"gịng sông chảy nước ban sự sống"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Phần Hai

"Nước Ban Sự Sống": Đức Tin

 

 

13. Mầu Nhiệm Đức Tin: Thánh Thể

 

 

Tất cả những ǵ liên quan đến Đức Tin đều có thể là Mầu Nhiệm Đức Tin, như Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, Mầu Nhiệm Giáo Hội, Mầu Nhiệm Đức Maria v.v. V́ tự bản chất, Đức Tin đă là một mầu nhiệm và hướng về những ǵ mầu nhiệm. Thế nhưng, nếu Chúa Kitô chính là Mạc Khải Thần Linh, là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người thụ tạo của Ngài, th́ không Mầu Nhiệm Đức Tin nào bằng Mầu Nhiệm Thánh Thể, một Mầu Nhiệm thật là mầu nhiệm và hoàn toàn mầu nhiệm.

 

Thật vậy, nếu con người và cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng là "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14) qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, cũng là "Con Người đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28) qua Mầu Nhiệm Tử Nạn, và là Đấng "đến cho chiên được sống và sống viên trọn hơn" (Jn.10:10) qua Mầu Nhiệm Phục Sinh, th́ chỉ có ở nơi Thánh Thể mới c̣n tiếp diễn một cách đầy đủ và trọn vẹn "Mầu Nhiệm Chúa Kitô" (Eph.3:4' Col.4:3) này mà thôi.

 

Bởi v́, Thánh Thể là ǵ, và Chúa Kitô đă lập Bí Tích Thánh Thể để làm ǵ, nếu không phải là và để Người có thể trở thành một Hiện Diện Thần Linh, một Hiến Tế Yêu Thương và là một Thần Lương Sự Sống. Tuy nhiên, Thánh Thể là một Hiện Diện Thần Linh của Chúa Kitô, chứ không phải là một Hiện Diện Nhập Thể theo lịch sử nữa. Bởi thế mới nói Thánh Thể là một Mầu Nhiệm Đức Tin, "một mầu nhiệm thật là mầu nhiệm và hoàn toàn là mầu nhiệm". Thánh Thể c̣n là một Hiến Tế Yêu Thương của Chúa Kitô, được Giáo Hội liên lỉ cử hành để nhớ đến Người và tạ ơn Người, nhưng không đổ máu như ở trên đồi Canvê nữa. Bởi thế mới nói Thánh Thể là một Mầu Nhiệm Đức Tin, "một mầu nhiệm thật là mầu nhiệm và hoàn toàn là mầu nhiệm". Thánh Thể cũng là một Thần Lương Sự Sống,  chính là Chúa Kitô, "bánh sự sống" (Jn.6:48), "bánh hằng sống" (Jn.6:51), thông ban sự sống cho từng cá nhân Kitô hữu, khi họ lănh nhận Thánh Thể vào thân xác của họ, chứ không phải chỉ "cho thế gian" (Jn.6:33,51) nói chung. Bởi thế mới nói Thánh Thể là một Mầu Nhiệm Đức Tin, "một mầu nhiệm thật là mầu nhiệm và hoàn toàn là mầu nhiệm".

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Thánh Thể là một Hiện Diện Thần Linh, một Hiến Tế Yêu Thương và là một Thần Lương Sự Sống. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

XXVIII- Thánh Thể: Hiện Diện Thần Linh

 

 

Xác Tín 32          

 

 

                Thánh Thể là một Hiện Diện Thần Linh v́ Chúa Kitô thật sự hiện diện nơi h́nh bánh và h́nh rượu đă được linh mục truyền phép.

 

 

 

Mạc Khải

 

"Thày ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt.28:20).

"Ai điều dưỡng bằng thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ" (Jn.6:56).

 

 

Nhận Thức

 

Thật ra, "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24), do đó, ở đâu có Ngài là ở đó có sự hiện diện thần linh của Ngài chứ không riêng ǵ nơi Bí Tích Thánh Thể. Bởi thế, để có thể hiểu được ư nghĩa Thánh Thể thực sự là một Hiện Diện Thần Linh đặc biệt như thế nào, cần phải phân tích các cách thức và cấp độ hiện diện thần linh của Thiên Chúa.

 

Trước hết, Thiên Chúa hiện diện một cách phổ quát nơi mọi tạo vật và nơi mỗi một tạo vật bằng quyền toàn năng của Ngài. Nh́n vào một pho tượng tuyệt mỹ, người ta trầm trồ khen ngợi pho tượng. Thật ra người ta không phải khen ngợi pho tượng tuyệt mỹ đó cho bằng khen ngợi nhà đắp tượng. Bởi v́, qua những nét tuyệt kỷ nơi pho tượng mà người ta nhận thấy tài năng siêu việt của nhà sáng tạo hiện diện ở pho tượng ấy thế nào, th́ tất cả mọi kỳ công lớn bé trong tạo vật, từng vật một cũng như tổng hợp lại với nhau, đă nói lên quyền năng vô cùng của Thiên Chúa như vậy: "Quyền năng vĩnh hằng của Thiên Chúa cùng thần tính của Ngài đă trở nên tỏ tường, được nhận biết qua những sự vật mà Ngài đă tạo nên" (Rm.1:20).

 

Sau nữa, Thiên Chúa chẳng những hiện diện một cách phổ quát mà c̣n hiện diện một cách liên tục nơi mỗi một biến cố cũng như nơi tất cả những ǵ xẩy ra trong thế giới tạo vật bằng thượng trí của Ngài nữa. Suy luận tự nhiên cũng cho thấy sự thật này, ở chỗ, Thiên Chúa sẽ không phải là Thiên Chúa nếu Ngài không biết ǵ hay không biết hết mọi sự, để rồi Ngài không thể kiểm sốt thế giới tạo vật mà Ngài đă dựng nên, nhất là v́ thế Ngài không thể nào điều khiển nổi chúng theo như ư muốn toàn năng và toàn thiện của Ngài. Bởi vậy, phải tin rằng Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, hiện diện nơi hết mọi sự, kể cả những ǵ kín nhiệm nhất trong tâm trí con người (x.Mt.6:4,18), thậm chí Ngài c̣n lưu ư cũng như điều khiển cả những tiểu tiết có vẻ tầm thường nhỏ nhặt đối với con người (x.Mt.6:26,30' Lk.12:6,7). Như thế, tất cả mọi tạo vật cùng với sinh hoạt của thế giới tạo vật đều diễn ra trước nhan Thiên Chúa.

 

Sau hết, Thiên Chúa c̣n hiện diện một cách thân t́nh bằng cả bản tính Thần Linh "là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16) của Ngài nơi một số tạo vật thượng đẳng mà Ngài đă dựng nên theo h́nh ảnh Ngài, có tự do để biết yêu thương như Ngài, cũng là thành phần tạo vật "được ân nghĩa với Thiên Chúa" (Lk.1:30). Đây không phải là cách hiện diện của một Đấng Tạo Hố nơi tạo vật của ḿnh, như hai cách hiện diện thiết yếu, vừa phổ quát vừa liên tục trên đây, những cách hiện diện kể cả nơi hỏa ngục hay các vật vô tri, mà là cách hiện diện hết sức sống động của một người "Cha trên trời" (Mt.5:48) ở với con cái của ḿnh. "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14) chính là hiện thân đích thực của sự hiện diện t́nh nghĩa Cha con vô cùng cao trọng này. Để rồi, nhờ đó, "ai chấp nhận Người (Lời) th́ Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Jn.1:12), qua việc họ "tin vào tin mừng và lănh nhận phép rửa" (Mk.16:16) "nhân danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt.28:19).

 

Như thế, qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, nơi Con mà Ngài đă yêu thế gian đến nỗi đă ban cho thế gian (x.Jn.3:16), Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa tối cao, đă thực sự hiện diện một cách sống động và thân t́nh hơn trong thế giới tạo vật, một hiện diện với riêng loài người, loài mà Ngài đă mặc lấy nhân tính của họ, "đă nên giống anh em ḿnh mọi bề" (Heb.2:17), cũng là một hiện diện với chung "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15), thành phần mà sau khi phục sinh Chúa Kitô đă sai các môn đệ đi để "loan báo tin mừng" (Mk.16:15), thành phần "trông mong cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" (Rm.8:19).

Tuy nhiên, qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Lời nhập thể đă tử nạn và phục sinh, mầu nhiệm Lời nhập thể "thí mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28), tức mầu nhiệm "Con tự hiến để họ được thánh hố trong chân lư" (Jn.17:19), việc hiện diện của Thiên Chúa chỉ diễn ra nơi Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập, thành phần "nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Kitô, Đấng Cha sai" (Jn.17:3). Chính v́ Giáo Hội của Chúa Kitô và do Chúa Kitô thiết lập được thánh hố trong chân lư và cũng nhận biết chân lư (x.1Tim.2:4-5 & x.Jn.17:3) như thế mà Giáo Hội mới thực sự là nơi duy nhất trong thế giới tạo vật hữu h́nh được Thiên Chúa ngự trị và sống động.

 

Vậy Thiên Chúa hiện diện nơi Giáo Hội bằng chính sự sống của Ngài, một sự sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta nơi Đức Kitô qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, và sự sống ấy cũng chính là Đức Kitô (x.1Jn.1:2' Jn.14:6) qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, một Đức Kitô đă tự hiến cho Giáo Hội để Giáo Hội được sống một sự sống viên măn hơn (x.Jn.10:10), như "Cha biết Tôi và Tôi biết Cha Tôi" (Jn.10:15). Thế th́ việc Chúa Kitô ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế (x.Mt.28:20) chính là việc, qua Giáo Hội và với Giáo Hội, Chúa Kitô liên lỉ biết Cha Người và Cha Người biết Người.

 

Phần Giáo Hội, để thể hiện sự sống viên măn của Chúa Kitô là Đấng luôn ở với ḿnh cho đến tận thế như vậy, Giáo Hội hằng tỏ ra trung thành tuân giữ tất cả những ǵ Người đă truyền cho ḿnh (x.Mt.28:20 và Jn.14:23). Nếu việc trung thành tuân giữ lệnh truyền của Chúa Kitô chứng thực Giáo Hội sống sự sống viên măn hơn của chính Chúa Kitô th́ quả thực đúng là "có ba điều làm chứng: Thần Linh, nước và máu, và cả ba chứng này ḥa hợp với nhau" (1Jn.5:7-8). "Thần Linh" đây được thể hiện qua Tối Thượng Huấn Quyền, "nước" đây là biểu hiệu cho Mạc Khải Thánh Kinh, và "máu" đây là biểu hiệu cho Chứng Tá Thánh Truyền.

 

Thực tế cho thấy, nơi Phụng Vụ Thánh Lễ của Giáo Hội, một "cử hành mầu nhiệm thánh" (lời kêu gọi thống hối ngay phần nhập lễ), cử hành mầu nhiệm sự sống, theo Thánh Truyền (x.Acts 2:42), bao giờ cũng có hai phần chính yếu là phần Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Phần Phụng Vụ Lời Chúa là phần thể hiện lời Chúa Kitô nói: "Tôi biết chiên Tôi và chiên Tôi biết Tôi" (Jn.10:14), nghĩa là phần Phụng Vụ để Người nói với Giáo Hội, truyền đạt sự sống của ḿnh là nhận biết Cha cho Giáo Hội, để Giáo Hội nghe theo Người mà nhận biết Cha.

 

Tiếp theo là phần Phụng Vụ Thánh Thể, tức là phần Phụng Vụ thể hiện lời Chúa Kitô nói tiếp lời trên đây của Người: "Tôi sẽ ban cho những con chiên này sự sống của Tôi" (Jn.10:15), nghĩa là Người sẽ cho Giáo Hội "dự phần với (Người)" (Jn.13:8) vào sự sống của Người là nhận biết Cha, v́ Người "chính là bánh hằng sống từ trời xuống" (Jn.6:51),  là Lời nhập thể để tỏ Cha ra (x.Jn.1:18) cho ai tin Người th́ được sự sống (x.Jn.3:16'6:47-48). Nhưng để Giáo Hội có thể tham dự với Người vào sự sống của Người là nhận biết Cha, Người đă phải tự hiến cho Giáo Hội (x.Jn.17:19). Chính nhờ cuộc tự hiến đẫm máu nơi Thánh Thể của Người mà Giáo Hội nhận biết Người đến từ Cha và Cha là Đấng đă sai Người (x.Jn.17:8). Do đó, Người mới nói: "Bánh Tôi sẽ ban chính là thịt Tôi cho thế gian sự sống" (Jn.10:51).

 

Như thế Thánh Thể là một Hiện Diện Thần Linh ở chỗ Thánh Thể là nơi chất chứa Sự Sống Thần Linh, một Sự Sống là chính Chúa Kitô và được ban phát bởi Chúa Kitô, qua bàn tay của Hiền Thê Người cũng là Hiền Mẫu của con cái Giáo Hội. Chúa Kitô, "sự sống đời đời, Đấng hằng ở nơi Cha đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" (1Jn.1:2) qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, thông ban cho nhân loại chúng ta qua Mầu Nhiệm Vượt Qua, và tiếp tục dinh dưỡng Kitô hữu chúng ta trong Mầu Nhiệm Thánh Thể.

 

Với Thánh Thể của Người, Thánh Thể đă tự hiến v́ Giáo Hội và ban cho Giáo Hội, Chúa Kitô vẫn ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (x.Mt.28:20), để Giáo Hội có thể tiếp tục sống sự sống vô cùng viên măn của Người, bằng việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể và bằng việc ban phát các Bí Tích. cũng như để Kitô hữu có thể lớn lên trong Người, cho đến khi Người đạt đến tầm vóc toàn vẹn của Người (x.Eph.4:13,15) nơi họ.

 

Phần Kitô hữu, mỗi khi nhận lănh Thánh Thể Chúa Kitô là họ được Người ở với. Người ở với họ trong linh hồn bất tử của họ, bằng ơn thánh là quyền làm con Thiên Chúa Người đă ban cho họ (x.Jn.1:12). Người c̣n ở với họ ngay trong thân xác tro bụi của họ, dưới h́nh Bánh và h́nh Rượu là chính Ḿnh Thánh và Máu Thánh vô cùng châu báu của Người. Theo tu đức, tuy không phải là mức độ kết hợp hoàn hảo nhất, như trong việc tuân theo Thánh Ư Chúa trong hết mọi sự, song về mặt phụng vụ, việc lănh nhận Thánh Thể là cách thức tạo vật được kết hợp với Thiên Chúa hoàn toàn nhất, bởi v́, cá nhân của từng con người gồm cả hồn xác được kết hợp với nhân tính lẫn thần tính của Chúa Kitô, "Thiên Chúa ở giữa chúng ta" (Mt.1:23).

 

 

XXIX- Thánh Thể: Hiến Tế Yêu Thương

 

 

Xác Tín 33          

 

 

                Thánh Thể là một Hiến Tế Yêu Thương v́ Chúa Kitô muôn đời yêu thương Giáo Hội và hiến ḿnh cho Giáo Hội là thân thể của Người, cho đến khi Người đạt đến tầm vóc viên trọn của Người nơi Giáo Hội.

 

 

 

Mạc Khải

 

"Bấy giờ Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các ngài (tông đồ) mà phán: 'Này là ḿnh Thày phải bị nộp v́ các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày'. Cùng một thể thức ấy, sau khi ăn, Người cầm lấy chén mà nói: 'Đây là chén tân ước trong máu Thày, máu sẽ đổ ra cho các con'" (Lk.22:19-20' x.1Cor.11:24-25).

 

Nhận Thức

 

Thánh Thể chẳng những là một Hiện Diện Thần Linh mà c̣n là một Hiến Tế Yêu thương nữa. V́ Thánh Thể, như đă diễn giải ở chương trước, là một Hiện Diện của Sự Sống và là nơi chất chứa Sự Sống cần phải thông ban. Thật ra, Sự Sống này, nhờ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, đă được thông ban cho chung nhân tính của con người cũng như cho riêng thành phần "tin vào tin mừng và lănh nhận phép rửa" (Mk.16:16). Tuy nhiên, chính v́ thực sự "được tham dự với Thày" (Jn.13:8) vào Sự Sống của Đầu, Giáo Hội là Thân Thể của Người mới cần phải "làm việc này mà nhớ đến Thày" (Lk.22:19). Như thế, việc mà Chúa Kitô truyền cho Giáo Hội làm mà nhớ đến Người ấy, tức là nhố đến việc Vượt Qua của Chúa Kitô, không phải v́ việc Vượt Qua là một việc bất toàn, chưa hoàn tất, cần phải được Giáo Hội lập đi lập lại nữa mới được và mới có công hiệu.

 

Không, hoàn toàn không phải như thế. Hiến Tế của Chúa Kitô không phải là một hiến tế chiên ḅ như trong thời Cựu Ước của dân Do Thái, một hiến tế tạm thời và tượng trưng, cần phải lập đi lập lại cho đến khi có một Hiến Tế vĩnh cữu, một hiến tế vô cùng hoàn hảo, đó là hiến tế Thánh Thể vô giá của chính Con Chúa Trời nhập thể, một hiến tế chỉ cần thực hiện một lần là đủ cho tất cả mọi người và có công hiệu cho đến muôn đời (x.Heb.9:26). Sở dĩ Chúa Kitô truyền cho Giáo Hội "hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" là cố ư bảo Giáo Hội, qua thành phần tư tế thừa tác, mà các tông đồ hiện diện trong lúc ấy là đại diện và là tiêu biểu đă được Người truyền chức thánh cho, hăy làm như Người vừa làm trước mắt các vị trong việc đọc lời truyền trên tấm bánh và trên chén rượu: "Này là Ḿnh Thày... Này là Chén Máu Thày", một việc cử hành Thánh Thể của Người, cử hành một tấm thân "sẽ bị nộp v́ các con" và một gịng máu "sẽ đổ ra cho các con".

 

Phải, Giáo Hội cần phải cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể là "để nhớ đến Thày", Đầu của ḿnh, Đấng đă tự hiến, trước hết và trên hết, cho ḿnh là Thân Thể của Người, để Thân Thể của Người được thánh hóa hầu nên tinh tuyền và hoàn mỹ (x.Jn.17:19' Eph.5:25-27). Ư nghĩa của các cụm từ trong câu truyền phép: "sẽ bị nộp v́ các con" và "sẽ đổ ra cho các con" đă hiển nhiên nói lên mối liên hệ t́nh nghĩa vô cùng sâu xa giữa Đầu là Chúa Kitô với Thân của Người là Giáo Hội. Theo Thánh Kư Luca cũng như theo Thánh Phaolô, như được trích dẫn ở phần đầu chương này, Chúa Giêsu không truyền trên tấm bánh: "Này là ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ tất cả mọi người", và trên chén rượu: "Này là chén máu Thày sẽ đổ ra cho tất cả mọi người".

 

Như thế không có nghĩa là Lời nhập thể để cứu chuộc riêng thành phần làm nên hay thuộc về Giáo Hội của Người mà thôi. Theo Phúc Âm Thánh Mathêu và Marcô, câu truyền phép trên chén rượu không chỉ nhắm đến riêng Giáo Hội mà đến chung "nhiều người" (Mt.26:28' Mk.14:24). Do đó,  một khi nhân tính của con người được Lời nhập thể th́ không phải hay sao là để Người có thể dùng nó làm phương tiện trong công cuộc cứu chuộc chung loài người, tức cứu chuộc tất cả tạo vật nào có nhân tính như con người. Thậm chí, nhờ nhân tính để nhập thể này, Người lại c̣n "ḥa giải mọi sự  trên trời dưới đất nơi bản thân Người" (Col.1:20). Tuy nhiên, để có thể ban phát ơn cứu chuộc "cho nhiều người", Chúa Kitô đă dùng một phương tiện khác nữa, đó là Thân Thể mà Người là Đầu đă tự hiến cho.

Chính v́ Thánh Thể của Chúa Kitô đă tự hiến cho riêng thành phần được Người chọn làm bạn hữu của Người và được Người gọi là bạn hữu của Người (x.Jn.15:13-15), trước hết và trên hết như thế, mà Thánh Thể quả thực là một Hiến Tế Yêu Thương của Giáo Hội và cho Giáo Hội. Mỗi lần cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, Giáo Hội không chỉ "làm việc này mà nhớ đến Thày", như một việc tưởng niệm suông theo nghi thức vậy thôi, giống kiểu người ta giữ im lặng để tưởng niệm những người quá cố, hay cách người ta thờ cúng tổ tiên vào những ngày giỗ.

 

Thật ra, về tinh thần, quả thật mỗi lần cử hành Phụng Vụ Thánh Thể là mỗi lần Giáo Hội tưởng niệm đến Chúa Kitô, nhớ đến t́nh yêu vĩ đại của Người dành cho Giáo Hội và đối với Giáo Hội (x.Jn.115:13). Tuy nhiên, về tác dụng Lời Chúa "là thần linh và là sự sống" (Jn.6:63) làm cho tấm bánh và chén rượu trở nên đúng như "là" những ǵ được tuyên phán, đó "là ḿnh Thày" và "là chén máu Thày",  việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể không phải là một nghi thức tưởng niệm, mà là việc Giáo Hội hiện thực hóa biến cố tự hiến của Chúa Kitô, một Chúa Kitô thực sự hiên diện trong h́nh bánh và h́nh rượu sau lời truyền phép.

 

V́ thực sự hiện diện trên bàn thờ khi Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, Chúa Kitô mới chính là chủ tế đồng thời cũng là lễ tế, mà Giáo Hội chỉ là tư tế thừa tác của Người thôi. Chúa Kitô đến với Giáo Hội trong Phụng Vụ Thánh Thể như đáp lại t́nh yêu của Giáo Hội luôn giữ lời Người truyền trong việc "làm việc này mà nhớ đến (Người)", để như nhựa từ thân nho chuyển đến từng cành nho cho muôn vàn hoa trái trổ sinh thế nào (x.Jn.15:4-5), Người cũng truyền đạt sự sống của Người cho Giáo Hội như vậy.

 

Vậy nếu việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể theo lời truyền "các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" của Chúa Kitô là Giáo Hội thực hiện lời Chúa Kitô nói "chiên của Tôi th́ nghe tiếng Tôi" (Jn.10:27), và trong Phụng Vụ Thánh Thể được Giáo Hội cử hành này, Chúa Kitô tiếp tục thông ban ḿnh cho Giáo Hội, là Chúa Kitô tỏ ra "Tôi biết chúng (chiên của Tôi)" (Jn.10:27). Để rồi cũng nhờ và bởi được hiệp thông và lớn lên trong chính Sự Sống vô cùng viên măn này của Chúa Kitô mà Giáo Hội mới có thể thực hiện được lời Người nói về Giáo Hội ngay sau đó: "Và chúng theo Tôi" (Jn.10:27).

 

Như thế, Thánh Thể là một Hiến Tế Yêu Thương không phải chỉ ở tại việc Chúa Kitô ban ḿnh cho Giáo Hội trong Bí Tích Thánh Thể, mà c̣n ở tại Giáo Hội biết "nghe tiếng" Người trong việc hiện thực hố Hiến Tế Yêu Thương của Người, cũng như ở tại Giáo Hội "theo" Người trong việc thực hiện Hiến Tế Yêu Thương của Người nơi chính ḿnh, qua các phần tử con cái của ḿnh. Do đó, lời Chúa Kitô nói với Giáo Hội "các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày" không phải chỉ bảo Giáo Hội cử hành Phụng Vụ Thánh Thể mà c̣n muốn Giáo Hội "theo" Người sống Hiến Tế Yêu Thương nữa. Giáo Hội có "theo" Người sống Hiến Tế Yêu Thương như thế, Giáo Hội chẳng những hiện thực hố Hiến Tế Yêu Thương của Người cho riêng Giáo Hội trên bàn thờ mà c̣n cho chung "tất cả mọi tạo vật" Mk.16:15) bằng công cuộc truyền bá tin mừng nữa.

 

Chính v́ thế, để xứng đáng cử hành Phụng Vụ Thánh Thể, tức để xứng đáng cử hành Hiến Tế Yêu Thương, Kitô hữu nói chung, từ vị được gọi là Đức Thánh Cha cho đến một phần tử hèn mọn hay tội lỗi nhất trong Giáo Hội, đều phải ăn năn thống hối lỗi lầm của ḿnh, bằng cách thực t́nh "thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em: tôi đă phạm tội nhiều, trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót" (lời kinh cáo ḿnh trong phần đầu nhập lễ), đồng thời phải chân nhận rằng những lần ḿnh "phạm tội" hay gây ra "những điều thiếu sót" đó hoàn toàn là do "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng" (cũng lời kinh cáo ḿnh trong phần đầu nhập lễ), chứ không phải lỗi tại ai hay tại hoàn cảnh nào hết.

 

Vẫn biết tội lỗi, tự bản chất của nó, là tất cả những ǵ phản lại với Đức Ái, với T́nh Yêu Trọn Hảo, tức phản lại Thiên Chúa và tha nhân. Tuy nhiên, một tội nhân biết thú nhận và thống hối về những xúc phạm của ḿnh như lời kinh cáo ḿnh trong phần đầu nhập lễ trên đây, họ vẫn đáng được Chúa thứ tha, và do đó họ mới đáng tham dự cùng cử hành Hiến Tế Yêu Thương. Tuy nhiên, trước khi cử hành Hiến Tế Yêu Thương này, trong trường hợp ḿnh là nạn nhân của những lỗi phạm do anh em ḿnh gây ra cho ḿnh, ḿnh phải bỏ của lễ mà về làm ḥa đă (x.Mt.5:23-24), tức phải sẵn sàng và tự động tha thứ cho những người phạm đến ḿnh, chứ không cần họ phải đến xin lỗi ḿnh, th́ mới xứng đáng tham dự và cử hành Hiến Tế Yêu Thương của Đấng chỉ "cần ḷng nhân lành hơn cần lễ vật" (Mt.9:13).

 

Một khi đă xứng đáng tham dự và cử hành Hiến Tế Yêu Thương như thế, Kitô hữu mới có đủ khả năng sống Hiến Tế Yêu Thương vô cùng cao cả này, bằng việc họ "theo" Chúa Kitô như một tông đồ đích thực của Người, để truyền bá đức tin của họ qua chứng tá đức ái, dấu hiệu để thế gian nhận biết họ là môn đệ của Đấng đă đến để phục vụ, để thí mạng sống làm giá chuộc thế gian (x.Jn.13:35' Mt.20:28).

 

 

XXX- Thánh Thể: Thần Lương Sự Sống

 

 

Xác Tín 34          

 

 

                Thánh Thể là Thần Lương Sự Sống v́ Chúa Kitô là sự sống vô cùng viên măn  cần phải trổ sinh muôn vàn hoa trái nơi mọi cành nho cũng như từng cành nho là Kitô hữu, chi thể làm nên Giáo Hội của Người.

 

 

Mạc Khải

 

"Chính Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời' bánh Tôi sẽ ban là thiịt của Tôi ban sự sống cho thế gian" (Jn.6:51).

 

"Tôi bảo thật cho qúi vị hay nếu qúi vị không ăn thịt Con Người và uống máu của Người th́ qúi vị không có sự sống nơi ḿnh qúi vị. Ai điều dưỡng bằng thịt tôi và uống máu tôi th́ có sự sống đời đời và Tôi sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết. V́ thịt Tôi là của ăn thật và máu Tôi là của uống thật. Ai điều dưỡng bằng thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong họ. Như Cha là Đấng có sự sống sai Tôi và Tôi có sự sống bởi Cha thế nào th́ ai điều dưỡng bởi Tôi cũng sẽ có sự sống bởi Tôi như vậy" (Jn.6:53-57).

Nhận Thức

 

Nói đến "bánh" là nói đến một cái ǵ tiêu biểu cho sự sống, v́ nó là lương thực làm cho con người sống, bằng không, con người sẽ chết đói bởi thiếu bánh ăn. Thật ra, tự bản chất của ḿnh, "bánh" không phải là chính "sự sống", hay là nguyên lư "sự sống", v́ trước khi có "bánh" đă có "sự sống" rồi. Do đó, "bánh" thật ra chỉ là phương tiện khẩn thiết hay điều kiện tối yếu để bảo tồn và phát triển "sự sống" nơi sinh vật mà thôi. Tuy nhiên, về phần sinh vật, cho dù trong ḿnh đă có "sự sống", nếu sinh vật lại không chịu ăn "bánh" hay không thể nào ăn "bánh" th́ sinh vật đó cuối cùng rồi cũng kiệt sức mà chết, không thể nào sống được.

 

Một sinh vật chết v́ thiếu "bánh" ăn, hay có "bánh" mà không ăn được hoặc không chịu ăn, không có nghĩa là, như thế, chính "sự sống" sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt, mà chỉ là "sự sống" không tồn tại nơi cá thể sinh vật đó nữa. Bởi v́, tự ḿnh, đă là "sự sống" th́ không thể nào bị tiêu diệt hay triệt tiêu. "Sự sống" chính là một thực tại bất biến, không thể nào bị sự chết chỉ là một hiện tượng thiếu "sự sống" tiêu diệt hay lấn át, trái lại, sự sống như ánh sáng chiếu tỏa (x.Jn.1:4) sẽ làm biến tan đi "bóng tối tăm sự chết" (Lk.1:79).

 

Bánh Thánh Thể cũng vậy, tự ḿnh, Bánh không phải là chính Sự Sống, mà chỉ là "Bánh sự sống" (Jn.6:48) hay "Bánh ban sự sống cho thế gian" (Jn.6:33). Sự sống do Bánh Thánh Thể ban đây không phải là sự sống thể lư, sự sống về phần xác, hay là sự sống làm cho phần xác của con người được sống, mà là Sự Sống Thần Linh, sự sống đời đời và là sự sống làm cho thân xác phục sinh: "Ai điều dưỡng bằng thịt tôi và uống máu tôi th́ có sự sống đời đời và Tôi sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết" (Jn.6:54).

 

Đúng thế, chính v́ Sự Sống Đời Đời được chứa đựng và ban phát từ Bánh Thánh Thể là một phương tiện vật chất và hữu h́nh như vậy mà con người cũng cần phải nhận lănh bằng miệng lưỡi và phải "điều dưỡng" bằng chính thân xác tro bụi của ḿnh, một thân xác sẽ được cùng với linh hồn bất tử thừa hưởng hạnh phúc trường sinh là Sự Sống Đời Đời. Hay nói ngược lại, chính v́ thân xác tro bụi của con người sẽ cùng với linh hồn được phục sinh "trong ngày sau hết", nghĩa là thân xác của con người cũng được cứu chuộc (x.Rm.8:23) mà nó cần phải lănh nhận và tiêu hao Bánh Thánh Thể là Bánh ban sự sống đời đời.

 

Phải chăng chính v́ thân xác của con người cần phải được cứu chuộc, một thân xác là tiêu biểu và là đại diện cho "toàn thể thế giới tạo thành đang mong chờ cuộc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" (Rm.8:19), mà thế giới được tạo thành này, bao gồm "hoa mầu ruộng đất và lao công của con người (đă) trở nên bánh nuôi sống (con người Kitô hữu)" (lời chủ tế dâng bánh trong phần dâng lễ). Như thế, nhờ lời Chúa "là Thần Linh và là sự sống" (Jn.6:63), qua câu truyền phép được thốt ra từ miệng lưỡi của một con người tư tế thừa tác, mà "toàn thể thế giới tạo dựng" đă được tham dự vào chính "sự sống đời đời" và đă trở nên phương tiện để thông ban "sự sống đời đời" nơi ḿnh cho con người, khi chất liệu của nó (là "hoa mầu ruộng đất") cùng với hoạt động của nó (là "lao công của con người") biến tính thành Bánh Thánh Thể trên bàn thờ.

 

Thế nhưng, "sự sống đời đời" được chất chứa nơi Bánh Thánh Thể và được thông ban từ Bánh Thánh Thể đây là ǵ, nếu không phải là chính Chúa Kitô, Đấng chẳng những tự xưng "Tôi là bánh sự sống" (Jn.6:35,48), "là bánh hằng sống" (Jn.6:51) mà c̣n "là sự sống" (Jn.11:25'14:6), một "sự sống đời đời hằng ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" (1Jn.1:2), bắt đầu từ Mầu Nhiệm Nhập Thể, cho đến khi được tỏ hiện rơ ràng nhất nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, làm cho "chúng ta được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14).

 

Nếu nhờ nhân tính "được sinh ra bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật" (Gal.4:4), Chúa Kitô "là sự sống" đă tỏ hiện cho chung loài người chúng ta thấy qua Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Vượt Qua thế nào, th́ bằng Bánh Thánh Thể, Người cũng muốn thông ban ḿnh cho riêng mỗi một Kitô hữu chúng ta như vậy. Thế nên, khi Kitô hữu tiến lên rước lấy Bánh Thánh Thể họ chẳng những nhận lấy thân thể đă hy hiến của Người cho họ, mà c̣n, qua Ḿnh Thánh dưới H́nh Bánh này, được kết hợp với chính "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt.16:16' Jn.11:27), với chính "sự sống hằng ở nơi Cha và đă tỏ hiện cho chúng ta" (1Jn.1:2). Nhờ đó, khi Bánh Thánh Thể, theo thể chất, tan biến đi trong thân xác tro bụi của Kitô hữu, th́ họ, thành phần Chúa Kitô nói "nuôi dưỡng nhờ Tôi sẽ sống bởi Tôi, như Tôi sống bởi Cha Tôi là Đấng có sự sống đă sai Tôi vậy" (Jn.6:57).

 

Phải, được "nuôi dưỡng nhờ (Chúa Kitô)", tức được tiếp xúc với Bánh Thánh Thể và được Bánh Thánh Thể tiêu tan đi trong thân xác của ḿnh, Kitô hữu nhờ đó cũng được "sống bởi" Chúa Kitô. Nghĩa là, được "nuôi dưỡng nhờ (Chúa Kitô)", Kitô hữu sẽ được tiếp tục sống trong Người và Người tiếp tục sống trong họ, như Người nói: "Ai nuôi dưỡng bằng thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong họ" (Jn.6:56).

 

Thật vậy, khi "tin vào tin mừng và chịu phép rửa" (Mk.16:16), Kitô hữu đă "được tái sinh từ trên cao" (Jn.3:3), được thông phần và được sống sự sống của Đấng "ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa" (Jn.1:12) rồi. Tuy nhiên, để sự sống của Đấng đă ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa này nơi Kitô hữu được tồn tại và phát triển, họ cần phải được "nuôi dưỡng nhờ (Người)" để có thể "sống bởi (Người)". Bằng không, như cành nho không hợp với thân nho sẽ khô héo và không thể sinh hoa trái thế nào (x.Jn.15:5-6), thực tế trong đời sống đạo cũng cho thấy, thành phần Kitô hữu bỏ xưng tội rước lễ, hay coi thường hoặc lơ là với việc xưng tội rước lễ, sẽ không đủ sức để chống trả chước cám dỗ, không có sức để chu toàn thân mệnh của ḿnh, cũng như không c̣n sức để chịu đựng những khổ giá trong cuộc sống trần gian. Để rồi, hết sa ngă này đến vấp phạm khác, càng ngày người Kitô hữu bỏ xưng tội rước lễ càng sống nhờ "lương thực hư nát" (Jn.6:27) và bởi "ma qủi" (Jn.8:44). Cho đến khi, nếu không có ơn đặc biệt của Đấng "là sự sống lại" (Jn.11:25), họ sẽ không thể nào thốt được t́nh trạng giống như tông đồ Giuđa -chca, khi mà ḷng của họ sẽ bị qủi chiếm nhập (x.Jn.13:26), họ sẽ bước đi trong đêm tối (x.Jn.13:30), và cuối cùng sẽ quay lại giơ chân đạp lên (x.Jn.13:18) chính sự sống mà họ đă lănh nhận khi chịu phép rửa tội.

 

Trái lại, thành phần Kitô hữu đói khát Bánh Thánh Thể (x.Jn.6:35), thường xuyên được "nuôi dưỡng nhờ (Bánh Thánh Thể)", sẽ "sống bởi (Chúa Kitô)", sống "ở lại trong (Chúa Kitô) và (Chúa Kitô) ở lại trong họ". Kitô hữu khao khát Bánh Thánh Thể và năng lănh nhận Bánh Thánh Thể  ở lại trong Chúa Kitô. Ở chỗ, họ sẽ tuân giữ lời Chúa Kitô, đúng như Người nói: "Các con sẽ sống trong t́nh yêu của Thày nếu các con giữ các mệnh lệnh của Thày, như Thày đă giữ các mệnh lệnh của Cha Thày và sống trong t́nh yêu của Ngài như vậy" (Jn.15:10).

 

Thế rồi, ở lại trong Chúa Kitô bằng cách giữ lời Người như thế, Kitô hữu sẽ được Chúa Kitô ở lại trong họ. Ở chỗ, lời của Chúa Kitô mà họ tuân giữ sẽ trở thành thế lực của họ cũng là thần lực cho họ, để họ có thể sinh nhiều hoa trái, đúng như lời Chúa Kitô phán: "Nếu các con sống trong Thày và những lời của Thày ở nơi các con, th́ các con xin bất cứ điều ǵ các con muốn, các con sẽ được điều các con xin. Cha Thày được vinh hiển nơi việc các con sinh hoa kết trái và việc các con trở nên môn đệ của Thày" (Jn.15:7-8). Như thế, Thánh Thể là Lương Thực Thần Linh trong việc làm cho Kitô hữu sống bởi Chúa Kitô, cho tới khi Chúa Kitô đạt đến tầm vóc viên trọn của ḿnh nơi họ.

 

 

 

 

INDEX