất cứ điều ǵ như phương
tiện truyền thông xă hội thu hút con người ngày
nay. Thay vào đó, Người ban cho các con b́nh an và sự thật.
Người sai các con đi với một sứ điệp
uy quyền về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người,
với sự thật về thập giá và phục sinh của
Người. Đó là tất cả những ǵ Người
ban cho các con, và đó cũng là tất cả những ǵ các
con cần. Phần ân sủng và sự thật này sẽ phát
sinh can đảm. Theo Chúa Kitô bao giờ cũng đ̣i phải
can đảm... Và như thế là chúng ta trở về với
vấn nạn đầu tiên của các con:
Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng
mong đợi ǵ nơi giới trẻ của Ngày Giới
Trẻ Thứ 10?
Đó là các con tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Đó cũng là các
con học biết làm sao để công bố tất cả
những ǵ chất chứa nơi sứ điệp của
Chúa Kitô, thực hiện một cuộc giải phóng đích
thực và một cuộc tiến triển chính đáng cho loài
người. Đây là điều mà Chúa Kitô mong đợi
nơi các con. Đây là điều Giáo Hội t́m kiếm nơi
giới trẻ Phi Luật Tân, nơi giới trẻ Á Châu,
nơi giới trẻ thế giới. Như thế, văn
hóa riêng của các con sẽ thấy rằng các con nói năng
bằng một thứ ngôn ngữ đă vang vọng sẵn,
một cách nào đó, nơi những truyền thống cổ
kính của Á Châu: một thứ ngôn ngữ của b́nh an nội
tâm chân thực và của sự sống tṛn đầy, bây
giờ và cho đến muôn đời...