-3-

Việc Sửa Soạn Cuộc Đại Hỷ

 

          17- Trong lịch sử Giáo Hội, mọi cuộc mừng kỷ niệm được sửa soạn bởi một sự sắp xếp linh thiêng. Điều này cũng đúng về cuộc Đại Hỷ năm 2000 này. Xác tín như thế, chúng ta nh́n vào ngày hôm nay đây bằng một cảm nhận tri ân và đáp ứng, về tất cả những ǵ đă diễn ra trong lịch sử loài người từ khi Chúa Kitô giáng sinh, nhất là về những biến cố đă xẩy ra giữa những năm của ngàn năm thứ nhất và ngàn năm thứ hai. Thế nhưng, một cách đặc biêt hơn nữa, bằng con mắt đức tin, chúng ta nh́n vào thế kỷ của chúng ta đây, để t́m kiếm những ǵ mang lại chứng cớ chẳng những cho lịch sử loài người mà c̣n cho cả việc can thiệp của Thiên Chúa nơi những công cuộc của loài người nữa.

 

          18- Theo quan điểm này, chúng ta có thể xác nhận rằng Công Đồng Chung Vaticanô II là một biến cố quan pḥng, nhờ đó, Giáo Hội bắt đầu sửa soạn trực tiếp hơn cho cuộc mừng thiên niên thứ ba. Công Đồng này là một công đồng cũng giống như các công đồng trước kia, song lại khác hẳn; đó là một công đồng chú trọng vào mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, đồng thời lại vươn ḿnh ra với thế giới. Thái độ vươn ḿnh ra của Giáo Hội là một đáp ứng có tính cách phúc âm đối với những đổi thay trong thế giới này, những đổi thay bao gồm cả những kinh nghiệm về t́nh trạng hỗn loạn sâu rộng của thế kỷ 20, một thế kỷ rùng rợn với hai cuộc Đại Chiến I và II, với kinh nghiệm về những trại tập trung cùng với những cuộc tàn sát khủng khiếp. Tất cả những biến cố này đă chứng tỏ một cách hết sức hùng hồn là thế giới cần phải được thanh tẩy; nó cần phải cải thiện lại.

          Công Đồng Chung Vaticanô II thường được coi như bắt đầu một kỷ nguyên mới trong sinh hoạt của Giáo Hội. Điều này đúng, nhưng đồng thời nó cũng khó bỏ qua sự kiện là Công Đồng đă rút tỉa rất nhiều kinh nghiệm và suy tư của một qúa khứ vừa qua, nhất là từ di sản tinh thần do Đức Piô XII để lại. Trong lịch sử của Giáo Hội, cái "cũ" và cái "mới" luôn luôn đan kết chặt chẽ với nhau. Cái mới phát xuất từ cái cũ, và cái cũ được diễn đạt trọn vẹn nơi cái mới. Điều này đă xẩy ra với Công Đồng Chung Vaticanô II, cũng như với hoạt động của các vị giáo hoàng có liên hệ với công đồng, bắt đầu từ Đức Gioan XXIII, tiếp đến Đức Phaolô VI và Gioan-Phaolô I, cho đến vị giáo hoàng đương kim.

          Điều mà những vị giáo hoàng này đă hoàn tất trong thời gian và từ thời gian Công Đồng, qua giáo huấn của các ngài cũng như qua hoạt động mục vụ của các ngài, chắc chắn đă đóng góp một cách đáng kể vào việc sửa soạn cho một mùa xuân mới của sinh hoạt Kitô giáo, một mùa xuân sẽ được tỏ hiện nhờ cuộc Đại Hỷ, nếu các Kitô hữu tỏ ra dễ dậy đối với tác động của Chúa Thánh Thần.

 

          19- Công Đồng, cho dù không bắt chước tính cách nghiêm trọng của thánh Gioan Tẩy Giả là vị trên bờ sông Dược-Đăng đă kêu gọi thống hối và cải thiện (x.Lk.3:1-7), cũng đă tỏ ra cho thấy một điều của vị tiên tri xưa, đó là, bằng một nghị lực mới, Công Đồng đă chỉ cho con người nam nữ của ngày hôm nay thấy rằng Chúa Giêsu Kitô là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian" (Jn.1:29), Đấng cứu chuộc nhân loại và là Chúa của lịch sử. Trong Công Đồng, theo ḷng ước ao thật sự muốn hoàn toàn trung thành với thày ḿnh, Giáo Hội đă tự vấn về căn tính riêng của ḿnh, và đă nhận thức lại mầu nhiệm của ḿnh là thân thể và là hiền thê của Chúa Kitô. Khiêm tốn lắng nghe lời Thiên Chúa, Giáo Hội đă tái xác nhận ơn gọi nên thánh phổ quát; đă phác họa điều khoản về việc canh tân phụng vụ là nguồn mạch và là thượng đỉnh của sinh hoạt Giáo Hội; đă thúc đẩy việc canh tân cho nhiều phương diện trong sinh hoạt của Giáo Hội, ở cả lănh vực hoàn vũ cũng như ở các Giáo Hội địa phương; đă cố gắng khơi dậy những ơn gọi Kitô giáo khác nhau, từ những ơn gọi của người giáo dân đến những ơn gọi Tu Tŕ, từ sứ vụ của các thày sáu đến sứ vụ của các linh mục và giám mục; và nhất là Giáo Hội đă nhận thức lại được tính cách tập đoàn của hàng giáo phẩm, đó là một thể hiện đặc biệt của việc mục vụ được thi hành bởi các vị giám mục hiệp thông với vị thừa kế thánh Phêrô. Trên căn bản của cuộc canh tân sâu xa này, Công Đồng vươn ḿnh đến các Kitô hữu của các giáo phái khác, với các môn đệ của các tôn giáo khác và với tất cả mọi người của thời đại chúng ta. Không có Công Đồng nào đă từng nói rơ ràng về cuộc hiệp nhất Kitô giáo, về việc đối thoại với các tôn giáo không phải là Kitô giáo, về ư nghĩa đặc biệt của cựu ước đối với dân Ích Diên, về những truyền thống văn hóa khác nhau mà trong đó Giáo Hội phải thực hiện công cuộc truyền giáo của ḿnh, và về phương tiện truyền thông xă hội.

         

          20- Toàn bộ giáo huấn phong phú lớn lao của Công Đồng, cùng với cung cách mới mẻ đáng phục để tŕnh bày nội dung giáo huấn này, đă thật sự làm nên một tuyên ngôn cho những thời điểm mới. Các giáo phụ của Công Đồng đă nói bằng ngôn ngữ của Phúc Âm, ngôn ngữ của Bài Giảng trên Núi và của các Phúc Đức. Trong sứ điệp của Công Đồng, Thiên Chúa được tŕnh bày theo chủ quyền tuyệt đối của Ngài trên tất cả mọi sự, nhưng cũng là một Đấng bảo đảm tính cách tự động chính thực của những thực tại trần thế. Bởi thế, việc sửa soạn hay nhất cho một tân thiên niên chỉ có thể được thể hiện bằng một cuộc dấn thân mới trong việc mang ra áp dụng, một cách trung thành bao nhiêu có thể, những giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II vào đời sống của mọi người cũng như vào sinh hoạt của cả Giáo Hội. Theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ, những việc sửa soạn trực tiếp liên quan đến cuộc Đại Hỷ năm 2000 thật sự bắt đầu từ Công Đồng Chung Vaticanô II. Nếu chúng ta t́m một so sánh theo phụng vụ th́ có thể nói là Mùa Vọng hằng năm là mùa có ư nghĩa sát với tinh thần của Công Đồng nhất. V́ Mùa Vọng là mùa sửa soạn cho chúng ta nghênh đón Đấng đă có, đang có và phải đến (x.Rev.4:8).

 

          21- Góp một phần trong việc sửa soạn cho năm 2000 đang đến là một loạt các công nghị bắt đầu từ sau Công Đồng Vaticanô II: những công nghị chung cùng với các công nghị theo đại lục, theo miền, theo quốc gia, theo giáo phận. Chủ đề chính của tất cả các công nghị này là vấn đề phúc âm hóa, hay đúng hơn, là vấn đề làm mới lại việc truyền bá phúc âm, mà những nền tảng của vấn đề làm mới lại việc truyền bá phúc âm này được đặt chân móng nơi tông huấn Evangelii Nuntiandi (về việc truyền bá phúc âm trong thế giới tân tiến) của Đức Phaolô VI, được ban hành năm 1975 theo sau khóa họp chung lần thứ ba của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Các công nghị này tự ḿnh cũng là một phần trong công cuộc làm mới lại việc truyền bá phúc âm: Chúng được sinh ra từ viễn ảnh về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II. Các công nghị này mở rộng những lănh vực để cho thành phần giáo dân tham dự, thành phần mang những trách nhiệm đặc biệt được các công nghị này xác định. Các công nghị này là một biểu hiệu cho sức mạnh mà Chúa Kitô đă ban cho toàn thể dân Thiên Chúa, làm cho dân này thành một dân tham phần vào sứ mệnh thiên sai của riêng Người là sứ mệnh làm tiên tri, tư tế và vương giả. Nói đến điều này phải kể đến những câu phát biểu rất lưu loát trong hiến chế tín lư Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân). Việc sửa soạn cho cuộc mừng năm 2000 như thế được diễn tiến khắp Giáo Hội, trên cả b́nh diện hoàn vũ cũng như địa phương, hiến cho Giáo Hội một nhận thức mới về sứ mệnh cứu rỗi mà Giáo Hội nhận lănh từ Chúa Kitô. Nhận thức này được tỏ hiện rất rơ qua các tông huấn hậu công đồng, những văn kiện chú trọng đến sứ mệnh của thành phần giáo dân, đến việc đào luyện các linh mục, đến các giáo lư viên, đến gia đ́nh, đến giá trị của việc thống hối và ḥa giải, trong sinh hoạt của Giáo Hội cũng như của nhân loại nói chung, và trong công nghị tới đây chú trọng đến đời sống tận hiến.

 

          22- Những công việc và những trách nhiệm đặc biệt liên quan đến cuộc Đại Hỷ năm 2000 là sứ vụ của vị giám mục Rôma. Theo một ư nghĩa nào đó th́ tất cả các vị giáo hoàng trong những thế kỷ trước cũng đă sửa soạn cho cuộc mừng này. Với chương tŕnh tái tạo mọi sự trong Chúa Kitô của ḿnh, Thánh Piô X đă cố gắng ngăn ngừa những phát triển thảm haiï, phát xuất từ t́nh h́nh quốc tế xẩy ra vào đầu thế kỷ này. Giáo Hội đă nhận thức được nhiệm vụ của ḿnh phải cương quyết hành động để đề cao và bảo vệ những giá trị căn bản về ḥa b́nh và công lư, khi đối diện với những khuynh hướng đối nghịch của thời đại chúng ta. Những vị giáo hoàng của thời kỳ trước Công Đồng Chung, tùy theo cách thế riêng của ḿnh, đă mạnh mẽ dấn thân hành động: Đức Bênêđictô XV phải đối diện với tai họa của Thế Chiến Thứ Nhất; Đức Piô XI phải đương đầu với những đe dọa của những thể chế độc tài hay những thể chế không tôn trọng tự do của con người, ở Đức, ở Nga, ở Ư, ở Tây Ban Nha, và ở cả Mễ Tây Cơ dù mới chớm có. Đức Piô XII tiến đến việc thắng lướt t́nh trạng bất công hết sức trầm trọng, gây ra bởi một niềm hoàn toàn khinh bỉ đối với phẩm giá con người, vào thời kỳ của Đệ Nhị Thế Chiến. Ngài cũng cung cấp những chỉ dẫn khôn ngoan cho việc hạ sinh của một trật tự thế giới mới, sau cuộc sụp đổ của những thể chế chính trị trước đó.

 

          23- Từ lúc ban hành văn kiện tiên khởi cho giáo triều của Tôi, Tôi đă nói rơ ràng về Cuộc Đại Hỷ năm 2000, phác họa cho thời gian đưa đến cuộc mừng này là thời gian phải được sống như là "một Mùa Vọng mới" (thông điệp Redemptor Hominis, đoạn 1). Đề tài này từ đó đă được tái hiện nhiều lần, và được bàn đến sâu rộng trong thông điệp Dominum et Vivificantem (đoạn 49). Thật vậy, việc sửa soạn cho năm 2000 đă thực sự là một chiếc ch́a khóa diễn giải (a hermeneutical key) cho cả giáo triều của Tôi. Nó chắc chắn không phải là một vấn đề t́m vui thỏa trong một tân thiên niên, như đă xẩy ra trong một số thập niên ở vào cuối đệ nhất thiên niên; trái lại, nó nhắm đến việc làm tăng thêm cảm quan cho tất cả mọi người đối với Thần Linh là Đấng đang nói với Giáo Hội cũng như với các Giáo Hội (x.Rev.2:7ff), với cả các cá nhân dùng những đặc sủng để phục vụ toàn thể cộng đồng (dân Chúa). Mục đích là nhấn mạnh đến điều mà Thần Linh đang gợi lên cho các cộng đồng khác nhau, từ các cộng đồng nhỏ nhất, như gia đ́nh, cho đến những cộng đồng lớn nhất, như các quốc gia và các tổ chức quốc tế, liên quan đến những nền văn hóa, đen tổ chức dân sự và đến truyền thống lành mạnh. Bất chấp những hiện tượng bề ngoài, như một người mẹ lâm bồn, nhân loại tiếp tục trông đợi việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa và sống nhờ niềm hy vọng này, một h́nh ảnh rất hùng hồn được thánh Phaolô sử dụng trong Thư gửi cho các tín hữu Rôma (x.8:19-22).

 

          24- Những cuộc tông du đă trở nên một yếu tố quan trọng trong việc làm cho Công Đồng Vaticanô II sinh hoa kết trái. Bắt đầu là cuộc hành hương đến Loreto và Assisi (1962) của Đức Gioan XXIII vào lúc sắp sửa họp Công Đồng, rồi tăng vọt lên dưới thời Đức Phaolô VI, sau cuộc viếng thăm đầu tiên của ngài ở Thánh Địa, c̣n có chín cuộc tông du lớn khác đă giúp ngài trực tiếp gặp gỡ dân chúng ở các đại lục.

          Giáo triều đương kim đă mở rộng chương tŕnh du hành này xa hơn nữa, bắt đầu là Mễ Tây Cơ, vào dịp Hội Nghị Chung Lần Thứ Ba của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu Latinh, nhóm họp ở Puebla năm 1979. Cũng trong năm 1979 này, c̣n phải kể đến cuộc hành tŕnh trở về Balan để mừng kỷ niệm 900 năm của thánh Stanislau, giám mục tử đạo.

          Các chặng đường tiếp nối nhau của các cuộc du hành này đă qúa rơ ràng. Những cuộc tông du đă trở thành một diễn tiến thường xuyên, nhắm đến các Giáo Hội riêng biệt ở mọi lục địa và cũng để tỏ ra quan tâm đến việc phát triển những mối liên hệ đại kết với các Kitô hữu của các giáo phái khác nhau. Về điều này, những cuộc thăm viếng quan trọng đặc biệt phải kể đến là Thổ Nhĩ Kỳ (1979), Đức (1980), Anh, Tô Cách Lan và Wales (1984), Thụy Sĩ (1984) các nước Bắc Âu (1989) và gần đây nhất là các nước vùng Baltic (1993). Hiện nay, Tôi tha thiết mong đến thăm Sarajevo ở Bosnia-Herzegovina, cũng như thăm Trung Đông: Lebanon, Jerusalem and Thánh Địa. Cũng rất cần để làm sao vào năm 2000 thăm được những nơi dân Chúa trong Cựu Ước đă trải qua, từ những nơi có liên hệ đến Abraham và Moisen, đến Ai Cập và núi Sinai, đến măi tận Đamascô là thành phố chứng kiến cuộc trở lại của thánh Phaolô.

 

          25- Trong việc sửa soạn cho năm 2000, các Giáo Hội riêng biệt cũng có việc để làm, chẳng hạn như cử hành những cuộc mừng cho những giai đoạn quan trọng trong lịch sử cứu rỗi của các dân nước khác nhau. Trong số các cuộc mừng kỷ niệm theo miền hay địa phương, có những biến cố rất quan trọng phải kể đến, gồm có: kỷ niệm 1000 năm Rus gia nhập Kitô giáo, vào năm 1988, cũng như kỷ niệm 500 năm bắt đầu việc truyền bá phúc âm ở Mỹ Châu (1492). Ngoài những biến cố có một ảnh hưởng rộng lớn như thế, chúng ta c̣n có thể kể đến những biến cố khác, mặc dù không có tính cách hoàn vũ, cũng không kém phần quan trọng: Chẳng hạn như, kỷ niệm 1000 năm Balan gia nhập Kitô giáo, vào năm 1966, cũng như ở Hung Gia Lợi, vào năm 1968, cùng với 600 năm Luthuania gia nhập Kitô giáo, vào năm 1987. Cũng sắp sửa cử hành mừng kỷ niệm 1500 năm Clovis (496), vua của dân Franks (Pháp), lănh nhận bí tích rửa tội, và kỷ niệm 1400 năm thánh Augustinô thành Canterbury (597) đến đây để đánh dấu việc khởi sự truyền bá phúc âm cho thế giới của sắc dân Anglo-Saxon.

          Nếu kể đến Á Châu, cuộc kỷ niệm mừng sẽ nhắc cho chúng ta nhớ lại việc thánh tông đồ Tôma là vị, theo truyền khẩu, vào ngay đầu kỷ nguyên Kitô giáo, đă thực hiện việc loan báo Phúc Âm ở Ấn Độ, nơi mà các nhà truyền giáo từ Bồ Đào Nha măi đến độ năm 1500 mới đặt chân đến. Năm nay cũng đánh dấu 700 năm truyền bá phúc âm ở Trung Hoa (1294), và chúng ta đang sửa soạn tưởng niệm công cuộc truyền giáo trải rộng ở Phi Luật Tân, một công cuộc truyên giáo trải rộng được thể hiện qua việc xây dựng một giáo tỉnh ở Manilla (1595). Chúng ta cũng đang hướng đến ngày kỷ niệm 400 năm các vị tử đạo đầu tiên ở Nhật Bản (1597).

          Ở Phi Châu, nơi mà công cuộc truyền bá Phúc Âm đầu tiên cũng được tính từ thời các thánh tông đồ, những quốc gia như Cameroon, Ivory Coast, Cộng Ḥa Trung Phi, Burundi và Burkina Faso đang cử hành 100 năm kỷ niệm các nhà truyền giáo đến những miền đất riêng của họ, những cuộc kỷ niệm này trùng với 1650 năm thánh Frumentiô (c.340) được cất nhắc lên hàng giáo phẩm, vị giám mục tiên khởi của dân Ethiôpia, đồng thời cũng trùng với cuộc kỷ niệm 500 năm bắt đầu truyền bá phúc âm ở Angola thuộc cựu vương quốc Congo (1491). Những quốc gia Phi Châu khác mới đây cũng đă cử hành những kỷ niệm bách chu niên như vậy.

          Chúng ta làm sao lại không đề cập đến các Giáo Hội Đông Phương, nơi mà các vị thượng phụ cổ kính của họ gắn bó rất chặt chẽ với di sản tông đồ, và cũng là nơi mà các truyền thống thần học, phụng vụ và tu đức tạo nên một kho tàng vĩ đại làm di sản chung cho toàn thể Kitô giáo? Nhiều cuộc cử hành mừng kỷ niệm nơi những Giáo Hội này, và nơi các cộng đồng công nhận ḿnh bắt nguồn từ truyền thống tông đồ riêng của họ, cũng đang tưởng nhớ lại cuộc hành tŕnh của Đức Kitô qua các thế kỷ, cuộc hành tŕnh dẫn đến cuộc Đại Hỷ ở vào cuối thiên niên thứ hai này.

          Nh́n theo luồng ánh sáng này th́ toàn thể lịch sử Kitô giáo hiện lên cho chúng ta thấy như là một gịng sông duy nhất có nhiều chi nhánh đổ nước vào nó. Năm 2000 kêu mời chúng ta hợp lại với nhau, bằng một ḷng trung thành mới mẻ và bằng một niềm hiệp thông sâu xa hơn theo bờ của gịng sông lớn lao này: gịng sông của mạc khải, của Kitô giáo và của Giáo Hội, một gịng sông chảy qua lịch sử loài người, bắt đầu từ biến cố xẩy ra ở Nazarét, rồi đến Bêlem 2000 năm trước đây. Đó thực sự là một "gịng sông", cùng với các "mạch suối" của ḿnh, như lời thánh vịnh diễn tả, "làm hân hoan thành đô của Thiên Chúa" (46:4).

 

          26- Những năm thánh được cử hành vào hậu bán thế kỷ này cũng góp vào việc sửa soạn cho năm 2000. Năm thánh được Đức Phaolô VI công bố hồi 1975 vẫn c̣n nguyên trong kư ức của chúng ta. Theo đà ấy là cuộc cử hành năm 1983 như là một Năm Cứu Chuộc. Có tiếng vang nhất phải kể đến Năm Thánh Mẫu 1986/87; năm này đă được nóng ḷng chờ đợi và sâu xa cảm nghiệm nơi từng Giáo Hội địa phương, nhất là nơi các đền Thánh Mẫu khắp thế giới. Thông điệp Redemptoris Mater được ban hành vào dịp này đă chú trọng đến giáo huấn của Công Đồng về việc hiện hiện của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội: 2000 năm trước, Con Thiên Chúa đă làm người bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Mẹ Maria Đồng Trinh vô nhiễm. Năm Thánh Mẫu thực sự là một ngưỡng vọng về cuộc kỷ niệm (Đại Hỷ) này, nó cũng chất chứa nhiều điều sẽ được thể hiện hoàn toàn hơn vào năm 2000.

 

          27- Thật khó ḷng mà quên được Năm Thánh Mẫu diễn ra không bao lâu trước những biến cố năm 1989. Những biến cố này vẫn c̣n làm cho người ta ngỡ ngàng về sự việc xẩy ra có tính cách rộng lớn, nhất là có tính cách tốc độ của nó. Thập niên 1980 là những năm được đánh dấu bằng mức độ tăng phát tai biến bởi một cuộc Chiến Tranh Lạnh. Năm 1989 đă dẫn đến một giải quyết nhẹ nhàng, bằng h́nh thức lan tràn một cách thứ tự lớp lang, đúng như nó đă xẩy ra. Căn cứ vào sự kiện này, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng có tính cách tiên tri thực sự trong thông điệp Rerum Novarum: Mọi điều Đức Lêô XIII đă viết trong bức thông điệp này về cộng sản đă được ứng nghiệm nơi những biến cố ấy, như Tôi đă nhấn mạnh trong thông điệp Centesimus Annus (ngày 1-5-1991, đoạn 12). Những biến cố này đă hé mở ra cho người ta có thể nhận thức được rằng có một bàn tay quan pḥng vô h́nh đă nhúng vào bằng một tấm ḷng chăm sóc của một hiền mẫu: "Có thể nào một người nữ quên được đứa con nhỏ của ḿnh chăng?" (Is.49:15).

          Tuy nhiên, sau năm 1989, lại nổi lên những hiểm nguy và những đe dọa mới. Nơi những nước thuộc khối Đông Âu trước kia, sau khi cộng sản sụp đổ, đă xẩy ra một thứ đe dọa trầm trọng là tinh thần quốc gia qúa khích, được chứng thực qua những biến cố xẩy ra ở Balkans, cũng như ở các vùng lân cận. Điều này buộc các dân tộc Âu Châu phải thực hiện một cuộc khảo sát gắt gao lương tâm ḿnh, và công nhận những lỗi lầm cùng với các sai lạc của ḿnh, cả về kinh tế lẫn chính trị, là hậu qủa gây ra bởi những chính sách thực dân đế quốc được thực hiện trong những thế kỷ trước đây, cũng như thế kỷ hiện tại, nơi những đất nước mà quyền lợi của họ bị vi phạm một cách có phương pháp.

          28- Theo sau Năm Thánh Mẫu là Năm Gia Đ́nh mà chúng ta đang cử hành đây, một cử hành có liên hệ gần gũi với mầu nhiệm Nhập Thể và với chính lịch sử loài người. Như thế chúng ta có lư do chính đáng để hy vọng rằng Năm Gia Đ́nh, được khai mạc ở Nazarét, cũng sẽ giống như Năm Thánh Mẫu, trở nên một giai đoạn quan trọng khác cho việc sửa soạn mừng cuộc Đại Hỷ.

          Theo chiều hướng này, Cha đă viết một "Bức Thư gửi Các Gia Đ́nh", mục đích là để tái xác nhận bản chất của giáo huấn Giáo Hội về gia đ́nh, cũng như để, có thể nói, mang giáo huấn này vào mọi gia đ́nh. Tại Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội nhận thấy phận sự của ḿnh là phải đề cao phẩm giá của hôn nhân và gia đ́nh (hiến chế Gaudium et Spes, đoạn 47-52). Năm Gia Đ́nh nghĩa là năm giúp cho giáo huấn của Công Đồng về phương diện này thành hiện thực. Mỗi một gia đ́nh, một cách nào đó, phải dự phần vào việc sửa soạn cho cuộc Đại Hỷ. Không phải hay sao, qua gia đ́nh, gia đ́nh Nazarét, mà Con Thiên Chúa đă chọn để đi vào lịch sử loài người?