3 Vấn Đáp
ở
(The Pope Speaks,
Vol.40, No.6, November/December 1996).
1-
Giới
trẻ phải sống hiệp nhất và ḥa hợp ra sao
trong một thế giới phân mảnh đầy những
mâu thuẫn?
C |
hính Chúa Giêsu trả lời cho
các con là: "Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở
trong Cha... để họ tất cả được nên
một...". Đó là câu trả lời. Các con có thể thấu
hiểu được nó trong việc chiêm ngưỡng Chúa
Ba Ngôi. Con người được dựng nên theo h́nh ảnh
Thiên Chúa: để biết ḿnh, họ phải biết Thiên
Chúa. Mà Thiên Chúa là ai? Dung nhan đích thực của Ngài như
thế nào? "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16), thánh Gioan viết
như thế. Chúa Cha yêu Chúa Con, Chúa Con yêu Chúa Cha, và t́nh yêu của
Các Ngài là Chúa Thánh Linh. Thiên Chúa là một, Ngài là Đấng
Tuyệt Đối; nhưng Ngài cũng là ba, là mối
liên hệ, là tặng phẩm của Ngôi này cho Ngôi kia trong một
sự cởi mở hoàn toàn hỗ tương. Mỗi một
Ngôi là chính ḿnh đồng thời cũng khác biệt với
các Ngôi khác, tuy thế Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa. Đây
là kiểu mẫu mà các con phải suy niệm! Các con yêu dấu,
Chúa Ba Ngôi trước hết dạy các con là mỗi một
người phải t́m gặp chính ḿnh. Một con người
thanh thiếu niên, một con người trẻ, là một
cá nhân đang h́nh thành căn tính riêng của ḿnh. Trong xă hội
của chúng theo chủ nghĩa hưởng thụ và tượng
h́nh, chúng ta dễ dàng liều mất chính bản thân ḿnh để
trở thành "bị phân mảnh". Một tấm gương
rạn nứt không thể nào phản ảnh tất cả
h́nh hài. Nó phải được tái tạo. Thế nên con
người cần phải có một tâm điểm sâu xa và
vững chắc để từ đó họ có thể hợp
nhất các kinh nghiệm khác nhau của ḿnh. Tâm điểm
này, như thánh Augustinô dạy, không t́m thấy được
ngoài ḿnh, mà ở tận thẳm sâu trong tâm khảm con người,
nơi con người gặp được Thiên Chúa là Cha,
Con và Thánh Thần. Trong mối liên hệ với Thiên Chúa là Đấng
duy nhất, con người mới có thể nên một bản
thân ḿnh. Chúng ta hăy suy niệm sâu xa hơn nữa: Con người
hoàn toàn là ḿnh chỉ khi nào họ gặp gỡ Thiên Chúa và có
thể từ bỏ chính ḿnh trong việc gắn bó với
Chúa Ba Ngôí! Con người thanh thiếu niên nhận biết
t́nh yêu Thiên Chúa và phó ḿnh cho Ngài th́ hoàn toàn trở nên chính ḿnh,
tránh được cảnh dám liều ḿnh trở thành
"một người, không một ai và một trăm ngàn",
như một nhà văn người Ư rất quen thuộc với
các con viết. Bấy giờ họ mới có thể vươn
ḿnh đến với người khác, chẳng những để
ban phát một điều ǵ đó, mà c̣n để hiến
tặng cả chính bản thân ḿnh nữa. Giới trẻ
thân mến, nếu các con có thể sống theo đường
lối này, các con sẽ không bao giờ thuộc về số
những khối hỗn tạp, những phóng ảnh của
những bộ mặt vô danh trên quảng cáo. Bất hạnh
thay, con người hưởng thụ mà xă hội thực
sự thường mong ước, đó là các con phải là
những cá nhân mà không có cá thể, đó là các con phải sống
theo thời trang, luôn luôn t́m kiếm những cảm giác mới
mẻ, khiêu gợi những kích thích tự nhiên, v́ đó mới
là cách làm các con trở nên những kẻ hưởng thụ
lư tưởng. Ngay cả cái được gọi là vấp
phạm mà trước kia từng đồng nghĩa với
khuynh hướng bất nhất th́ nay lại thịnh hành
trong cái thứ văn hóa thụ hưởng. Thế nhưng
ngày nay, suy nghĩ kỹ về điều này th́ thấy rằng
những ai c̣n có thể kiên tŕ sống Phúc Âm là họ đang
bơi ngược chiều sóng. Đó là đức anh hùng
của một cuộc sống thường nhật, của
sự thánh thiện sống động trong mọi lúc và
trong mọi hoàn cảnh...
2-
Thế
nhưng, chúng con làm thế nào để đạt được
lư tưởng này? Làm sao chúng con có thể giữ ḿnh cho khỏi bị
phân tán và bỏ cuộc khi đương đầu với
những khó khăn?
Y |
Ù nghĩa của vấn nạn
thứ hai hỏi về cách làm cho việc hiệp nhất
và hiệp thông trở thành một cảm nghiệm vững
chắc và lâu bền. Về vấn đề này, chúng ta có
thể nhớ lại một điều khác mà Chúa Giêsu đă
phán được Phúc Âm thánh Gioan ghi lại: "Cha yêu Thày
thế nào, Thày cũng yêu các con như vậy. Hăy lưu ngụ
trong t́nh yêu của Thày" (Jn.15:9).
Hăy chú trọng đến động
từ "lưu ngụ"! Nếu các con muốn t́nh trạng
hiệp nhất của các con bền bỉ, chứ không chỉ
gắn liền với ḷng nhiệt thành trong một lúc nào đó
thôi, các con phải lưu ngụ trong t́nh yêu của Chúa Giêsu,
như cành nho c̣n dính với cây nho. Những ai lưu ngụ
trong t́nh yêu của Người th́ "sinh nhiều hoa trái"
(Jn.15:5). Hoa trái đầu tiên trổ sinh từ các môn đệ
chính là nên một, bằng cách yêu thương nhau như Chúa
Giêsu đă yêu thương các ngài (x.Jn.15:12). Không phải hay
sao, đó là một phép lạ của đức tin và sự
thánh thiện hùng hồn, tỏ hiện trước một
nhân loại khắc khoải của thời đại chúng
ta đang bị xâu xé bởi những căng thẳng và
tranh sát nhau? Thế nhưng, chúng ta có thể lấy sức
mạnh ở đâu để lưu ngụ trong Chúa?
Giới trẻ thân mến, trước
hết Giáo Hội hiến cho các con Thánh Thể là "tâm điểm
thu hút" đối với cộng đoàn Kitô hữu. Thánh
Phaolô viết cho tín hữu Côrintô rằng: "V́ chỉ có một
tấm bánh, chúng ta tuy nhiều cũng chỉ là một thân
thể, bởi tất cả chúng ta tham phần vào cùng một
tấm bánh" (1Cor.10:17). Các con hăy lấy Thánh Thể làm tâm
điểm của đời sống các con. Nhờ suy niệm
Phúc Âm, các con mới đào sâu được ư nghĩa của
Phúc Âm. Điều này sẽ giúp các con lại thấu hiểu
được giá trị và sự đẹp đẽ của
cuộc họp mặt để cử hành Thánh Thể mỗi
ngày Chúa Nhật, hiểu được niềm vui được
thuộc về một thành phần mang Đức Kitô bị
đóng đanh và phục sinh trong ḷng ḿnh.
Vậy các con hăy cố gắng
đối xử với Chúa Giêsu trong Thánh Thể như Người
đối xử với chúng ta. Người đă tự
hiến ḿnh Người. Các con hăy dừng chân lại trước
nhà tạm, không cần phải có lư do ǵ đặc biệt,
cũng không cần phải nói chi hết, chỉ việc lặng
lẽ trước nhan Người, chiêm ngắm cử chỉ
vời vợi của t́nh yêu được hàm chứa nơi
Tấm Bánh đă được thánh hiến. Các con hăy học
biết lưu ngụ với Người, để có thể
yêu thương như Người. Trong một tuần lễ,
khi có thể, các con hăy tham dự Thánh Lễ. Việc trung thánh
với Thánh Thể hằng ngày trong tuần giúp chúng ta theo
Chúa Kitô nơi cuộc sống thường nhật, và làm
chúng ta nhận được ánh sáng cũng như sức
mạnh để theo đuổi ơn gọi của ḿnh.
3-
Làm sao để
sống và truyền đạt chân lư và niềm vui của
Chúa Kitô mà không sợ hăi?â
C |
ác con yêu dấu, cách này cũng
giống như cách Chúa Giêsu đă thực hiện, đó là
phục vụ, chia sẻ, và ban tặng chính sự sống
ḿnh. Ở đây chúng ta nhận lấy những lời của
Đấng đă phục sinh: "Như Cha đă sai Thày thế
nào, Thày cũng sai các con như vậy" (Jn.20:21). Chúa Cha
sai Chúa Giêsu để ban phát sự sống và ban một sự
sống viên măn (x.Jn.10:10), và Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ
làm như vậy. Ban tặng sự sống: đó là lư tưởng
duy nhất đáng theo đuổi bằng mọi giá cho tới
cùng. Đó cũng là cách hân hoan, như Chúa Giêsu phán: "Cho đi
phúc hơn là nhận lănh" (Acts 20:35).
Các con không được lẫn
lộn đường lối này với khuynh hướng
hiếu động. Thật vậy, những ai thích quan tâm
và lo âu về những điều phải làm th́ không c̣n có
thể truyền đạt giá trị chất chứa trong
hành động của ḿnh, giá trị đó là t́nh yêu của
Thiên Chúa. Trái lại, các con hăy là những khí cụ khiêm hèn, đơn
thành và không dính bén ǵ với chính ḿnh cũng như với những
hoạt động của ḿnh. Hăy gắn bó chặt chẽ
với một ḿnh Chúa Kitô cũng như với những lời
của Người mà thôi. Như thế, các con mới có thể
gieo rắc những hạt giống hiệp nhất, ḥa giải
và đối thoại trong các môi trường các con sống
và làm việc khác nhau. Trước hết là gia đ́nh, như
các con nghiệm thức, nơi thường đ̣i hỏi
rất nhiều cố gắng để làm chứng cho Phúc
Âm qua những liên hệ hằng ngày. Rồi đến trường
học, đến việc làm, đến thể thao, đến
giải trí lành mạnh: các con hăy lan truyền khắp mọi
nơi hoà b́nh và niềm vui mà Chúa Giêsu đă ban cho thành phần
bạn hữu của Người.
Giới Trẻ thành Trent thân mến,
các con hăy nh́n lên Mẹ Maria. Mẹ đă đón nhận mầu
nhiệm vô cùng của t́nh yêu Thiên Chúa Ba Ngôi nơi con người
cũng như cuộc sống của Mẹ. Mẹ Maria đă
sống liên lỉ với Thánh Thể: Mẹ đă luôn luôn
thân mật giữ t́nh trạng gắn bó với Chúa Giêsu và
trung thành theo Người từ khi Người nhập
thể trong cung ḷng đồng trinh của Mẹ cho đến
núi Canvê. Sau khi Chúa Kitô phục sinh, các tông đồ ở với
Người và "các ngài đồng tâm nhất trí chuyên chú
cầu nguyện" (Acts 1:14). Do đó, Mẹ đă trở
nên Mẹ của sự hiệp nhất: mẫu thức
của Giáo Hội, một Giáo Hội là "dấu hiệu
và dụng cụ... hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp
nhất giữa loài người" (hiến chế Ánh Sáng
Muôn Dân, đoạn 1).