3 Vấn Đáp

về Sứ Điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 1999

 

(Đức Thánh Cha đă giải đáp 3 vấn nạn này ngày 25-3-1999

tại Thính Đường Phaolô VI, dịp sửa soạn Ngày Giới Trẻ Thế Giới XIV,

Chúa Nhật Lễ Lá 28/3/1999.

Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 14-4-1999)

 

 

1-      Kính thưa Đức Thánh Cha, trong Sứ Điệp của Đức Thánh Cha gửi Ngày Giới Trẻ Thế Giới 1999, Đức Thánh Cha đă kêu gọi chúng con, cùng với toàn thể Giáo Hội, “hăy hướng về Thiên Chúa là Cha và, bằng một tấm ḷng tri ân cảm mến, các con hăy lắng nghe lời mạc khải lạ lùng của Chúa Giêsu: ‘Chúa Cha yêu thương các con’ (x.Jn.16:27)”. Và Đức Thánh Cha c̣n bảo đảm với chúng con rằng: “T́nh yêu của Ngài không bao giờ bỏ rơi các, giao ước an b́nh của Ngài không bao giờ xa ĺa các con!”. Chúng con tin chắc như thế. Tuy nhiên, có những lúc chúng con thấy khó hiểu cách Chúa Cha yêu thương chúng con, khi chúng con phải đối diện với khổ đau và cái chết của thành phần trẻ như chúng con, khi những thiên tai xẩy đến cho thành phần vô tội, thậm chí khi con người trải qua những khiếp đảm của chiến tranh. Thật vậy, chúng ta đang kết thúc một thế kỷ từng được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh và ḷng thù ghét giữa các dân tộc. Ngay cả cho đến ngày hôm nay đây, nhất là trong những giờ phút này, chiến tranh và ḷng thù ghét vẫn tiếp tục diễn tiến nơi những miền rất gần với chúng ta đây là Yugoslavia trước kia. Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có thể giúp chúng con hiểu được làm sao Chúa Cha không bao giờ thôi yêu thương chúng con, cả khi chúng con thấy khổ đau nơi thành phần công chính và vô tội, khi nhiều đồng bạn của chúng con bị chế ngự bởi các hiện tượng hủy hoại như nghiện hút, cũng như khi con người sát hại sự sống ḿnh v́ ḷng hận ghét và chiến tranh?

 

 

Giới Trẻ thân mến,

 

C

ha chào mừng các con tới điện Vatican, đến Thính Đường Phaolô VI. Cha chào mừng các con hiện diện trong ṭa nhà này cũng như các con đang ở ngoài trời mưa, dù không nặng hột cho lắm. Dù sao các con cũng mạnh hơn cả mưa gió.

 

Giới Trẻ thân mến,

 

Vấn nạn thứ nhất các con đặt ra cho Cha được cắm rễ sâu trong chính cơi ḷng của con người. Nơi vấn nạn mà thành phần đại diện của các con hỏi Cha, Cha nghe như là một âm vang của cuộc chống đối mạnh mẽ chúng ta đă đọc thấy trong “Câu Truyện về một Đại Kiểm Sát Viên” của Dostoevsky: “Chúng tôi làm thế nào tin tưởng nơi Thiên Chúa được khi Ngài để cho đứa trẻ vô tội phải chết?”. Chúng ta kinh nghiệm thấy, và hầu hết chính mắt trông thấy, vấn đề sự dữ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Những cuộc bàn giải về vấn đề này h́nh như không có tác hiệu ngay lập tức, nhất là khi chính bản thân chúng ta nếm mùi bệnh hoạn hay khổ đau, hoặc khi chúng ta bị rung động bởi cái chết của một người gần gũi thân thương của ḿnh.

           

Thế nhưng, Cha sẽ không muốn tránh né cái thách đố chất chứa trong vấn nạn này. Tuy nhiên, trước hết, Cha cũng muốn hỏi các con một câu gợi ư thế này: các con hỏi Cha phải hiểu thế nào về t́nh yêu của Chúa Cha khi chúng ta thấy ḿnh đối diện với hận ghét, với chia rẽ, với những cách thức khác nhau trong việc hủy hoại phẩm gía bản vị, và với chiến tranh. Đúng vậy, ít lâu trước đây các con cũng đă đề cập đến t́nh trạng tương khắc, đó là t́nh trạng Yugoslavia đang đổ máu và mối quan tâm rất nhiều đến các nạn nhân cũng như đến các hậu qủa từ đấy mà ra đối với Âu Châu cũng như đối với cả thế giới. Cha thành thực hy vọng rằng vũ khí sẽ được xếp lại sớm bao nhiêu có thể và việc đối thoại cũng như điều đ́nh sẽ được thực hiện, để nhờ việc đóng góp của mọi người, toàn miền Balkan sẽ được hưởng một nền hoà b́nh bền bỉ và chính đáng.

           

Phần Cha muốn hỏi các con thế này: tại sao các con chỉ đặt vấn đề t́nh yêu Thiên Chúa ở đâu mà lại không nhấn mạnh đến các trách nhiệm phát xuất từ tội lỗi của con người? Tóm lại, tại sao chúng ta đổ lỗi cho Thiên Chúa trong khi chính con người phải chịu trách nhiệm về những quyết định tự do của ḿnh?

           

Tội lỗi không phải là một thứ lư thuyết trừu tượng; trái lại, các hậu quả của nó có thể được chứng thực. Sự dữ mà các con xin Cha cắt nghĩa có một gốc rễ tội lỗi và là một việc chối từ sống theo giáo huấn của Thiên Chúa. Nó làm tổn thương đến việc hiện hữu của con người và dẫn họ tới việc phủ nhận những ǵ là tốt lành. Như thế th́ chính chúng ta cũng gắn liền với tị hiềm, ghen tương và vị kỷ, mà không nhận ra rằng thái độ như vậy sẽ dẫn chúng ta đến một t́nh trạng lẻ loi cô độc và làm mất đi ư nghĩa thực sự của cuộc sống.

           

Bất chấp tất cả những điều ấy, các con vẫn có thể tin chắc rằng t́nh yêu Thiên Chúa không bao giờ vắng bóng, v́ chính Thiên Chúa đă muốn chia sẻ cuộc đau thương và cái chết của Người với chúng ta. Đó chính là những ǵ chúng ta phải nhớ trong giai đoạn Mùa Chay và trong Tuần Thánh này. Và những ǵ Người đă trải qua cũng là những ǵ đă được cứu vớt và cứu chuộc. Sự dữ đă bị quyền lực t́nh yêu khống chế, như Thánh Tông Đồ Phaolô hoàn toàn xác tín khi nhấn mạnh rằng: “Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Chúa Kitô? Gian nan, khốn khó, bắt bớ, đói khát, trần truồng, hiểm nguy hay gươm giáo ư? Không, nhờ Đấng yêu thương ḿnh, chúng ta thắng được tất cả những điều này” (Rm.8:35-37). Bởi thế, cách thế để chiến thắng sự dữ là hăy lớn lên trong t́nh yêu của Chúa Cha, Đấng đă mạc khải ḿnh cho chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô.

 

 

2-      Kính thưa Đức Thánh Cha, Sứ Điệp của Đức Thánh Cha đă mănh liệt mời gọi việc ăn năn thống hối và năng lănh nhận bí tích Giải Tội. Chúng con xin hỏi Đức Thánh Cha: ḷng ước muốn cải thiện đời sống từ đâu mà có? Chúng con thường được khuyên bảo là ăn năn thống hối, thế nhưng, đôi khi chúng con không cảm thấy có nhu cầu làm như vậy: Đức Thánh Cha có thể cắt nghĩa cho chúng con biết tại sao không? Hơn nữa, chúng con xin Đức Thánh Cha mấy lời về bí tích Giải Tội, v́ không phải bao giờ chúng con cũng dễ thấy được bí tích này như là một nơi chúng con có thể trở về cùng Chúa Cha là Đấng chúng con đă lạc bước bỏ Ngài mà đi theo tội lỗi?

 

 

T

hật vậy, ngày nay, tổng quát mà nói, người ta không c̣n cảm thấy nhu cầu cải thiện đời sống như vốn có nữa. Mặc dầu thực tế cho thấy việc tự vấn là một trong những đ̣i hỏi căn bản để đạt đến một nhân vị người lớn và trưởng thành. Chỉ nhờ tiến tŕnh liên tục cải thiện đời sống và canh tân  con người mới tiến triển trên con đường khó khăn trong việc biết ḿnh, trong việc kiềm chế ư muốn của ḿnh cũng như trong việc có thể làm lành lánh dữ.

 

Như thế, chúng ta có thể nói rằng cuộc sống liên tục đổi thay. Các con cảm thấy được điều này trước nhất. Không phải hay sao khi các con yêu một người nào đó các con làm mọi cách để chiếm lấy t́nh yêu của họ? Đôi khi các con không đổi thay hay sao, cho dù những diễn đạt và hành vi cử chỉ ấy các con không bao giờ nghĩ là các con có thể đổi thay?  Nếu không có t́nh yêu làm nền cho việc đổi thay ấy th́ không thể nào hiểu được nhu cầu cần phải thay đổi.

           

Đối với đời sống tâm linh cũng thế, nhất là đối với hoa trái của bí tích Ḥa Giải là bí tích cần phải thực sự được nh́n theo quan điểm này. Thực thế, chính dấu hiệu có tác dụng của t́nh thương Thiên Chúa là Đấng vươn ḿnh tới mọi người, của t́nh yêu Chúa Cha là Đấng bất chấp việc đứa con ḿnh lạc loài và phung phí các sản vật của nó vẫn muốn đón nhận nó về với ṿng tay rộng mở, làm cho chúng ta cảm thấy ngay được yếu tính của t́nh yêu Thiên Chúa: Ngài vươn ḿnh tới chúng ta bằng cách xứng hợp với Ngài nhất, đó là cách xá giải và xót thương.

           

Nói như thế Cha không có ư bảo rằng đường lối cải thiện đời sống là một đường lối dễ dàng. Ai cũng biết khó khăn ra sao trong việc nhận thức các lỗi lầm của ḿnh. Thật vậy, chúng ta bao giờ cũng t́m cách chữa ḿnh hơn là nhận lỗi. Thế nhưng, cứ như thế, chúng ta sẽ không cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa, cảm nghiệm được t́nh yêu của Ngài là t́nh yêu biến đổi và cụ thể hóa cái có vẻ bất khả thủ. Không có ơn Chúa làm sao chúng ta có thể vào trong con người nội tâm của ḿnh và hiểu được nhu cầu cần phải cải thiện đời sống? Chính ân sủng biến đổi cơi ḷng của chúng ta, khiến chúng ta cảm được t́nh yêu Thiên Chúa gần gũi và cụ thể.

 

 

3-      Kính thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha nhắc lại cho chúng con những lời trong Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan: “Ai không yêu thương anh em ḿnh là người thấy được th́ cũng không thể nào kính mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông thấy”. Nói cách khác, Đức Thánh Cha dạy chúng con rằng các tác động yêu thương, tha thứ, an b́nh và đoàn kết đối với anh em ḿnh phải được phát xuất từ t́nh yêu của Chúa Cha. Về nhu cầu cần phải yêu thương và tha thứ này, chúng con hoàn toàn đồng ư với Đức Thánh Cha và chúng con sẽ dấn thân đặc biệt làm như thế như dấu chúng con cải thiện đời sống, khi chúng con tiến qua Cửa Thánh Năm 2000. Tuy nhiên, có một số trong chúng con khó thấy được Giáo Hội yêu thương và tha thứ ra sao. Là một chứng nhân của ḷng thứ tha, vị đă từng thứ tha cho người gây thương tích về thể lư cho ḿnh và là vị đă can đảm xin tha cho các lỗi lầm của Giáo Hội, Đức Thánh Cha có thể soi sáng cho chúng con biết không về vấn đề rất quan trọng này?

 

 

V

ấn nạn thứ ba này cũng t́m thấy giải đáp của nó nơi ư nghĩa của t́nh yêu. Cha muốn nói rất chân t́nh với các con rằng thứ tha là tiếng nói cuối cùng của những ai thực sự yêu thương. Thứ tha là dấu chứng cao cả nhất của khả năng yêu thương như Thiên Chúa yêu, v́ Ngài yêu thương chúng ta và v́ thế liên lỉ thứ tha cho chúng ta. Hướng về Cuộc Mừng Kỷ Niệm nay đă gần kề, một dịp xứng hợp để xin ơn tha thứ và ân xá, Cha muốn Giáo Hội, theo giáo huấn của Chúa Giêsu, phải đi tiên phong trong việc canh tân cuộc hành tŕnh hoán cải liên lỉ là cuộc hành tŕnh thuộc về Giáo Hội, cho tới ngày Giáo Hội ra trước nhan Chúa. V́ lư do này nên Cha đă viết, trước ngưỡng cửa của ngàn năm thứ ba, Cộng Đồng Giáo Hội phải trở nên “ư thức trọn vẹn hơn về tội lỗi nơi con cái của ḿnh” (Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 33).

 

Cuộc hành tŕnh tiến đến Cửa Thánh là một cuộc hành hương thực sự đối với những ai muốn sửa đổi cuộc sống của ḿnh và trở về với Chúa bằng cả tấm ḷng ḿnh. Khi vượt qua ngưỡng cửa này, chúng ta không được quên ư nghĩa của nó. Cửa Thánh là lối vào sự sống mới Chúa Kitô hiến ban cho chúng ta. Và sự sống, như các con qúa rơ, không phải là một mớ lư thuyết mà là một điều ǵ đó được mang ra sống mỗi ngày ở mức độ thực tiễn. Sự sống là tất cả mọi thái độ, mọi lời nói, mọi hành vi cử chỉ cũng như tâm tưởng dính dáng đến chúng ta và làm cho chúng ta thấy được chính ḿnh về cái chúng ta là.

           

Giới trẻ của Giáo Phận Rôma thân mến, Cha cám ơn các con v́ lời các con hứa với Cha rằng các con sẽ liên lỉ dấn thân làm dấu hiệu sống động cho việc ḥa giải và thứ tha. Ở vào tuổi của các con, các con có rất nhiều dịp để làm chứng về mối thân hữu chân t́nh và quảng đại. Các con hay tăng bội các dịp này lên, và niềm vui, một tặng ân của việc Chúa Kitô hiện diện, sẽ trổ sinh trong các con: một niềm vui các con được gọi đến để truyền đạt và chia sẻ với mọi người các con quen biết. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới: Người là Sự Sống ban cho cuộc đời mỗi người ư nghĩa thực sự.

           

Giới trẻ thân mến, các con đừng bao giờ mệt mỏi trong việc đặt ra những vấn nạn theo tính ṭ ṃ hợp lư cùng với một ḷng ước ao học hỏi. Đúng thế, ở vào lứa tuổi của các con, các con muốn biết về những cái mới mẻ và hay ho. Các con hăy giữ lấy ước muốn này để hiểu được sự sống; các con hăy yêu mến sự sống, một tặng ân và là một sứ vụ Thiên Chúa kư thác cho các con để các con cộng tác với Ngài trong việc cứu thế giới.