“Thiên Chúa Cha yêu thương các con”
(John
16:27)
gửi Giới Trẻ Công Giáo cho Ngày Giới Trẻ
Thế Giới 14, Chúa Nhật Lễ Lá 28/3/1999
Qúi bạn trẻ thân mến!
1-
Trong chiều hướng Mừng Năm Thánh 2000 giờ đây
đang gần đến, th́ năm 1999 có mục đích
nhắm vào việc “mở rộng chân trời cho các tín
hữu để họ thấy được các sự
việc theo quan điểm của Chúa Kitô: quan điểm
về ‘Cha là Đấng ở trên trời’, Đấng sai
Chúa Kitô đến và là Đấng Chúa Kitô đă trở
về với Ngài” (Tông Thư Ngàn Năm Thư Ba Đang Đến,
đoạn 49). Thật vậy, không thể nào cử hành
Chúa Kitô và cuộc mừng kỷ niệm của
Người mà lại không cùng với Người
hướng về Thiên Chúa là Cha của Người
cũng là Cha của chúng ta (x.Jn.20:17). Chúa Thánh Thần
cũng đưa chúng ta về với Chúa Cha và Chúa Giêsu.
Nếu Thần Linh dạy cho chúng ta tuyên xưng “Đức
Giêsu là Chúa” (x.1Cor.12:3) th́ cũng là để cho chúng ta có
thể thưa cùng Thiên Chúa “Abba! Cha ơi!” (x.Gal.4:6).
Cha cũng kêu gọi các con, cùng với toàn thể Giáo
Hội, hăy hướng về Thiên Chúa là Cha và, bằng
một tấm ḷng tri ân cảm mến, các con hăy lắng
nghe lời mạc khải lạ lùng của Chúa Giêsu: “Chúa
Cha yêu thương các con” (x.Jn.16:27). Đây là những
lời Cha trao gửi đến các con như là một đề
tài cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 14.
Qúi bạn trẻ thân mến, qúi bạn hăy nhận lấy
t́nh yêu mà Thiên Chúa đă yêu qúi bạn trước (x.1Jn.4:19).
Qúi bạn hăy nắm chắc lấy điều ấy,
một điều duy nhất có thể làm cho đời
sống có ư nghĩa, sức mạnh và niềm vui: t́nh yêu
của Ngài không bao giờ bỏ rơi qúi bạn, giao
ước an b́nh của Ngài không bao giờ xa ĺa qúi bạn
(x.Is.54:10). Ngài đă đóng mộc tên của qúi bạn
trong ḷng bàn tay của Ngài (x.Is.49:16).
2-
Điều này không phải lúc nào cũng có thể cảm
nhận thấy hay rơ ràng sáng tỏ, thế nhưng, trong
cơi ḷng con người vẫn có một khát vọng sâu xa
hướng về Thiên Chúa. Thánh I-Nhă thành Antiôkia đă
diễn tả niềm khát vọng này một cách sống động
như sau: “Trong tôi có một gịng nước sự sống
đang rạo rực chảy: ‘Hăy đến cùng Chúa Cha’” (Ad
Rom., 7). “Lạy Chúa, xin tỏ cho tôi quang vinh của Ngài”
(Ex.33:18), Moisen khi ở trên núi đă nài xin với Thiên Chúa
như thế.
“Chưa có ai đă từng được thấy Thiên Chúa;
Người Con duy nhất, Đấng ở trong ḷng Cha, là
Đấng tỏ Cha ra” (Jn.1:18). Thế nên, không phải là
chỉ cần biết Con là biết được Cha hay
sao? Tông đồ Philiphê không dễ ǵ chấp nhận
như vậy. Thánh nhân đă xin với Thày ḿnh: “xin tỏ
cho chúng con biết Cha”. Việc khẩn khoản của
thánh Philiphê tông đồ đă mang đến cho chúng ta
một câu trả lời vượt trên tất cả
những ǵ chúng ta có thể ước vọng: “Thày đă
chẳng ở với con bấy lâu hay sao, thế mà con
lại không biết Thày ư Philiphê? Ai thấy Thày chính là
thấy Cha” (Jn.14:9).
Việc Nhập Thể đă làm cho chúng ta có thể
thấy được Thiên Chúa nơi dung mạo con
người: “Hăy tin vào Thày là Thày ở trong Cha và Cha ở
trong Thày” (Jn.14:11). Chúa Giêsu nói lời này không những cho
riêng tông đồ Philiphê mà c̣n cho tất cả những ai
sẽ tin vào Người nữa. Và v́ thế, ai chấp nhận
Con của Thiên Chúa là chấp nhận Đấng đă sai
Người (x.Jn.13:20). Ngược lại, “ai ghét Thày
cũng ghét cả Cha Thày nữa” (Jn.15:23). Thế là một
mối liên hệ mới giữa Đấng Tạo Hóa và
các tạo sinh của Ngài đă được h́nh thành,
một mối liên hệ giữa con cái với Cha của
ḿnh. Khi các môn đệ muốn đi vào các bí nhiệm
của Thiên Chúa và xin dạy cho các vị biết cách
cầu nguyện để hỗ trợ cuộc hành tŕnh
của các vị, Chúa Giêsu đă đáp lại bằng
việc dạy cho các vị Kinh Lạy Cha là “một
tổng hợp toàn bộ Phúc Aâm” (Tertullianô, De Oratione,
1). Kinh Lạy Cha này là một lời xác nhận về t́nh
trạng chúng ta được trở thành những
người con nam nữ của Thiên Chúa (x.Lk.11:1-4).
“Một mặt, qua những lời kinh này, Người Con
duy nhất cống hiến cho chúng ta những lời Chúa
Cha đă ban cho Người: Người là Tôn Sư dạy
cầu nguyện. Mặt khác, là Lời nhập thể,
Người biết trong cơi ḷng nhân loại của ḿnh các
nhu cầu của anh chị em ḿnh và tỏ cho chúng ta
thấy những nhu cầu ấy: Người là mô
phạm cho việc cầu nguyện của chúng ta” (Giáo
Lư Giáo Hội Công Giáo, số 2765).
Khi tŕnh thuật cho chúng ta thấy các dấu chứng
trực tiếp về đời sống của
Người Con Thiên Chúa, Phúc Aâm Thánh Gioan cũng đă
chỉ cho chúng ta thấy một con đường
phải theo để biết được Chúa Cha.
Việc kêu cầu cùng “Cha” là một bí mật, là hơi
thở, là sự sống của Chúa Giêsu. Không phải hay
sao, Người là Người Con duy nhất, là
trưởng tử, là Đấng được Cha yêu, đối
tượng mà mọi sự phải qui về,
Người hiện diện nơi Chúa Cha ngay trước
khi có thế gian, cùng thông phần vinh quang của Cha?
(x.Jn.17:5). Từ nơi Cha ḿnh, Chúa Giêsu đă lănh nhận
quyền năng trên tất cả mọi sự (x.Jn.17:2),
lănh nhận sứ điệp cần phải được
loan báo (x.Jn.12:49), lănh nhận công việc cần phải được
hoàn thành (x.Jn.14:31). Chính các môn đệ cũng không phải
là thành phần thuộc về Người: chính Cha là Đấng
đă trao họ cho Người (x.Jn.17:9), khi ủy thác cho
Người việc ǵn giữ họ khỏi gian ác, để
không một ai trong họ phải bị hư đi
(x.Jn.18:9).
Vào giờ Người qua khỏi thế gian mà về cùng
Cha, “lời nguyện tư tế” của Người đă
cho chúng ta thấy tâm trí của Người Con: “Lạy Cha,
xin Cha hăy tôn vinh Con nơi Cha thứ vinh quang mà Con đă có
nơi Cha trước khi thế gian được
tạo thành” (Jn.17:5). Là Tư Tế Tối Cao và Vĩnh
Hằng, Chúa Kitô đă dẫn đầu đoàn lũ đông
đảo thành phần được cứu chuộc. Là
trưởng tử của nhiều anh em, Người đă
dẫn về một đàn chiên duy nhất thành phần
chiên bị phân tán, để chỉ có “một đàn chiên
và một chủ chiên” (Jn.10:16).
Nhờ công việc của Người, chính mối liên
hệ yêu thương hiện diện nơi Ba Ngôi đă được
thể hiện nơi mối liên hệ giữa Chúa Cha và
nhân loại được cứu chuộc: “Chúa Cha yêu
thương các con!”. Mầu nhiệm yêu thương này làm
sao có thể hiểu được nếu không có tác động
của Thần Linh là Đấng Cha tuôn đổ xuống
trên các môn đệ nhờ lời cầu nguyện của
Chúa Giêsu (x.Jn.14:16)? Việc Lời Hằng Hữu Nhập
Thể trong thời gian và việc của tất cả
mọi người liên kết với Người trong Bí
Tích Rửa Tội được sinh vào đời
sống vĩnh cửu không thể nào hiểu nổi
nếu không có tác động ban sự sống của chính
vị Thần Linh này.
3-
“Thiên Chúa đă qúa yêu thương thế gian đến ban
Người Con duy nhất của ḿnh, để ai tin vào
Con th́ không phải chết song được sự
sống trường sinh” (Jn.3:16). Thế gian được
Thiên Chúa yêu thương! Và, bất chấp việc thế
gian có thể chối từ mối t́nh yêu này, thế
gian vẫn tiếp tục được Ngài yêu
thương cho đến cùng. “Chúa Cha yêu thương các
con” luôn măi và cho đến muôn đời: đó là một điều
mới mẻ chưa từng có, “một loan báo rất đơn
thành song sâu xa mà Giáo Hội mắc với nhân loại” (x.
Tông Huấn Christifideles Laici, đoạn 34). Cho dù Chúa
Con chỉ cần ban cho chúng ta lời này th́ đă đủ
rồi. “Hăy xem Chúa Cha đă yêu thương chúng ta biết
bao, cho chúng ta được gọi là con cái của Thiên
Chúa; và chúng ta thực sự là như vậy” (1Jn.3:1). Chúng
ta không phải là thành phần mồ côi; t́nh yêu đă
nẩy mầm. V́, như các con biết, chúng ta không thể
nào yêu thương nếu chúng ta không được yêu.
Thế nhưng, chúng ta phải làm sao để có thể
loan báo tin mừng này? Chúa Giêsu đă chỉ cho chúng ta đường
lối phải theo, đó là hăy lắng nghe Chúa Cha để
được “Thiên Chúa dạy bảo” (Jn.6:45) và giữ
các giới răn của Ngài (x.Jn.14:23). Nhờ đó
kiến thức học được từ Chúa Cha này
sẽ lớn lên: “Con đă tỏ Danh Cha cho họ, Con
sẽ c̣n tỏ ra nữa” (Jn.17:26); và việc tỏ ra này
là việc của Chúa Thánh Thần, ở chỗ Ngài sẽ
dẫn chúng ta vào “tất cả sự thật” (x.Jn.16:13).
Trong thời của chúng ta đây, hơn bao giờ hết,
Giáo Hội và thế giới cần đến “các nhà
truyền giáo” có khả năng loan báo, bằng lời nói
cũng như gương mẫu, niềm xác tín sâu xa và an
ủi ấy. Nhận thức được như
vậy, hỡi thành phần trẻ của ngày hôm nay,
cũng là thành phần người lớn của ngàn
năm mới, các con hăy tự “luyện” ḿnh nơi
trường học của Chúa Giêsu. Trong Giáo Hội,
cũng như qua các hoàn cảnh khác nhau của đời
sống ḿnh, các con hăy trở nên các chứng nhân có uy tín cho
t́nh yêu của Chúa Cha! Các con hăy làm cho t́nh yêu này sáng tỏ
nơi các quyết định và thái độ của các
con, qua cách các con đối đăi với tha nhân và qua
việc các con dấn thân phục vụ họ, trong
việc các con trung thành tôn trọng ư muốn của Thiên
Chúa cũng như các giới răn của Ngài.
“Chúa Cha yêu thương các con”. Những lời tuyệt
vời này được thốt lên trong cơi ḷng của tín
hữu, thành phần mà, như người môn đệ được
Chúa Giêsu thương, ngă đầu ḿnh vào ngực Chúa Giêsu để
nghe thấy những ǵ mật thiết: “Ai yêu mến Thày
sẽ được Cha Thày yêu thương, và Thày sẽ
thương yêu họ và tỏ ḿnh ra cho họ” (Jn.14:31), v́
“sự sống đời đời là ở chỗ
họ nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất
và Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cha sai” (Jn.17:3).
T́nh yêu của Chúa Cha được phản ảnh nơi
các h́nh thức khác nhau của vai tṛ làm cha mà các con gặp
thấy trong cuộc đời của các con. Cha đặc
biệt nghĩ đến cha mẹ của các con, những
vị cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh ra các con
cũng như trong việc chăm sóc cho các con: các con hăy tôn
kính các ngài (x.Ex.20:12) và hăy biết ơn các ngài! Cha nghĩ đến
các vị linh mục và các người tận hiến cho
Chúa, thành phần là bạn hữu của các con, là các nhân chứng
sống và là các thày đời, “giúp các con tiến bộ và
hân hoan trong đức tin” (Phil.1:25). Cha nghĩ đến
các nhà giáo dục chân chính, thành phần đem nhân tính
của ḿnh, sự khôn ngoan và đức tin của ḿnh để
góp phần quan trọng vào việc phát triển của các
con, một việc phát triển về Kitô Giáo cũng làm cho
toàn thể con người các con được phát
triển theo. Các con hăy luôn luôn biết cảm tạ Chúa
về từng người trong thành phần đồng
hành với các con trên con đường cuộc sống
ấy.
4-
“Chúa Cha yêu thương các con”. Việc nhận thức được
t́nh yêu đặc biệt của Thiên Chúa cũng không
thể không làm cho tín hữu phấn khởi trong việc
“chấp nhận, bằng cách bám chặt lấy Chúa Kitô là Đấng
Cứu Chuộc của con người, cuộc hành tŕnh
cải thiện thực sự… Cuộc hành tŕnh cải
thiện này có liên hệ đặc biệt tới việc
tái cảm nhận cũng như việc tham dự
nhiều hơn nữa vào bí tích Thống Hối, theo đúng
với ư nghĩa sâu xa nhất của bí tích này” (Tông Thư Ngàn
Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 50).
“Tội lỗi là việc làm dụng tự do Thiên Chúa đă
ban cho con người tạo vật để họ có
thể dùng nó mà yêu mến Ngài và yêu thương nhau” (Giáo
Lư Giáo Hội Công Giáo, số 387); nó là việc chối từ
sống sự sống của Thiên Chúa mà họ lănh nhận
khi chịu phép Rửa Tội, khước từ việc để
ḿnh được T́nh Yêu chân thực yêu thương: nhân
loại thực sự có một quyền lực khủng
khiếp trong việc làm trở ngại Thiên Chúa muốn ban
tặng tất cả mọi sự tốt lành thiện
hảo. Tội lỗi, phát xuất từ ư muốn tự
do của con người (x.Mk.7:20), là việc vong bại
trước t́nh yêu chân chính; nó đả thương
bản tính con người và gây thương tổn đến
t́nh đoàn kết nhân loại, bằng các thái độ,
lời nói và việc làm hằn sâu tự ái (x. Giáo Lư Giáo
Hội Công Giáo, các số 1849-1850). Chính trong thẳm cung
con người là nơi tự do vươn lên tới t́nh
yêu hay khép ḿnh lại trước t́nh yêu. Đó là một
thảm kịch không ngừng diễn xuất nơi con
người, thành phần thường ưa thích chọn
lấy cho ḿnh cảnh làm nô lệ, ở chỗ bắt con
người nam hay nữ của ḿnh phải chịu đựng
các nỗi niềm sợ hăi, các mơ tưởng nhất
thời, các thái độ sai lệch, khi tạo nên
những ngẫu tượng làm chủ nhân tính con
người nam hay nữ của ḿnh, cũng như tạo
nên các ư thức hệ làm hạ giá nhân tính con người
nam hay nữ của ḿnh. Chúng ta đọc thấy trong Phúc
Aâm Thánh Gioan: “Ai phạm tội là làm nô lệ cho tội”
(Jn.8:34).
Chúa Giêsu đă kêu gọi mọi người: “Hăy hối
cải và tin vào Phúc Aâm” (Mk.1:15). Mọi cuộc cải
thiện chân chính đều được khơi
nguồn từ ánh mắt Thiên Chúa đoái nh́n tội nhân. Đó
là một ánh mắt biến thành một cuộc t́m kiếm
đầy những yêu thương; đó là một
cuộc khổ nạn, cho dù là một cuộc khổ
nạn của Thập Giá; đó là một ư muốn thứ
tha khiến cho tội nhân thấy con người nam hay
nữ của họ vẫn c̣n được tôn trọng
và yêu thương, ngược lại với t́nh trạng
bại hoại nhận ch́m họ xuống, một ư
muốn kêu mời họ quyết tâm sửa lại nếp
sống của ḿnh. Đó là trường hợp của
Lêvi (x.Mk.2:13-17), của Giakêu (x.Lk.19:1-10), của
người đàn bà bị bắt phạm tội
ngoại t́nh (x.Jn.8:1-11), của người trộm lành
(x.Lk.23:39-43), của người phụ nữ Samaritanô
(x.Jn.4:1-30): “Con người không thể sống mà lại
không yêu. Họ măi là một hữu thể không thể
hiểu được bản thân ḿnh, cuộc sống
của họ vô nghĩa, nếu t́nh yêu không tỏ ḿnh ra cho
họ, nếu họ không gặp được t́nh yêu,
nếu họ không cảm thấy t́nh yêu và biến t́nh yêu
thành của ḿnh, nếu họ không mật thiết dự
phần vào t́nh yêu” (Thông Điệp Redemptor Hominis, đoạn
10). Con người có khám phá và cảm nghiệm được
Thiên Chúa của t́nh thương và của ơn tha thứ
mới có thể hoàn toàn sống trong trạng thái liên
tục trở về cùng Thiên Chúa” (x. Thông Điệp Dies
in Misericordia, đoạn 3).
“Chị
hăy đi và đừng tái phạm tội nữa” (Jn.8:11):
ơn tha thứ được ban tặng nhưng không,
song con người được mời gọi để
đáp ứng bằng việc dốc quyết canh tân đời
sống ḿnh. Thiên Chúa qúa biết tạo vật của Ngài!
Ngài không phải là không biết rằng t́nh yêu của Ngài
càng bộc lộ cao cả th́ cuối cùng sẽ làm cho ḷng
ghê tởm tội lỗi nổi dậy trong tội nhân.
Bởi thế mà t́nh yêu của Thiên Chúa được
tỏ bày là để liên tục ban ơn tha thứ.
Hấp
dẫn biết bao dụ ngôn về người con hoang đàng!
Từ lúc người con bỏ nhà ra đi, người cha
sống trong một tâm trạng lo âu: ông chờ đợi,
mỏi mong, mắt cứ trông về chân mây cuối
trời. Oâng tôn trọng tự do của đứa con ḿnh,
song ông phải khổ đau phiền muộn. Thế
rồi, khi người con quyết tâm trở về,
người cha thấy đứa con từ đàng xa
liền đến đón gặp nó, gh́ chặt lấy nó
trong ṿng tay của ḿnh và hớn hở bảo: “Hăy xỏ
nhẫn – biểu hiệu cho giao ước - vào ngón tay
cậu, mang y phục đẹp nhất - biểu hiệu
cho sự sống mới – mặc vào cho cậu, xỏ
giầy – biểu hiệu cho phẩm vị được
phục hồi – vào chân cậu, và chúng ta hăy mừng rỡ
hân hoan, v́ đứa con này của ta đă chết nay
sống lại; bị thất lạc nay trở về!”
(x.Lk.15:11-32).
5-
Trước khi lên cùng Cha, Chúa Giêsu đă ủy thác cho Giáo
Hội thừa tác vụ ḥa giải (x.Jn.20:23). Bởi
thế, việc thống hối chỉ có ở trong ḷng th́
chưa đủ để được ơn Thiên Chúa
thứ tha. Việc được ḥa giải với Thiên
Chúa là nhờ việc ḥa giải với cộng đồng
giáo hội. Do đó, việc thú nhận tội lỗi
phải được tỏ ra bằng một cử
chỉ bí tích cụ thể: đó là cử chỉ ăn
năn thống hối và xưng thú tội lỗi, với
ư định cải thiện đời sống,
trước mặt vị thừa tác viên của Giáo
Hội.
Bất hạnh thay, ngày nay càng có nhiều người
mất ư thức tội lỗi th́ họ lại càng ít
chạy đến kêu cầu ơn Thiên Chúa thứ tha. Đó
là căn nguyên của nhiều rắc rối và trục
trặc của thời đại của chúng ta đây.
Năm nay Cha mời gọi các con hăy tái khám phá ra nét mỹ
lệ và tính chất phong phú của ân sủng nơi bí tích
Thống Hối, bằng việc đọc lại một
cách kỹ lưỡng hơn dụ ngôn người con
hoang đàng, một dụ ngôn không nhấn mạnh
nhiều đến tội lỗi của con người
cho bằng đến tấm ḷng dịu dàng êm ái của
Thiên Chúa cũng như đến t́nh thương của
Ngài. Lắng nghe Lời Chúa trong tinh thần cầu
nguyện, chiêm niệm, cảm mến và xác tín, các con hăy
thưa với Thiên Chúa: “Con cần Chúa; con nương
tựa vào Chúa để hiện hữu và sống động.
Chúa c̣n mạnh mẽ hơn tội lỗi của con. Con
tin vào quyền lực của Chúa hoạt động trong
cuộc đời của con; con tin rằng Chúa có thể cứu
con như con hiện giờ đây. Xin Chúa hăy đoái
thương đến con. Xin Chúa hăy tha thứ cho con!”
Các con hăy ngắm nh́n bản thân ḿnh từ “bên trong”. Tội
lỗi, trước khi phạm đến lề luật
hay đến tiêu chuẩn luân lư, th́ đă phạm đến
Thiên Chúa (x.Ps.50/51:6), phạm đến anh chị em của
các con cũng như phạm đến chính ḿnh rồi. Các
con hăy đứng trước Chúa Kitô, Con duy nhất
của Chúa Cha và là mô phạm cho tất cả mọi anh
chị em. Chỉ có một ḿnh Người mới tỏ
cho chúng ta thấy những ǵ chúng ta cần phải có trong
mối liên hệ với Chúa Cha, với tha nhân, với xă hội,
để chúng ta được sống an b́nh với chính
bản thân ḿnh. Người tỏ cho chúng ta thấy
những điều này nơi Phúc Aâm, một Phúc Aâm với
Chúa Giêsu Kitô cũng chỉ là một. Trung thành với Phúc
Aâm là mức đo lường ḷng trung thành với Chúa Kitô,
hay ngược lại.
Các con hăy tin tưởng chạy đến với bí tích
Thống Hối: bằng việc xưng thú tội lỗi
ḿnh là các con chứng tỏ các con muốn công nhận
việc bất trung của các con và muốn chấm dứt
việc làm bất trung này; bằng việc xưng thú
tội lỗi, các con cũng nhận rằng các con cần
phải cải thiện và ḥa giải để t́m lại
an b́nh cùng sinh lực của việc làm con cái Thiên Chúa trong
Chúa Giêsu Kitô; bằng việc xưng thú tội lỗi, các
con c̣n nói lên t́nh đoàn kết với anh chị em ḿnh là
những người cũng đă bị tội lỗi
thử thách (x. Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, số 1445).
Sau hết, các con hăy lấy ḷng biết ơn để lănh
nhận việc linh mục xá tội cho các con. Đó là lúc
Người Cha tuyên bố với tội nhân thống
hối lời ban sự sống này: “Đứa con này
của Ta hồi sinh lại rồi!”. Nguồn Mạch t́nh
yêu tái sinh chúng ta và làm cho chúng ta có khả năng chế
ngự cái tôi của ḿnh cũng như có khả năng yêu
thương trở lại, mạnh mẽ hơn
trước.
6-
“Các người phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của
các người hết ḷng, hết linh hồn và hết trí
khôn các người. Đó là giới răn trọng và là
giới răn thứ nhất. Giới răn thứ hai
cũng như giới răn thứ nhất: Các
người phải yêu mến tha nhân như chính ḿnh.
Tất cả Lề Luật và các lời Tiên Tri đều
hệ tại hai giới răn này” (Mt.22:37-40). Chúa Giêsu không
nói rằng giới răn thứ hai là một với
giới răn thứ nhất, mà là “như giới răn
thứ nhất”. Vậy hai giới răn này không thể hoán
chuyển nhau, như thể chúng ta có thể tự động
làm thỏa đáng giới răn kính mến Thiên
Chúabằng việc giữ giới răn yêu mến tha nhân,
hay ngược lại. Mỗi giới răn đều có
cái nổi của ḿnh và cả hai đều phải được
tuân giữ. Thế nhưng, Chúa Giêsu đặt hai giới
răn này bên nhau để làm sáng tỏ cho mọi
người thấy rằng, hai giới răn này có liên
hệ chặt chẽ với nhau. Không thể nào thi hành
giới răn này mà lại không giữ giới răn kia.
“Việc hiệp nhất bất khả phân ly của chúng được
Chúa Kitô chứng thực bằng lời Người nói và
bằng chính đời sống của Người: sứ
mệnh của Người đạt tới tuyệt đỉnh
nơi Thập Giá để Cứu Chuộc chúng ta, một
dấu hiệu của t́nh yêu bất phân chia đối
với Chúa Cha và với nhân loại” (Thông Điệp Veritatis
Splendor, đoạn 14).
Để biết chúng ta có thực sự kính mến Thiên
Chúa hay không, chúng ta phải coi xem chúng ta có thiết tha yêu
thương tha nhân hay không. Và nếu chúng ta muốn xem
phẩm chất của t́nh chúng ta yêu thương tha nhân,
chúng ta phải hỏi chính ḿnh xem chúng ta có thực sự
kính mến Thiên Chúa chưa. V́ “ai không yêu mến anh em ḿnh là
thành phần họ thấy được cũng không
thể kính mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông
thấy” (1Jn.4:20); và “căn cứ vào điều này mà chúng
ta biết được rằng chúng ta yêu mến con cái
của Thiên Chúa, đó là khi chúng ta kính mến Thiên Chúa và tuân
giữ các giới răn của Ngài” (1Jn.5:2).
Trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến,
Cha đă khuyên giục Kitô hữu “hăy chú trọng nhiều
hơn đến giải pháp Giáo Hội ưa chuộng
người nghèo và người lạc loài” (đoạn
51). Đây là một giải pháp “ưa chuộng” chứ
không phải là một giải pháp bó buộc. Chúa Giêsu kêu
mời chúng ta yêu mến người nghèo, v́ họ cần
phải được đặc biệt chú trọng chính
bởi tính chất dễ bị tổn thương
của họ. Như chúng ta qúa rơ, họ càng ngày càng
nhiều, cho dù các sản vật của thế giới này
là để cho mọi người đi nữa, thậm
chí họ có ngay cả nơi các xứ sở được
gọi là thịnh vượng! Mọi trường hợp
nghèo khổ đều là những thách đố cho đức
bác ái Kitô Giáo của mỗi một người Kitô hữu.
Tuy nhiên, đức bác ái này cũng cần phải biến
thành một việc dấn thân về xă hội cũng
như về chính trị nữa, v́ những trường hợp
cụ thể cần phải được cải
tiến trong vấn đề nghèo khổ trên thế
giới tùy thuộc ở những con người thiện
chí nam nữ, thành phần xây dựng nền văn minh yêu
thương. Những trường hợp cụ thể
cần phải được cải tiến trong vấn đề
nghèo khổ trên thế giới ấy là “các cấu tạo
của tội lỗi”, là những ǵ không thể nào
khắc phục được mà lại thiếu việc
mọi người hợp tác với nhau, ở chỗ
họ sẵn sàng “đánh mất ḿnh đi” cho tha nhân
hơn là khai thác tha nhân, ở chỗ “phục vụ” tha
nhân thay v́ đàn áp tha nhân (x.Thông Điệp Sollicitudo Rei
Socialis, đoạn 38).
Qúi bạn trẻ thân mến, Cha đặc biệt mời
gọi qúi bạn hăy thực hiện những việc làm
cụ thể đầu tiên của t́nh đoàn kết,
cũng như của việc chia sẻ bên cạnh
những ai nghèo khổ nhất và chia sẻ với
những người nghèo khổ nhất. Qúi bạn hăy
quảng đại tham gia vào một dự án nào đó, để
nhờ thế, trong các xứ sở khác nhau, những
bạn trẻ đương thời khác của qúi
bạn cũng được dự phần vào các nghĩa
cử huynh đệ và t́nh đoàn kết này. Thực
hiện như vậy sẽ là cách qúi bạn “phục
hồi” cho Chúa, nơi những con người nghèo khổ,
tối thiểu một điều ǵ đó trong tất
cả những ǵ Người đă ban cho qúi bạn là thành
phần may mắn hơn họ. Thực hiện như
thế qúi bạn c̣n cho thấy một cách cụ thể
ngay được giải pháp nồng cốt qúi bạn
lựa chọn trong việc hoàn toàn qui hướng cuộc
đời ḿnh về Thiên Chúa và tha nhân.
7-
Mẹ Maria gồm tóm nơi con người Mẹ tất
cả mầu nhiệm về Giáo Hội. Mẹ là “nữ
tử đầy ơn phúc của Chúa Cha” (Tông Thư Ngàn
Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 54),
người đă tự do chấp nhận và sẵn sàng đáp
lại tặng ân của Thiên Chúa. Là “nữ tử” của
Chúa Cha, Mẹ đă xứng đáng trở nên Mẹ
của Con Ngài: “Xin hăy thực hiện nơi tôi theo như
lời ngài” (Lk.1:37). Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, v́ Mẹ là
nữ tử hoàn hảo của Chúa Cha.
Trong tâm hồn Mẹ không có một ước muốn nào
khác ngoài ước muốn giúp cho các Kitô hữu dấn thân
sống làm con cái Thiên Chúa. Là một người mẹ
dịu dàng nhất, Mẹ liên lỉ dẫn họ đến
với Chúa Giêsu, để theo Người, họ biết
làm phát triển mối liên hệ của họ với Chúa
Cha trên trời. Như ở tại tiệc cưới
Cana, Mẹ kêu gọi họ tuân theo những ǵ Chúa Giêsu
bảo họ làm (x.Jn.2:5), v́ Mẹ biết rằng đó
mới là đường lối tiến tới nhà của
“Người Cha giầu ḷng xót thương” (x.2Cor.1:3).
Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 14,
một ngày sẽ được cử hành trong năm nay
tại các Giáo Hội địa phương, một Ngày
Giới Trẻ Thế Giới cuối cùng trước ngày
hẹn trọng đại cho Cuộc Mừng Kỷ
Niệm. Bởi thế, nó có một tầm quan trọng đặc
biệt trong việc sửa soạn cho Năm Thánh 2000. Cha
cầu nguyện cho mỗi một người trong các con để
Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 14 này được
trở thành một cơ hội cho việc gặp gỡ
mới mẻ giữa các con với Chúa sự sống
cũng như với Giáo Hội của Người.
Cha kư thác cuộc hành tŕnh của các con cho Mẹ Maria, và Cha
xin Mẹ làm cho ḷng các con được biết sẵn
sàng lănh nhận ân sủng của Chúa Cha, để các con có
thể trở nên các chứng nhân cho t́nh yêu của Ngài.
Với ḷng qúi mến ấy, nguyện chúc các con một
năm dồi dào trong đức tin và trong việc dấn
thân truyền bá phúc âm, Cha ban phép lành cho tất cả các con
bằng tấm ḷng của Cha.
Tại diện Vatican ngày 6 tháng 1 năm 1999, Lễ
Chúa Hiển Linh.
Gioan Phaolô II.
(Chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano,
ấn bản Anh ngữ, số 3, ngày 20-1-1999, trang 3
và 9)
Tài liệu học hỏi
cho Đại Hội Giới Trẻ Tổng Giáo
Phận Los Angeles lần III, 28/3/1999.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.