Phụ Bản:
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
“N |
ăm 1985 đă được
Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (The United Nations
Organization) tuyên bố là Năm Giới Trẻ Quốc Tế
(International Youth Year)". Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II
đă công nhận sự kiện lịch sử này ở
ngay đoạn mở đầu trong Bức Thư ngài gửi
cho chung giới trẻ thế giới và cho riêng giới trẻ
Công Giáo vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá 31-3-1995, "ngày mà Tôi
đang gặp được nhiều người trong giới
trẻ qúi bạn, những người hành hương qui
tụ tại Quảng Trường Thánh Phêrô ở Rôma
đây" (đoạn 16).
Ngày Giới Trẻ Thế Giới, kể từ đó,
được thành h́nh theo chỉ thị
của Đức Thánh Cha. Và Ngày Giới Trẻ Thế Giới
lần đầu tiên do Hội Đồng về Giáo Dân của
Ṭa Thánh đứng ra tổ chức cho giới trẻ Công
Giáo tại chính Giáo Đô Rôma vào năm 1986. Sau đó, Ngày Giới
Trẻ Thế Giới chung lần lược được
tổ chức, vào các năm lẻ, tại các nơi khác
theo thứ tự thời gian như sau: lần 2 vào năm
1987 tại Buenos Aires nước Á Căn Đ́nh, lần 4
vào năm 1989 tại Santiago de Compostella nước Tây Ban
Nha, lần 6 vào năm 1991 tại Czestochowa nước Ba
Lan, lần 8 năm 1993 tại Denver nước Mỹ, lần
10 vào năm 1995 tại Manila nước Phi Luật Tân, lần
12 vào năm 1997 tại Paris nước Pháp, và lần 15 vào
chính Năm Thánh 2000 tại Giáo Đô Rôma.
(Sau
đây là một chút bổ túc thêm cho bài viết cũ này nhân
dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVIII – 2013: Ngày Giới
Trẻ lần 17 tại Canada 2002, lần 20 tại Đức,
lần 23 tại Úc Châu, lần 26 tại Tây Ban Nha lần 2 năm
2011 và lần 28 tại Ba Tây năm 2013).
Theo lịch tŕnh tổ chức
đă được diễn tiến trên đây, cứ hai
năm một lần, vào năm lẻ, mới có một
Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức
tại một quốc gia.
C̣n những năm chẵn, thường
được tổ chức tại địa
phương mỗi giáo phận. Tuy nhiên, vào ngày Chúa Nhật
Lễ Lá của mỗi năm, nhất là vào năm chẵn,
tại giáo đô Rôma, vẫn cử hành Ngày Giới Trẻ
Thế Giới chung, có một cuộc trao chuyền Thánh Giá
cho nhau, giữa giới trẻ của quốc gia đứng
ra tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần
trước cho giới trẻ của quốc gia sẽ tổ
chức Ngày Giới Trẻ lần kế tiếp.
C̣n chủ đề cho Ngày Giới
Trẻ Thế Giới được tổ chức tại
một quốc gia trong năm lẻ, bao giờ cũng
được Đức Thánh Cha ban bố bằng một
sứ điệp từ một năm trước đó,
để ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới
kịp sửa soạn phần học hỏi vào chính thời
điểm tổ chức.
Thế nhưng:
1-
Tại sao Giáo Hội,
qua Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, lại tổ chức
Ngày Giới Trẻ Thế Giới? Theo chủ
ư của Đức Thánh Cha th́ Ngày Giới Trẻ Thế Giới
mang một ư nghĩa sâu xa và một sứ mệnh thực
sự ra sao?
2-
Tại sao Ngày Giới
Trẻ Thế Giới (World Youth Day) không được tổ
chức tại một địa điểm duy nhất cố
định, như tại chính giáo đô Rôma như lần
đầu tiên, mà lại tổ chức ở khắp
nơi trên thế giới như vậy?
3-
Tại sao Ngày Chúa
Nhật Lễ Lá lại được chọn làm ngày cử
hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới hằng năm, mà
không phải là một ngày vui nào khác, như vào một ngày
trong mùa hè, thời điểm nói lên bản chất hăng
hái nhiệt t́nh của giới trẻ, hay vào mùa xuân, thời
điểm phản ảnh đặc điểm
tươi mới đầy sinh lực của tuổi trẻ??
4-
Tại sao Thánh Giá
lại được chọn để giới trẻ
trao chuyền cho nhau trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới,
được cử hành vào năm chẳn tại Rôma,
để giới trẻ sửa soạn cho Ngày Giới Trẻ
Thế Giới được củ hành vào năm lẻ
sau đó tại một quốc gia, mà không phải là một
dấu hiệu dễ thương nào khác, như chân trời,
biểu hiệu cho nỗi ước mơ của gới
trẻ, hay cầu vồng, biểu hiệu cho niềm hy vọng
của giới trẻ v.v.???
T |
ại sao Giáo Hội, qua Đức
Thánh Cha Gioan-Phaolô II, lại tổ chức Ngày Giới Trẻ
Thế Giới? Theo chủ ư của Đức
Thánh Cha th́ Ngày Giới Trẻ Thế Giới mang một ư
nghĩa sâu xa và một sứ mệnh thực sự ra sao?
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô
II, trong sứ điệp của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành
ngày 15/8/1992 gửi cho giới trẻ để sửa soạn
cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8, tại
Denver Hoa Kỳ, đă xác định như sau:
·
Ngày Giới Trẻ
Thế Giới cùng với những tụ hội là những
dịp thuận tiện để chúng ta tạm dừng
chân cuộc hành tŕnh của chúng ta một chút. Chúng giúp cho giới trẻ
xét lại những ước vọng sâu xa nhất của
ḿnh, tăng thêm cảm quan thuộc về Giáo Hội của
ḿnh, tuyên xưng một niềm tin chung vào Chúa Kitô tử giá
và phục sinh một cách phấn khởi và hào hùng. Chúng là dịp
cho nhiều con người trẻ thực hiện những
quyết định cứng cát và khôn ngoan làm đà cho họ
tiến về tương lai của gịng lịch sử,
dưới sự hướng dẫn mănh lực song dịu
dàng của Chúa Thánh Linh.
Những cuộc cử hành
thường lệ này không phải chỉ có những lễ
nghi bề ngoài, đáng làm v́ chúng là một thông lệ. Thật
vậy, chúng được bừng lên bởi nhu cầu
sâu xa căn bản, phát xuất từ tâm khảm của
con người và phản ảnh sinh hoạt lữ hành cũng
như truyền giáo của Giáo Hội.
Như là một đáp ứng
với những thách đố trong thời điểm biến
động của chúng ta, Cuộc Tụ Hội Giới Trẻ
Thế Giới (The World Youth Gathering) tức là bước
đầu tiên và là dự tŕnh cho một cuộc hiệp nhất
mới mẻ, một sự hiệp nhất vượt
trên tầm mức chính trị nhưng sáng soi tầm mức
chính trị này. Nó dựa trên nhận thức là chỉ có tạo
hóa của cơi ḷng con người mới có thể thỏa
đáng những khát mong sâu thẳm nhất của ḷng trí
con người mà thôi. Như thế, Ngày Giới Trẻ Thế
Giới là một tuyên ngôn của Chúa Kitô, Đấng cũng
nói với cả các con người nam nữ của thế
kỷ chúng ta rằng: 'Ta đến cho họ được
sự sống và được một sự sống trọn
vẹn' (Jn.10:10).
(The Pope Speaks
Vol.38, No.1, 1-2/1993)
Ngoài ra, trong huấn từ
riêng cho đại biểu của Hội Đồng Giới
Trẻ Quốc Tế (The International Youth Forum) ngày 14/8/1993,
ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8, tại
· Chúa là chính tâm điểm của
Ngày Giới Trẻ Thế Giới, và Người tiếp
tục kêu gọi nhiều người trẻ tham gia với
Người trong công việc cao trọng là loan truyền
vương quốc của Người.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới
là một cử hành long trọng mầu nhiệm sự sống:
sự sống như là một tặng ân
thần linh và là một mầu nhiệm linh thiêng. Giới
trẻ từ khắp nơi trên thế giới đang tụ
họp lại để tuyên xưng đức tin của
Giáo Hội là: chỉ có trong Chúa Kitô chúng ta mới có thể
đạt đến trọn vẹn sự thật về
thân phận con người chúng ta cùng với định mệnh
đời đời của chúng ta.
Chỉ có ở nơi Chúa Kitô
con người nam nữ mới có thể t́m thấy những
giải đáp cho những vấn nạn tối hậu làm
họ bối rối. Chỉ có ở nơi Chúa Kitô họ
mới có thể hoàn toàn hiểu được phẩm giá
của họ như là những con người được
Thiên Chúa dựng nên và yêu thương.
(The Pope Speaks
Vol.39, No.2, 3-4/1994)
Trong điệp văn viết
ngày 8-5-1996 gửi cho đức hồng y Pironio, chủ tịch
Hội Đồng về Giáo Dân, nhân dịp tổ chức
cuộc học hội về Những Ngày Giới Trẻ
Thế Giới, tại Czestochowa, Ba Lan, ngày 13-16/5/1996, Đức
Thánh Cha c̣n nói rơ mục đích và nội dung của Ngày Giới
Trẻ Thế Giới, nhất là nói lên vai tṛ của Giáo Hội
đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới
như sau:
· Mục đích chính của những
Ngày này là hướng đức tin và đời sống của
mỗi một người trẻ về Chúa Giêsu, để
họ có thể trở nên một cứ điểm và nên
ánh sáng chân thực cho mọi dự phóng cũng như cho
sinh hoạt giáo dục nhắm vào những thế hệ mới.
(Tuần san L'Osservatore
Romano, ấn bản Anh ngữ,
phát hành ngày 19-6-1996,
đoạn 1).
· Trọng tâm của Ngày Giới
Trẻ Thế Giới là Lời của Thiên Chúa,
phương thế của nó là việc suy tư về giáo
lư, lương thực của nó là việc cầu nguyện,
cung cách của nó là hiệp thông và đối thoại.
(cùng
nguồn vừa dẫn, đoạn 3)
· Như thế, giới trẻ
được định kỳ kêu gọi để trở
nên những người lữ hành trên các đại lộ
của thế giới. Nơi họ, Giáo Hội thấy
được chính ḿnh và sứ mạng của ḿnh giữa
loài người; với họ, Giáo Hội chấp nhận
những thách đố tương lai, nhận thức rằng
tất cả loài người cần một sự trẻ
trung mới mẻ trong tinh thần.
(cùng
nguồn vừa dẫn, đoạn 2)
·
Ngày Giới Trẻ
Thế Giới là ngày của Giáo Hội cho giới trẻ
và với giới trẻ.
(cùng
nguồn vừa dẫn, đoạn 3)
Trong huấn từ tại
Ngày Giới Trẻ Thứ Nhất tại Rôma năm 1986,
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă xác định ư nghĩa
đích thực của Ngày Giới Trẻ như sau:
·
“Ngày
Giới Trẻ” thực sự nghĩa là cuộc tiến
lên đón gặp Thiên Chúa, Đấng đă đi vào lịch
sử loài người qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của
Chúa Giêsu Kitô.
(tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh
ngữ, 1/4/1986, trang 9)
T |
ại sao Ngày Giới Trẻ
Thế Giới (World Youth Day) không được tổ chức
tại một địa điểm duy nhất cố
định?
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II,
trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 10,
14-1-1995, tại Manila, Phi Luật Tân, đă tuyên bố
như sau:
· Tin Mừng là để cho mọi
người. Đó là lư do
Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ
chức ở các nơi khác nhau.
(The
Pope Speaks Vol.40, No.3, 5-6/1995).
Thêm vào đó, trong bài giảng
cho Thánh Lễ cử hành Ngày Giới Trẻ lần thứ
11 tại Giáo Đô Rôma, vào Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua,
26-11-1995, Đức Thánh Cha c̣n cho phong trào tổ chức
Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một cuộc hành
tŕnh hay lữ hành chung cho giới trẻ, và cho những dịp
tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới là những
chặng dừng chân của giới trẻ tại mỗi
giáo phận địa phương cũng như tại
giáo đô Rôma. sau đây là lời của
ngài:
· Cuộc lữ hành khởi sự
là như thế,
một cuộc lữ hành băng qua các Giáo Phận trên khắp
thế giới, để rồi, cứ mỗi hai năm,
lại cùng nhau hợp lại thành một cuộc đại
hội quốc tế (a great international meeting), xây
lên những chiếc cầu huynh đệ và hy vọng, nối
liền các đại lục, các dân nước cũng
như các nền văn hóa. Nó là một cuộc hành
tŕnh luôn luôn chuyển vận, giống như sự sống.
Giống như tuổi trẻ.
Năm nay - có thể nói là
đang ở khoảng lưng chừng đường giữa
lần dừng chân không thể quên được tại
Manila và lần dự tính tại Balê vào tháng 8 năm 1997 - cuộc
hành tŕnh 'của thành phần trẻ' một lần nữa
lại tạm nghỉ tại các Giáo Hội địa
phương, một cuộc hành tŕnh cũng làm bổ ích
như kinh nghiệm của cuộc hành hương Âu Châu đến
Ngôi Nhà Thánh ở Lôretô.
(Tuần san
L'Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,
phát hành ngày 4/3/1996).
T |
ại sao Ngày Chúa Nhật Lễ
Lá lại được chọn làm ngày cử hành Ngày Giới Trẻ Thế
Giới hằng năm, mà không phải là một ngày vui nào
khác?
ĐTC Gioan-Phaolô II, qua bài giảng
trong Thánh Lể cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới
lần thứ 11 tại Giáo Đô Rôma, Chúa Nhật Lễ
Lá, 31-3-1996, đă cho biết lư do như sau:
· 11 năm qua, Ngày Giới Trẻ Thế
Giới đă được cử hành vào Chúa Nhật
Lễ Lá. Theo một ư nghĩa nào đó, có thể nói rằng
'ngày giới trẻ' bắt đầu như thế ngay từ
đầu, từ ngày chúng ta đang tưởng nhớ hôm
nay đây, khi thành phần trẻ ở Gia-Liêm tiến lên
để gặp gỡ Đức Kitô khi Người tiến
vào thành, hiền lành và khiêm nhượng, cưỡi trên một
con lừa, theo lời tiên tri Zacaria (x.9:9). Họ đến
để chào mừng và tiếp đón Người bằng
những lời thánh vịnh: 'Chúc tụng Đấng nhân
danh Chúa mà đến...' (Ps.117/118:26)...
Đó là lư do tại sao giới
trẻ hằng năm trở lại với cuộc hội
họp này, cuộc hội họp bắt nguồn từ
ḷng nhiệt thành không thể đè nén của ḿnh đối
với Chúa Giêsu cũng như với Phúc Âm của Người.
Trong phụng vụ của
Chúa Nhật Lễ Lá, giới trẻ lănh nhận một vai
tṛ chủ động, như 'các con trẻ ở Gia-Liêm',
thành phần 'chào đón Đức Kitô Vua. Họ cầm những
cành lá Olive và lớn tiếng chúc tụng Chúa: Chúc tụng
trên nơi cao thẳm' (ca xướng khi rước
lá)"
(Tuần san
L'Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,
phát hành ngày 4/3/1996)
T |
ại sao Thánh Giá lại
được chọn để giới trẻ trao chuyền
cho nhau trong
Ngày Giới Trẻ Thế Giới, được cử hành vào năm chẳn
tại Rôma, để giới trẻ sửa soạn cho
Ngày Giới Trẻ Thế Giới được củ
hành vào năm lẻ sau đó tại một quốc gia?
Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô
II, cũng qua bài giảng trong Thánh Lể cử hành Ngày Giới
Trẻ Thế Giới lần thứ 11 tại Giáo Đô
Rôma, Chúa Nhật Lễ Lá, 31-3-1996, đă nói lên ư nghĩa của
tác động này như sau:
· Ôm nhận lấy Thánh Giá trong
ngày này, chuyền tay nhau Thánh Giá,
là một cử chỉ rất hào hùng. Nó như thể nói
lên rằng: Lạy Chúa, chúng con không muốn chỉ ở với
Chúa vào lúc vang lên những lời tung hô 'Vạn Tuế', mà
c̣n muốn, với ơn Chúa giúp, như Mẹ Maria, Mẹ
của Chúa cũng là Mẹ của chúng con, và như Tông
Đồ Gioan, theo Chúa trên con đường Thánh Giá. Ôi
Chúa, đúng thế, v́ 'Chúa có những lời của sự
sống đời đời' (Jn.6:68), và chúng con tin rằng,
Thánh Giá của Chúa đích thực là lời sự sống,
sự sống đời đờí!
(Tuần san
L'Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ,
phát hành ngày 4/3/1996).
Để quảng diễn
đề tài về sự sống vô cùng phong phú và mầu
nhiệm này, trong sứ điệp ngày 15-8-1992, sửa soạn
cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 8, tại
Denver, Đức Thánh Cha c̣n viết thế này:
· 'Sự sống' đây nói lên
toàn tổng số tất cả những ǵ tốt lành mà
người ta ước muốn, đồng thời cũng
có nghĩa là cái làm cho chúng trở thành khả dĩ, khả
đạt, lâu bền...
Chúa Giêsu đă đến
để cung cấp một câu trả lời tối hậu
cho niềm ước mong được sự sống và
được cơi trường sinh mà Cha Trên Trời của
Người đă tuôn đổ vào ḷng chúng ta khi Ngài tạo
dựng nên chúng ta.
Tuyệt đỉnh của mạc khải là lúc Lời nhập
thể tuyên bố: 'Ta là sự sống' (Jn.14:6) và 'Ta đến
cho chúng được sự sống' (Jn.10:10). Thế nhưng sự sống đó là sự sống
nào? Chủ ư của Chúa Giêsu đă rơ ràng: đó là chính
sự sống của Thiên Chúa, một sự sống vượt
trên mọi nguyện vọng có thể khát mong của cơi
ḷng con người (x.1Cor.2:9)...
Gắn bó với bản thân
ḿnh, chúng ta không bao giờ chiếm được những
đích điểm chúng ta phải nhắm tới khi
được dựng nên. Trong chúng ta có một
hứa hẹn mà chúng ta thấy rằng ḿnh không thể nào
đạt được. Thế nhưng, Con Thiên Chúa, đến
giữa chúng ta, đă lấy chính ḿnh Người làm bảo
chứng cho chúng ta: 'Ta là đường lối, là sự
thật và là sự sống' (Jn.14:6). Thánh Augustinô đă hết
sức khéo léo đặt lại lời này: Chúa Kitô 'làm nên một
chỗ cho mọi người có thể t́m thấy sự sống
chân thật'. "Chỗ" này là Thánh Thể của
Người và là Thần Linh của Người, ở
đó, tất cả đời sống con người, sau
khi được cứu rỗi và được thứ
tha, cũng được đổi mới và thần linh
hóa.
(The Pope Speaks
Vol.38, No.1, 1-2/1993)
(Chương
này của người dịch được trích lại
từ cuốn “Tông Đồ Giới Trẻ”, trang188-197,
cũng là chương
đă được phổ biến trên Nguyệt San Dân
Chúa Mỹ Châu, số 243, 5/1997)