4.

 

Thực Tại Mạc Khải: Đức Kitô

 

 

"Tất cả sự thật" (Jn.16:13) mà Thiên Chúa, Chủ Thể Mạc Khải (chương một), muốn tỏ cho "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15) nói chung và con người nói riêng, Đối Tượng Mạc Khải (chương hai), nhờ Thánh Linh, Tác Nhân Mạc Khải (chương ba), chính là Thực Tại Mạc Khải (chương bốn), tức là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn "nói với chúng ta nơi Con của Ngài trong thời sau hết này" (Heb.1:2).

 

Thật ra, Thiên Chúa bắt đầu chính thức mạc khải Ngài cho con người ngay trong bản án nguyên tội, sau khi nguyên tổ loài người sa ngă. Sau đó, Ngài tiếp tục mạc khải Ngài qua lịch sử dân Do Thái cho đến "thời gian ấn định", thời gian mà "Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh ra bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật" (Gal.4:4), Đấng "đă đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các tiên tri, mà là để làm cho chúng nên trọn" (Mt.5:17), Đấng "đă được sinh ra, đă đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật" (Jn.18:37).

Phải, Lời nhập thể là Đức Giêsu Kitô "đă được sinh ra, đă đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật", đó là sự thật về việc Người được Cha sai, cũng như về chính bản thân Người thực sự là Con Thiên Chúa, Đấng mà "ai tin Người sẽ được sự sống đời đời" (Jn.3:16).

 

Như thế, Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể, là tất cả mạc khải của Thiên Chúa và là "tất cả sự thật" mà con người phải tin để được sự sống đời đời. Nghĩa là, tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho tạo vật của Ngài, và tất cả những ǵ con người cần phải biết về Ngài, đều ở nơi Lời nhập thể là Đức Giêsu Kitô.

 

Chính v́ "biết ḿnh từ đâu mà đến" (Jn.8:15), Đức Giêsu Kitô đă không ngần ngại khẳng định bằng những lời tuyên bố, và đă làm cho loài người tự nhiên không thể nào chấp nhận được, đến nỗi họ đă cho là lộng ngôn và đă lên án tử cho Người (x.Jn.5:18,10:33' Mt.26:63-66):

"Tôi và Cha Tôi là một" (Jn.10:30)

"Ai thấy Thày là thấy Cha" (Jn.14:9)

 

Như thế, v́ là chính Thực Tại Mạc Khải của Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô vừa chính là "tất cả sự thật" (Jn.16:13) vừa "làm chứng cho sự thật" (Jn.18:37).

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Đức Giêsu Kitô vừa chính là "tất cả sự thật" (Jn.16:13) vừa "làm chứng cho sự thật" (Jn.18:37). Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).

 

 

 

VII- Đức Kitô là Tất Cả Sự Thật

 

 

Xác Tín 11 

 

            Tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho loài người đều ở nơi Đức Giêsu Kitô, Lời nhập thể.

 

 

Mạc Khải

 

"Cha Tôi đă ban cho Tôi mọi sự. Không ai biết Con ngoài Cha, và cũng không ai biết Cha ngoài Con" (Mt. 11:27)

 

 

Nhận Thức

 

"Cha Tôi đă ban cho Tôi mọi sự" đây là ǵ, nếu không phải, căn cứ vào mạch văn và sự liên hệ về ư tứ của toàn câu mạc khải trên đây, mọi sự mà Đức Kitô nhận lănh từ Cha của Người chính là tất cả những ǵ là Cha.

 

Chính v́ Đức Kitô là tất cả những ǵ là Cha như thế mà chỉ có Thiên Chúa là Cha và Người là Con mới biết nhau, đúng như Người đă xác nhận mối liên hệ nội tại Cha Con này trong lời nguyện kết thúc bữa tiệc ly: "Chúng Ta là một" (Jn.17:22).

 

Bởi thế, theo Thánh Kinh Tân Ước, Đức Kitô mới được định nghĩa "là h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh" (Col.3:15), và "là hiện thân đích thực của hữu thể Cha" (Heb.1:3). Tức là, đúng như Kinh Tin Kính Công Giáo tuyên xưng: "Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha".

 

Cũng bởi v́, như Đức Kitô tiết lộ riêng với các tông đồ của ḿnh, "tất cả những ǵ Cha có đều thuộc về Thày mà đó là lư do tại sao Thày đă nói rằng Ngài ("Thần Chân Lư") sẽ nhận lănh từ Thày điều Ngài sẽ loan truyền cho các con" (Jn.16:15). Và bởi v́ Đức Kitô là tất cả những ǵ là Cha như thế, mà trong lời nguyện kết thức bữa tiệc ly, Người đă xin với Cha của Người rằng: "Xin Cha hăy thánh hiến họ (các tông đồ, biểu hiệu cho Giáo Hội) bằng sự thật" (Jn.17:17), tức bằng chính những ǵ Cha đă ban cho Người và muốn qua Người tỏ ra cho "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15).

 

Như thế, sự sống nội tại nơi Thiên Chúa đây chỉ là tác động biết ḿnh giữa Cha và Con, Cha nhận biết ḿnh nơi Con và Con hoàn toàn phản ảnh Cha: "Cha biết Tôi và Tôi biết Cha Tôi" (Jn.10:15). (Đến đây lại sáng tỏ câu định nghĩa "sự sống đời đời là nhận biết..." như đă bàn giải đến ở trang 103, 108-109, 114). Chính tác động biết ḿnh này nơi Thiên Chúa, giữa Cha và Con, đă nói lên Sự Sống Thần Linh: "Cha ở trong Con và Con ở trong Cha" (Jn.17:21). 

 

Chính v́ Sự Sống Thần Linh này là "Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày" (Jn.14:10) như thế, được biểu hiện ở chỗ "Cha biết Tôi và Tôi biết Cha Tôi" (Jn.10:15), mà Chúa Giêsu đă cho những người Do Thái quyết định t́m giết Người hay là: "Tôi nói thật cho qúi vị biết, Con không thể nào tự làm bất cứ một điều ǵ - Người có thể làm duy điều mà Người thấy Cha làm thôi. V́ bất cứ điều ǵ Cha làm th́ Con cũng làm như vậy. Bởi Cha yêu Con nên mọi sự Cha làm th́ Ngài tỏ cho Con biết" (Jn.5:19-20).

 

Do đó, Chúa Giêsu chẳng những "biết Tôi từ đâu đến" (Jn.8:14) mà c̣n biết "Tôi sẽ đi đâu" (Jn.8:14) nữa. Tức là Người biết Người "LÀ" và phải làm ǵ để chứng tỏ Người "LÀ" (Jn.8:24,29,38). Ở chỗ, như Người đă tuyên bố với dân Do Thái: "Tôi chỉ nói với thế gian điều Tôi đă nghe từ Ngài là Đấng chân thật đă sai Tôi" (Jn.8:26), và cũng "không phải để làm theo ư ḿnh mà Tôi đă từ trời xuống, mà là để làm theo ư Đấng đă sai Tôi" (Jn.6:38).

 

Đúng thế, "không ai đă từng được thấy Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa Con duy nhất hằng ở nơi Cha mới là Đấng đă mạc khải Cha ra" (Jn.1:18).

 

Vậy, để có thể "thấy Thiên Chúa" hay "có thể thấy triều đại Thiên Chúa" (Jn.3:3), con người "thuộc những ǵ hạ giới" (Jn.8:23), cần phải "được tái sinh bởi trên cao" (Jn.3:3), tức phải được tái sinh bởi "Đấng từ đó mà xuống - đó là Con Người, Đấng ở trên trời" (Jn.3:13).

 

Phần Đức Giêsu Kitô, để "mạc khải Cha ra" cho con người thấy, Người đă phải chứng tỏ Người "LÀ", một "Đức Giêsu Kitô, Cha sai" (Jn.17:3). 

 

 

VIII- Đức Kitô Làm Chứng Sự Thật

 

 

Xác Tín 12 

           

            Đức Giêsu Kitô thực sự là Đấng phải đến để tỏ Cha của Người ra cho nhân loại nhận biết. 

 

Mạc Khải

 

"Không ai biết Cha ngoài Con và người nào mà Con muốn tỏ Ngài ra cho" (Mt. 11:27) 

 

Nhận Thức

 

Điểm trọng yếu nhất nơi Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đó là sự thật về Đức Giêsu Kitô: Đức Giêsu Kitô là ai? Người có thực sự là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt.16:16) "Người là Đấng đă đến trong thế gian" (Jn.11:27) không? Tóm lại, thực sự "Người có phải là Đấng phải đến hay không, hay chúng tôi phải trông đợi một đấng khác?" (Mt.11:3).

Vấn nạn trên đây của các môn đệ Thánh Gioan Tẩy Giả cũng là vấn nạn tiêu biểu cho toàn dân Do Thái, thành phần Dân Chúa, thành phần bao gồm cả các môn đệ của Người, thành phần chỉ trông đợi một vị cứu tinh dân tộc: "Chúng tôi hy vọng Người là Đấng giải thoát dân tộc Yến-Duyên" (Lk.24:21).

 

Chính v́ họ trông đợi một "Đấng giải thoát dân tộc Yến-Duyên" của ḿnh trong thời điểm họ đang bị người Rôma đô hộ như thế, mà họ đă để ư đến Gioan là một nhân vật họ "coi ngài như một vị tiên tri" (Mt.14:5), v́ nhờ có tiên tri là người Chúa sai đến loan báo, họ mới có thể biết được ai sẽ là đấng cứu tinh của họ, như các vị tiên tri đă từng làm trong qúa tŕnh lịch sử Cựu Ước của họ.

 

Gioan Tiền Hô "thực sự là một vị tiên tri" (Mt.11:9), đă loan báo "Đấng sẽ đến sau tôi quyền năng hơn tôi" (Mt.3:11). Bởi thế, họ "đă sai người đến với Gioan là người đă làm chứng cho sự thật" (Jn.5:33), nhưng là một sự thật không hợp với ḷng mong ước của họ, nên họ chỉ "hoan hỉ nơi ánh sáng của ngài trong chốc lát" (Jn.5:35). Sự thật mà Gioan Tiền Hô làm chứng khiến dân Do Thái bị thất vọng và không vui mấy này chính là sự thật về Đức Giêsu Kitô: "Có một người ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết - đó là Đấng phải đến sau tôi" (Jn.1:26,27).

 

Trong khi dân Do Thái mong đợi và t́m kiếm một vị cứu tinh là "Đấng giải thoát dân tộc Yến-Duyên", Đức Kitô lại là Đấng đến để thiết lập một "vương quốc không thuộc về thế gian này" (Jn.18:36). Do đó, Người mới là "một người ở giữa (họ) mà (họ) không biết": "Người đă đến với dân riêng của Người song dân riêng của Người không chấp nhận Người" (Jn.1:11).

 

Đến nỗi, Người đă "trở nên dấu hiệu chống đối" (Lk.2:34) của họ, nên một "chướng ngại vấp ngă" (Mt.11:6) cho họ, v́ họ "phán đoán theo bề ngoài" (Jn.8:15), c̣n chuộng danh vọng trần gian (x.Jn.5:44), mà hậu quả xẩy ra đúng như lời Chúa Giêsu nói với họ: "Qúi vị t́m kiếm Tôi nhưng qúi vị sẽ không thấy Tôi, nơi Tôi ở qúi vị không sao đến được" (Jn.7:34). Thậm chí, Người c̣n nói mạnh hơn nữa: "Qúi vị chắc chắn sẽ chết trong tội lỗi của ḿnh trừ khi qúi vị tin TÔI" (Jn.8:24).

 

Điều này Người cũng nói cả với thành phần các môn đệ của Người: "Các con của Ta ơi, Ta sẽ không c̣n ở với các con bao lâu nữa. Các con sẽ t́m kiếm Ta, nhưng giờ đây Ta nói với các con điều mà Ta đă nói với các người Do Thái, đó là 'Nơi Ta đi qúi vị không sao đến được'" (Jn.13:33). Điển h́nh là trường hợp của thánh Phêrô, người "đă đi theo sát Chúa Giêsu" (Jn.18:15), mà kết cục là ngài đă chết trong tội lỗi của ḿnh, khi ngài trắng trợn chối bỏ Thày ḿnh ba lần (x.Jn.18:17,25,27), đúng như lời Người đă báo trước cho ngài (x.Jn.13:38).

 

Dân Do Thái nói chung và các môn đệ của Chúa Giêsu nói riêng, cho dù có được Người từ từ tỏ ḿnh ra cho họ đi nữa, tự ḿnh họ, họ cũng thực sự không thể biết được Người "LÀ" (Jn.13:19), như chính Người biết Người: "Tôi biết Tôi từ đâu đến và sẽ đi đâu" (Jn.8:14), và như Cha Người biết Người: "Này là Con Ta yêu dấu, Ta măn nguyện nơi Người" (Mt.3:17,17:5), cho đến khi Người hoàn toàn tỏ ḿnh ra cho họ: "Khi qúi vị treo Con Người lên, qúi vị sẽ nhận ra  TÔI, và nhận ra rằng Tôi không tự ḿnh làm ǵ. Tôi chỉ nói những ǵ Cha Tôi dạy Tôi nói mà thôi" (Jn.8:28).

 

Phải, để chứng minh ḿnh thực sự là Đấng Thiên Sai, tức "là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian" (Mt.16:16 + Jn.11:27), Chúa Kitô đă sử dụng cả lời nói lẫn việc làm.

 

Bằng lời nói, Người đă viện dẫn Thánh Kinh (x.Jn.5:39), Moisen (x.Jn.5:46-47,7:19-23) và Abraham (x.Jn.8:37-58) để chứng minh cho dân Do Thái biết "Người là Đấng phải đến" (Mt.11:3).

 

Bằng việc làm, Người đă chứng minh một cách xác thực và sống động hơn nữa sự thật về Người: "Sự thật là Tôi không tự ḿnh mà đến. Tôi đă được sai đến bởi Đấng có quyền sai khiến và là Đấng mà qúi vị không biết. Tôi biết Ngài v́ từ Ngài mà Tôi đến: Ngài đă sai Tôi" (Jn.7:28-29).

 

Chính "những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi minh chứng cho Tôi" (Jn.10:25), đến nỗi, "nếu Tôi không thi hành những việc của Cha Tôi th́ đừng tin Tôi. Song nếu Tôi thực sự thi hành những công việc này th́ qúi vị dù không tin vào Tôi th́ cũng tin vào những công việc này, để qua chúng mà nhận ra rằng Cha ở trong Tôi và Tôi ở trong Ngài" (Jn.10:37-38).

 

Trong những việc Chúa Giêsu làm, gồm có việc tỏ ra uy quyền của thần tính Người và việc tỏ ra như bất lực nơi nhân tính của Người. Việc tỏ ra uy quyền của thần tính Chúa Giêsu có thể kể đến việc Người làm phép lạ hay khu trừ ma qủi, và việc tỏ ra như bất lực nơi nhân tính của Người như việc Người bị ma qủi cám dỗ (x.Mk.1:13) và việc Người không "xuống khỏi thập giá" (Mk.15:32) như được thách thức.

 

Thế nhưng, chính nhờ tử giá mà, như Người nói với người Do Thái, "một khi Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi" (Jn.12:32).

 

"Mặt đất" đây là hiện thân cho "thế gian", nơi mà "v́ một người tội lỗi đă đột nhập và cùng với nó là sự chết, một sự chết đến với mọi người v́ tất cả mọi người đă phạm tội" (Rm.5:12).

 

"Kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi" đây là cứu chuộc bản tính nhân loại của con người cho khỏi tội lỗi và sự chết, một bản tính đă được ngôi hiệp với Thiên Tính của Người trong mầu nhiệm nhập thể, và đă được dùng như một phương tiện để Người là Lời nhập thể trào ban mức độ "tràn đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:14) của Người, mà "máu cùng nước chảy ra" (Jn.19:34) là dấu tích, cho "tất cả mọi người" nơi mầu nhiệm tử giá.

 

Như thế, về phía nhân loại, nơi tử giá của Đức Giêsu Kitô, tội lỗi của họ đă được máu-ân-sủng "làm giá cứu chuộc" (Mt.20:28), và sự chết của họ đă được nước-chân-lư "giải phóng" (Jn.8:32).

 

C̣n về phía Chúa Giêsu, trong "giờ phút" (Jn.12:23) tỏ ra ḿnh "LÀ" (Jn.8:28,13:19) đến "mục nát" (Jn.12:24) đi như hạt lúa miến trên thập tử giá như thế, Người chẳng những "được hiển vinh" (Jn.12:23) mà nhờ đó Người c̣n có thể "tôn vinh Cha" (Jn.12:28) của Người nữa. Tại sao?

Bởi v́, là "tất cả sự thật" về Thiên Chúa và nơi Thiên Chúa, tức là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải, hay là Thực Tại Mạc Khải của Thiên Chúa, Chúa Kitô c̣n mong ǵ hơn là giờ tử nạn, giờ được hoàn toàn tỏ ra sự thật về ḿnh và nơi ḿnh, như chính Người nguyện cùng Cha của Người: "Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này, Nhưng chính v́ thế mà Con đến với giờ này" (Jn.12:27).

 

Thật vậy, giây phút tột đỉnh, quyết liệt và trọng đại nhất của Lời nhập thể trên trần gian chính là "giờ" tử giá của Người, một thời điểm mà Người đă ám chỉ khi Người dùng h́nh ảnh "hạt lúa miến rơi xuống đất và chết đi... sinh nhiều hoa trái" (Jn.12:24) để diễn tả ư nghĩa của nó ngay sau đó, và cũng là một thời điểm mà Chúa Giêsu cũng chỉ nhắc đến: "Ngay khi Giuđa vừa bỏ đi" (Jn.13:31), đó là: "Giờ đây Con Người được vinh hiển" (Jn.13:31).

 

"Giờ" tử giá không phải chỉ tuyệt đỉnh, quyết liệt và trọng đại v́ là "giờ" cho "Con Người được vinh hiển" thôi, mà nó cũng là "giờ" và chính là "giờ" "Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người" (Jn.13:31) nữa.

 

Bởi v́, trong "giờ" tử giá này, trong "giờ" Cha Người muốn dùng tử giá để tôn vinh Người này, Người mới có thể chứng tỏ được Người "LÀ": "Là hiện thân đích thực của hữu thể Cha" (Heb.1:3) và đồng thời cũng "Là Đấng tỏ Cha ra" (Jn.1:18), đúng như Người nói với người Do Thái: "Tôi biết Tôi từ đâu đến và sẽ đi đâu" (Jn.8:14), để làm cho dân Do Thái nói riêng và cho nhân loại nói chung tin rằng, như Người nói với các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly: "Thày thực sự từ Cha đến' Thày đă đến trong thế gian. Nay Thày bỏ thế gian mà về cùng Cha" (Jn.16:28).

Đó là lư do Người đă tuyên bố với người Do Thái: "Khi nào qúi vị treo Con Người lên qúi vị sẽ nhận ra TÔI và nhận ra rằng Tôi không tự ḿnh làm ǵ. Tôi chỉ nói điều Cha Tôi dạy Tôi thôi" (Jn.8:28). Và đó cũng là lư do Người đă thưa cùng Cha Người khi Người mở đầu lời nguyện kết thúc bữa tiệc ly: "Cha ơi, giờ đă đến rồi! Xin Cha hăy ban vinh hiển cho Con Cha để Con Cha cũng làm Cha được vinh hiển" (Jn.17:1).

 

Mà "vinh hiển" Cha ban cho Con đây là ǵ, nếu không phải "vinh hiển ở nơi Cha, một vinh hiển Con đă được Cha ban trước khi có thế gian" (Jn.17:5), tức vinh hiển "LÀ" Con Cha, "LÀ" Bản Ngă Thiên Chúa (trang 109-110), "LÀ" Sự Sống Thiên Chúa thông ban (x.Jn.17:2,3)' và "vinh hiển" Con làm cho Cha đây là ǵ, nếu không phải là "Danh Cha cả sáng" (Mt.6:9): "Con tỏ danh Cha cho những kẻ Cha đă ban cho Con giữa thế gian" (Jn.17:6), bằng việc "chu toàn công việc Cha đă trao cho con thực hiện" (Jn.17:4).

 

Thế nhưng, theo "Cấp Trật Mạc Khải" (trang 85) hay tiến tŕnh mạc khải của Thiên Chúa trên trần gian, th́ "ngoài Con không ai biết Cha và người nào Con muốn tỏ Ngài ra cho" (Mt.11:27) đây chính là "tất cả những người Cha đă ban cho Con" (Jn.17:24). Trước hết là thành phần tông đồ: "những người Cha đă ban cho Con giữa thế gian" (Jn.17:6), và sau đó là thành phần "các chiên" (Jn.21:15,16,17) "sẽ nghe thấy tiếng Tôi" (Jn.10:16): "những người nhờ lời họ sẽ tin vào Con" (Jn.17:20). Rồi nơi "tất cả những người" này "nên một như Chúng Ta là một - Con sống trong họ, Cha sống trong Con - để sự hiệp nhất của họ được nên trọn. Nhờ đó, thế gian sẽ nhận biết rằng Cha đă sai Con, và Cha đă yêu họ như Cha đă yêu Con" (Jn.17:23).