-10-

Giới Trẻ Hy Vọng

 

            Bố cục của bức tông thư "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ban hành ngày 10-11-1994 được chia ra làm 5 phần rơ rệt như sau:

            1- "Một Chúa Giêsu Kitô: hôm qua và nay..."

            2- Việc Mừng Năm 2000

            3- Việc Sửa Soạn Mừng Trọng Thể

            4- Việc Sửa Soạn Gần

            5- "Một Chúa Giêsu Kitô: ...đến muôn đời"

            Nh́n vào bố cục của bức tông thư này, người ta thấy ngay được tâm diểm của nó là Đức Giêsu Kitô, như tiêu đề phần 1 mở đầu và phần 5 kết thúc chỉ là một câu Thánh Kinh được khai triển thành hai phần: phần 1 về một Đức Giêsu Kitô lịch sử, và phần 5 về một Đức Giêsu Kitô vượt thời gian. Phân tách bố cục của bức tông thư này, người ta c̣n thấy được tầm quan trọng nhất của bức tông thư, đó là phần thứ bốn, phần "Việc Sửa Soạn Gần". Phần này c̣n được phân chia rơ rệt như sau:

            Giai đoạn sửa soạn thứ nhất: đoạn 31-38.

            Giai đoạn sửa soạn thứ hai: đoạn 39-54.

            Giai đoạn tiến đến việc cử hành: đoạn 55.

            Trong ba giai đoạn của "Việc Sửa Soạn Gần" này, giai đoạn thứ hai là giai đoạn quan trọng nhất, v́ là giai đoạn tập trung vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Giai đoạn này được phân chia ra như sau:

            Năm một (1997): Chúa Giêsu Kitô (40-43)

            Năm hai (1998): Chúa Thánh Thần (44-48)

            Năm ba (1999): Thiên Chúa Cha (49-54)

            Như thế, chương tŕnh tiến đến năm 2000 của giới trẻ được Đức Thánh Cha phác họa trong sứ điệp ngày 26-11-1995 cho họ hoàn toàn căn cứ vào "giai đoạn sửa soạn thứ hai" trong tông thư ngày 10-11-1994 này. Nh́n chung và đọc kỹ từng chủ đề và cả bốn chủ đề mà Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, qua sứ điệp ngày 15-8-1995, đă chọn lựa và phác họa cho giới trẻ, để giúp giới trẻ sửa soạn Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 12 tại Balê năm 1997 nói riêng, và cũng để giúp cho giới trẻ có thể cùng với Giáo Hội dọn mừng Đại Năm Thánh 2000 nói chung, chúng ta nhận thấy ǵ và cảm thấy ǵ, nếu không phải: mỗi một chủ đề đều nhắm về cùng một tâm điểm và cả bốn chủ đề có một liên hệ hết sức mật thiết với nhau

            Trước hết, "mỗi một chủ đề đều nhắm về cùng một tâm điểm" đó là chính Chúa Giêsu Ktô.                 

            Chủ đề năm 1997: "Lạy Thày, Thày hiện đang ở đâu? - Hăy đến mà xem" (Jn.1:38-39).

            Chúa Giêsu Kitô là tâm điểm của chủ đề năm 1997 này, ở chỗ: Người  là "Đường Lối" (Jn.14:6) của chung nhân loại và cho chung con người.

            "Con người" ở đây được hiện thân qua các môn đệ của thánh Gioan Tiền Hô, thành phần trẻ trung đầy thiện tâm và thiện chí trong việc t́m kiếm chân thiện mỹ, song cũng không thể nào tự ḿnh nhận biết và gặp được, nếu không được các vị tiên tri của Chúa sai đến, mà thánh Gioan là vị sau cùng cũng là vị "cao trọng nhất" (Mt.11:11) trong các tiên tri nói riêng và loài người nói chung, với tư cách là một người "phù rể" (Jn.3:29), đến để chỉ cho thấy "chàng rể" (Jn.3:29) của họ, "Lời hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14), chủ đề của chính năm 2000.

            "Đường lối" ở đây được biểu hiệu qua việc t́m kiếm của con người nơi các môn đệ thánh Gioan Tiền Hô, khi họ hỏi Chúa Kitô "Thày đang ở đâu?", để qua Người và nhờ Người, họ có thể "đến cùng Cha" (Jn.14:6). Cách xưng hô đầu tiên mà các môn đệ của thánh Gioan thưa với Chúa Kitô là "Thày" ở chỗ này cũng nói lên ư nghĩa Chúa Kitô là "đường lối" nữa. V́ Vị "Thày duy nhất là Đức Kitô" (Mt.23:10) chẳng những sẽ mạc khải cho thành phần con người thiện chí muốn học biết, như Nicôđêmô, "những sự trên trời" (Jn.3:12), mà c̣n dạy cho họ biết cả "những sự dưới đất" nữa, tức là những cách thức hay những "đường lối" để làm sao "có thể vào được Nước Thiên Chúa" (Jn.3:5), có thể "đến cùng Cha" (Jn.14:6).

 

            Chủ đề năm 1998: "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con hết mọi sự" (Jn.14:26).

            Chúa Giêsu Kitô là tâm điểm của chủ đề năm 1998 này, ở chỗ: Người là "Sự Thật" (Jn.14:6) được tỏ cho những kẻ tin là Giáo Hội.

            "Giáo Hội" ở đây được hiện thân qua các tông đồ có mặt trong bữa tiệc ly, (khi Người nói đến câu được nhận làm chủ đề cho năm 1998 này), thành phần đă được Chúa Kitô "rửa chân cho" (Jn.13:8), để các ngài có thể xứng đáng "tham phần" (Jn.13:8) với tiệc Thánh Thể của Người và đặc biệt với thiên chức linh mục của Người (x.Lk.22:11-20), nhờ đó, các ngài mới không c̣n là "các tôi tớ... mà là... bạn hữu" (Jn.15:15), thành phần được Người "tự hiến để họ được thánh hoá trong sự thật" (Jn.17:19; x.Jn.15:13).

            "Sự Thật" ở đây là chính Chúa Kitô, Đấng "từ Cha sai đến" (Jn.15:26) Chúa Thánh Thần để "khi Ngài đến" (Jn.16:8) "Ngài sẽ làm chứng cho Thày" (Jn.15:26). Và Ngài "sẽ làm chứng" ở chỗ, đối với thế gian, "Ngài sẽ chứng tỏ cho thế gian thấy rằng họ sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc luận phạt" (Jn.16:8), và đối với Giáo Hội, "Ngài sẽ dẫn chúng con vào tất cả sự thật" (Jn.16:13), bằng cách "Ngài sẽ nhận từ Thày điều Ngài sẽ loan truyền cho các con" (Jn.16:14).

 

            Chủ đề năm 1999: "Chúa Cha yêu thương các con" (Jn.16:27).

            Chúa Giêsu Kitô là tâm điểm của chủ đề năm 1999 này, ở chỗ: Người là "Sự Sống" (Jn.14:6) được ban cho nhiệm thể của Người là Giáo Hội.

            "Giáo Hội" ở đây, (khi Chúa Kitô nói đến câu được nhận làm chủ đề cho năm 1999 này), cũng được hiện thân qua các tông đồ có mặt trong bữa tiệc ly lúc bấy giờ, thành phần đă được Chúa Kitô tỏ cho biết rằng "Cha Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu thương các con như vậy" (Jn.15:9), v́ họ là "những người Cha đă ban cho Người" (Jn.17:2), "để Người có thể ban sự sống đời đời" (Jn.17:2) cho họ.

            "Sự Sống" ở đây cũng chính là Chúa Kitô, Đấng mà "Thiên Chúa yêu thế gian đến ban cho... để ai tin vào Người sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời" (Jn.3:16), và cũng là Đấng mà "ai sống trong Thày và Thày sống trong họ sẽ trổ sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5). V́ Người chính là "sự sống ở nơi Chúa Cha đă tỏ hiện cho chúng ta" (1Jn.1:2) mà các tông đồ "đă nh́n thấy, làm chứng và công bố" (1Jn.1:2), "cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10).

 

            Chủ đề năm 2000: "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14).

            Chúa Giêsu Kitô là tâm điểm của chủ đề năm 2000 này, ở chỗ: Người là "Sự Sống sáng soi con người" (Jn.1:4).

            "Con người", trong câu của đoạn mở đầu Phúc Âm theo thánh Gioan, được nhận làm chủ đề cho năm 2000 ở đây, là thành phần bao gồm cả Dân Chúa cũng như Các Dân Ngoại, mà Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô chính là "dấu hiệu và phương tiện hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất giữa tất cả loài người" (hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 1), một "hiệp thông" và "hiệp nhất" thực sự đă được thể hiện nơi "Lời hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14) 2000 năm trước, và sẽ được viên trọn khi "có một tân Gia-Liêm là thành thánh từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như một cô dâu sửa soạn nghênh đón chồng ḿnh" (Rev.21:2).

            "Sự sống sáng soi con người" ở đây chính là Chúa Kitô, "Lời hoá thành nhục thể và ở giữa chúng ta", chủ đề của chính năm 2000. Theo thần tính của ḿnh, Chúa Kitô chính là "sự sống", một "sự sống "sáng soi con người" qua việc Người nhập thể mặc lấy nhân tính giống như con người, nhờ đó, nhân loại "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14), Đấng đă tuyên bố: "Ta là ánh sáng thế gian. Không một ai theo Ta mà lại bước đi trong tăm tối, không, họ sẽ được ánh sáng sự sống" (Jn.8:12).

            Ngoài sự kiện bốn chủ đề cùng hướng về một tâm điểm là Chúa Kito như thếâ, "cả bốn chủ đề có một liên hệ hết sức mật thiết với nhau" nữa. Ở chỗ, theo thứ tự năm được chỉ định của ḿnh, nội dung của chủ đề năm trước dẫn đến ư nghĩa của chủ đề năm sau, cho đến khi tất cả các chủ đề được chọn vào tới chính tâm điểm của Đại Năm Thánh 2000 đó là Mầu Nhiệm Nhập Thể.

            Thật vậy, nếu để ư sẽ thấy, tuy lấy Thiên Chúa Ba Ngôi làm trọng tâm của thời điểm dọn mừng gần này, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng không chọn lựa và phác họa các chủ đề cho thời gian 3 năm này theo thứ tự công thức Ba Ngôi: "Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt.28:19). Nghĩa là, nếu theo công thức Ba Ngôi này, đáng lẽ, năm 1997 lấy chủ đề về Chúa Cha, năm 1998 về Chúa Con và năm 1999 về Chúa Thánh Thần. Ngược lại, ở đây, trong thời kỳ dọn mừng gần để đón Đại Năm Thánh 2000 này, Đức Thánh Cha lại chon chủ đề về Đức Kitô cho năm 1997, chủ đề về Chúa Thánh Thần cho năm 1998, chủ đề về Chúa Cha cho năm 1999 và chủ đề về Chúa Con là Lời Nhập Thể cho năm 2000.

            Thật ra, câu chủ đề của năm 1997 có vẻ thích hợp với Nhân Loại và Giáo Hội hơn là với Chúa Kitô. V́ ư nghĩa và nội dung của chủ đề năm 1997 này nói lên việc Nhân Loại chủ động đi t́m kiếm Chúa để có thể "ở lại với Người" (Jn.1:39), và để Người có thể làm cho họ thực sự trở thành môn đệ đích thực của Người, thành phần làm "nền tảng" (Eph.2:20) cho Giáo Hội của Người, một Giáo Hội là "dấu hiệu và phương tiện hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất giữa tất cả loài người" (hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 1).

            Như thế, mối "liên hệ hết sức mật thiết" giữa bốn chủ đề mà Đức Thánh Cha chọn lựa và phác họa cho giới trẻ để giúp họ cùng với Giáo Hội dọn ḿnh mừng Đại Năm Thánh 2000, có thể được suy gọn như sau:

 

            Chủ đề năm 1997: "Lạy Thày, Thày hiện đang ở đâu? - Hăy đến mà xem" (Jn.1:38-39).

            Theo nội dung và ư nghĩa của câu chủ đề này th́ Nhân Loại muốn đi t́m gặp Thiên Chúa, một "Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc tôi" (Lk.1:47), một Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra qua "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta", nơi mà Anrê sau khi "đến mà xem" liền trở về nói với Simon em ḿnh, "anh đă gặp Đức Kitô" (Jn.1:41). Đúng thế, Đức Kitô chính là nơi Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh ra cho nhân loại nói chung và cho những kẻ t́m kiếm Ngài nói riêng: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Jn.14:9).

            Trong năm nay, tài liệu học hỏi hợp với chủ đề nhất là thông điệp "Redemptor Hominis" (Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại) của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, bức thông điệp đầu tiên của giáo triều ngài, công bố ngày 4-3-1979, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay.

 

            Chủ đề năm 1998: "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con hết mọi sự" (Jn.14:26).

            Tuy nhiên, để có thể gặp được "Thiên Chúa chân thật duy nhất" (Jn.17:3), Đấng "đă nói với chúng ta qua Con Ngài trong thời sau hết này" (Heb.1:2), Nhân Loại không thể nào tự ḿnh có thể làm được, nếu không được Chúa Thánh Thần là "Thần Chân Lư" (Jn.15:26,16:13) "dẫn vào tất cả sự thật" (Jn.16:13), một "sự thật" là chính Chúa Kitô, "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta".

            Trong năm nay, tài liệu học hỏi hợp với chủ đề nhất là thông điệp "Dominum et Vivificantem" (về Chúa Thánh Thần trong sinh hoạt của Giáo Hội và thế giới) của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, công bố ngày 18-5-1986, Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, năm thứ 8 của giáo triều ngài.

 

            Chủ đề năm 1999: "Chúa Cha yêu thương các con" (Jn.16:27).

            Chúa Kitô là "tất cả sự thật" mà Chúa Thánh Thần, "Thần Chân Lư", dẫn chung Nhân Loại và riêng Giáo Hội vào đó, cũng chính là Đấng mà "Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến ban cho" (Jn.3:16). Nghĩa là "Thiên Chúa đă chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân" (Rm.5:8), qua việc "Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta".

            Trong năm nay, tài liệu học hỏi hợp với chủ đề nhất là thông điệp "Dives in Misericordia" (về t́nh thương của Thiên Chúa), của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, công bố ngày 30-11-1980, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, năm thứ 3 của giáo triều ngài.

 

            Chủ đề năm 2000: "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14). Nhờ Chúa Thánh Thần là "Thần Chân Lư", Thiên Chúa là "Cha trên trời" (Mt.6:9) đă tỏ ḿnh cho chung Nhân Loại cũng như cho riêng Giáo Hội, qua Đức Kitô là "Lời đă hóa thành nhục thể". Phần Đức Kitô, "Lờiø ở giữa chúng ta", là "Con Thiên Chúa duy nhất hằng ở nơi Cha, Đấng đă tỏ Cha ra" (Jn.1:18), như ước nguyện của Người trong bữa tiệc ly: "cho những người Cha đă ban cho Con nơi thế gian" (Jn.17:6), "để tất cả được nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Jn.17:21), "hầu thế gian nhận biết rằng Cha đă sai Con và Cha đă yêu họ cũng như yêu Con" (Jn.17:23).

            Trong năm nay, tài liệu học hỏi hợp với chủ đề nhất, (như đoạn 55 của tông thư "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" nói đến), đó là hai tài liệu sau đây: thứ nhất là bức thông điệp "Mysterium Fidel" (về Mầu Nhiệm Đức Tin là Bí Tích Thánh Thể) của Đức Thánh Cha Phaolô VI, công bố ngày 3-9-1965, Lễ Kính Thánh Giáo Hoàng Piô X, năm thứ ba của giáo triều Đức Phaolô VI; thứ hai là bức thư "Domicicae Cenae" (về Mầu Nhiệm và việc tôn thờ Thánh Thể) của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II gửi cho các giám mục ngày 24-2-1980, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, năm thứ 2 của giáo triều ngài.

 

            Đó là tất cả ư nghĩa sâu xa và thâm thúy của bốn chủ đề mà Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô chọn lựa và phác họa, như một địa bàn chính xác và một đại lộ huy hoàng cho giới trẻ, để giúp giới trẻ có thể, cùng với Giáo Hội, dọn ḿnh mừng Đại Năm Thánh 2000, nhờ đó, giới trẻ mới nối lớn ṿng tay hiên ngang và hân hoan "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng"!

 

            Thế nhưng, "ngưỡng cửa hy vọng" đây là ǵ và "ngưỡng cửa hy vọng" này ở đâu? Nếu không phải là năm 2000 và ở nơi chính Đức Giêsu Kitố!

            Trước hết, "ngưỡng cửa hy vọng" là năm 2000.

            Theo Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, vị đă khởi xướng, phát động và phác họa ư tưởng cùng với chương tŕnh mừng đón Đại Năm Thánh 2000, "ngưỡng cửa hy vọng" đây chính là năm 2000. Trong tông thư "Thiên Niên Thứ Ba Đang Đến", đoạnû 33, Đức Thánh Cha đă xác định như sau:

            "Cánh cửa thánh của cuộc mừng năm 2000 phải là một biệu hiệu rộng hơn cánh cửa của các cuộc mừng trước đây, bởi v́, nhân loại trong khi tiến đến đích điểm này phải bỏ lại sau lưng không phải chỉ một thế kỷ mà là một ngàn năm. Thế nên Giáo Hội phải thực hiện cuộc vượt qua này với một ư thức rơ ràng về những ǵ đă xẩy ra cho Giáo Hội trong 10 thế kỷ qua. Giáo Hội không thể nào bước qua ngưỡng cửa của một nguyên niên mới mà không thôi thúc con cái của ḿnh, nhờ việc thống hối, thanh tẩy những lỗi lầm quá khứ cũng như những lúc bất trung, bất nhất và hành động chậm chạp. Công nhận những yếu đuối qúa khứ là một hành động tự trọng và can đảm, giúp chúng ta tăng cường đức tin, làm cho chúng ta tỉnh táo để đối diện với những cám dỗ và thử thách hiện tại, cũng như để đương đầu với chúng".

           

            Sau nữa, "ngưỡng cửa hy vọng" ở nơi chính Đức Giêsu Kitô.

            Lời đầu tiên Đức Thánh Gioan-Phaolô II nói tại công trường Thánh Phêrô ngày 16-10-1978, khi ngài vừa được Thiên Chúa chọn lên kế vị thánh Phêrô thay mặt Chúa làm chủ chăn của Dân Ngài trên trần gian, là lời ngài kêu gọi "Đừng sợ", (như ngài đă nhắc lại ở ngay đầu chương thứ nhất trong cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng" của ngài). "Đừng sợ" ai? "Đừng sợ Thiên Chúa là Đấng đă làm người", Đức Thánh Cha đă xác định như thế trong cùng một đoạn sách trên. Tại sao "đừng sợ Thiên Chúa đă làm người"? Đức Thánh Cha đă cho biết lư do như sau. 

            Đối với riêng giới trẻ, trong sứ điệp gửi cho giới trẻ ngày 15-8-1996, để hướng tâm trí họ về Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 12 nói riêng và về Đại Năm Thánh 2000 nói chung, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă kêu gọi, trấn an, thôi thúc và thách đố giới trẻ "đừng sợ Thiên Chúa là Đấng đă làm người", như sau:

            "Giới trẻ thân mến, các con hăy theo Chúa Giêsu, như trường hợp của những vị môn đệ đầu tiên! Đừng sợ đến gần Người, để bước qua ngưỡng cửa nơi cư trú của Người, để nói chuyện với Người, diện đối diện, như các con nói chuyện với một người bạn (x.Ex.33:11). Các con đừng sợ một "đời sống mới" mà Người đang kêu mời các con. Chính Người sẽ làm cho các con có thể lănh nhận đời sống ấy và thể hiện đời sống này, bằng ơn trợ giúp và tặng ân của Thần Linh Người. Đúng thế: Chúa Giêsu là một người bạn rất đ̣i hỏi. Người ấn định những mục tiêu cao vời; Người xin chúng ta vươn ra khỏi bản thân ḿnh để đến gặp Người, phó thác cho Người trọn đời sống của chúng ta: 'Ai mất sự sống ḿnh v́ Thày và v́ Phúc Âm th́ sẽ giữ được nó' (Mk.8:35). Điều kiện này có vẻ khó khăn, trong một số trường hợp lại c̣n khủng khiếp nữa là đàng khác. Thế nhưng, Cha hỏi các con nhé, các con chọn đàng nào hơn, hoặc là lao ḿnh vào một đời sống không có lư tưởng ǵ hết, vào một thế giới được dựng nên theo h́nh ảnh chúng ta và tương tự như chúng ta, hay là quảng đại đi t́m kiếm sự thật, sự thiện, công lư, phục vụ cho một thế giới phản ảnh sự mỹ diệu của Thiên Chúa, cho dù có phải trả bằng một giá thử thách có thể xẩy ra?"

            Đối với thế giới cũng như con cái của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô đă kêu gọi "đừng sợ Thiên Chúa là Đấng đă làm người", v́ Ngài là "Đấng Cứu Độ Loài Người" (Redemptor Hominis). Trong bức thông điệp ban hành vào ngày 4-3-1979, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, mang tựa đề "Đấng Cứu Tinh Nhân Loại", bức thông điệp phác họa tất cả hoạt tŕnh cho giáo triều của ḿnh này, ngay ở đoạn mở đầu, Đức Thánh Cha đă hướng về Năm Thánh 2000: "Chúng ta đang tiến đến ngày đó, ngày sẽ gợi lại và sẽ làm sống lại cách đặc biệt nơi chúng ta nhận thức về một chân lư chính yếu của đức tin mà thánh Gioan đă diễn tả ở ngay đầu Phúc Âm của ngài: 'Lời đă hóa thành nhục thể và ngự giữa chúng ta' (Jn.1:14), và ở một chỗ khác: 'Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến ban Con Một ḿnh, để ai tin vào Người sẽ không phải chết sống được sự sống đời đời'" (Jn.3:16).

            Như thế, "Ngưỡng Cửa Hy Vọng" đây thật là Đức Giêsu Kitô, Đấng đă tự xưng ḿnh "Ta là cửa cho chiên" (Jn.10:7). Đúng thế, chỉ qua Người là cửa, chiên nhân loại, chiên Giáo Hội, chiên giới trẻ mới có hy vọng "vượt qua sự chết mà vào sự sống" (Jn.5:24), "một sự sống viên măn hơn" (Jn.10:10), một sự sống của chính Ba Ngôi Thiên Chúa!

"Cuộc đời của con người trên trần gian, từ khi mở mắt chào đời cho đến khi nhắm mắt ĺa đời, là một cuộc hành tŕnh đi về vĩnh cửu, là một cuộc t́m đạt Chân-Thiện-Mỹ" (trang 166).