CHÚA THÁNH THẦN

SẼ DẠY CÁC CON MỌI SỰ

 

 

(Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cho

Ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ 13 sẽ được tổ chức tại mỗi

địa phương giáo phận vào Lễ Lá 5-4-1998 như ở Rôma)

 

 

C

húa Thánh Thần sẽ dạy các con tất cả mọi sự” (x.Jn.14:26).

Qúi Bạn Trẻ thân mến,

 

1-            “Không lần nào nhớ đến anh chị em mà tôi lại không liên lỉ tạ ơn Thiên Chúa trong mọi lời nguyện cầu của tôi, v́ anh chị em đă làm tôi hân hoan cảm tạ cho anh chị em về việc anh chị em cộng tác với phúc âm ngay từ ngày đầu tiên tới nay. Tôi tin chắc rằng Đấng đă khởi sự việc lành nơi anh chị em th́ cũng thực hiện nó cho đến hoàn thành, tới ngày của Đức Giêsu Kitô” (Phil.1:3-6).

            Bằng những lời của thánh Tông Đồ Phaolô: “bởi tôi ôm ấp anh chị em trong ḷng tôi” (Phil.1:7), Tôi gửi lời chào qúi bạn. Phải, cũng như Tôi đă bảo đảm với qúi bạn trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới không thể nào quên được ở Balê, Giáo Hoàng tưởng nhớ đến qúi bạn và yêu thương qúi bạn; Ngài hướng về qúi bạn hằng ngày bằng những tâm tưởng cảm mến cũng như sát cánh với qúi bạn bằng lời nguyện cầu; Ngài tin tưởng qúi bạn và trông đợi nơi qúi bạn, nơi việc qúi bạn dấn thân như một Kitô hữu và nơi việc qúi bạn hợp tác cho phúc lợi của Phúc Aâm.

 

Chúa Thánh Thần

hiện thực Mạc Khải của Chúa Kitô

 

2-         Như qúi bạn biết, năm thứ hai của giai đoạn trực tiếp dọn mừng Cuộc Đại Hỷ đă được bắt đầu từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng, và được dâng kính “đặc biệt cho Chúa Thánh Thần cũng như cho sự hiện diện thánh hóa của Ngài nơi cộng đồng môn đệ Chúa Kitô” (Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 44). Hướng về việc cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, Tôi mời qúi bạn, hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, hăy nh́n lên Thần Linh của Chúa là Đấng canh tân bộ mặt trái đất (x.Ps.104/103:30).

            Đúng thế, “Giáo Hội không thể nào sửa soạn cho một ngàn năm mới bằng bất cứ một cách thức nào khác ngoài Chúa Thánh Thần. Điều đă được hoàn thành bởi quyền phép Chúa Thánh Thần trong ‘thời điểm viên trọn’ giờ đây cũng chỉ bởi quyền phép của Thần Linh mới có thể thể hiện được những ǵ Giáo Hội tưởng nhớ. Thật vậy, qua mọi thời và ở mọi nơi, Thần Linh làm hiện thực nơi Giáo Hội Mạc Khải đặc thù do Chúa Kitô mang đến cho loài người, làm cho Mạc Khải này sống động và chủ động nơi linh hồn của mỗi một người” (Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 44).

            Đối với Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây, Tôi thấy cần đề nghị với qúi bạn những lời của Chúa Giêsu sau đây để qúi bạn suy tư và cầu nguyện: “Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con mọi sự” (x.Jn.14:26). Thời đại của chúng ta đây tỏ ra như bị lạc hướng và lầm lạc; đôi khi nó dường như không c̣n biết phân biệt cái khác nhau giữa thiện và ác; Thiên Chúa bị loại trừ một cách công khai, v́ Người không được biết đến hay không cần được lưu ư đến.

            Trong t́nh trạng này, tâm trí của chúng ta cần phải trở về với Nhà Tiệc Ly để sống lại mầu nhiệm Hiện Xuống (x.Acts 2:1-11) và để “ḿnh được dạy bảo” bởi Thần Linh của Thiên Chúa, bằng cách đơn thành khiêm hạ ghi danh học nơi trường của Ngài, hầu có thể đạt được “sự khôn ngoan của cơi ḷng” (Ps.90/89:12) là sự khôn ngoan bảo tŕ và nuôi dưỡng đời sống của chúng ta.

            Tin là thấy sự vật như Thiên Chúa thấy, là có cùng quan điểm với Thiên Chúa về thế giới và về loài người như lời thánh vịnh: “v́ trong ánh sáng của Chúa chúng tôi thật sự được thấy ánh sáng” (Ps.36/35:9). “Aùnh sáng đức tin” này nơi chúng ta là một tia sáng của ánh sáng Chúa Thánh Thần. Trong bài Ca Tiếp Liên của Lễ Hiện Xuống, chúng ta cầu nguyện như thế này: “Oâi ánh sáng chứa chan hồng phúc, xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài”.

            Chúa Giêsu nghĩ rằng cần phải nhấn mạnh đến tính chất huyền diệu của Chúa Thánh Thần: “Gió muốn thổi đâu th́ thổi, ông nghe được tiếng của nó, song ông không biết nó từ đâu đến và sẽ đi đâu; đó là trường hợp của những ai sinh bời Thần Linh” (Jn.3:8). Thế th́ chúng ta bỏ không cố gắng để t́m hiểu hay sao? Chúa Giêsu lại hoàn toàn nghĩ ngược lại, v́ Người đoan chắc với chúng ta rằng chính Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta “vào tất cả sự thật” (Jn.16:13).

 

3-         Một ánh sáng siêu việt về Ngôi Ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ chiếu soi cho những ai muốn suy niệm trong Giáo Hội và với Giáo Hội về mầu nhiệm Phục Sinh và Hiện Xuống.  

            Chúa Giêsu “theo Thần Linh thánh thiện, được đặt làm Con Thiên Chúa trong quyền năng nhờ cuộc Phục Sinh từ kẻ chết của Người” (Rm.1:4).

            Sau cuộc Phục Sinh, việc hiện diện của Thày đă làm ấm ḷng các vị môn đệ. “Ḷng chúng ta đă chẳng bừng nóng hay sao?” (Lk.24:32), mấy vị trên đường đi Emmau nói với nhau như thế. Những lời của Người soi sáng các vị: các vị đă chưa từng bao giờ có một thâm tín mănh liệt như vậy: “Lạy Chúa Tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn.20:28). Người chữa cho các vị khỏi nghi ngờ, sầu đau, thất đảm, sợ hăi và lỗi lầm; một mối t́nh huynh đệ mới được ban cho các vị; một mối hiệp thông ngoài ḷng mong ước với Chúa cũng như với nhau, thay cho nỗi cô lập và đơn côi của các vị: “hăy đến với anh em của Thày” (Jn.20:17).

            Trong cuộc sống công khai của ḿnh, những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu chỉ có thể phổ biến tới vài ngàn người vào một thời điểm và điạ điểm ấn định. Giờ đây, cũng cùng những lời và việc ấy đă trở thành vô biên giới hay phi văn hóa. “Này là ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con... Chén này là giao ước mới trong máu Thày sẽ đổ ra cho các con” (x.Lk.22:19-20): thế là đủ đối với các vị Tông Đồ của Người trong việc làm điều này mà “nhớ đến Thày”, hợp với lời yêu cầu hiển nhiên của Người, v́ Người thật sự hiện diện nơi Thánh Thể, với ḿnh và máu của Người, trên mọi phần đất thế giới. Thế là đủ cho việc các vị lập lại tác động thứ tha và chữa lành, để Người có thể tha thứ cho con người: “Con con tha thứ cho ai th́ tội của họ sẽ được thứ tha” (x.Jn.20:23).

            Khi c̣n ở với thành phần riêng của ḿnh, Chúa Giêsu đă không khỏi vội gấp; Người bị chi phối bởi giới hạn của thời gian: “Thời giờ của Thày chưa đến” (Jn.7:6); “Aùnh sáng c̣n ở với qúi vị ít lâu nữa thôi” (Jn.12:35). Sau cuộc Phục Sinh, mối liên hệ của Người với thời gian không c̣n như trước nữa, mà việc Người liên tục hiện diện: “Thày ở cùng các con luôn măi cho đến tận thế” (Mt.28:20).

            Việc biến đổi nơi sự hiện diện sâu xa, bao rộng và kéo dài này của Chúa cũng là Đấng Cứu Chuộc chúng ta là công cuộc của Thần Linh.

 

Chúa Thánh Thần

hoàn tất Công Việc của Chúa Kitô

4-         Hơn nữa, khi Chúa Kitô phục sinh làm cho Người hiện diện nơi cuộc sống của con người và ban cho họ Thần Linh của Người, họ hoàn toàn đổi thay, mặc dầu họ vẫn trọn vẹn là họ, thực ra là họ trở nên trọn vẹn chính họ. Gương của thánh Phaolô là một câu chuyện đáng chú ư đặc biệt: ánh sáng làm mù mắt trên con đường Đamascô biến ngài thành một con người thanh thoát hơn bao giờ hết; thanh thoát với một niềm tự do thật sự, niềm tự do của Đấng hằng sống mà thánh nhân đă ngă xuống đất trước nhan Ngài (x.Acts 9:1-30)! Cảm nghiệm của thánh nhân này đă khiến thánh nhân viết gửi cho Kitô hữu giáo đoàn Rôma: “Thế nhưng hiện nay anh em đă được giải cứu khỏi tội lỗi và đă trở nên nô lệ của Thiên Chúa, nên phần anh em sẽ nhận được là sự thánh hóa cùng với đích điểm của nó là sự sống đời đời” (Rm.6:22).

            Tất cả những ǵ Chúa Giêsu bắt đầu làm với thành phần theo Người trong ba năm họ chung sống đă được hoàn thành nhờ tặng ân của Thần Linh. Đức tin của các Tông Đồ mới đầu bất toàn và do dự, nhưng sau đó đă trở nên mạnh mẽ và sinh hoa kết trái: ngài khiến cho người què bước đi (x.Acts 3:1-10) cũng như khu trừ các thần ô uế (x.Acts 5:16). Các vị là những người đă từng khiếp đảm sợ hăi dân chúng và quyền bính nay đối đầu với đám đông tập trung ở đền thờ và trở nên thách đố cho Hội Đồng Do Thái (x.Acts 4:1-14). Thánh Phêrô, v́ sợ người đàn bà tố cáo đă chối Thày ḿnh 3 lần (x.Mk.14:66-72), bấy giờ tỏ ra cứng vững như “đá” theo ư muốn của Chúa Giêsu (x.Mt.16:18). Kể cả các vị khác, vẫn tranh căi nhau theo xu hướng tham vọng của ḿnh (x.Mk.9:33), đă có thể “đồng tâm nhất trí” và chia sẻ với nhau mọi sự (x.Acts 4:32). Các vị là những người đă học nơi Chúa Giêsu, một cách rất khiếm khuyết và khó khăn, trong việc nguyện cầu, yêu thương và truyền giáo, bấy giờ đă biết nguyện cầu thực sự, yêu thương thực sự, là những nhà truyền giáo đích thực và là những tông đồ địch thực.

            Đó là công việc mà Thần Linh của Chúa Giêsu đă hoàn thành nơi các Tông Đồ của Người.

 

5-         Điều đă xẩy ra xưa kia vẫn c̣n tiếp tục diễn lại nơi cộng đồng Kitô hữu cho đến nay. Nhờ công việc của Đấng là “kư ức sống động” về Chúa Giêsu (x.Jn.14:26) trong ḷng Giáo Hội, mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu vươn tới chúng ta và biến đổi chúng ta. Ngài là Chúa Thánh Thần, Đấng mà qua những dấu hiệu của các bí tích hữu h́nh, hữu thanh và cụ thể, khiến cho chúng ta có thể thấy được, nghe được và chạm được nhân tính vinh hiển của Chúa Kitô phục sinh.

            Mầu nhiệm Hiện Xuống, một tặng ân của Thần Linh ban cho mỗi người, được thể hiện cách đặc biệt nơi Bí Tích Thêm Sức, một bí tích phát triển Kitô hữu và trưởng thành tâm linh. Nơi bí tích này, mỗi phần tử tín hữu đều lănh nhận ơn rửa tội ở một mức độ sâu xa và được thấu nhập một cách trọn vẹn vào cộng đồng thiên sai và tông đồ, khi họ được “tăng trưởng” trong mối thân thiết với Chúa Cha và Chúa Kitô, Đấng muốn họ làm chứng nhân và nắm một vai tṛ chủ động trong công cuộc cứu chuộc.

            Chúa Thánh Thần ban cho Kitô hữu - những người mà đời sống có thể ở trong nguy cơ bị đàn áp bởi quyền lực, luật lệ và ngay cả các h́nh thức định chế - tinh thần đơn sơ, tự do và trung thành: thật vậy, Ngài là “Thần Linh khôn ngoan và thâm hiểu, Thần Linh huấn dụ và dũng mănh, Thần Linh minh luận và kính sợ Chúa” (Is.11:2). Không có Ngài, làm sao chúng ta có thể hiểu được ách của Chúa Kitô th́ êm ái và gánh của Người th́ nhẹ nhàng (x.Mt.11:30)?

            Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta hiên ngang và thôi thúc chúng ta nhắm đến vinh quang của Thiên Chúa trong đời sống và công việc thường nhật của chúng ta. Chúng ta được phấn khích trong việc cảm nghiệm mầu nhiệm Chúa Kitô, trong việc làm cho Lời âm vang trong cả cuộc sống của chúng ta, tin chắc là Ngài luôn luôn có một cái ǵ mới muốn nói với chúng ta; Ngài giúp cho chúng ta không ngừng dấn thân bất chấp mối lo âu sợ ḿnh thất bại, giúp cho chúng ta biết đương đầu với các nguy hiểm biết thắng vượt những trở ngại tách lià văn hóa để loan truyền Phúc Aâm, giúp cho chúng ta không ngại ngừng hoạt động cho công cuộc canh tân liên tục của Giáo Hội thay v́ tự đặt ḿnh làm quan án phán xét anh chị em ḿnh.

 

Chúa Thánh Thần

là Căn Nguyên của mọi Ơn Gọi

 

6-         Viết cho Kitô hữu giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc hiệp nhất căn bản của Giáo Hội Thiên Chúa, một hiệp nhất tương tự như mối hiệp nhất theo cơ cấu nơi thân thể con người với tính cách khác biệt của các phần thể làm nên thân thể.

            Qúi bạn trẻ thân mến, mỗi khi qúi bạn đặc biệt hợp nhau lại để cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, là qúi bạn đang cảm nghiệm thấy một cách qúi giá mối hiệp nhất của Giáo Hội trong sự phong phú nơi tính cách khác biệt của Giáo Hội. Chính Thần Linh là Đấng làm cho loài người hiểu biết và chấp nhận nhau, làm cho họ ư thức rằng họ đều là con cái của Thiên Chúa và là anh chị em trên đường tiến về cùng một đích điểm là sự sống đời đời, và làm cho họ nói cùng một ngôn ngữ bao gồm các thứ khác biệt về văn hóa cũng như chủng tộc.

            Nhờ việc tham dự chủ động và nhiệt thành vào đời sống giáo xứ, phong trào và hội đoàn, qúi bạn cảm nghiệm được các đặc sủng của Thần Linh trong việc giúp qúi bạn gặp gỡ Chúa Kitô, trong việc tăng phát mối thân thiết của qúi bạn với Chúa Kitô, và trong việc chiếm đạt cùng hoan hưởng mối hiệp thông giáo hội.

            Nói về hiệp nhất làm cho người ta đau buồn nhớ lại hiện trạng phân chia giữa Kitô hữu. Đó là lư do tại sao phong trào đại kết là một trong những ưu tiên tối khẩn của cộng đồng Kitô hữu: “Trong những năm cuối cùng của thiên niên này, Giáo Hội càng phải tha thiết hơn khẩn cầu cùng Chúa Thánh Thần, xin Ngài ơn hiệp nhất Kitô giáo... Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng việc chiếm đạt mục tiêu này không phải chỉ là công qủa của một ḿnh nỗ lực loài người mà thôi, cho dù nỗ lực này có thiết yếu đến đâu đi nữa. Hiệp nhất trước hết là một tặng ân của Chúa Thánh Thần... Thiên niên thứ hai đang tiến đến hồi kết thúc này đ̣i hỏi mọi người xét lại lương tâm ḿnh và chú trọng tới những sáng kiến đại kết xứng hợp” (Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 34). Qúi bạn trẻ thân mến, Tôi cũng kư thác mối quan tâm này và niềm hy vọng như một cuộc dấn thân và công tác này cho qúi bạn.

            Cũng chính Thần Linh là Đấng soi động Giáo Hội trong sứ vụ truyền giáo. Trước khi Thăng Thiên, Chúa Giêsu đă nói với các Tông Đồ: “Các con sẽ nhận được quyền lực từ trên cao khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các con; rồi các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Gialiêm, khắp Giuđêa, cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Kể từ đó, theo Thần Linh thúc đẩy, các môn đệ của Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện diện trên khắp nẻo đường thế giới để loan truyền lời cứu độ cho tất cả mọi người. Trôi nổi giữa thành công lẫn thất bại, giữa vĩ đại lẫn khốn cùng, nhờ quyền lực của Thần Linh là Đấng làm việc nơi bản chất yếu hèn nhân loại, Giáo Hội nhận thức được hơi thở tràn đầy cùng với tránh nhiệm trong sứ vụ phổ quát của ḿnh.

            Để thực hiện sứ vụ phổ quát của ḿnh này, Giáo Hội cũng kêu gọi qúi bạn, kêu gọi ḷng quảng đại và đơn thành của qúi bạn đối với Thần Linh của Thiên Chúa.

 

7-         Tặng ân của Thần Linh làm cho giới răn xưa kia của Thiên Chúa ban bố cho dân Ngài trở thành hiện đại và khả đạt: “Các ngươi phải là thánh; v́ Ta, Chúa là Thiên Chúa các ngươi, là thánh” (Lv.19:2). Nên thánh dường như là một mục tiêu khó đạt, dành cho những ai thật trổi vượt, hay chỉ hợp với những người muốn không dính dáng ǵ với đời sống và văn hóa trong thời điểm của ḿnh. Trái lại, nên thánh là một tặng ân và là một việc làm, bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, được trao phó cho những ai thuộc về Giáo Hội qua mọi thế hệ. Nó là một tặng ân và là một nhiệm vụ của giáo dân cũng như tu sĩ và các thừa tác viên có chức thánh, trong lănh vực riêng tư cũng như nơi công tác xă hội, trong đời sống cá nhân cũng như nơi đời sống gia đ́nh và cộng đồng.

            Tuy nhiên, trong ơn gọi chung này, một ơn kêu gọi mọi người không phải sống hợp với thế giới này cho bằng với ư muốn của Thiên Chúa (x.Rm.12:2), lại có những hoàn cảnh sống khác nhau cũng như có những ơn gọi và sứ vụ khác nhau.

            Tặng ân của Thần Linh là nền tảng cho ơn gọi của mọi người. Nó là căn gốc cho những sứ vụ thánh của Giám Mục, linh mục và thày sáu là thành phần phục vụ đời sống  Giáo Hội. Ngài cũng là Đấng h́nh thành và khuôn đúc linh hồn của thành phần được kêu gọi sống đời tận hiến đặc biệt, làm cho họ nên giống Chúa Kitô, thanh sạch, nghèo hèn và tùng phục. Trong chính Thần Linh, Đấng mà, nhờ Bí Tích Hôn Phối, bao bọc và thánh hóa cuộc hiệp nhất của các đôi vợ chồng cũng như sứ mệnh làm cha làm mẹ của họ, thành phần được kêu gọi để làm cho gia đ́nh thể hiện Giáo Hội t́m được sức mạnh và nâng đỡ của ḿnh. Sau hết, c̣n nhiều công tác khác nhắm đến việc xây đắp và chia sẻ đời sống với cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tặng ân của Thần Linh - như việc giáo dục và giáo lư Kitô giáo, việc chăm sóc cho bệnh nhân và người nghèo, việc thăng tiến nhân bản và việc thực hành đức bác ái. Thật thế, “Việc Thần Linh tỏ hiện nơi mỗi người là để cho công ích” (1Cor.12:7).

 

Mối Thân Thiết với Chúa Giêsu

làm cho chúng ta tác hành như Người

 

8-         Bởi vậy, hằng ngày mỗi người cần phải t́m kiếm và nhận thức con đường trường mà Chúa đang dẫn họ tới cuộc gặp gỡ giữa họ với Người. Qúi bạn thân mến, hăy tự ḿnh nghiêm vấn về ơn gọi của qúi bạn và sẵn sàng đáp ứng Chúa là Đấng kêu gọi qúi bạn trong việc lănh nhận vai tṛ Người đă dọn cho qúi bạn từ đời đời.

            Kinh nghiệm cho thấy rằng trong công việc nhận thức này, rất cần đến vai tṛ của vị linh hướng: hăy chọn một người có khả năng được Giáo Hội đề cử, vị sẽ lắng nghe qúi bạn và dẫn dắt qúi bạn trên con đường sự sống, vị sẽ gần gũi với qúi bạn khi gặp khó khăn trong việc chọn lựa cũng như trong những lúc hân hoan vui sướng. Vị linh hướng của qúi bạn sẽ giúp cho qúi bạn nhận thức được những khơi động của Chúa Thánh Thần cũng như nhận ra bước tiến trên con đường tự do, một tự do muốn thắng đoạt bằng một trận chiến thiêng liêng (x.Eph.6:13-17) phải liên lỉ và kiên tŕ đối phó.

            Việc giáo dục nơi đời sống Kitô giáo không chỉ giới hạn vào việc phấn khích tầm mức phát triển thiêng liêng nơi cá nhân, cho dù việc khai tâm đi vào một đời sống cầu nguyện bền bỉ thường xuyên vẫn là yếu tố và là nền tảng của ṭa nhà giáo dục này. Mối thân thiết với Chúa, nếu chân thật, phải làm cho chúng ta suy nghĩ, chọn lựa và tác hành như Chúa Kitô đă suy nghĩ, đă chọn lựa và đă tác hành, khi chúng ta đặt ḿnh vào trường hợp của Người để tiếp tục công việc cứu độ của Người.

            Một “đời sống thiêng liêng”, một đời sống làm chúng ta liên kết với t́nh yêu của Thiên Chúa và phát sinh nơi Kitô hữu h́nh ảnh Chúa Giêsu, có thể chữa trị một trong những căn bệnh của thế kỷ chúng ta, đó là căn bệnh mạnh phát triển về kiến thức kỹ thuật mà lại yếu phát triển về việc chú trọng đến con người, đến những khát mong của họ và đến mầu nhiệm của họ. Thật là khẩn thiết trong việc tái thiết một vũ trụ theo chiều sâu, một vũ trụ được Thần Linh khơi động và bảo tŕ, được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu và nhắm đến hoạt động, để nó có đủ sức mạnh chống lại nhiều trường hợp khiến chúng ta phải kiên trung với hoạch định hơn là chạy theo hay ḥa hợp với ư hệ đương thời.

 

9-         Mẹ Maria, không giống như các môn đệ, đă không đợi chờ cho đến cuộc Phục Sinh mới sống động, nguyện cầu và hành động trong mức độ tràn đầy Thần Linh. Ca vịnh “Ngợi Khen” của Mẹ đă diễn đạt một nguyện cầu trọn vẹn, một nhiệt t́nh truyền giáo đầy đủ, một niềm vui hoàn toàn của Giáo Hội trước mầu nhiệm Phục Sinh và Hiện Xuống (x.Lk.1:46-55).

            Khi Thiên Chúa, theo tiến tŕnh yêu thương của Ngài cho tới cùng, đưa Mẹ Maria lên thiên đàng cả hồn lẫn xác, mầu nhiệm cao cả đă được hoàn tất: Mẹ là Đấng Chúa Giêsu trên cây thập giá đă ban cho môn đệ Người yêu như một người mẹ (x.Jn.19:26-27) nên đă sống sự hiện diện từ mẫu của Mẹ trong ḷng Giáo Hội, bên cạnh mỗi một người môn đệ của Con Mẹ, và tham phần một cách đặc thù vào việc chuyển cầu đời đời của Chúa Kitô cho phần rỗi của thế giới.

            Tôi kư thác cho Mẹ, Bạn T́nh của Thần Linh, việc sửa soạn và cử hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 13, ngày mà qúi bạn sẽ thực hiện tại điạ phương Giáo Hội của ḿnh, tụ họp lại chung quanh các Vị Chủ Chăn của qúi bạn.

            Cùng qúi bạn, Tôi dâng lên Mẹ, Mẹ của Giáo Hội, với những lời của Thánh Ildefonsus Toledo:

            “Con cầu cùng Mẹ, con cầu cùng Mẹ,

Oâi Đức Nữ Trinh,

            để con nhận được Chúa Giêsu bởi Thần Linh,

Đấng mà bởi Ngài chính Mẹ đă thụ thai Chúa Giêsu.

Chớ ǵ linh hồn con nhận được Chúa Giêsu

nhờ quyền phép của Thần Linh

Đấng mà nhờ Ngài

xác thể Mẹ đă thụ thai chính Chúa Giêsu.

Chớ ǵ con yêu mến Chúa Giêsu

trong cùng một Thần Linh

Đấng mà trong Ngài Mẹ tôn thờ Giêsu

như Chúa và chiêm ngắm Người như Con Mẹ”.

 

            Tôi thân ái chúc lành cho tất cả qúi bạn.

 

Tại Điện Vatican ngày 30-11-1997,

Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng.

Gioan Phaolô II

 

            (chuyển ngữ từ tuần san L’Osservatore Romano

ấn bản Anh Ngữ, phát hành ngày 7-1-1998)