"gịng sông chảy nước ban sự sống"

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Phần Hai

"Nước Ban Sự Sống": Đức Tin

 

 

 Tông Huấn "Evangelii Nuntiandi"

 

(Văn kiện Đức Phaolô VI đúc kết Khóa Họp Thứ Ba năm 1974

của Thượng Hội Đồng Giám Mục về việc truyền bá phúc âm.

Dịch theo bản Anh ngữ của St. Paul Books and Media)

 

 

II

Việc Truyền Bá Phúc Âm là ǵ?

 

Canh tân nhân loại

 

                -18-         Đối với Giáo Hội, truyền bá phúc âm nghĩa là mang Tin Mừng cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, và nhờ ảnh hưởng của nó biến đổi nhân loại từ bên trong và đổi mới nó: "Giờ đây Ta làm cho mọi tạo vật nên mới" (Rev.21:5' x.2Cor.5:17' Gal.6:15). Thế nhưng, sẽ không có một tân nhân loại nếu trước hết không có những con người mới được canh tân bởi Bí Tích Rửa Tội (x.Rm.6:4) và bởi cuộc sống theo Phúc Âm (x.Eph.4:23-24' Col.3:9-10). Thế nên, mục đích của việc truyền bá phúc âm chính là việc cải đổi nội tâm này, và nếu cần phải diễn đạt bằng một câu nói th́ cách hay nhất là nói thế này, Giáo Hội truyền bá phúc âm khi Giáo Hội t́m cách cải hối, chỉ bằng nguyên thần lực của sứ điệp mà Giáo Hội công bố, lương tâm của cả cá nhân cũng như tập thể con người, những hoạt động họ làm cùng với cuộc sống và hoàn cảnh của họ.

Và tầng lớp nhân loại

                -19-         Tầng lớp nhân loại cần được biến đổi: đối với Giáo Hội, vấn đề không phải chỉ là việc rao giảng Phúc Âm ở những miền bao rộng hơn trước hay cho số người nhiều hơn trước, mà c̣n nhờ quyền lực của Phúc Âm tác dụng và thực sự cải đổi tiêu chuẩn phán đốn của con người, định những giá trị, những điều lợi lộc, những gịng tư tưởng, những nguồn cảm hứng và những mẫu thức sống tương phản với Lời của Thiên Chúa và dự án cứu độ.

 

Phúc Âm hóa các văn hóa

 

                -20-         Tất cả những việc này có thể được diễn đạt bằng những lời sau đây: vấn đề là làm sao để phúc âm hóa văn hóa cũng như những văn hóa của con người, (không phải bằng một đường lối vẽ vời vậy thôi, như đă xẩy ra, bằng cách áp dụng hời hợt, mà bằng một đường lối dứt khốt, sâu xa và nhắm vào chính căn gốc của chúng), theo một ư nghĩa rộng răi và phong phú mà những từ ngữ này được đề cập đến trong hiến chế Gaudium et Spes (đoạn 53), luôn luôn lấy con người như khởi điểm của ḿnh và luôn luôn qui về mối liên hệ giữa con người với nhau và với Thiên Chúa.

                Do đó, Phúc Âm, cũng như việc phúc âm hóa, không đồng nghĩa với văn hóa ǵ cả, và chúng biệt lập với tất cả mọi văn hóa. Tuy nhiên, vương quốc mà Phúc Âm loan báo được sống bởi con người là thành phần gắn chặt với văn hóa, và việc xây dựng vương quốc không thể nào tránh được sự vay mượn những yếu tố của văn hóa hay những văn hóa nhân loại. Mặc dầu biệt lập với các văn hóa, Phúc Âm và việc truyền bá phúc âm không thiết yếu phải tương khắc với những nền văn hóa này, hơn là chúng có khả năng ḥa nhập tất cả chúng lại với nhau mà không bị lệ thuộc vào nhau.

                Việc phân rẽ giữa Phúc Âm và văn hóa thực sự là một thảm kịch của thời đại chúng ta, cũng như đă xẩy ra ở những thời đại khác. V́ thế, mọi nỗ lực cần phải thực hiện để bảo đảm một cuộc hoàn toàn phúc âm hóa văn hóa, hay đúng hơn các văn hóa. Chúng phải được tái sinh bởi việc gặp gỡ Phúc Âm. Thế nhưng, cuộc gặp gỡ này sẽ không xẩy ra nếu không có việc loan truyền Phúc Âm.

 

Tầm quan trọng chính của việc làm chứng bằng đời sống

 

                -21-         Trên tất cả, Phúc Âm cần phải được rao giảng bằng việc làm chứng... Nhờ việc làm chứng không lời này, người Kitô hữu gợi lên những câu hỏi tất yếu nơi tâm trí của những ai thấy cuộc sống của họ: Tại sao họ lại như thế? Tại sao họ sống như vậy? Động lực sống của họ là ǵ hay là ai? Tại sao họ sống giữa chúng ta? Một chứng tá như vậy đă là một việc loan báo âm thầm Tin Mừng và là một việc loan báo rất mănh lực và hiệu nghiệm. Ở đây chúng ta nói đến tác động khởi đầu cho việc truyền bá phúc âm...

                Tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi cho việc làm chứng này, và bằng cách ấy, họ có thể là những nhà truyền bá phúc âm thực sự...

 

Nhu cầu của việc loan báo thực sự

 

                -22-         Tuy nhiên, việc làm chứng này luôn luôn vẫn là một việc chưa trọn, v́ ngay cả chứng tá tốt đẹp nhất, về lâu về dài, cũng tỏ ra vô hiệu lực, nếu nó không được dẫn giải, chứng thực - điều mà Thánh Phêrô gọi là luôn luôn có "câu trả lời cho người hỏi anh em về lư do mà tất cả anh em hy vọng" (1Pt.3:15) - và lám sáng tỏ bằng một việc loan báo rơ ràng và dứt khốt về Chúa Giêsu. Tin Mừng được loan báo bằng chứng tá cuộc sống sớm muộn cũng phải được loan báo bằng ngôn từ của cuộc sống. Nếu danh tánh, giáo huấn, đời sống, lời hứa, vương quốc và mầu nhiệm của Chúa Giêsu Nazarét, Con Thiên Chúa, không được loan báo th́ cũng không có việc truyền bá phúc âm đích thực. Lịch sử Giáo Hội, từ bài diễn từ của Thánh Phêrô vào buổi sáng của Ngày Lễ Ngũ Tuần trở đi, đă được ḥa trộn và đồng hóa với lịch sử của việc loan báo này... Việc loan báo này - lời giảng tiên khởi, việc giảng dạy hay dạy giáo lư - chiếm một vị trí quan trọng trong việc truyền bá phúc âm đến nỗi nó thường được đồng nghĩa với việc truyền bá phúc âm' tuy nhiên, nó cũng chỉ là một phương diện của việc truyền bá phúc âm mà thôi.

 

Cho việc cùng nhau chấp nhận dứt khoát

 

                -23-         Thực sự việc loan báo chỉ tiến đến mức độ phát triển trọn vẹn khi nó được lắng nghe, chấp nhận và đồng hóa, và khi nó làm nổi dậy một niềm gắn bó thực sự nơi con người lănh nhận nó. Một niềm gắn bó với các chân lư mà Chúa đă mạc khải theo t́nh thương của Ngài' hơn thế nữa, một niềm gắn bó với chương tŕnh sống - một cuộc sống nhờ đó được biến đổi - mà Ngài dự định. Tóm lại, một niềm gắn bó với vương quốc, tức là, với một "tân thế giới", với tân trạng của các sự vật, với tân thức của việc hiện hữu, của cuộc sống, của cuộc sống trong cộng đồng mà Phúc Âm khai mào. Một niềm gắn bó như vậy, không thể nào trừu tượng và bất hội nhập, tự tỏ ra một cách cụ thể bằng việc hiển nhiên ra nhập vào cộng đồng các tín hữu. Như thế, những ai mà đời sống được biến đổi gia nhập một cộng đồng mà tự nó là một dấu hiệu biến đổi, một dấu hiệu mới mẻ của sự sống: đó là Giáo Hội, một bí tích hữu h́nh của ơn cứu độ (x.Hiến chế tín lư về Giáo Hội, 1,9,48). Việc chúng ta gia nhập cộng đồng hội thánh, về phần nó, sẽ được diễn đạt nhờ nhiều dấu hiệu khác kéo dài và bộc lộ dấu hiệu của Giáo Hội. Trong công cuộc truyền bá phúc âm, một người chấp nhận Giáo Hội như Lời cứu độ (x.Rm.1:16' 1Cor.1:18) thường chuyển nó thành những tác động bí tích sau đây: gắn bó với Giáo Hội và chấp nhận các bí tích, những phương tiện biểu lộ và trợ giúp niềm gắn bó này bằng ân sủng truyền ban.

 

III

Nội Dung của Việc Truyền Bá Phúc Âm

 

Chứng tá cho t́nh yêu của Chúa Cha

 

                -26-         Cũng không phải là dư thừa khi nhớ lại những điều sau đây: Truyền bá phúc âm trước hết là làm chứng, bằng một đường lối đơn thành và trực tiếp, cho Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Linh' là làm chứng rằng nơi Con của Ngài, Thiên Chúa đă yêu thương thế gian - rằng nơi Lời Nhập Thể, Ngài đă ban tất cả mọi sự và đă kêu gọi con người đến sự sống đời đời. Chứng cớ về Thiên Chúa này đối với nhiều người có lẽ vẫn c̣n là một Thiên Chúa vô danh (x.Acts 17:22-23), Đấng mà họ tôn thờ chẳng có danh tánh ǵ cả, hay cũng là Đấng mà họ t́m kiếm theo tiếng gọi âm thầm của con tim khi họ cảm thấy cái rỗng không của các thần tượng. Thế nhưng, việc truyền bá phúc âm trọn vẹn ở nơi việc biểu lộ sự kiện là đối với con người Đấng Hóa Công không phải là một quyền lực vô danh và xa vời nào đó' Ngài là một Người Cha: "...mà chúng ta được gọi là con cái của Thiên Chúa' và chúng ta thực sự là vậy" (1Jn.3:1' x.Rm.8:14-17). Và như thế, chúng ta là anh chị em của nhau trong Thiên Chúa.

Tâm điểm của sứ điệp là ơn cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô

                -27-         Việc truyền bá phúc âm cũng sẽ luôn luôn chất chứa - như nền tảng, trọng tâm và đồng thời cũng là tột đỉnh cơ cấu của nó - một loan báo minh nhiên là nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, Đấng đă chết và sống lại từ trong kẻ chết, ơn cứu độ được hiến ban cho tất cả mọi người như một tặng vật của ân sủng và t́nh thương Thiên Chúa (x.Eph.2:8' Rm.1:16...). Không phải là một ơn cứu độ sẵn có, đáp ứng những nhu cầu thể chất hay ngay cả nhu cầu tâm linh, hạn hữu trong một hoàn cảnh hiện hữu tạm bợ và hoàn toàn đồng nhất với những ước ao, hy vọng, công cuộc và đấu tranh trần thế, mà là một ơn cứu độ vượt trên tất cả mọi giới hạn này để tiến đến mức hoàn trọn trong sự hiệp thông với Đấng Tối Cao thần linh duy nhất: một ơn cứu độ siêu việt và cánh chung được khởi sự ở đời này song được nên trọn ờ đời đời.

 

Qua dấu hiệu hy vọng

 

                -28-         Như thế, việc truyền bá phúc âm không gồm tóm một cái ǵ khác ngoài việc loan báo hướng về đời sau, một tiếng gọi tối hậu và sâu xa của con người, trong cả mối liên tục cũng như bất liên tục với hoàn cảnh hiện tại: vượt ra ngoài thời gian và lịch sử, ra ngoài thực tại chuyển tiếp của thế giới này, và ra ngoài cả những sự vật của thế giới này, của một thế giới mà chiều kích sâu nhiệm một ngày kia sẽ được tỏ hiện - ra ngoài chính con người mà định mệnh chân thực của họ không bị hạn chế vào phương diện trần thế của họ, trái lại sẽ được tỏ hiện trong một cuộc sống mai hậu (x.1Jn.3:2' Rm.8:29' Phil.3:20-21...). Thế nên việc truyền bá phúc âm cũng gồm tóm việc rao giảng về một niềm hy vọng nơi những ǵ Thiên Chúa hứa hẹn ở Giao Ước mới trong Chúa Giêsu Kitô' việc rao giảng về t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta và t́nh yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa' việc rao giảng về t́nh yêu huynh đệ đối với tất cả mọi người - một khả năng của ban phát và thứ tha, của bỏ ḿnh, của giúp đáp anh chị em ḿnh - một t́nh yêu, xuất phát từ t́nh yêu Thiên Chúa, là mầm mống của Phúc Âm' việc rao giảng về mầu nhiệm sự dữ và về sự chủ động t́m kiếm sự thiện. Cũng thế, việc rao giảng về cuộc t́m kiếm Chính Thiên Chúa - đây là một việc luôn luôn khẩn trương - qua nguyện cầu với tác động thiết yếu là tôn thờ và tạ ơn, mà c̣n qua cả việc hiệp thông với dấu hiệu hữu h́nh là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô để gặp gỡ Thiên Chúa' và cuộc hiệp thông này, về phần nó, được diễn đạt bằng việc ứng dụng những dấu hiệu khác của Chúa Kitô sống động và tác hành trong Giáo Hội đó là các bí tích. Để sống các bí tích như thế, làm cho việc cử hành các bí tích này được thực sự nên trọn, th́ không phải là, như có một số người chủ trương, làm ngăn trở hay chấp nhận một cái ǵ sai trệch với việc truyền bá phúc âm: trái lại nó làm hoàn tất việc truyền bá phúc âm. Bởi v́, xét theo toàn diện, việc truyền bá phúc âm - trên hết là việc rao giảng một sứ điệp - bao gồm việc trồng cấy Giáo Hội, một Giáo Hội hiện hữu không thể nào thiếu được động lực là đời sống bí tích mà tuyệt đỉnh ở nơi Bí Tích Thánh Thể (x.Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, Declaraio circa Catholicam Doctrinam de Ecclisia contra ninnullos errores hodiernos tuendam, 6-24-1973: AAS 65, pp, 396-408).

 

Một Sứ điệp chạm đến cả cuộc sống

 

                -29-         Thế nhưng, việc truyền bá phúc âm sẽ không được hoàn toàn nếu nó không nhắm đến việc liên lỉ giao liên giữa Phúc Âm và cuộc sống thực tiễn của con người, cả về phương diện cá nhân cũng như cộng đồng. Đây là lư do tại sao việc truyền bá phúc âm bao gồm một sứ điệp minh nhiên, thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau được liên tục hiện thực, về những quyền lợi và nhiệm vụ của mọi con người, về đời sống gia đ́nh mà nhờ đó việc tăng trưởng và phát triển cá nhân được thực hiện (x.Gaudium et Spes, 47-52), về đời sống trong xă hội, về đời sống quốc tế, ḥa b́nh, công chính và phát triển - một sứ điệp về việc giải phóng đặc biệt nhiệt liệt cho ngày hôm nay.

 

Cần liên hệ với việc tiến phát của con người

 

                -31-         Giữa việc truyền bá phúc âm và việc thăng tiến của con người - việc phát triển và giải phóng - thực sự có những liên hệ sâu xa. Hai việc này bao gồm những liên hệ theo trật tự nhân loại, v́ con người được truyền bá phúc âm không phải là một hữu thể trừu tượng mà là một chủ thể trước những vấn đề xă hội và kinh tế. Hai việc này cũng bao gồm những liên hệ theo trật tự thần học, v́ con người không thể nào tách chương tŕnh tạo dựng khỏi chương tŕnh Cứu Chuộc được. Chương tŕnh cứu chuộc chạm đến những hoàn cảnh rất thực tiễn của sự bất chính phải được đối chọi cũng như của sự công chính phải được phục hồi. Cả hai việc này bao gồm những liên hệ của trật tự phúc âm cao cả là trật tự của đức ái: thật vậy, người ta làm sao có thể loan báo một giới răn mới mà lại không cổ động, trong công chính và an b́nh, một mức thăng tiến đích thực của con người được chăng?...

 

Việc giải thốt theo Phúc Âm

 

                -33-         Đối với việc giải phóng mà việc truyền bá phúc âm loan báo và nỗ lực mang ra thực hiện th́ người ta phải nói thế này:

                - Nó không thể chất chứa trong một chiều kích giản dị và hạn hẹp của lănh vực kinh tế, chính trị, xă hội hay đời sống văn hóa' nó phải bao gồm toàn thể con người, về tất cả mọi phương diện của họ, cho đến độ bao gồm việc họ vươn tới mức độ tuyệt đối, tới chính Đấng Tuyệt Đối thần linh'

                - V́ thế nó gắn liền với một nhân sinh quan mà nó không bao giờ có thể hy sinh cho những nhu cầu của bất cứ một chiến thuật nào, một ứng dụng nào hay một kiến hiệu ngắn hạn nào cả.

 

Tập trung vào vương quốc Thiên Chúa

                -34-         Vậy, khi rao giảng việc giải phóng và liên kết ḿnh với những ai đang hoạt động và chịu khổ v́ việc rao giảng, Giáo Hội nhất định không muốn giới hạn sứ vụ của ḿnh vào lănh vực tôn giáo mà thôi, cũng như không muốn tách ḿnh ra khỏi những vấn đề trần thế của con người. Tuy nhiên, Giáo Hội tái khẳng định nền tảng của ơn gọi thiêng liêng của ḿnh và không chịu thay thế việc loan báo vương quốc bằng việc loan báo những thể thức giải phóng thuộc về nhân loại' Giáo Hội c̣n nói lên rằng việc đóng góp của Giáo Hội vào việc giải phóng sẽ không hoàn toàn nếu Giáo Hội lơ đăng trong việc loan báo ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.

 

Dựa trên quan niệm Phúc Âm về con người

 

                -35-         Giáo Hội liên kết việc giải phóng thuộc về con người với ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô, thế nhưng Giáo Hội không bao giờ đồng hóa chúng, v́ nhờ mạc khải, kinh nghiệm lịch sử và ư thức đức tin, Giáo Hội biết rằng không phải mọi quan niệm về việc giải phóng đều cần phải gắn liền và tương hợp với quan điểm phúc âm về con người, về các sự vật và về các sự việc' Giáo Hội cũng biết rằng để vương quốc của Thiên Chúa trị đến th́ việc thiết lập giải phóng và tạo lập an sinh lẫn phát triển cũng chưa đủ.

                Hơn thế nữa, Giáo Hội c̣n có một xác tín vững mạnh là tất cả mọi giải phóng có tính cách trần thế, tất cả mọi giải phóng có tính chính trị - cho dù nó có nỗ lực t́m kiếm chứng cớ này nọ trong Cựu Ước hay Tân Ước, cho dù nó có dựa vào những kết luận và dữ kiện thần học cho các giả thiết suy tưởng và những tiêu chuẩn hành động của nó, cho dù nó cứ tưởng ḿnh là một thứ thần học thời nay - cũng mang trong ḿnh một mầm mống chối bỏ ḿnh, và không thể nào tiến đến lư tưởng mà nó phác họa cho ḿnh, v́ những thúc đẩy sâu xa của nó không phải là những thúc đẩy của công lư trong đức ái, v́ ḷng nhiệt thành của nó thiếu chiều kích linh thiêng chân thực và v́ mục tiêu tối hậu của nó không phải là ơn cứu độ và hạnh phúc trong Thiên Chúa.

 

 

IV

Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

 

Chứng tá bằng cuộc sống

 

                -41-         ... Đối với Giáo Hội, phương tiện thứ nhất của việc truyền bá phúc âm là việc làm chứng bằng một đời sống Kitô hữu chân chính, được hiến cho Thiên Chúa trong một mối hiệp thông không ǵ hủy hoại được, đồng thời hy hiến cho tha nhân với một nhiệt t́nh vô hạn. Như chúng tôi gần đây đă nói với một nhóm giáo dân: "Con người tân tiến mong nghe những chứng nhân hơn là những thày dạy, và nếu họ có lắng nghe các thày dạy là bởi v́ các vị thày này là những chúng nhân" (2-10-1974: AAS, 66). Thánh Phêrô đă diễn tả điều này rơ ràng khi ngài chủ trương việc làm gương về một đời sống đáng kính và trong sạch th́ thắng đoạt, mà không cần một lời nào, những kẻ từ chối tuân nghe lời nói (x.1Pt.3:1). Bởi thế, bằng việc làm và đời sống của ḿnh, Giáo Hội sẽ truyền bá phúc âm cho thế giới, nói cách khác, bằng chứng tá sống động của ḿnh trong việc trung thành với Chúa Giêsu - chứng tá khó nghèo và không dính bén, chứng tá tự do trước những quyền lực thế gian, tóm lại, chứng tá của sự thánh thiện.

 

Một rao giảng sống động

 

                -42-         Thứ đến, cũng không thừa thăi khi nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng và cần thiết của việc rao giảng. "Làm sao họ có thể tin vào Người là Đấng họ chưa bao giờ nghe nói đến? Và làm sao họ được nghe mà lại không có người rao giảng?... Thế nên đức tin nhờ nghe mà có và nghe được là do việc rao giảng về Chúa Kitô" (Rm.10:14,17). Điều luật đă từng được Vị Tông Đồ Phaolô chủ trương hôm nay vẫn c̣n nguyên hiệu lực.

                Việc rao giảng, tức việc loan báo của sứ điệp, thực sự luôn luôn là một việc không thể nào được miễn trừ. Chúng ta thừa biết rằng con người tân tiến chán ngán về việc nghe nói' họ thường tỏ ra mệt mỏi trong vấn đề nghe nói, tệ hơn nữa họ không lănh hội được những ngôn từ. Chúng ta cũng biết rằng nhiều tâm lư gia và xă hội gia cho thấy một quan niệm là con người tân tiến đă vượt khỏi thứ văn minh của ngôn từ, là thứ văn minh hiện nay vô hiệu và vô dụng, là hiện thời họ sống theo một thứ văn minh của ảnh tượng. Những dữ kiện này bắt buộc chúng ta phải sử dụng, v́ mục tiêu thông truyền sứ điệp Phúc Âm, những phương tiện tân tiến mà thứ văn minh này sản xuất ra. Những nỗ lực rất tích cực về lănh vực này thực sự đă được thực hiện. Chúng ta không thể nào không khen ngợi chúng và khích lệ chúng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, t́nh trạng mệt mỏi trong những ngày này gây ra bởi qúa nhiều những chuyện tṛ rỗng tuyếch, cũng như bởi mức độ thích hợp của những h́nh thức truyền thông khác, không được làm giảm thiểu quyền lực vĩnh viễn của ngôn từ, hay làm mất đi uy tín của nó. Ngôn từ bao giờ cũng xứng hợp, nhất là khi nó là thứ chất chứa quyền lực của Thiên Chúa (x.1Cor.2:1-5). Đó là lư do tại sao câu châm ngôn của Thánh Phaolô: "Đức tin từ nghe mà có" (Rm.10:17) vẫn giữ được tính cách của nó: chính Lời được rao giảng mới dẫn đến niềm tin. 

 

Phụng vụ Lời Chúa

 

                -43-         Việc rao giảng phúc âm này có nhiều h́nh thức, và ḷng nhiệt thành sẽ gợi hứng cho việc cấu hợp nên những h́nh thức này hầu như không thiết định được. Thật vậy, có muôn vàn biến cố trong đời sống và hoàn cảnh của con người là những dịp để nói lên cách khôn ngoan nhưng minh tường về điều Chúa cố ư nói trong hoàn cảnh đặc biệt này nọ. Phải có đủ một cảm nhận linh thiêng chân thực khi đọc sứ điệp của Thiên Chúa qua những sự việc. Thế nhưng, vào thời gian mà phụng vụ được Công Đồng canh tân th́ giá trị đối với Phụng Vụ Lời Chúa được tăng lên rất nhiều, nếu không nh́n nhận bài giảng như là một phương tiện quan trọng và rất thích thuận trong việc truyền bá phúc âm th́ là một điều sai lầm... Việc rao giảng này, một cách đặc biệt được đưa vào cử hành Thánh Thể là mầu nhiệm nó lấy được hiệu lực và sức mạnh của ḿnh, nhất định có một vai tṛ đặc biệt trong việc truyền bá phúc âm, đến nỗi nó diễn đạt đức tin sâu xa của vị thừa tác thánh và được ưu ái cưu mang. Tín hữu tụ họp lại như một Giáo Hội Vượt Qua, khi cử hành lễ kính Chúa hiện diện ở giữa họ, mong đợi nhiều nơi việc rao giảng này, và sẽ được rất nhiều lợi ích từ đó, nếu nó chân thành, rơ ràng, thẳng thắn, thích ứng, được căn cứ sâu xa vào giáo huấn Phúc Âm và trung thành với huấn quyền, nếu nó được khơi động lên bởi nhiệt huyết tông đồ cân bằng bắt nguồn từ bản chất đặc thù của nó, là tràn đầy hy vọng, bổ dưỡng niềm tin, và làm phát sinh an b́nh lẫn hiệp nhất. Nhiều giáo xứ hay các cộng đoàn sống và liên kết với nhau nhờ bài giảng Chúa Nhật, nếu nó có những tính chất này.

                Chúng ta cần nói thêm, cũng nhờ canh tân phụng vụ, mà việc cử hành Thánh Thể không phải là lúc duy nhất thích hợp cho bài giảng. Bài giảng không được bỏ qua trong phụng vụ của tất cả các bí tích, trong những nghi thức á phụng vụ, và trong những cuộc hội họp của tín hữu. Bài giảng sẽ luôn luôn là một dịp hân hạnh để thông truyền Lời Chúa.

 

Việc dạy giáo lư

 

                -44-         Một phương tiện truyền bá phúc âm không được bỏ qua là phương tiện dạy giáo lư. Thành phần trí thức, đặc biệt là trẻ em và giới trẻ, cần học biết, qua việc dạy giáo khoa về đạo lư những giáo huấn căn bản, nội dung sống động về sự thật mà Thiên Chúa muốn chuyển đạt đến chúng ta, cũng như Giáo Hội t́m cách diễn đạt bằng một thể thức phong phú hơn bao giờ hết trong hành tŕnh lịch sử dài của ḿnh. Không ai chối được rằng việc dạy giáo lư này cần phải có để tạo nên những mẫu sống Kitô giáo, chứ không phải chỉ là những quan niệm vậy thôi. Thật vậy, nỗ lực truyền bá phúc âm sẽ gặt hái được ích lợi lớn lao - ở mức độ dạy giáo lư tại nhà thờ, trường học, những nơi vốn có thể làm việc này, cũng như trong mọi trường hợp ở tại gia đ́nh Kitô hữu - nếu những người dạy giáo lư có những cuốn giáo khoa thích hợp, cập nhật khôn ngoan và xứng hợp, được các giám mục chuẩn nhận. Những phương pháp dạy phải được thích ứng với tuổi tác, văn hóa và khả năng của những người lănh hội' chúng phải luôn luôn làm sao gắn liền với trí nhớ, trí khôn và tâm hồn những chân lư chính yếu phải được thấm nhuần vào tất cả đời sống. Trên hết là phải sửa soạn cho có những giảng viên giỏi - những giảng viên giáo lư trong xứ, những thày cô, những phụ huynh - thành phần muốn hoàn bị chính ḿnh bằng nghệ thuật siêu đẳng này, một nghệ thuật không có không được và cần việc dạy đạo lư. Hơn nữa, một khi hết sức chăm lo cho việc huấn luyện trẻ em, người ta thấy rằng những cảnh trạng hiện nay khiến việc dạy giáo lư, theo h́nh thức học hỏi giáo lư, khẩn trương hơn bao giờ hết đối với muôn vàn giới trẻ cũng như người lớn, thành phần, được ơn sủng, dần dần khám phá ra dung nhan của Đức Kitô và cảm thấy nhu cầu cần phải hiến ḿnh cho Ngài.

 

Lợi dụng các phương tiện thông tin

 

                -45-         Thế kỷ của chúng ta được đánh dấu bằng những phương tiện thông tin hay những phương tiện truyền thông xă hội, và việc loan báo khởi đầu, việc dạy giáo lư hay việc đào sâu đức tin không thể nào thực hiện mà lại không nhờ đến những phương tiện này, như chúng ta đă nhấn mạnh.

                Khi chúng được dùng để phục vụ Phúc Âm, chúng có khả năng làm tăng tiến hầu như vô định lănh vực Lời Thiên Chúa được rao giảng' chúng làm cho Tin Mừng vươn đến hằng triệu người. Giáo Hội sẽ cảm thấy có lỗi trước Chúa của ḿnh nếu Giáo Hội không lợi dụng những phương tiện hiệu năng này, những phương tiện được tài khéo của con người mỗi ngày một làm cho hoàn hảo hơn. Chính nhờ chúng Giáo Hội công bố "từ mái nhà" (x.Mt.10:27' Lk.12:3) sứ điệp mà Giáo Hội là nơi chất chứa. Nơi chúng, Giáo Hội t́m thấy một kiểu mẫu giảng đài tân tiến và tác hiệu. Nhờ chúng mà Giáo Hội tiếp tục nói với những đám đông.

                Tuy nhiên, việc sử dụng những phương tiện truyền thông xă hội để truyền bá phúc âm có một thách đố: đó làm sao nhờ chúng sứ điệp phúc âm vươn tới một số đông người ta, bằng một khả năng thấu nhập lương tri mỗi cá nhân, khả năng đâm mầm trong tâm can họ như thể họ là một người duy nhất được nghe rao giảng, với tất cả những tính chất riêng tư của họ, cũng nhờ chúng mà sứ điệp phúc âm làm cho mỗi người hoàn toàn gắn bó và dấn thân.

 

Giao tiếp cá nhân

 

                -46-         V́ lư do này, song song với việc loan báo Phúc Âm cách tập thể, một h́nh thức khác của việc truyền đạt là h́nh thức giao tiếp cá nhân, vẫn c̣n hiệu lực và quan trọng. Chúa thường dùng h́nh thức này, (chẳng hạn với ông Nicôđêmô, với ông Giakêu, với người phụ nữ Samaritanô, với ông Simon người Pharisiêu), và các tông đồ cũng làm như vậy. Về lâu về dài, có cách nào khác trong việc truyền thông Phúc Âm ngoài cách thông đạt cho người khác cảm nghiệm đức tin riêng của ḿnh chăng? Nhu cầu khẩn thiết trong việc loan báo Tin Mừng cho các đám đông cũng không được khiến chúng ta quên đi cách loan báo này, một cách mà nhờ đó lương tâm riêng của mỗi người được giao chạm bởi một thế giới hoàn toàn chuyên biệt mà họ lănh nhận từ một người khác. Chúng ta không bao giờ ca ngợi cho đủ những vị linh mục, qua bí tích Thống Hối hay qua việc hội thoại mục vụ, tỏ ra hằng tâm của ḿnh trong việc hướng dẫn người ta theo đường lối Phúc Âm, nâng đỡ những cố gắng của họ, nâng họ lên khi họ sa ngă, và luôn luôn ư thức và sẵn sàng trợ giúp họ.

 

Vai tṛ của các bí tích

 

                -47-         Tuy nhiên, người ta không thể nào nhấn mạnh cho đủ sự kiện là việc truyền bá phúc âm không chỉ có bao gồm việc rao giảng và giảng dạy tín điều. V́ việc truyền bá phúc âm phải chạm đến đời sống: một đời sống tự nhiên mà nó ban cho một ư nghĩa mới, nhờ những quan điểm phúc âm mà nó tỏ ra cho' cũng như một đời sống siêu nhiên, một đời sống không phủ nhận mà là thanh tẩy và thăng hóa đời sống tự nhiên.

                Đời sống siêu nhiên này được diễn đạt sống động nơi bảy bí tích, cũng như nơi ánh quang cao qúi của ân sủng và thánh đức ở nơi các bí tích này.

                Như thế, việc truyền bá phúc âm thực hiện trọn khả năng của ḿnh khi nó chiếm được mối liên hệ thân mật nhất, hay nói đúng hơn, mối giao liên vĩnh viễn và không gián đoạn, giữa Lời và các bí tích. Theo một nghĩa nào đó, thật là sai lầm khi tạo nên một sự tương phản giữa việc truyền bá phúc âm và việc ban phát bí tích, như đôi khi xẩy ra. Thật thế, trong việc ban phát các bí tích, nếu không được trợ giúp vững chắc của việc dạy giáo lư, có thể chấm dứt bằng việc làm các bí tích mất đi hiệu năng rất nhiều. Vai tṛ của việc truyền bá phúc âm chính là giáo dục dân chúng trong đức tin bằng một đường lối dẫn đưa mỗi một người Kitô hữu sống các bí tích như là các bí tích đích thực của đức tin - mà không nhận lănh các bí tích này một cách thụ động hay bâng quơ.

 

 

V

 Thừa Hưởng Việc Truyền Bá Phúc Âm

 

 

Tái loan báo cho một thế giới giảm thiểu Kitô giáo

 

                -52-         Việc loan báo tiên khởi này (từ buổi sáng Ngày Lễ Ngũ Tuần) được đặc biệt ngỏ với những ai chưa bao giờ được nghe Tin Mừng về Chúa Giêsu, hay với các trẻ em. Thế nhưng, căn cứ vào những hoàn cảnh thường xuyên phản Kitô giáo trong thời của chúng ta đây, nó cũng chứng tỏ sự cần thiết không kém đối với vô số con người đă lănh nhận bí tích rửa tội mà hoàn toàn không sống cuộc sống Kitô giáo, đối với người đơn thành có đức tin song với một kiến thức bất toàn về những nền tảng của đức tin này, đối với những nhà trí thức cảm thấy nhu cầu cần phải nhận biết Chúa Giêsu Kitô bằng một ánh sáng khác cách huấn giảng mà họ lănh nhận như các trẻ em, cũng như đối với nhiều người khác nữa.

 

Các tôn giáo ngoài Kitô giáo

 

                -53-         Việc loan báo tiên khởi này cũng được ngỏ với những lănh vực rộng lớn của nhân loại, thành phần đang theo những tôn giáo ngoài Kitô giáo. Giáo Hội tôn trọng và cảm nhận những tôn giáo ngoài Kitô giáo này, v́ chúng là một diễn đạt sống động của linh hồn thuộc nhiều nhóm người vĩ đại. Chúng mang trong ḿnh tiếng vang của cả hằng ngàn năm trong việc t́m kiếm Thiên Chúa, một kiếm t́m không trọn song thường được tạo nên bởi một con tim chân thành và chính trực cao cả. Chúng có một di sản đáng kể về những bản văn sâu xa đạo lư. Chúng dạy cho các thể hệ cách thức nguyện cầu. Tất cả các tôn giáo này mang sẵn vô số "những hạt giống Lời Chúa" (Thánh Justin, I Apol.46,1-4: PG 6, II Apol 7,1-4'10,1-3'13,3-4' Clement of Alexandria, Stromata I,19,91'94'S.Ch.pp.117-118'119-120' Công Đồng Chung Vaticanô II: sắc lệnh Ad Gentes, 11, hiến chế Lumen Gentium, 16), và có thể thực sự làm nên "một cuộc sửa soạn cho Phúc Âm" (Eusebius of Caesarea, Praeparatio Evangelica, I,1:PG 21,26-28' x. CĐVII, hiến chế Lumen Gentium,16).

                Một t́nh trạng như vậy nhất định sẽ gây ra những vấn đề phức tạp và tế nhị cần phải học hỏi trong ánh sáng Truyền Thống Kitô giáo và huấn quyền của Giáo Hội, để hiến cho các nhà truyền giáo hôm nay cũng như mai này những chân trời mới trong việc họ giao tiếp với các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Chúng tôi muốn vạch ra cho thấy rằng, trước hết, hôm nay đây, kể cả việc tôn trọng cũng như cảm nhận những tôn giáo này, cùng với t́nh trạng phức tạp của vấn đề sẵn có không phải là một lời mời gọi Giáo Hội rút lui khỏi việc loan báo Chúa Giêsu Kitô cho những tôn giáo này. Trái lại, Giáo Hội chủ trương rằng những đám người này có quyền biết đến những phong phú nơi mầu nhiệm Chúa Kitô (x.Eph.3:8) - những phong phú mà chúng ta tin rằng toàn thể nhân loại có thể t́m thấy, trong một mức độ trọn đầy thật sự, mọi sự mà nó đang ṃ mẫm t́m kiếm những ǵ liên quan đến Thiên Chúa, đến con người và đến định mệnh của họ, đến sự sống và sự chết, và đến chân lư. Ngay cả trong việc đối diện với những diễn đạt đạo giáo tự nhiên đáng cảm nhận nhất, Giáo Hội cũng t́m thấy được sự biện hộ, ở sự kiện là đạo giáo của Chúa Giêsu mà Giáo Hội loan báo bằng việc truyền bá phúc âm, khách quan đặt con người vào trong mối liên hệ với dự án của Thiên Chúa, với sự hiện diện sống động của Ngài, cũng như với hành động của Ngài' như thế Giáo Hội làm nên một cuộc gặp gỡ với mầu nhiệm phụ tử thần linh, một t́nh phụ tử uốn ḿnh vươn xuống trên nhân loại. Nói cách khác, tôn giáo của chúng ta thiết lập một cách hiệu nghiệm với Thiên Chúa một mối liên hệ chân chính và sống động mà các tôn giáo khác, dù có thực sự giang cánh tay hướng về trời, cũng không thành đạt trong việc làm.

 

Nâng đỡ đức tin của các tín hữu

 

                -54-         Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn không cảm thấy bị phân tán khỏi chú ư đến những người đă lănh nhận đức tin cũng như những người có liên hệ với Phúc Âm qua nhiều thế hệ. Bởi thế Giáo Hội t́m cách làm cho sâu xa, kiên vững, bổ dưỡng và trưởng thành hơn nữa đức tin của những người đă được kêu gọi làm tín hữu hay các tín đồ, để họ c̣n măi được như vậy.

                Hôm nay đây đức tin này hầu như luôn luôn bị lôi cuốn theo chiều hướng tục hóa, ngay cả theo chiều hướng vô thần thô bạo. Đó là một đức tin phải đương đầu với các thử thách và đe dọa, hơn thế nữa, nó c̣n là một đức tin bị vây hăm và bị trực diện công kích. Nó sẽ gặp nguy tử bởi ngột ngạt hay đói lả nếu nó không được nuôi dưỡng và trợ lực mỗi ngày. Bởi thế để truyền bá phúc âm thường phải ban thường xuyên cho đức tin của các tín đồ lương thực và bảo dưỡng cần thiết này, nhất là bằng việc dạy giáo lư đầy chất sống Phúc Âm và theo ngôn ngữ xứng hợp với con người cũng như với các hoàn cảnh.

                Giáo Hội cũng vẫn hằng lưu tâm đến các Kitô hữu, thành phần không hoàn toàn thông hiệp với Giáo Hội. Trong khi cùng họ sửa soạn cho cuộc hiệp nhất theo ư Chúa Kitô, nhất là để hiện thực việc hiệp nhất thực sự, Giáo Hội ư thức rằng Giáo Hội sẽ thiếu sót phận sự cách trầm trọng nếu Giáo Hội không chứng thực cho họ thấy được sự trọn vẹn của mạc khải mà Giáo Hội cần phải bảo tŕ.

 

Những người không phải là tín hữu

 

                -55-         Cuộc họp (của Thượng Hội Đồng Giám Mục) này cũng rất bận tâm đến hai lănh vực rất khác nhau song đồng thời lại rất dính liền với nhau trong việc thách đố mà chúng tạo nên theo đường lối riêng của ḿnh đối với việc truyền bá phúc âm.

                Lănh vực thứ nhất là lănh vực có thể được gọi là t́nh trạng thiếu đức tin tăng lên trong thế giới tân tiến. Cuộc Họp (của Thượng Hội Đồng Giám Mục) này cố gắng diễn tả thế giới tân tiến thế này: biết bao nhiêu là những luồng tư tưởng, những giá trị và phản giá trị, những ư hướng tài khéo hay những mầm mống hủy hoại, những xác tín xưa biến mất và những chủ trương mới nổi lên, đều được ẩn dưới cùng một thứ tên gọi này!

                Theo quan điểm về tâm linh, thế giới tân tiến này như vĩnh viễn ch́m ngập trong cái mà một tác giả tân thời gọi là "thảm kịch nhân bản vô thần" (x.Henri de Lubac, Le drame de l'humanisme athée, ed.Spes, Paris, 1945).

                Một mặt người ta buộc phải ghi nhận ngay trong ḷng của thế giới đương thời có một hiện tượng đang làm nên hầu như đặc tính nổi bật nhất của nó: đó là khuynh hướng tục hóa. Chúng ta không nói đến việc trần tục, một nỗ lực mà tự nó chính đáng và hợp lư, không tương phản với đức tin hay đạo nghĩa, trong việc khám phá nơi tạo vật, nơi mỗi một sự vật hay mỗi một sự việc trong vũ trụ, những định luật điều khiển chúng ở một mức độ tự động nào đó, bằng một xác tín bên trong rằng Tạo Hóa đă đặt những định luật này như thế. Công Đồng vừa qua theo ư nghĩa này đă xác nhận tính cách tự động hợp lư này của văn hóa và nhất là của các khoa học. Ở đây chúng ta đang nghĩ đến một khuynh hướng tục hóa thực sự: một quan niệm về thế giới mà theo đó các khoa học có thể tự điều giải mà không cần chạy đến với Thiên Chúa, Đấng v́ thế trở thành dư thừa và áp đặt. Cái thứ tục hóa này, do đó, để công nhận quyền năng của con người cần phải tỏ ra bằng việc tác hành bất cần Thiên Chúa, thậm chí chối bỏ Ngài.

                Những h́nh thức mới mẻ của vô thần chủ nghĩa như từ nó mà xuất phát: một chủ nghĩa vô thần nhắm vào con người, không c̣n trừu tượng và siêu h́nh mà là thực nghiệm, chế độ và bạo lực. Song song với khuynh hướng tục hóa vô thần này, chúng ta hằng ngày chạm trán với, dưới nhiều h́nh thức khác nhau nhất, một xă hội hưởng thụ, một chiều hướng theo đuổi thỏa măn như giá trị tối cao, một ước muốn nắm quyền và thống trị, cũng như việc kỳ thị đủ loại: đó là những khuynh hướng bất nhân của "nhân bản chủ nghĩa" này.

                Đàng khác, cũng trong thế giới tân tiến này, và đây là một phản đề, người ta không thể nào chối căi được sự hiện hữu của những trụ đá thực sự để tiến tới Kitô giáo, cũng như sự hiện hữu của những giá trị phúc âm, ít nhất ở nơi h́nh thức của một cảm nhận trống trải hay hoài niệm. Cũng không qúa đáng khi nói rằng hiện nay đang có một lời mời gọi mănh liệt và thảm thiết cần được phúc âm hóa.

 

Thành phần không hành đạo

 

                -56-         Lănh vực thứ hai đó là lănh vực của những người không hành đạo. Ngày nay có rất đông người lănh nhận phép rửa hầu như chưa chính thức chối bỏ Bí Tích Thánh Tẩy của ḿnh, song lại là những người hoàn toàn dửng dưng với Bí Tích này và không sống hợp với Bí Tích này. Hiện tượng không hành đạo này là một hiện tượng rất cổ xưa trong lịch sử Kitô giáo' nó là thánh qủa của tính yếu đuối tự nhiên, một bất nhất sâu xa mà chúng ta không may mang nặng trong ḿnh. Tuy nhiên, ngày nay nó tỏ cho thấy có một số đặc tính mới. Nó thường là kết qủa của một kiểu mẫu mất gốc của thời đại chúng ta. Nó cũng xuất phát từ sự kiện là các Kitô hữu sống sát cận với những người không có niềm tin và liên lỉ cảm thấy tác dụng của t́nh trạng thiếu tin tưởng. Hơn nữa, những Kitô hữu không hành đạo ngày nay c̣n hơn những người không hành đạo trong những thời gian trước đây nữa, khi họ t́m cách cắt nghĩa và biện minh cho chỗ đứng của ḿnh theo kiểu sống đạo tại tâm, kiểu tự lập hay chính đáng cá nhân.

                Như thế là chúng ta một đàng có những người vô thần cũng như những người không tin tưởng ǵ cả, đàng khác cũng có những người không hành đạo, và cả hai nhóm người này tạo nên một trở ngại đáng kể cho việc truyền bá phúc âm. Mối trở ngại của nhóm thứ nhất mặc h́nh thức của một chối bỏ nào đó và không có khả năng hiểu được một thứ trật tự mới của sự vật, một thứ ư nghĩa mới của thế giới, của cuộc sống và của lịch sử' t́nh trạng này không thể có được nếu người ta không bắt đầu từ một tuyệt đối thần linh. Mối trở ngại của nhóm thứ hai mặc h́nh thức tŕ trệ và có một thái độ hơi ngược ngạo của một người cảm thấy rằng ḿnh là người trong gia đ́nh, của một người cho rằng ḿnh biết tất cả và đă cố thực hành tất cả, đồng thời lại là một người không c̣n tin ǵ nữa.

                Khuynh hướng tục hóa vô thần và t́nh trạng thiếu vắng việc hành đạo xẩy ra nơi người lớn cũng như nơi giới trẻ, nơi những nhà lănh đạo trong xă hội cũng như nơi thành phần lê dân, ở mọi tŕnh độ giáo dục, nơi cả những Giáo Hội cổ kính cũng như nơi những Giáo Hội trẻ trung. Tác động truyền bá phúc âm của Giáo Hội không thể nào bỏ qua hai lănh vực này, nó cũng không được khựng lại khi phải đối diện với chúng' nó phải liên lỉ t́m kiếm những phương tiện và ngôn từ xứng hợp để tŕnh bày hay tái bày cho họ mạc khải của Thiên Chúa cùng với đức tin vào Chúa Giêsu Kitô.

 

 

VI

Những Người Rao Truyền Phúc Âm

 

 

Một tác động có tính cách giáo hội

 

                -60-         Nhận thấy rằng Giáo Hội đă được sai đi và được lệnh phúc âm hóa thế giới phải làm cho chúng ta ư thức lại hai xác tín.

                Xác tín thứ nhất đó là: việc truyền bá phúc âm không phải là một tác động cá nhân và là một tác động lẻ loi đối với một ai cả' nó là một tác động có tính cách sâu đậm giáo hội. Khi một giảng viên, giáo lư viên hay chủ chiên âm thầm nhất, ở một miền đất xa xăm nhất, rao truyền Phúc Âm, quây quần cộng đoàn nhỏ bé của ḿnh lại hay ban bí tích, cho dù đơn độc một ḿnh, là vị ấy đang thực hiện một tác động có tính cách giáo hội, và tác động của họ nhất định gắn liền với hoạt động truyền bá phúc âm của toàn thể Giáo Hội bởi những liên hệ về cơ cấu, cũng như bởi những liên hệ vô h́nh sâu xa trong trật tự của ân sủng nữa. Điều này nói lên rằng vị ấy tác động không v́ sứ vụ qui về cho ḿnh hay theo cảm hứng cá nhân, mà là hiệp nhất với sứ vụ của Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội.

                Từ đó mới có niềm xác tín thứ hai: đó là khi mỗi một người truyền bá phúc âm nhân danh Giáo Hội, một Giáo Hội thực hiện việc này theo lệnh Chúa truyền, th́ không có một nhà truyền bá phúc âm nào nắm chủ quyền tuyệt đối nơi hành động truyền bá phúc âm của ḿnh, theo khả năng phán quyết trong việc làm này theo tiêu chuẩn và những quan điểm cá nhân' họ hành động hiệp thông với Giáo Hội và với các vị chủ chiên của Giáo Hội.

                Chúng ta đă ghi nhận rằng Giáo Hội đang truyền bá phúc âm một cách toàn thể và hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, trong toàn thế giới cũng như ở từng phần thế giới mà Giáo Hội có mặt, th́ Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm đối với công việc truyền đạt Phúc Âm.

 

 

VII

Tinh Thần của Việc Truyền Bá Phúc Âm

 

Theo tác động của Thánh Linh

 

                -75-         Việc truyền bá phúc âm sẽ không bao giờ khả dĩ nếu không có tác động của Chúa Thánh Thần...

                Chính ở nơi "ơn an ủi của Chúa Thánh Thần" mà Giáo Hội tiến triển (Acts 9:31). Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. Chính Ngài là Đấng dẫn giải cho tín hữu ư nghĩa sâu xa nơi giáo huấn của Chúa Giêsu cũng như nơi mầu nhiệm của Người. Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà hôm nay cũng như ở vào lúc khai sinh Giáo Hội, tác hành nơi mọi nhà truyền bá phúc âm để cho Ngài chiếm đoạt và dẫn dắt. Chúa Thánh Thần đặt nơi miệng lưỡi họ những lời mà họ không thể tự ḿnh có được, đồng thời Chúa Thánh Thần sửa soạn tâm hồn người nghe cởi mở và chấp nhận Tin Mừng cùng với vương quốc được loan báo.

                Những kỹ thuật truyền bá phúc âm th́ tốt, thế nhưng ngay cả đến những kỹ thuật tân tiến nhất cũng không thể nào thay thế được tác động dịu dàng của Thần Linh. Việc sửa soạn hoàn hảo nhất của một nhà truyền bá phúc âm không tác hiệu nếu không có Chúa Thánh Thần. Nếu không có Chúa Thánh Thần th́ biện chứng hùng hồn nhất cũng không có tác hiệu ǵ nơi tâm hồn con người. Không có Ngài th́ những đồ án được khai triển cao kiến nhất dựa trên nền tảng xă hội cũng như tâm lư cũng mau chóng trở thành vô giá trị...

                Phải công nhận rằng Chúa Thánh Thần là tác nhân chính yếu của việc truyền bá phúc âm: chính Ngài là Đấng thôi thúc mỗi một cá nhân loan báo Phúc Âm, cũng chính Ngài là Đấng ở trong thâm tâm làm cho lời cứu độ được chấp nhận và hiểu biết (sắc lệnh Ad Gentes, 4). Thế nhưng cũng có thể nói rằng Ngài là mục đích của việc truyền giáo: Một ḿnh Ngài gây nên tạo vật mới, nhân loại mới mà việc truyền bá phúc âm phải là thành quả, bằng một sự hiệp nhất khác nhau mà việc truyền bá phúc âm muốn chiếm đạt trong cộng đồng Kitô hữu. Nhờ Chúa Thánh Thần Phúc Âm thấu nhập vào trong ḷng thế giới, v́ chính Ngài là Đấng khiến cho người ta nhận ra những dấu chỉ thời đại - những dấu chỉ Thiên Chúa muốn - mà việc truyền bá phúc âm tỏ ra và lợi dụng trong lịch sử...

 

 

 

Nhờ Mẹ tạ ơn Thánh Thần Thiên Chúa.

Hoàn tất cuốn sách ngày 7-10-1997

tại Tổng Giáo Phận Los Angeles.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL