-4-
Việc
Sửa Soạn Mừng Gần
29-
Nằm
trên bối cảnh của một bức phông bao rộng
(sweeping panorama) như thế, hiện lên một vấn
nạn như thế này: đó là làm sao chúng ta có thể phác
họa được một chương tŕnh chi tiết để
khởi xướng cho cuộc sửa soạn thẳng vào
cuộc Đại Hỷ hay chăng? Thật vậy,
những ǵ được nói đến trên đây đă
bao gồm cả những yếu tố cho một
chương tŕnh như vậy. Một dự án càng chi
tiết về những diễn tiến đặc biệt
lại càng cần phải được tham khảo
rộng răi, để nó không mất đi tính chất nguyên
thủy và không khó áùp dụng tại các Giáo Hội riêng
biệt ở trong những hoàn cảnh khác nhau. V́ lư do này,
Tôi muốn tham khảo ư kiến những vị chủ
tịch của các hội đồng giám mục, nhất
là các vị hồng y.
Tôi biết ơn các vị trong Hồng Y Đoàn, đến
họp trong một hội nghị bất thường vào
ngày 13-14/6/1994, đă đưa ra một số những
dự án và đă đề nghị về các chỉ
dẫn hữu ích. Tôi cũng cám ơn qúi huynh trong hàng giáo
phẩm, bằng những cách thức khác nhau, đă
chuyển đạt những ư tưởng đáng qúi mà Tôi
đă cẩn thận lưu tâm đến trong khi viết bức
tông thư đây.
30- Cuộc tham khảo này làm sáng tỏ điều đề
nghị thứ nhất về thời kỳ sửa
soạn. Giờ đây chỉ c̣n vài năm nữa thôi là
tới năm 2000: Cần phải chia thời kỳ này ra
làm hai giai đoạn, để ư đến giai đoạn
sửa soạn của 3 năm cuối cho kỹ lưỡng
hơn. Thiết tưởng chồng chất nhiều sinh
hoạt cho một thời gian sửa soạn dài sẽ làm
phân tán việc chuyên chú về tinh thần. Bởi thế để
tiến đến ngày lịch sử này, thích hợp
nhất là ở giai đoạn đầu, làm sao cho tín
hữu nhận thức được những đề
tài tổng quát, rồi chú ư đến việc sửa
soạn trực tiếp và nhắm thẳng vào thời
kỳ thứ hai, bao gồm một giai đoạn 3
năm, hướng đến việc cử hành mầu
nhiệm Chúa Kitô cứu thế.
A- Thời Kỳ
Thứ Nhất:
31- Thời kỳ thứ nhất v́ thế có đặc
tính của việc tiền chuẩn bị; nó có một
mục đích là làm sống lại nơi người Kitô
hữu nhận thức về giá trị và ư nghĩa
của cuộc mừng năm 2000 theo lịch sử loài
người. Là một cuộc tưởng niệm
việc Chúa Giêsu giáng sinh, cuộc kỷ niệm mừng này
phải được đi sâu vào chiều kích Kitô
học.
Trong việc tiếp tục tỏ ra đức tin Kitô giáo
bằng lời nói cũng như bí tích, nhất là trong
cuộc kỷ niệm đặc biệt này, cũng
cần phải liên kết giữa việc tổ chức
tưởng niệm và việc tổ chức cử hành, để
không phải chỉ tưởng niệm biến cố theo
tư tưởng, mà c̣n làm cho tầm quan trọng cứu độ
được hiện diện qua việc cử hành các bí
tích nữa. Cuộc cử hành kỷ niệm mừng này
phải làm cho những Kitô hữu hôm nay đây vững
mạnh trong đức tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng
đă mạc khải chính ḿnh ra qua Đức Kitô, nâng đỡ
đức cậy của ho, cho nó vươn lên theo ḷng mong
ước muốn được hưỏng sự
sống đời đời, và thắp lại đức
mến của họ trong việc tích cực phục
vụ anh chị em của ḿnh.
Trong giai đoạn thứ nhất (1994-1996), nhờ
một tiểu ban được thiết lập cho
mục tiêu này, Toà Thánh sẽ gợi ư những vấn đề
suy tư và hành động trên lănh vực hoàn vũ.
Những ủy ban tương đương ở các Giáo
Hội địa phương cũng phải có một
nỗ lực tương tự trong việc đề cao
nhận thức một cách thực tỉ mỉ hơn
nữa. Vấn đề là làm sao, bằng một đường
lối nào đó, có một sự liên tục giữa điều
được thực hiện trong giai đoạn sửa
soạn xa th́ đồng thời cũng kéo dài cả trong
giai đoạn tiếp tới, để mang lại
một cảm nhận sâu xa hơn về những phương
diện quan hệ nhất đến cuộc cử hành
kỷ niệm mừng này.
32- Một cuộc mừng bao giờ cũng là một
dịp của ơn ban đặc biệt, một ngày được
Chúa chúc phúc. Thế nên, như đă nhận định, nó
là một thời điểm vui mừng. Cuộc mừng
năm 2000 có ư nghĩa phải là một cuộc nguyện
cầu long trọng của chúc tụng và tạ ơn, cách
riêng v́ tặng ân nhập thể của Con Thiên Chúa và
của ơn cứu chuộc mà Người đă hoàn thành.
Trong năm mừng kỷ niệm này, các Kitô hữu,
với một đức tin cao vời mới mẻ,
sẽ đứng trước t́nh yêu của Chúa Cha, Đấng
đă ban Con Ḿnh "để ai tin vào Con sẽ không
chết song sẽ được sự sống đời
đời" (Jn.3:16). Và với một cảm thức
dấn thân sâu xa, họ cũng sẽ thể hiện ḷng
biết ơn của ḿnh đối với tặng ân được
ban cho có Giáo Hội mà Chúa Kitô thiết lập như
"một thứ bí tích hay dấu hiệu hiệp thông
thân t́nh với Thiên Chúa và hiệp nhất tất cả loài
người" (hiến chế Lumen Gentium, đoạn 1).
Ḷng biết ơn của họ sẽ bao gồm những
hoa trái thánh thiện đă chín mùi nơi cuộc sống
của tất cả những người nam nữ, mà qua
mọi thế hệ và mọi giai đoạn lịch
sử, đă tiếp nhận tặng ân cứu rỗi cách
trọn vẹn.
Tuy nhiên, niềm vui của mọi cuộc mừng,
trước hết, là niềm vui được đặt
trên việc thứ tha tội lỗi, trên nỗi hân hoan
cải thiện. V́ thế, cũng cần nhấn mạnh
một lần nữa đến chủ đề của
Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1984
về thống hối và ḥa giải (tông huấn Reconciliatio
et Paenitentia, 2/12/1984). Thượng hội đồng này là
một biến cố trọng đại ngoại
thường trong sinh hoạt của Giáo Hội hậu công
đồng. Thượng hội đồng này đào sâu
vào vấn đề từng liên quan đến việc
cải hối (metanoia), một việc cải
hối, về phía cá nhân cũng như cộng đồng,
cần phải có trước khi đi đến việc
ḥa giải với Thiên Chúa.
33- Bởi thế, trong khi thiên niên thứ hai gần
hết, Giáo Hội càng cần phải hoàn toàn nhận thức
được tội lỗi của con cái ḿnh, nhớ
lại tất cả những lúc, trải qua theo gịng
lịch sử, họ đă xa rời tinh thần của
Chúa Kitô và Phúc Âm của Người, thay v́ hiến cho
thế giới một chứng từ của một đời
sống được thúc đẩy bởi những giá
trị đức tin, th́ lại t́m thỏa măn bằng
những cách suy tư cũng như bằng tác hành
dưới những h́nh thức thực sự phản chứng
tá và gây gương mù.
Được tháp nhập vào Chúa Kitô, mặc dù là thánh, Giáo
Hội không hề mệt mỏi trong việc thực hiện
việc thống hối: Trước nhan Thiên Chúa và
trước mặt con người, Giáo Hội luôn luôn công
nhận những người con nam nữ tội lỗi
như là của riêng ḿnh. Như hiến chế Lumen
Gentium đă xác nhận: "Ôm ấp những tội
nhân trong ḷng của ḿnh, Giáo Hội vừa thánh thiện mà
cũng luôn luôn cần phải được thanh tẩy,
và không thôi theo đuổi đường lối thống
hối và canh tân" (đoạn 8).
Cánh cửa thánh của cuộc mừng năm 2000 phải
là một biệu hiệu rộng hơn cánh cửa của
các cuộc mừng trước đây, bởi v́, nhân
loại trong khi tiến đến đích điểm này
phải bỏ lại sau lưng không phải chỉ
một thế kỷ mà là một ngàn năm. Thế nên, Giáo
Hội phải thực hiện cuộc vượt qua này
với một ư thức rơ ràng về những ǵ đă
xẩy ra cho Giáo Hội trong 10 thế kỷ qua. Giáo Hội
không thể nào bước qua ngưỡng cửa của
một thiên niên mới mà không thôi thúc con cái của ḿnh,
bằng việc thống hối, thanh tẩy những
lỗi lầm quá khứ cũng như những lúc bất
trung, bất nhất và hành động chậm chạp. Công
nhận những yếu đuối qúa khứ là một
hành động tự trọng và can đảm, giúp chúng ta
tăng cường đức tin, làm cho chúng ta tỉnh táo để
đối diện với những cám dỗ và thử thách
hiện tại, cũng như để có thể đương
đầu với chúng.
34- Trong số những tội lỗi cần phải dứt
khoát thống hối và cải thiện, chắc chắn
phải kể tới những tội lỗi đă làm
thiệt hại đến niềm hiệp nhất theo ư
Thiên Chúa muốn nơi dân của Người. Trong gịng
lịch sử 1000 năm mà giờ đây đang đến
hồi kết thúc, việc hiệp thông hội thánh, c̣n
hơn cả trong ngàn năm đầu, đă bị
tổn thương một cách xót đau, một sự
kiện "mà có những lúc cả hai bên đều
phải trách ḿnh" (sắc lệnh Unitatis Redintegratio, đoạn
3). Những vết thương như thế hiển nhiên
là phản lại với ư muốn của Chúa Kitô và gây
gương mù cho thế giới (cùng đoạn sắc
lệnh trên). Những tội lỗi quá khứ này, bất
hạnh thay, vẫn c̣n đè nặng trên chúng ta và vẫn từng
là những thử thách hiện nay. Cần phải thực
hiện những bổ khuyết cho chúng, và tha thiết xin
Chúa Kitô thứ tha.
Vào những năm cuối cùng của thiên niên này, Giáo
Hội phải khẩn xin Chúa Thánh Thần, tha thiết
hơn nữa, cầu cùng Người ban cho chúng ta ơn
hiệp nhất Kitô giáo. Đây là một vấn đề
quan thiết không thể thiếu trong việc chúng ta làm chứng
cho Phúc Âm trước mặt thế gian. Đặc
biệt từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều
cuộc xướng xuất có tính cách đại kết đă
được đảm trách một cách tận t́nh và
tận lực: Có thể nói, vào những năm gần đây,
toàn thể sinh hoạt của các Giáo Hội địa
phương cũng như của Hội Thánh đă dính dáng
đến chiều kích đại kết. Hội Đồng
Phát Động Hiệp Nhất Kitô Giáo đă trở nên
một chất kích tố quan trọng (catalyst) trong phong trào
hướng đến cuộc hiệp nhất trọn
vẹn.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng để
đạt được mục tiêu này không phải
chỉ là do nỗ lực của con người mà thôi, cho
dù không thể thiếu nó đi nữa. Xét cho cùng th́
hiệp nhất là tặng ân của Chúa Thánh Thần. Chúng
ta cần phải mau chóng đáp lại tặng ân này, mà
không mập mờ trong việc làm chứng cho chân lư,
sẳn sàng áp dụng những chỉ dẫn được
Công Đồng phác họa, cùng với những văn
kiện theo sau của Ṭa Thánh, cũng là những văn
kiện đáng giá đối với nhiều Kitô hữu
chưa hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Thế th́ đây là một trong những công việc của
các Kitô hữu trong thời gian chúng ta tiến đến
năm 2000. Tận điểm của đệ nhị thiên
niên đang tiến tới đ̣i mọi người
phải khảo sát lương tâm và phải coi trọng
những xướng suất có tính cách đại kết
thích hợp, để chúng ta có thể cử hành cuộc Đại
Hỷ, nếu chưa hoàn toàn hiệp nhất với nhau
th́ ít ra cũng xích lại gần nhau hơn là những chia
rẽ của thời đệ nhị thiên niên. Như
mọi người nhận thấy, về vấn đề
này, c̣n cần phải nỗ lực rất là nhiều.
Nỗ lực rất là nhiều này là một điều
thiết yếu, không những để tiếp tục
theo con đường đối thoại về những
vấn đề tín lư, mà trên hết là để quyết
tâm hơn nữa trong việc cầu nguyện cho cuộc
hiệp nhất Kitô giáo. Việc cầu nguyện như
vậy sau Công Đồng càng trở nên khẩn
trương, nhưng nó c̣n cần phải tăng thêm
nữa, bao gồm số Kitô hữu nhiều hơn bao
giờ hết, để hiệp nhất với lời
khẩn nguyện của Chúa Kitô trước cuộc vượt
qua của Người: "Lạy Cha... để họ
tất cả cũng được nên một trong chúng
ta" (Jn.17:21).
35- Một chương lịch sử đau thương
khác mà các đứa con nam nữ của Giáo Hội phải
quay về với một tinh thần thống hối, đó
là chương lịch sử, nhất là trong một số
thế kỷ, về việc chiều theo tính bất
nhẫn, và ngay cả việc dùng bạo lực, để
phụng sự cho chân lư.
Đúng thế, một phán đoán chính xác có tính cách lịch
sử không thể nào lại cố t́nh bỏ qua việc
t́m hiểu cẩn thận bối cảnh văn hóa của
thời đại, một phán đoán mà căn cứ vào đó
nhiều người ḷng ngay lại chủ trương
rằng, việc làm chứng thực sự cho chân lư có
thể bao gồm cả việc đàn áp những ư
kiến của kẻ khác, hay ít là không để ư ǵ đến
những ư kiến đó. Nhiều yếu tố
thường trùng hợp để tạo nên những
giả thuyết biện minh cho việc bất nhẫn, đồng
thời nung nấu một bầu khí sôi động, mà
chỉ có tinh thần cao cả, thật sự tự do và đầy
Thiên Chúa, mới có thể giải tỏa bằng một
cách nào đó. Mặc dù có xét đến những căn
cớ để làm cho sự việc nhẹ hơn đi
nữa, th́ Giáo Hội cũng không thể nào được
miễn trừ khỏi việc cần phải tỏ ra
một niềm tiếc xót sâu xa, đối với
những yếu đuối của rất nhiều con cái
nam nữ của ḿnh, đă làm ám muội đi dung nhan Giáo
Hội, khiến Giáo Hội không hoàn toàn phản chiếu
h́nh ảnh của một vị Chúa tử giá là mẫu chứng
siêu việt cho một t́nh yêu nhẫn nhịn và một đức
hiền lành khiêm hạ. Từ những giây phút quá khứ đau
thương này, có thể rút ra một bài học cho
tương lai, dẫn tất cả mọi Kitô hữu đến
việc hoàn toàn gắn chặt lấy nguyên tắc mà Công Đồng
đă phát biểu: "Chân lư không thể nào tự ḿnh áp đặt,
ngoại trừ v́ chính sự xác thực của nó, nếu
nó muốn dùng cả sự dịu dàng lẫn mănh lực để
chiếm lấy tâm trí con người" (tuyên ngôn Dignitatis
Humanae, về tự do tôn giáo, đoạn 1).
36- Nhiều vị hồng y và giám mục đă tỏ ư
muốn, trước hết, phải có một cuộc
khảo sát lương tâm cẩn thận về phiá Giáo
Hội hôm nay. Trước ngưỡng cửa của
một tân thiên niên, Kitô hữu cần phải khiêm tốn đặt
ḿnh trước nhan Chúa, xét ḿnh về trách nhiệm mà họ
cũng phải gánh chịu đối với những
sự dữ của thời điểm chúng ta. Thật
vậy, tuy có nhiều sáng sủa, thời hiện đại
này cũng không phải là không có ít nhiều bóng tối.
Chẳng hạn, chúng ta làm sao có thể giữ im lặng
về t́nh trạng lạnh nhạt đạo đức
làm cho nhiều người hiện nay sống như không
có Thiên Chúa, hay sống theo một ḷng đạo mơ
hồ, không có khả năng nắm vững vấn đề
chân lư, cần phải trước sau như một. Thêm vào
đó, c̣n phải kể đến t́nh trạng mất đi
một cách sâu rộng cái ư nghĩa siêu việt về
sự sống con người, cũng như phải
kể đến t́nh trạng lẫn lộn trong lănh
vực đạo lư, ngay cả về những giá trị
căn bản trong việc tôn trọng sự sống và gia đ́nh.
Về mặt này, ngay những người con nam nữ
của Giáo Hội nữa cũng cần phải xét ḿnh
lại. Họ đă bị nhuốm phải bầu khí
của phong trào tục hóa (secularism) và khuynh hướng đạo
lư tương đối (ethical relativism) đến đâu?
Và họ phải gánh chịu trách nhiệm nào trong việc
làm cho t́nh trạng thiếu ḷng đạo tăng lên, v́
họ không chứng tỏ được dung nhan chân
thật của Thiên Chúa, bởi đă "không sống theo
cuộc sống tôn giáo, luân lư hay xă hội của ḿnh"
(hiến chế Gaudium et Spes, đoạn 19)?
Không thể nào phủ nhận được rằng, đối
với nhiều Kitô hữu, cuộc sống tâm linh của
họ đang trải qua một thời gian chao đảo,
gây ảnh hưởng cho chẳng những đời
sống luân lư của họ mà cả đến đời
sống cầu nguyện cũng như tư tưởng đúng
đắn về thần học theo đức tin của
ho nữạ. Đức tin, bị thử thách bởi
những thách đố của thời đại chúng ta đă
vậy, đôi khi c̣n bị hướng dẫn lệch
lạc bởi những quan điểm thần học sai
lầm, gây ra bởi tệ nạn đang sôi động
lan truyền trong việc ngang nhiên bất phục tùng
quyền giáo huấn của Giáo Hội .
Về vấn đề liên quan đến Giáo Hội trong
thời đại của chúng ta đây, làm sao chúng ta không
ngậm ngùi trước t́nh trạng thiếu ư thức,
thậm chí có những lúc nhiều Kitô hữu c̣n ưng theo
việc phạm đến những quyền làm
người căn bản, gây ra bởi những chế độ
độc tài chuyên chế? Và chúng ta cũng không tiếc xót
sao được, trong số những bóng tối nơi
thời điểm của chúng ta, trách nhiệm mà rất
nhiều Kitô hữu phải gánh chịu đối với
những h́nh thức bất công và tẩy chay? Vấn đề
được đặt ra là có bao nhiêu Kitô hữu
thực sự hiểu biết và thực hành những nguyên
tắc giáo huấn của Giáo Hội về xă hội.
Cuộc khảo sát lương tâm cũng phải xét đến
thái độ tỏ ra đón nhận thế nào đối
với Công Đồng Vaticanô II, một tặng ân cao
cả mà Thần Linh đă ban cho Giáo Hội vào cuối đệ
nhị thiên niên. Lời của Thiên Chúa đă trở nên
hốn sống của thần học và là nguồn hứng
cho cả cuộc sống Kitô hữu, trọn đầy
hơn nữa đến mức nào, theo như Dei Verbum (hiến
chế về Mạc Khải)? Phụng vụ có được
sống như là nguồn mạch và là thượng đỉnh
của sinh hoạt thuộc về hội thánh không, theo giáo
huấn của Sacrosanctum Concilium (hiến chế
về Phụng Vụ)? Giáo hội học về việc
hiệp thông được diễn giải trong Lumen Gentium
(hiến chế về Giáo Hội) có được làm cho
vững mạnh nơi Giáo Hội hoàn vũ cũng như
nơi các Giáo Hội riêng biệt không? Những đặc
sủng, những sứ vụ và những h́nh thức tham
dự khác nhau của dân Thiên Chúa có được thể
hiện chăng, một thể hiện không bị ảnh
hưởng bởi ư hệ dân chủ và tính cách xă hội
tương phản với quan niệm của Giáo Hội
cũng như với tinh thần chân thực của Công Đồng
Chung Vaticanô II? Một vấn đề quan trọng khác được
nêu lên là bản chất của việc liên hệ giữa
Giáo Hội và thế giới. Những chỉ dẫn
của Công Đồng - được phác họa trong
Gaudium et Spes (hiến chế Mục Vụ) và các văn
kiện khác - về việc đối thoại một cách
cởi mở, tôn trọng và thân t́nh, vẫn c̣n hiệu
lực và mời gọi chúng ta phải dấn thân hơn
nữa, tuy nhiên, nó phải được đi kèm với
một nhận thức rơ ràng cùng với việc can đảm
làm chứng cho chân lư.
37- Giáo Hội trong ngàn năm thứ nhất được
sinh ra nhờ máu của các vị tử đạo: "Sanguis
martyrum - semen christianorum" (câu nói của giáo phụ Tertullian:
máu các vị tử đạo là hạt giống kitô giáo). Những
biến cố lịch sử gắn liền với nhân
vật Constantine Cả cũng không thể nào làm cho Giáo
Hội phát triển được, như nó thực
sự đă xẩy ra trong đệ nhất thiên niên,
nếu nó không có những hạt giống của các vị
tử đạo, cũng như của một di sản
thánh thiện, là những dấu vết của những
thế hệ Kitô hữu đầu tiên. Vào cuối đệ
nhị thiên niên, một lần nữa, Giáo Hội lại
trở nên một Giáo Hội của các vị tử đạo.
Những cuộc bắt bớ các tín hữu - linh mục,
Tu Sĩ và giáo dân - đă gây ra một cuộc gieo văi
rộng lớn máu tử đạo ở các phần đất
khác nhau trên thế giới. Việc làm chứng cho Chúa Kitô
cho đến đổ máu ḿnh ra đă trở nên một di
sản chung của những người Công Giáo, Chính
Thống Giáo và Thệ Phản, như Đức Giáo Hoàng
Phaolô VI đă nói lên trong bài giảng của ngài, khi phong thánh
cho các vị tử đạo ở Ugandan (x. Acta Apostolicae
56 -1964- 906).
Chứng từ này không thể nào được phép quên đi.
Giáo Hội của các thế kỷ đầu tiên, mặc
dầu phải đối diện với những khó
khăn đáng kể có tính cách tổ chức hóa, cũng đă
viết xuống những sổ bộ chứng tích
(martyrologies), đặc biệt về những chứng tá
của các vị tử đạo. Những sổ bộ
chứng tích này, qua các thế kỷ được liên
tục thêm vào, và việc ghi danh tích các thánh cũng như
các chân phước không phải chỉ kể đến
những vị đổ máu ra v́ Chúa Kitô, mà c̣n cả các
vị thày dậy đức tin, các nhà truyền giáo, các
vị giải tội, các đức giám mục, các linh
mục, các trinh nữ, các cặp vợ chồng, các bà góa
và các trẻ em nữa.
Trong thế kỷ của chúng ta đây, các vị tử đạo
đă trở lại, nhiều vị trong các ngài không có tên
tuổi, như những người lính vô danh cho ư muốn
cao cả của Thiên Chúa. Giáo Hội phải cố
gắng hết sức để chứng tích của
họ không bị mất đi. Như nghị hội (Hồng Y Đoàn,
được nhắc đến ở đoạn 29) đề
nghị, các Giáo Hội địa phương phải
tận lực để bảo đảm toàn vẹn
việc tưởng nhớ đến những vị đă
chịu tử đạo, bằng cách thu tích những tài
liệu cần thiết. Cử chỉ này cũng không
thể nào bỏ qua tính cách và biểu hiện liên quan đến
việc đại kết. Có lẽ h́nh thức nổi
bật nhất trong phong trào đại kết là phong trào đại
kết các vị thánh và các vị tử đạo.
Việc các thánh thông công (communio sanctorum) c̣n lớn
tiếng hơn cả những ǵ làm chia rẽ chúng ta. Sổ
bộ chứng tích của các thế kỷ đầu
là nền gốc cho việc tôn kính các vị thánh. Bằng
việc công bố và tôn kính nhân đức thánh thiện
nơi các người con nam nữ của ḿnh, Giáo Hội
hiến dâng lên chính Thiên Chúa một sự tôn vinh cao cả;
nơi các vị tử đạo, Giáo Hội tôn kính Chúa Kitô,
Đấng là căn nguyên tử đạo của các ngài
cũng là căn nguyên nhân đức thánh thiện của
các ngài. Vào những thời sau (các thế kỷ đầu) việc phong
thánh đă h́nh thành, một thực hành vẫn c̣n tiếp
tục nơi Giáo Hội Công Giáo cũng như nơi các
Giáo Hội Chính Thống Giáo. Trong những năm gần đây,
con số được phong thánh và chân phước đă
tăng triển. Những vị này chứng tỏ cho
thấy sức sống nơi các Giáo Hội địa
phương, ngày nay c̣n nhiều hơn cả ở
những thế kỷ đầu cũng như ở thiên
niên thứ nhất. Việc tôn phụng cao cả nhất
mà tất cả Giáo Hội có thể dâng lên cho Chúa Kitô
trước ngưỡng cửa của thiên niên thứ ba
này, đó là việc biểu dương sự hiện
diện toàn năng của Đấng Cứu Thế, qua
các hoa trái tin, cậy, mến nơi các người nam
nữ thuộc nhiều ngôn ngữ và chủng tộc khác
nhau, những người đă theo Chúa Kitô bằng
nhiều h́nh thức khác nhau của ơn gọi Kitô giáo.
Công việc của Hội Thánh, trong cuộc sửa
soạn cho năm 2000, sẽ là việc cập nhật hóa
các sổ bộ chứng tích cho Giáo Hội hoàn vũ, chú
trọng cẩn thận đến nhân đức thánh
thiện của những vị sống trọn vẹn theo
chân lư của Chúa Kitô thuộc thời đại chúng ta.
Phải chú ư cách riêng đến việc nhận biết
những nhân đức anh hùng của những người
nam nữ sống ơn gọi Kitô hữu của ḿnh trong đời
sống hôn nhân. Chính v́ chúng ta khâm phục những hoa trái
thánh thiện dồi dào trong bậc sống hôn nhân, mà chúng
ta cần t́m ra những phương thức thích hợp
nhất để nhận ra họ và tŕnh bày họ cho toàn
thể Giáo Hội biết, như là một mẫu
gương và là một niềm khích lệ cho các cặp vợ
chống khác.
38- Các vị hồng y và giám mục cũng nhấn mạnh
đến một nhu cầu khác nữa, đó là nhu cầu
các cuộc nhóm họp (Hội Đồng Giám Mục) từng lục
địa, theo gương các cuộc nhóm họp của (Hội Đồng
Giám Mục)
Âu Châu và Phi Châu. Hội nghị chung vừa qua của hàng
giáo phẩm Mỹ Châu Latinh đă đồng ư, với
sự chấp thuận của các vị giám mục Bắc
Mỹ, dự án tổ chức một cuộc nhóm họp
cho Mỹ Châu, về những vấn nạn truyền bá
phúc âm nơi cả hai miền cùng một lục địa
mà nguồn gốc và lịch sư lại rất khác nhau,
cũng như về những vấn đề công lư, cùng
với những liên hệ kinh tế liên quốc
trước khoảng cách khổng lồ giữa miền
Bắc và miền Nam.
Một dự án khác cho cuộc nhóm họp lục địa
sẽ liên quan đến Á Châu, nơi mà vấn đề
gặp gỡ giữa Kitô giáo và những văn hóa cũng như
tôn giáo cổ truyền địa phương, sẽ là
một dự án khá nặng. Đây là một thách đố
lớn lao cho việc truyền bá phúc âm, v́ những nền
móng tôn giáo như Phật giáo hay Ấn giáo đă rơ ràng
mặc một tính chất liên quan đến việc cứu
rỗi (soteriological character). Nhân dịp Đại Hỷ,
cũng rất cần có một cuộc nhóm họp để
dẫn giải và cắt nghĩa đầy đủ
hơn, về sự thật chỉ có Đức Kitô là
trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người,
Người là Đấng Cứu Chuộc duy nhất
của thế giới, hoàn toàn nổi bật hơn
những vị giáo tổ của các tôn giáo lớn khác.
Bắng một nhận định thành thực, Giáo
Hội coi những yếu tố về sự thật được
thấy nơi các tôn giáo ấy như là một phản
ảnh của chân lư mà ánh sáng của nó soi cho tất cả
mọi con người nam nữ (tuyên ngôn Nostra Aetate, về
Liên Hệ giữa Giáo Hội với các Tôn Giáo ngoài Kitô Giáo,
đoạn 2). Ecce natus est nobis Salvator mundi (xin tạm
dịch: Này đây Đấng Cứu Chuộc thế
giới của chúng ta đă sinh ra): Vào năm 2000 việc loan báo
chân lư này (theo
người dịch hiểu theo mạch văn ở đây:
"chân lư này" là chân lư được diễn tả qua
câu Latinh trên đây)
phải vang vọng bằng một mănh lực mới
mẻ.
Đối với Đại Dương Châu cũng
vậy, nên có một cuộc nhóm họp miền. Ở
miền đất này, trong số các vấn đề khác,
c̣n có vấn đề về loại người nguyên
chủng (aboriginal poeple), loại người làm khơi
dậy, một cách đặc biệt, một lănh vực
liên quan đến tiền sử của loài người.
Trong cuộc nhóm họp này, cùng với những vấn
nạn khác trong miền của ḿnh, có một vấn đề
không thể bỏ qua, đó là vấn đề Kitô giáo giao
tiếp với những h́nh thức tôn giáo cổ kính
nhất, những h́nh thức tôn giáo tỏ ra có khuynh
hướng đơn thần.
B- Thời Kỳ
Thứ Hai:
39- Từ
một chương tŕnh sâu rộng để làm cho Kitô
hữu ư thức như thế, chúng ta mới có thể
bắt đầu sang đến thời kỳ thứ hai,
thời kỳ sửa soạn một cách triệt để.
Thời kỳ này sẽ diễn tiến trong ṿng 3 năm, từ
năm 1997 đến 1999. Cấu trúc của chủ đề
cho giai đoạn 3 năm này nhắm vào Chúa Kitô, Con Thiên
Chúa làm người, cần phải có tính cách thần
học, và v́ thế cũng có tính cách Ba Ngôi.
Năm Một:
Chúa Giêsu Kitô
40- Như thế, năm thứ nhất, năm 1997, sẽ được
dành cho việc suy niệm về Chúa Kitô, Lời của
Thiên Chúa, làm người bởi quyền phép Chúa Thánh
Thần. Tính chất đăc thù về Kitô học liên quan
đến cuộc mừng này cần phải được
nhấn mạnh, v́ cuộc mừng này sẽ cử hành
việc Con Thiên Chúa Nhập Thể và đến trong
thế gian, một mầu nhiệm cứu chuộc đối
với cả loài người. Chủ đề tổng
quát được nhiều hồng y và giám mục đề
nghị cho năm nay là: "Chúa Giêsu Kitô, vị cứu tinh
duy nhất của thế giới, hôm qua, hôm nay và cho đến
muôn đời" (x.Heb.13:8).
Trong số những đề tài về Kitô học, theo đề
nghị của nghị hội (hồng y đoàn ngày 13-14/6/1994,
như ĐTC đă nhắc đến ở đoạn 29), th́ cần
phải chú trọng: đến việc tái cảm nhận
về Chúa Kitô, Đấng cứu thế cũng là Đấng
loan truyền Phúc Âm, căn cứ vào chương 4 của
Phúc Âm theo thánh Luca, đoạn Phúc Âm liên kết đề
tài sứ mệnh rao giảng tin mừng của Chúa Kitô và đề
tài của cuộc mừng này lại với nhau; rồi đến
việc hiểu biết sâu xa hơn mầu nhiệm
nhập thể cũng như mầu nhiệm Chúa Giêsu được
hạ sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria; và đến
việc cần phải tin vào Chúa Kitô để được
cứu rỗi. Để nhận biết Chúa Kitô thực
sự là ai, Kitô hữu, đặc biệt trong năm nay,
phải trở về với Thánh Kinh bằng một
cảm hứng mới, "hoặc là qua phụng vụ,
phong phú những lời thần linh, hay là qua việc
sốt sắng đọc (Thánh Kinh), hoặc là qua những buổi
hướng dẫn (Thánh Kinh) thích hợp với mục đích của
nó, cũng như qua những phương tiện khác"
(hiến chế Verbum Dei, đoạn 25). Nơi những
bản văn mạc khải, chính Cha trên trời đến
với chúng ta bằng t́nh yêu và là Đấng ở trong
chúng ta, tỏ ra cho chúng ta bản tính của Con Một Ngài
cũng như chương tŕnh cứu rỗi loài
người của Ngài (x. hiến chế Verbum Dei, đoạn
2).
41- Việc dấn thân, như được nhắc đến
trên đây, trong việc làm cho mầu nhiệm cứu
chuộc hiện diện một cách nhiệm tích, có thể
đưa đến, trong năm nay, một cảm
nhận mới về bí tích rửa tội như là một
bí tích nền tảng cho đời sống Kitô hữu,
dựa theo lời của thánh tông đồ: "V́ tất
cả anh em được rửa trong Chúa Kitô th́ đă
mặc lấy Người" (Gal.3:27). Cuốn Giáo Lư
của Giáo Hội Công Giáo đă làm nhiệm vụ
của ḿnh trong việc nhắc nhớ là bí tích rửa
tội cấu tạo nên "nền tảng của
cuộc hiệp thông giữa tất cả mọi Kitô
hữu, bao gồm cả những người chưa hoàn toàn
hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo" (số 1271). Từ
một quan điểm đại kết như thế,
năm này sẽ là một năm rất quan trọng đối
với các Kitô hữu để họ cùng nhau nương
dựa vào Đức Kitô là Chúa duy nhất, khi đi sâu vào
cuộc dấn thân của ḿnh hầu được nên
một trong Người, hợp với lời
Người nguyện cầu cùng Chúa Cha. Việc nhấn
mạnh đến trung tâm điểm (trong năm
một)
là Đức Kitô, là lời của Thiên Chúa và là đức
tin này phải gây hứng khởi cho Kitô hữu của các giáo
phái khác, và phải được họ ân cần đáp ứng.
42- Mọi sự phải nhắm vào mục tiêu chính yếu
của cuộc mừng, đó là việc tăng
cường đức tin và làm chứng tá của
người Kitô hữu. Bởi thế, cần phải khêu
gợi lên nơi tất cả mọi tín hữu một
ḷng khao khát nên thánh thực sự, một ước
vọng cải thiện sâu xa và canh tân bản thân, trong
một tinh thần cầu nguyện thiết tha như
chưa bao giờ có, và trong một t́nh đoàn kết
với tha nhân, đặc biệt với người
thiếu thốn nhất.
Thế nên, năm thứ nhất này sẽ là một
thời điểm thuận tiện cho việc cảm
nhận lại vấn đề dạy giáo lư theo ư
nghĩa nguyên thủy của nó như là "'giáo huấn'
của các tông đồ" (Acts 2:42) về con
người của Chúa Giêsu Kitô cũng như về
mầu nhiệm cứu rỗi của Người. Theo
chiều hướng này th́ việc học hỏi kỹ
lưỡng cuốn Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo sẽ
mang lại nhiều lợi ích, v́ giáo lư tŕnh bày "một
cách trung thành và có hệ thống... giáo huấn của Sách
Thánh, truyền thống của Giáo Hội và giáo huấn
chính tông của Giáo Hội, cùng với di sản thiêng liêng
của các giáo phụ, tiến sĩ và thánh nhân trong Giáo
Hội, mang lại một tầm hiểu biết khá
hơn về mầu nhiệm Kitô giáo và làm dậy men đức
tin của dân Chúa" (tông hiến Fidei Depositum, 11-10-1992).
Thực tế là chúng ta cần phải soi sáng cho
lương tâm của tín hữu về những sai lầm
liên quan đến con người của Chúa Kitô, bằng
cách làm sáng tỏ những phản đề đối
với Người cũng như đối với Giáo
Hội.
43- Phải chiêm ngắm Đức Trinh Nữ là Đấng
sẽ thực sự hiện diện một cách gián
tiếp trong cả thời kỳ sửa soạn, đặc
biệt ở năm thứ nhất này, nơi mầu
nhiệm Người là Mẹ Thiên Chúa. Chính ở trong ḷng
dạ của Người mà Ngôi Lời đă hóa thành
nhục thểù! Bởi thế, việc xác nhận vị
trí then chốt của Chúa Kitô không thể nào tách ĺa khỏi
việc nhận biết vai tṛ mà người mẹ rất
thánh của Người đă nắm giữ. Việc tôn
kính Mẹ, nếu hiểu một cách đúng đắn,
không hề làm mất đi "phẩm vị và công
hiệu của Chúa Kitô trung gian" (hiến chế Lumen
Gentium, đoạn 52). Thật ra, Mẹ Maria luôn luôn chỉ
cho tín hữu đến với Con Thần Linh của
Người, và đối với tất cả mọi tín
hữu Mẹ được coi như mẫu gương
sống đức tin. "Sốt sắng suy niệm
về Mẹ và chiêm ngưỡng Mẹ trong ánh sáng của
Lời làm người, Giáo Hội cung kính tiến vào sâu
hơn mầu nhiệm tối cao của việc nhập
thể, và càng giống như Người trong việc
trở nên một hiền thê" (hiến chế Lumen
Gentium, đoạn 65).
Năm Hai: Chúa
Thánh Thần.
44- Năm 1998, năm thứ hai của thời kỳ
sửa soạn này, sẽ được dâng kính một
cách đặc biệt cho Chúa Thánh Thần và cho việc Ngài
hiện diện linh thánh trong cộng đồng của các
môn đệ Chúa Kitô. Tôi đă viết trong thông điệp
Dominum et Vivificantem (về Chúa Thánh Linh trong sinh hoạt của
Giáo Hội và thế giới, ban hành ngày 18-5-1986). "Cuộc đại
hỷ ở vào thời điểm kết thúc đệ
nhị thiên niên này liên quan đến phương diện
Thánh Linh (pneumatological aspect), v́ mầu nhiệm nhập
thể đă được hoàn thành bởi 'quyền phép
Thánh Thần'. Mầu nhiệm nhập thể này được
'thực hiện' bởi Thần Linh - đồng bản
thể với Cha và Con - là Đấng, trong mầu
nhiệm tối cao về Thiên Chúa Ba Ngôi, là ngôi-t́nh yêu (the
person-love), là tặng ân nhưng không (the uncreated gift),
mạch nguồn vô cùng của mọi tặng ân Thiên Chúa ban
trong trật tự tạo dựng, là nguyên lư trực tiếp
(the direct principle) cũng như, trong một ư nghĩa nào đó,
là chủ thể trong việc thông ban ḿnh của Thiên Chúa
(the suoàect of God's self-communication) theo trật tự ân
sủng. Mầu nhiệm nhập thể là mức tuyệt
đỉnh của việc ban phát này, một thông ban ḿnh
của thần linh" (đoạn 50).
Giáo Hội không thể nào sửa soạn cho tân thiên niên
"theo một đường lối nào khác hơn là theo
Chúa Thánh Linh. Việc đă được hoàn thành bởi
quyền phép Chúa Thánh Linh 'khi thời gian viên trọn' th́
giờ đây cũng chỉ nhờ quyền phép Chúa Thánh
Linh mới có thể tỏ hiện qua cuộc tưởng
niệm của Giáo Hội" (cùng thông điệp, đoạn
51).
Thật ra, Thần Linh, ở trong Giáo Hội, qua mọi
thời và mọi nơi, làm cho mạc khải đặc
thù, được Chúa Kitô mang đến cho nhân loại,
hiện thực, làm cho nó sống động và hoạt động
nơi tâm hồn của mỗi cá nhân: "Đấng
dẫn đàng chỉ lối là Chúa Thánh Thần, đấng
mà Cha sẽ nhân danh Thày sai đến, Ngài sẽ dạy các
con tất cả mọi sự, và làm cho các con nhớ
lại tất cả những ǵ Thày đă nói với các
con" (Jn.14:26).
45- Thế nên, những công việc chính để sửa
soạn cho cuộc mừng này cũng bao gồm cả
một cảm nhận mới về sự hiện
diện và hoạt động của Thần Linh, Đấng
tác hành trong Giáo Hội, cả qua các bí tích, nhất là qua bí
tích thêm sức, cũng như qua tính cách khác biệt về
các đặc sủng, các vai tṛ và các thừa tác vụ mà
Ngài làm khơi dậy lên cho lợi ích của Giáo Hội:
"Chỉ có một Thần Linh là Đấng, tùy theo
sự phong phú của ḿnh, cũng như tùy theo nhu cầu
của các sứ vụ, phân phối những tặng ân khác
nhau của ḿnh cho an sinh của Giáo Hội (x. 1Cor.12:1-11).
Trong số các tặng ân này là ân sủng ban cho các thánh tông đồ.
Chính Thần Linh cũng tùy thuộc vào quyền bính của
các ngài, vào cả những ai được hưởng
những đặc sủng (x. 1Cor.14). Cũng cùng một
Thần Linh này đă làm phát sinh và thôi thúc t́nh yêu
thương trong các tín hữu, làm cho thân thể (Chúa Kitô) được
hiệp nhất nhờ chính Ngài, nhờ quyền lực
của Ngài, cũng như nhờ việc gắn bó nội
tại nơi các chi thể của thân thể này" (Lumen
Gentium, đoạn 7).
Cả ở trong thời điểm của chúng ta,
Thần Linh là tác nhân chính yếu (the principal agent) cho
việc tái phúc âm hóa. Bởi thế, cần phải tạo
được một cảm nhận mới về
Thần Linh như là một Đấng xây dựng
vương quốc của Thiên Chúa theo gịng lịch sử,
và sửa soạn cho vương quốc này được
hoàn toàn tỏ hiện trong Chúa Giêsu Kitô, bằng cách khơi động
tâm hồn con người và khơi lên trong thế giới
của chúng ta những hạt giống của một
ơn cứu rỗi sẽ nên trọn vào lúc tận cùng
thời gian.
46- Theo quan điểm kết chung (eschatological perspective) này,
tín hữu phải được kêu gọi để
cảm nhận lại thần đức trông cậy,
một thần đức mà họ đă nghe công bố
"bằng lời chân lư, đó là Phúc Âm" (Col.1:5). Thái độ
căn bản của đức cậy là, một mặt,
nó khiến Kitô hữu thêm can đảm giữ ḿnh khỏi
bị lạc mất đích đến là cái mang lại ư
nghĩa và giá trị cho đời sống, mặt khác, nó
hiến cho họ những lư do vững chắc và sâu xa
nơi cuộc dấn thân hằng ngày của họ, để
họ biến đổi hoàn cảnh sống cho
tương hợp với chương tŕnh của Thiên
Chúa.
Như thánh tông đồ Phaolô nhắc nhở chúng ta:
"Chúng ta biết rằng toàn thể tạo vật
vẫn cùng nhau rên xiết quằn quại cho đến
nay; chẳng những tạo vật mà cả chính chúng ta
nữa, những người nhận được
những hoa trái đầu mùa của Thần Linh, cũng
rên xiết trong thâm tâm, khi chúng ta đợi chờ cho được
thừa nhận làm con cái, việc cứu chuộc thân xác
của chúng ta. V́ nhờ niềm cậy trông này mà chúng ta đă
được cứu" (Rm.8:22-24). Kitô hữu được
kêu gọi để sửa soạn cho cuộc Đại
Hỷ ở vào đầu đệ tam nguyên niên này,
bằng việc làm mới lại đức cậy trông
của ḿnh đối với việc vương quốc
Thiên Chúa phải trị đến, ở chỗ, hằng
ngày sửa soạn cho vương quốc này nơi tâm
hồn họ, nơi cộng đồng Kitô hữu mà
họ thuộc về, nơi mối giao tiếp đặc
biệt trong xă hội, và nơi chính lịch sử thế
giới.
Cũng cần phải có một cảm nhận và hiểu
biết rơ ràng hơn về những dấu hiệu hy
vọng xuất hiện ở vào phần cuối thế
kỷ này, mặc dầu chúng thường ẩn khuất
trước con mắt của chúng ta. Ngoài xă hội, nói
chung, những dấu hiệu hy vọng như thế
gồm có: tầm mức phát triển của khoa học,
kỹ thuật và nhất là ngành y khoa trong việc phục
vụ sự sống con người, việc nhận thức
nhiều hơn về trách nhiệm của chúng ta đối
với môi sinh, những nỗ lực để phục
hồi ḥa b́nh và công lư cho những nơi bị vi phạm,
nguyện ước ḥa giải và kết đoàn giữa
các dân tộc khác nhau, nhất là trong mối liên hệ phức
tạp giữa hai miền Bắc Nam trên thế giới.
Trong Giáo Hội, những dấu hiệu hy vọng như
thế gồm có: việc chú trọng hơn đối
với tiếng của Thần Linh, qua hành động
chấp nhận những đặc sủng và đề
cao giáo dân, việc dấn thân mạnh mẽ hơn cho công
cuộc hiệp nhất Kitô giáo, và việc tăng triển
về chiều hướng đối thoại với các
tôn giáo khác cũng như với nền văn hóa đương
thời.
47- Việc phản tỉnh của tín hữu trong năm
sửa soạn thứ hai này phải đặc biệt chú
ư đến giá trị của mối hiệp nhất trong
ḷng Giáo Hội, mối hiệp nhất mà các tặng ân và đặc
sủng khác nhau do Thần Linh ban cho Giáo Hội phải qui
về. Theo chiều hướng này, cũng cần phải
nâng cao tầm mức hiểu biết sâu xa hơn về
giáo huấn liên quan đến hội thánh của Công Đồng
Chung Vaticanô II, được gồm tóm căn bản trong
hiến chế tín lư (the dogmatic constitution) Lumen Gentium.
Văn kiện quan trọng này đă rơ ràng nhấn mạnh
rằng, niềm hiệp nhất của thân thể Chúa Kitô
được xây trên hoạt động của Thần
Linh, được bảo đảm bởi sứ vụ
tông đồ và được nâng đỡ bởi t́nh
yêu hỗ tương (x.1Cor.13:1-8). Mức độ
trưởng thành về giáo lư của đức tin này không
thể nào lại không mang lại cho các phần tử trong
dân của Thiên Chúa một nhận thức chín chắn
hơn về trách nhiệm riêng của họ, cũng
như một cảm quan sống động hơn về
tầm mức quan trọng của việc tuân phục
hội thánh (Lumen Gentium, đoạn 7).
48- Trong năm nay, trước hết phải chiêm ngắm
và bắt chước Mẹ Maria, Đấng đă thụ
thai Lời nhập thể bởi quyền phép Chúa Thánh
Thần, để rồi, trong cả cuộc sống,
Mẹ đă hiến thân tùy Ngài hướng dẫn theo
những tác động của Ngài trong tâm hồn Mẹ,
như một người nữ dễ dậy với
tiếng của Thần Linh, một người nữ
thầm lặng và chuyên chú, một người nữ
của ḷng cậy trông, người mà, như Abraham, "hy
vọng không c̣n hy vọng" (x.Rm.4:18), đă chấp
nhận ư muốn của Thiên Chúa. Mẹ Maria đă diễn
tả trọn vẹn ḷng trông đợi của một
kẻ khó hèn nơi Giavê, và là một mẫu gương sáng
chói cho những ai hết ḷng tin vào những lời hứa
của Thiên Chúa.
Năm Ba: Thiên Chúa
Ngôi Cha
49- Năm 1999, năm thứ ba và là năm cuối cùng
của việc sửa soạn, sẽ nhắm đến
việc mở rộng những chân trời cho tín hữu, để
họ thấy được những sự vật theo
quan điểm của Chúa Kitô: theo quan điểm của
"Cha là Đấng ở trên trời" (x.Mt.5:45), từ
Ngài mà Chúa Kitô được sai đến và đă trở
về với Ngài (x.Jn.16:28).
"Đây là sự sống đời đời, đó là
họ nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy
nhất, và Giêsu Kitô Cha sai" (Jn.17:3). Tất cả đời
sống của người Kitô hữu giống như
một cuộc lữ hành dài tiến về nhà Cha, Đấng
mà chúng ta hằng ngày lại cảm nhận được
t́nh yêu nhưng không đối với mọi người,
nhất là đối với đứa con hoang đàng
(x.Lk.15:11-32). Cuộc lữ hành này diễn ra trong ḷng
của mỗi người, trải ra cộng đồng
tín hữu, để rồi tiến đến toàn thể
nhân loại.
Như thế, cuộc mừng, được đặt
trọng tâm vào con người của Chúa Kitô, trở nên
một tác động cao trọng trong việc chúc tụng
Chúa Cha: "Chúc tụng Thiên Chúa và Cha của Chúa Giêsu Kitô, Đấng
đă chúc lành cho chúng ta trong Đức Kitô bằng mọi
phúc lành thiêng liêng ở trên trời, kể cả việc
trước khi có thế gian Ngài đă chọn chúng ta trong
Người, để chúng ta được thánh hảo
và vô trách cứ trước nhan Ngài" (Eph.1:3-4).
50- Trong năm thứ ba này, ư nghĩa về cuộc đang
lữ hành về cùng Cha phải làm cho mọi người
phấn khởi chấp nhận, bằng cách gắn bó
với Chúa Kitô cứu tinh của con người, một
cuộc hành tŕnh cải thiện đích thực. Cuộc
cải thiện đích thực này bao gồm cả hai
phương diện, phương diện tiêu cực là
giải thoát khỏi tội lỗi, và phương diện
tích cực là chọn lựa sự thiện, chấp
nhận những giá trị đạo đức được
tỏ hiện nơi luật tự nhiên, một thứ
luật mà Phúc Âm đă xác nhận và đào sâu. Việc
cải thiện đích thực này c̣n có một liên hệ
thích đáng với niềm cảm nhận mới, cũng
như với việc chú trọng lănh nhận hơn bí tích
thống hối theo ư nghĩa sâu xa nhất của nó.
Tiếng gọi cải thiện, như một điều
kiện không thể châm chước của t́nh yêu Kitô giáo,
có một tầm quan trọng đặc biệt trong xă
hội hiện thời, nơi mà những căn bản
nhất của nhân sinh quan đúng đắn về đạo
lư dường như vẫn thường hay bị mất
đi.
Chính v́ thế mà, đặc biệt trong năm nay, cần
phải nhấn mạnh đến thần đức yêu
mến, nhớ lại những lời quan trọng và sâu đậm
trong Thư Thứ Nhất của thánh Gioan: "Thiên Chúa là
t́nh yêu" (4:8,16). Đức Ái, theo bản chất lưỡng
đôi của ḿnh, là t́nh yêu đối với Thiên Chúa và tha
nhân, là tóm tắt cuộc sống luân lư của tín hữu.
Thần đức này bắt nguồn từ Thiên Chúa và qui
về Thiên Chúa.
51- Theo quan điểm này, nếu chúng ta nhớ lại
rằng Chúa Giêsu đến "để rao giảng tin mừng
cho người nghèo khó" (Mt.11:5; Lk.7:22), th́ làm sao chúng ta
lại có thể bỏ qua không nhấn mạnh hơn
về việc Giáo Hội quan tâm đặc biệt đếán
kẻ nghèo nàn và kẻ vô loài? Thật vậy, cần
phải nói rằng, cuộc dấn thân cho công lư và ḥa b́nh
trong một thế giới như của chúng ta đây,
một thế giới bị ghi dấu bởi quá nhiều
giằng co, với những t́nh trạng thiếu quân b́nh
về xă hội cũng như về kinh tế không thể
nào chấp nhận được, là một điều
kiện cần thiết cho việc sửa soạn và
cử hành cuộc mừng kỷ niệm này. Bởi
thế, theo tinh thần của Sách Lêvi (25:8-12), Kitô hữu
cần phải lên tiếng thay cho tất cả mọi
người nghèo trên thế giới, lấy cuộc mừng
kỷ niệm này như một thời điểm thích
thuận, để đưa ra ư tưởng, cùng với
các điều khác, về việc giảm bớt thật
nhiều, nếu không hoàn toàn hủy bỏ, số nợ
quốc tế (international debt) là cái hằng đe dọa
tương lai của nhiều quốc gia một cách
trầm trọng. Cuộc kỷ niệm mừng này cũng
có thể là một dịp để suy nghĩ về
những thách đố khác trong thời điểm của
chúng ta, như những khó khăn trong việc đối
thoại giữa các thứ văn hóa khác nhau, và những
vấn nạn liên hệ đến việc tôn trọng các
quyền của người phụ nữ, cũng như đến
việc đề cao gia đ́nh và hôn nhân.
52- Khi nhớ lại rằng "Đức Kitô... bằng
việc mạc khải mầu nhiệm về Cha và về
t́nh yêu của Ngài, hoàn toàn tỏ cho con người biết
chính con người và làm sáng tỏ ơn gọi siêu
việt của họ" (hiến chế Gaudium et Spes, đoạn
22), chúng ta cần phải có hai việc quyết tâm làm nên
tính cách đặc biệt cho năm sửa soạn thứ
ba này: đó là việc đương đầu với
thách đố của khuynh hướng tục hóa, và
việc đối thoại với những tôn giáo lớn.
Về việc quyết tâm làm thứ nhất, cần
phải bắt đầu bàn đến vấn đề
lớn liên quan đến cuộc khủng hoảng văn
minh, một cuộc khủng hoảng văn minh đă
trở nên hiển nhiên, đặc biệt ở Tây
phương, nơi phát triển nhiều về
phương diện kỹ thuật, nhưng nội tâm
lại kiệt quệ, bởi khuynh hướng lăng quên
Thiên Chúa hay xa lánh Ngài. Cuộc khủng hoảng văn minh
này phải được đương đầu
bằng một nền văn minh yêu thương, một
nền văn minh được xây dựng trên những
giá trị phổ quát về ḥa b́nh, đoàn kết, công lư và
tự do, là những ǵ hoàn toàn được đạt
thành nơi Chúa Kitô.
53- Ngoài ra, đối với việc nhận thức
về đạo giáo, th́ theo chiều hướng diễn
tiến của những thập niên vừa qua, thời gian
sát cận năm 2000 sẽ là một dịp rất
thuận tiện cho việc đối thoại liên tôn
(interreligious dialogue), theo những chỉ dẫn được
Công Đồng Chung Vaticanô II phác họa trong tuyên ngôn Nostra
Aetate về việc liên hệ giữa Giáo Hội
với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Trong cuộc đối thoại (liên tôn giáo) ở đây,
Những người Do Thái và Hồi Giáo phải chiếm được
một chỗ ngoại hạng. Nếu Thiên Chúa muốn, để
đẩy mạnh những ư hướng này, cũng có
thể tổ chức các cuộc họp chung nhau (joint
meetings), ở những địa điểm quan trọng đối
với những tôn giáo đơn thần lớn ở đây.
Về vấn đề này, phải để ư t́m cách
sắp xếp những buổi gặp gỡ ở
những nơi có tính cách tiêu biểu đặc biệt,
chẳng hạn ở Bêlem, ở Gia-Liêm và ở Núi Sinai,
như một cách thức để đối thoại
hơn nữa với những người Do Thái và
những môn đồ của Hồi Giáo, và cũng sắp
xếp những buổi gặp gỡ giống như
thế ở một nơi nào đó với các vị lănh đạo
của những tôn giáo lớn trên hoàn vũ. Tuy nhiên,
phải luôn để ư đừng gây ra những hiểu
lầm tai hại, tránh mắc phải chủ trương
ḥa hợp niềm tin (syncretism) cũng như chủ
trương cầu an (irenicism) dễ dăi và giả
tạo.
54- Theo quan điểm sâu rộng của những quyết
tâm làm này, Mẹ Maria chí thánh, nữ tử rất ưu ái
của Chúa Cha, sẽ hiện lên trước con mắt
của tín hữu như là một mẫu gương yêu
thương đối với cả Thiên Chúa lẫn tha
nhân. Như chính Mẹ nói trong ca vịnh "Ngợi
Khen", Đấng Toàn Năng đă làm cho Mẹ những
điều trọng đại, danh Ngài là thánh (x.Lk.1:49).
Chúa Cha đă chọn Mẹ cho một sứ mệnh đặc
thù trong lịch sử cứu độ: đó là sứ
mệnh làm mẹ của đấng cứu thế bao đời
đợi trông. Trinh Nữ Maria đă đáp lại
tiếng gọi của Thiên Chúa bằng một cơi ḷng hoàn toàn
cởi mở: "Này tôi là nữ tỳ của Chúa"
(Lk.1:38). Vai tṛ làm mẹ của Người, bắt đầu
ở Nazarét và được thể hiện mạnh
mẽ nhất ở Gia-Liêm dưới chân thập giá, trong
năm nay phải được cảm nhận như là
một lời mời gọi yêu thương và khẩn
thiết mà Người ngỏ với tất cả con cái
của Thiên Chúa, nhờ đó họ mới có thể
về nhà Cha, khi họ nghe tiếng hiền mẫu: "Các
con hăy làm những ǵ Chúa Kitô bảo các con" (x.Jn.2:5).
C- Tiến Đến
Việc Cử Hành:
55- Một chương tŕnh riêng biệt sẽ được
thực hiện đó là việc cử hành thực sự
cuộc Đại Hỷ, sẽ diễn tiến cùng
một lúc ở Thánh Địa, ở Rôma và ở các Giáo
Hội địa phương trên khắp thế giới.
Đặc biệt trong giai đoạn này, giai đoạn
cử hành, mục đích là để tôn vinh Ba Ngôi,
nguồn mạch mà mọi sự trong thế gian và trong
lịch sử được phát sinh và là cùng đích mà
chúng phải qui về. Mầu nhiệm Ba Ngôi này là tiêu điểm
của ba năm sửa soạn gần: bởi Chúa Kitô và
nhờ Chúa Kitô, trong Chúa Thánh Thần, và cho Chúa Cha. Theo ư
nghĩa này, với chiều hướng ngưỡng
vọng về đó, việc cử hành cuộc mừng này
sẽ làm hiện thực mục đích và tầm mức
viên trọn của cuộc sống nơi mỗi
người Kitô hữu, cũng như nơi toàn thể
Giáo Hội trong Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thế nhưng, Chúa Kitô là đường lối duy
nhất đến cùng Cha, để đề cao sự
hiện diện sống động và cứu độ
của Người trong Giáo Hội cũng như trong
thế giới, một Đại Hội Thánh Thế
Quốc Tế (the International Eucharistic Congress) sẽ được
diễn ra tại Rôma vào dịp tổ chức cuộc Đại
Hỷ. Năm 2000 sẽ thực sự là một năm
thánh thể: trong Bí Tích Thánh Thể, Đấng cứu
thế, Đấng đă mặc lấy xác thịt trong
ḷng Mẹ Maria 20 thế kỷ trước, tiếp
tục hiến ḿnh cho nhân loại như nguồn mạch
của sự sống thần linh.
Đặc tính đại kết và phổ quát của
cuộc mừng kỷ niệm thần linh này có thể
phản ảnh một cách xứng hợp bằng một
cuộc gặp gỡ của tất cả mọi Kitô
hữu. Cuộc gặp gỡ này sẽ là một biến
cố rất quan trọng, và v́ thế, để tránh
những hiểu lầm, nó cần phải được
tŕnh bày một cách thuận hợp và sửa soạn
một cách thận trọng, bằng một thái độ
cộng tác huynh đệ với các Kitô hữu của các giáo
phái khác và các truyền thống khác, cũng như bằng
tinh thần ưu ái cởi mở đối với
những tôn giáo có những vị đại diện
muốn thông công niềm vui mà tất cả mọi
người môn đệ của Chúa Kitô được
hưởng.
Một điều chắc chắn là: Mọi người
cần phải làm hết sức có thể để
bảo đảm rằng họ không coi thường
cuộc thách đố cam go lớn lao đối với
năm 2000, v́ cuộc thách đố cam go này nhất định
sẽ mang lại ân sủng đặc biệt của Chúa
cho Giáo Hội cũng như cho thế giới.