-2-
Việc
Mừng Năm 2000
9- Nói về việc
giáng sinh của Con Thiên Chúa, thánh Phaolô đă đặt
biến cố này vào "thời điểm viên trọn"
(x.Gal.4:4). Thời gian thực sự được viên trọn
chính là v́ Thiên Chúa, trong Mầu Nhiệm Nhập Thể, đă
đi vào lịch sử con người. Vĩnh cửu đi
vào thời gian: C̣n viên trọn nào cao cả hơn cách viên trọn
này chứ? C̣n cách viên trọn nào khác có thể thực
hiện được đây? Có một số đă
nghĩ đến những chu kỳ huyền nhiệm của
vũ trụ mà trong đó, lịch sử của hoàn vũ,
nhất là của con người, cứ liên tục được
tái tấu. Đúng, con người từ đất mà ra rồi
sẽ trở về đất (x.Gn.3:19): Đây là một
dữ kiện hiển nhiên dễ thấy nhất. Tuy nhiên,
nơi con người c̣n có một ước mong không
thể dồn nén là được sống trường
sinh. Chúng ta phải mường tượng thế nào
về một cuộc sống sau khi chết đây? Có một
số đề cập đến những h́nh thức đầu
thai khác nhau (various forms of reincarnation): Tức là tùy theo
tiền kiếp của ḿnh, con người sẽ nhận được
một cuộc sống mới ở một thể thức
cao thấp nào đó cho đến khi họ đạt được
mức độ thanh tẩy hoàn toàn. Niềm tin đâm
rễ sâu nơi một số tôn giáo Đông phương
này tự nó đă nói lên việc con người tỏ ra
chống lại cái tận số của sự chết. Con
người xác tín rằng bản tính của ḿnh thực
sự là linh thiêng và bất tử.
Mạc khải Kitô giáo không có vấn đề đầu
thai, mà chỉ nói về tầm mức viên trọn mà con người
được kêu gọi để đạt đến
trong cuộc hiện hữu một lần duy nhất trên đời
này thôi. Con người đạt được tầm mức
viên trọn định mệnh của ḿnh này, qua việc họ
chân thành ban tặng bản thân, một ban tặng được
hiện thực chỉ nhờ ở việc con người
gặp gỡ Thiên Chúa. Chính ở nơi Thiên Chúa mà con người
mới hoàn toàn nhận thức được ḿnh: Đó là
một sự thật mà Đức Kitô đă mạc
khải. Con người được viên trọn nơi
Thiên Chúa, Đấng đă đến gặp gỡ họ
qua Người Con hằng hữu của ḿnh. Nhờ
việc Thiên Chúa đến trần gian, thời điểm
của loài người, bắt đấu từ lúc
tạo thành, đă đạt đến tầm mức viên
trọn. Thực sự thời điểm viên trọn đây
chính là vĩnh cửu, đúng thế, chính là Đấng
vĩnh hằng, là chính Thiên Chúa. Như thế, đạt đến
thời điểm viên trọn nghĩa là tiến đến
tận điểm của thời gian, và vượt lên
trên những giới hạn của nó để t́m thấy
tầm mức thời gian viên trọn trong cơi vĩnh
hằng của Thiên Chúa.
10- Đối với Kitô giáo, thời gian có một tầm
mức quan trọng sâu xa. Trong tầm vóc của thời
gian mà thế giới đă được tạo thành,
lịch sử cứu độ được thể
hiện, khi nó đạt đến cao điểm của
ḿnh ở vào lúc thời gian viên trọn nơi Mầu
Nhiệm Nhập Thể, cũng như nó sẽ đạt
đến đích điểm của ḿnh nơi cuộc trở
lại hiển vinh của Con Thiên Chúa vào lúc tận cùng thời
gian. Nơi Chúa Giêsu Kitô, Lời hoá thành nhục thể, thời
gian mặc lấy một tầm vóc của Thiên Chúa, Đấng
tự ḿnh hằng hữu. Việc Chúa Kitô đến
thế gian đă khởi đầu cho "những ngày sau
hết" (x.Heb. 1:2), "giờ tận cùng"
(x.1Jn.2:18), cũng như cho thời gian của Giáo Hội,
một thời gian sẽ kéo dài cho đến lúc Chúa Kitô đến
thế gian lần sau hết.
Từ mối liên hệ giữa Thiên Chúa với thời
gian này đă phát sinh một nhiệm vụ là phải thánh
hóa thời gian. Điều này được thực
hiện, chẳng hạn, như mỗi giờ, mỗi ngày
hay mỗi tuần đều được hiến dâng
lên Thiên Chúa, như đă từng xẩy ra nơi đạo
cựu ước, và vẫn c̣n thấy nơi Kitô giáo, dưới
một h́nh thức mới mẻ. Trong phụng vụ của
Đêm Vọng Phục Sinh, khi ban phép lành cho cây nến tượng
trưng Chúa Kitô phục sinh, vị linh mục cử hành công
bố rằng: "Chúa Kitô hôm qua cũng như hôm nay, nguyên
thủy và cùng đích, Alpha và Omega, tất cả thời
gian đều thuộc về Người, tất cả mọi
thời đại, nguyện cho Người vinh quang và uy
quyền qua các thế hệ đến muôn đời
kiếp kiếp". Vị linh mục cử hành đọc
những lời này, trong khi gắn vào cây nến những
con số của năm hiện tại. Ư nghĩa của
nghi thức này rơ ràng là: Nó nhấn mạnh đến
sự kiện Chúa Kitô là Chúa của thời gian; Người
là khởi sự và là cùng tận của nó; mỗi năm, mỗi
ngày và mỗi lúc đều được gồm tóm trong
việc nhập thể và phục sinh của Người,
do đó, chúng trở nên thành phần của thời điểm
viên trọn. V́ lư do này mà Giáo Hội sinh hoạt và cử
hành phụng vụ theo giới hạn của một
năm. Năm dương lịch được sát
nhập vào với năm phụng vụ, một năm đặc
biệt tái diễn tất cả mầu nhiệm Nhập
Thể và cứu thế, bắt đầu từ Chúa
Nhật thứ nhất Mùa Vọng, và kết thúc vào lễ
trọng kính Chúa Kitô Vua, Chúa của hoàn vũ cũng là Chúa của
lịch sử.
11- Dựa vào bối cảnh (về thời gian) này, chúng ta có
thể hiểu được thói lệ mừng kỷ
niệm được bắt đầu từ Cựu Ước
và được tiếp tục trong lịch sử của
Giáo Hội. Chúa Giêsu Nazarét, một ngày kia, trở về sinh
quán của ḿnh, vào hội trường, đă đứng
lên đọc sách (x.Lk.4:16-30). Cầm lấy sách tiên tri
Isaia, Người đọc thấy đoạn này:
"Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên tôi, v́ Chúa đă
xức dầu cho tôi để tôi mang tin mừng cho người
sầu khổ; Ngài đă sai tôi đi băng bó cho kẻ tan
nát cơi ḷng, loan báo việc giải thoát cho những ai bị
tù ngục và mở cửa ngục tù cho những người
bị cầm buộc; công bố năm hồng ân của
Chúa" (61:1-2).
Vị tiên tri ở đây đang nói về Đức Kitô.
Chúa Giêsu c̣n thêm: "Hôm nay, qúi vị nghe thấy lời
Thánh Kinh này đă được nên trọn" (Lk.4:21), như
thế, Người có ư nói rằng, chính Người là Đức
Kitô được loan báo trước bởi vị tiên tri
này, và "thời gian" mong đợi từ lâu đă được
bắt đầu khởi sự ở nơi Người.
Ngày cứu rỗi là thời điểm viên trọn đă đến.
Tất cả mọi cuộc mừng kỷ niệm đều
hướng về thời điểm này và đều
dựa vào sứ mệnh thiên sai của Đức Kitô, Đấng
đă đến như một vị được Chúa
Thánh Linh xức dầu, Đấng được Cha sai.
Chính Người là Đấng loan báo tin mừng cho kẻ
nghèo khó. Chính Người là Đấng đem tự do cho
những ai bị đoạt mất, Đấng giải
thoát kẻ bị đàn áp và làm cho kẻ mù ḷa lại được
thấy (x.Mt.11:4-5; Lk.7:22). Nhờ đó, Người đă
dẫn con người vào "một năm hồng ân của
Chúa", thời điểm mà Người loan báo chẳng
những bằng những lời nói của ḿnh, mà c̣n hơn
thế nữa, bằng những hành động của Người.
Cuộc mừng, đó là mừng một năm hồng ân của
Thiên Chúa, có đặc tính diễn tả lại tất
cả mọi hoạt động của Chúa Giêsu; chứ nó
không chỉ tái diễn xuông việc mừng kỷ niệm
theo thời gian.
12- Thế nên, những lời nói và việc làm của Chúa
Giêsu là tiêu biểu cho việc hoàn trọn cả một
truyền thống của những cuộc mừng kỷ
niệm trong thời Cựu Ước. Chúng ta biết
rằng một cuộc mừng kỷ niệm là một thời
gian được đặc biết hiến dâng cho Thiên
Chúa. Theo luật Moisen, cứ 7 năm có một lần: Đó
là một "năm nghỉ ngơi" (sabbatical year), trong
năm đó đất đai được xả hơi
và những người làm tôi được trả tự
do. Phận sự của những người nô lệ
tự do này được ấn định bởi
những điều khoản chi tiết trong các Sách
Xuất Hành (23:10-11), Lêvi (25:1-28) và Nhị Luật (15:1-6). Nói
cách khác, những điều khoản này được
thấy áp dụng trong toàn bộ lập pháp thánh kinh, một
bộ lập pháp được đánh dấu bằng một
tính cách rất đặc biệt này. Trong năm nghỉ ngơi,
ngoài việc trả tự do cho các người làm tôi,
Lề Luật c̣n có những qui định rơ ràng về
việc hủy bỏ tất cả các nợ nần. Và
tất cả những điều này đều phải làm
để tôn vinh Thiên Chúa. Nếu năm nghỉ ngơi mà
như thế th́ năm mừng kỷ niệm, cứ 50
năm một lần, cũng phải như vậy. Tuy
nhiên, trong năm mừng kỷ niệm, những lề
lối của năm nghỉ ngơi được nới
rộng hơn và được cử hành c̣n trọng
thể hơn là đàng khác. Như chúng ta đọc
thấy trong sách Lêvi: "Các ngươi sẽ thánh hóa
năm thứ 50 và công bố tự do cho tất cả mọi
dân cư ở khắp nơi; nó sẽ là một cuộc mừng
kỷ niệm cho các ngươi, một năm mà mỗi người
trong các ngươi sẽ lấy lại tài sản của
ḿnh và mỗi người trong các ngươi sẽ trở
về với gia đ́nh của ḿnh" (25:10). Một trong
những thành qủa đáng kể nhất của năm mừng
kỷ niệm là cuộc giải phóng chung cho tất cả
mọi dân cư trong lănh thổ cần được
trả tự do. Vào dịp này, mọi người Ích Diên
lấy lại tư hữu thuộc đất đai của
cha ông ḿnh, nếu chẳng may họ có phải bán đi hay
bị mất đi v́ lâm cảnh làm tôi. Họ không bao giờ
hoàn toàn bị lấy mất đất đai, v́ nó thuộc
về Thiên Chúa; các người Ích Diên cũng không thể
nào măi măi sống trong cảnh làm tôi, v́ Thiên Chúa đă cứu
chuộc họ cho chính Ngài, như sở hữu riêng của
Ngài, bằng việc giải thoát họ khỏi cảnh làm
tôi bên Ai Cập.
13- Những khoản về việc năm mừng kỷ
niệm phần nhiều vẫn c̣n đáng theo - có thể nói,
hơn thế nữa, vẫn c̣n là một sự việc
thực tế. Bởi vậy, chúng trở nên "prophetia
futuri" (một tiên báo cho tương lai), đến nỗi,
nó báo trước một niềm tự do mà Đức Kitô
sẽ đến chiếm lấy. Hơn thế nữa,
trên căn bản của những tiêu chuẩn pháp định
được chất chứa trong những điều
khoản này, c̣n ló hiện lên một thứ giáo huấn
về xă hội mà từ đó nó sẽ được khai
triển rơ ràng hơn, bắt đầu là thời Tân Ước.
Năm kỷ niệm có nghĩa là năm phục hồi
t́nh trạng b́nh đẳng cho tất cả mọi con cái
trong dân Ích Diên, hiến cho những gia đ́nh bị mất
mát của cải, và ngay cả tự do cá nhân của họ,ï
những cơ hội mới. Ngoài ra, năm mừng kỷ
niệm c̣n là một nhắc nhở cho người
giầu có về một thời sẽ đến, khi mà
những người nô lệ Ích Diên của họ, một
lần nữa, có thể lấy lại quyền b́nh đẳng
của họ và có thể đ̣i lại các quyền lợi
của họ. Vào những thời điểm được
lề luật ấn định, phải công bố một
năm mừng kỷ niệm để trợ giúp
những người thiếu thốn. Điều này
chỉ đ̣i hỏi chính quyền mà thôi. Công lư, theo lề
luật của người Ích Diên, trước hết ở
tại việc bảo vệ kẻ yếu thế, và nhà
vua phải làm gương trong vấn đề này, như
lời thánh vịnh: "Vua cứu trợ kẻ thiếu
thốn khi họ kêu cầu, người nghèo khó và kẻ
không được ai giúp đỡ. Vua thương đến
kẻ yếu thế và người thiếu thốn, và cứu
vớt đời sống của người thiếu
thốn" (Ps.72:12-13). Những căn bản của
truyền thống này thật sự có một tính cách
thần học, trước hết liên quan đến
thần học về việc tạo dựng và thần học
về việc quan pḥng thần linh. Thật vậy, nó là một
niềm xác tín chung, một niềm xác tín rằng "the
dominium altum" (chủ quyền tối thượng) - đó
là quyền làm chủ trên tất cả mọi tạo
vật, và nhất là trên mặt đất, chỉ thuộc
về một ḿnh Thiên Chúa là Đấng Hoá Công mà thôi.
Nếu trong việc quan pḥng của ḿnh, Thiên Chúa đă ban
trái đất cho loài người, th́ có nghĩa là Ngài đă
ban nó cho mọi người. Bởi thế, những phong
phú của tạo vật phải được coi như
là một phẩm vật chung cho toàn thể loài người.
Những ai có được những sản vật này như
tài sản riêng của ḿnh th́ họ thực sự chỉ
là những người tôi tớ, những quản trị
viên có trách nhiệm sử dụng nhân danh Chúa là Đấng,
theo đúng nghĩa, chỉ duy một ḿnh Ngài mới có chủ
quyền, v́ theo ư của Thiên Chúa, các phẩm vật được
tạo dựng nên là để cho mọi người
bằng một đường lối chính đáng. Năm
mừng kỷ niệm có nghĩa là phục hồi t́nh
trạng công chính xă hội này. Giáo huấn về xă hội
của Giáo Hội được bắt nguồn sâu xa từ
truyền thống của năm mừng kỷ niệm này,
một giáo huấn về xă hội vẫn luôn luôn là một
phần trong bộ giáo huấn của Giáo Hội, và đă được
khai triển rất nhiều trong thế kỷ vừa qua, đặc
biệt là sau thông điệp Rerum Novarum.
14- Tuy nhiên, điều cần được nhấn
mạnh chính là điều mà tiên tri Isaia diễn tả
bằng những lời: "loan báo năm hồng ân của
Thiên Chúa". Đối với Giáo Hội, thực sự
việc mừng kỷ niệm chính là mừng năm hồng
ân này của Thiên Chúa, một năm thứ tha các tội lỗi
và các h́nh phạt bởi đó mà ra, một năm hoà
giải tranh căi giữa những phe phái, một năm
cải thiện gấp bội và làm việc thống
hối theo bí tích cũng như không theo bí tích. Truyền
thống của các năm kỷ niệm mừng gồm có
việc ban những ân xá rộng răi hơn cả những lúc
khác. Cùng với những cuộc mừng kỷ niệm gợi
lại mầu nhiệm Nhập Thể, vào những
khoảng thời gian 100 năm, 50 năm, và 25 năm, c̣n có
những cuộc mừng để tưởng niệm
những biến cố cứu chuộc: như biến
cố về thập giá của Chúa Kitô, biến cố
về cái chết của Người trên đồi Canvê và
biến cố phục sinh. Vào những dịp này, Giáo Hội
công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, và Giáo Hội
cố gắng làm sao cho tất cả mọi tín hữu có
thể được lợi ích bởi hồng ân ấy. Đó
là lư do tại sao những cuộc mừng kỷ niệm
chẳng những "in urbe" (trong nội thành) mà c̣n
cho cả "extra urbem" (ngoại thành) nữa: Theo
truyền thống th́ "extra urbem" xẩy ra vào
năm sau cuộc cử hành "in urbe".
15- Trong cuộc đời của cá nhân, những cuộc mừng
kỷ niệm thường được gắn liền
với ngày sinh; ngoài ra c̣n có những kỷ niệm khác cũng
được cử hành, chẳng hạn như kỷ
niệm ngày lănh nhận bí tích rửa tội, thêm sức, Rước
Lễ lần đầu, chịu chức linh mục hay
giám mục, và Bí Tích Hôn Phối. Một số những
kỷ niệm này đi đôi với thế gian, thế nhưng
người Kitô hữu luôn luôn làm cho nó có một tính cách tôn
giáo. Thật vậy, theo quan điểm Kitô giáo, mọi cuộc
kỷ niệm mừng - như 25 năm lập gia đ́nh
hay lănh chức linh mục, được gọi là
"lễ bạc", 50 năm, được gọi
lễ "lễ vàng", 60 năm, được gọi
là "lễ kim cương" - là một năm hồng
ân đặc biệt cho cá nhân đă lănh nhận bí tích này
hay bí tích kia. Điều chúng ta nói về phương
diện cá nhân trong việc mừng kỷ niệm cũng có
thể áp dụng cho các cộng đồng hay các tổ chức.
Chúng ta cử hành bách niên hay thiên niên việc thành lập của
một tỉnh lỵ hay một thành phố là thế. Trong
Giáo Hội, chúng ta cử hành những cuộc mừng
kỷ niệm thành lập những giáo xứ hay các giáo
phận. Tất cả những cuộc mừng kỷ
niệm đối với cá nhân cũng như cộng đồng
ấy có một vai tṛ quan trọng và đáng kể trong đời
sống cá nhân cũng như cộng đồng.
16- Chữ "mừng kỷ niệm" (jubilee) nói lên một
niềm vui; không phải chỉ là một niềm vui nội
tâm mà là một nỗi hớn hở cần phải được
bộc lộ ra bên ngoài, v́ việc Thiên Chúa đến với
con người là một việc bề ngoài, một
việc thấy được, nghe được và là một
biến cố khả giác, như thánh Gioan xác nhận
(x.Jn.1:1:1). Thế nên mọi dấu hiệu hân hoan đối
với việc Thiên Chúa đến một cách hữu h́nh
này cần phải được tỏ hiện ra bên ngoài.
Như vậy mới tỏ ra là Giáo Hội vui mừng trong
ơn cứu độ. Giáo Hội mời gọi mọi
người vui mừng, và Giáo Hội cố gắng
tạo điều kiện để bảo đảm
quyền năng của ơn cứu rỗi đến với
mọi người. Bởi đó, năm 2000 sẽ được
cử hành như là một cuộc Đại Hỷ (the
Great Jubilee).
Xét về nội dung của ḿnh, cuộc Đại Hỷ
này, theo một nghiă nào đó, cũng giống như bất
cứ một cuộc mừng kỷ niệm nào khác.
Thế nhưng, đồng thời nó cũng khác, khác xa
những cuộc mừng kỷ niệm. Bởi v́, Giáo Hội
tôn trọng những mức độ của thời gian:
các giờ, các ngày, các năm, các thế kỷ. Do đó, Giáo
Hội bước đi với mọi người, giúp mọi
người nhận thức được mỗi một
mức độ thời gian chuyên chở đầy
sự hiện diện của Thiên Chúa cùng với hoạt động
cứu rỗi của Ngài là chừng nào. Trong tinh thần
này, Giáo Hội hân hoan, cảm tạ và xin tha thứ,
hiến dâng những lời khấn nguyện của ḿnh lên
Chúa của lịch sử và của lương tâm con người.
Trong số những khấn nguyện thiết tha nhất
mà Giáo Hội xin Chúa trong thời điểm trọng đại
này, thời điểm sát cận của một tân thiên
niên đang tiến tới, đó là cho việc hiệp
nhất giữa tất cả các Kitô hữu của
những niềm tin xưng khác nhau được tăng
triển, cho đến khi họ đạt được
một cuộc hiệp thông trọn vẹn. Tôi cầu xin để
cuộc mừng kỷ niệm này sẽ là một dịp hứa
hẹn cho việc cộng tác tốt đẹp trong
nhiều phương diện làm chúng ta hiệp nhất
lại với nhau; những phương diện này
chắc chắn c̣n nhiều hơn cả những phương
diện làm cho chúng ta chia rẽ nhau nữa ḱa. Bởi
vậy, tuy tôn trọng những chương tŕnh của các
Giáo Hội và cộng đồng địa phương,
dầu sao cũng rất cần phải có những đồng
tâm hợp ư có tính cách đại kết liên quan đến
việc sửa soạn và cử hành cuộc mừng kỷ
niệm này. Như thế, cuộc mừng này sẽ chứng
tỏ càng mạnh mẽ hơn trước mặt thế
giới là, các môn đệ của Chúa Kitô đă hoàn toàn
giải quyết với nhau để, sớm bao nhiêu có
thể, tiến đến một cuộc hiệp nhất
trọn vẹn, bằng niềm tin chắc chắn
rằng, với Thiên Chúa không có ǵ là bất khả đạt.