Về Cuốn Sách

 

 

                "Ngàn năm thứ ba đang đến" (Tertio  Millennio Adveniente). Nhân loại sắp trải qua 2000 năm của lịch sử Kitô giáo.

                Thế nhưng, chính trong thời điểm vào cuối thập niên 1990 gần đến năm 2000 này, thời điểm đánh dấu văn minh nhân loại đang gia tốc tiến đến mức tuyệt đỉnh về khoa học và kỹ thuật, th́ cũng lại là thời điểm văn hóa Kitô giáo đang bị phá sản khủng khiếp về đức tin và luân lư. Hiện tượng chênh lệch đạo đời này, theo lịch sử cho thấy, đă phát xuất từ Âu Châu, nơi Kitô giáo phát triển và từ đó đă được lan truyền khắp thế giới.

                Hiện tượng nghịch đảo này đă nói lên những ǵ?

                "Phải chăng, nó có ư nói rằng, văn hóa Kitô giáo của chúng ta... đă hoàn toàn lỗi thời, hay thậm chí nó không phải là một thứ văn hóa chân thật nhất và thiện hảo nhất, do đó, ngày nay nó đă sụp đổ, giống như biến cố Cộng Sản Đông Âu cuối năm 1989 vậy?" (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", Cao-Bùi, 1996, trang 10-11).

                Dầu sao đây cũng là một dịp để Kitô hữu chúng ta suy nghĩ, thậm chí có thể đặt lại vấn đề: Kitô giáo thực sự có phải là một đạo chân thật nhất và thiện hảo nhất không? Những ǵ tôi tin từ trước đến nay có đúng không, và những ǵ tôi giữ cho đến giờ có lợi cho linh hồn ḿnh không? Hay tất cả các giáo điều về đức tin và luân lư Kitô giáo của chúng ta chỉ là một cảm thức giả tạo và áp đặt, hoàn toàn không phải thuần túy do mạc khải và có tính cách cứu rỗi như được truyền dạy ǵ cả?

                Tuy nhiên, nếu thật sự chủ nghĩa nhân bản vô thần (atheistic humanism) và khuynh hướng tục hóa (secularism) là con ḅ vàng hiện đại có thể giải cứu con người thoát khỏi t́nh trạng lầm than và sự chết, th́ tại sao con người càng tân tiến, càng xây cao cái tháp văn minh Babel của ḿnh lại càng chia rẽ nhau (ly dị) và sát hại nhau (phá thai)? Như thế, hiện tượng thụt lùi của đạo (về luân thường tín lư) trước đà lấn át của đời (về tiện nghi vật chất) không phải là một bằng cớ chính đáng và hiển nhiên phủ nhận được bản chất chân thật và thiện hảo đích thực của Kitô giáo. 

                "Ngược lại, cũng có thể đặt vấn đề như thế này, sở dĩ lịch sử, ở vào thế kỷ 20 nói chung và hậu bán thế kỷ này nói riêng, đang thoi thóp như hấp hối chết trong mùa đông 'văn hóa tử vong' ('culture of death' - Đức Gioan-Phaolô II) như thế, chính là v́ con người đă ĺa bỏ văn hóa Kitô giáo, một văn hóa đă làm nên 'văn minh yêu thương' ('civilization of love' - Đức Phaolô VI) cho cả 20 thế kỷ qua?"  (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL: "Giới Trẻ Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", Cao-Bùi, 1996, trang 11).

                Vậy để có thể phục hồi tư thế cho một thế giới  đang đảo điên qua màn bi hài kịch "đóng khố (luân lư) đi giầy tây (vật chất)" cười ra nước mắt hiện nay, Kitô giáo của chúng ta càng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc truyền giảng Phúc Âm (evangelization), bằng chứng tá chân thực cũng như bằng giáo lư chân truyền.

                Thế nhưng, thực tế cho thấy, chúng ta không thể làm chứng cho những ǵ chúng ta không biết hay c̣n mơ hồ không chắc. Nghĩa là, chúng ta không thể sống đích thực là một Kitô hữu nếu chúng ta chưa hoàn toàn thấu triệt được đạo giáo của ḿnh, do đó, cũng chưa thể nào làm cho người khác cảm nhận được đạo của ḿnh là một đạo chân thật nhất và thiện hảo nhất.

                Phải, tôi theo Kitô giáo là v́, cảm nghiệm sống đạo càng ngày càng cho tôi thấy rằng, Kitô giáo là một đạo vừa có tính cách thần linh siêu việt lại vừa có tính cách nhân bản trọn lành, những tính cách chân thiện mà tôi không thể nào t́m thấy nơi một tôn giáo nào khác.

                Kitô giáo có tính cách thần linh siêu việt được tỏ hiện ở ngay nơi bản thân của Đức Giêsu Kitô, "Đấng phải đến" (Lk.7:20), như đă được Sách Thánh của dân Do Thái báo trước (xem "Mầu Nhiệm Kitô Hữu" trang 51-58), để làm trọn lề luật và các lời tiên tri (x.Mt.5:17'Lk.24:44), đồng thời cũng "để làm chứng cho chân lư" (Jn.18:37) Người là Con Thiên Chúa đến ban sự sống cho thế gian (x.Jn.3:16).

                Kitô giáo c̣n có tính cách nhân bản trọn lành qua giáo huấn và mẫu gương của vị Giáo Tổ Thần Linh "có những lời ban sự sống đời đời" (Jn.6:68), những lời mà nếu con người không theo và không giữ sẽ "không thể nào đến cùng Cha" (Jn.14:6), không thể "vào Nước Thiên Chúa" (Jn.3:3,5), trái lại, "sẽ dẫn đến diệt vong" (Mt.7:13).

                "Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống" là một nhận thức về "tất cả sự thật" (Jn.16:13) Kitô giáo, đó là Mạc Khải của Thiên Chúa (phần nhất) và Đức Tin nơi con người (phần hai). Về h́nh thức và danh xưng, tuy nó không phải là một cuốn giáo khoa giáo lư, song về nội dung và cách tŕnh bày, nó có thể được sử dụng như một tài liệu giáo lư để t́m hiểu và truyền đạt mầu nhiệm Kitô giáo.

                "Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống" mong đáp ứng phần nào nhu cầu sống đạo và rao giảng Phúc Âm trong lúc thế giới đang sửa soạn vượt qua ngưỡng cửa năm 2000 để tiến vào ngàn năm thứ ba của lịch sử Kitô giáo.

 

Tổng Giáo Phận Los Angeles 5-1-1997, Lễ Hiển Linh.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL