6.

 

Tiến Tŕnh Mạc Khải: Giao Ước

 

 

"Tất cả sự thật" (Jn.16:13) mà Thiên Chúa, Chủ Thể

Mạc Khải (chương một), muốn tỏ cho "tất cả mọi tạo vật" (Mk.16:15) nói chung và con người nói riêng, Đối Tượng Mạc Khải (chương hai), nhờ Thánh Linh, Tác Nhân Mạc Khải (chương ba), chính là Thực Tại Mạc Khải (chương bốn), một Thực Tại được thể hiện bằng việc Lời Nhập Thể, một Đường Lối Mạc Khải (chương năm) của Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, trước khi "nói với (dân Do Thái) chúng ta trong thời sau hết này qua Con của Ngài" (Heb.1:2) như thế, "Thiên Chúa đă nói với cha ông (Do Thái) chúng ta trong quá văng qua các tiên tri bằng nhiều thể nhiều cách" (Heb.1:1). Nghĩa là, để mạc khải ḿnh ra cho "tất cả mọi tậo vật" (Mk.16:15) nói chung và con người nói riêng, nhờ đó tạo vật có thể nhận biết Hóa Công của ḿnh mà được sống, theo thượng trí vô cùng khôn ngoan của ḿnh, Thiên Chúa đă đích thân đi vào lịch sử của loài người, biến lịch sử trần gian thành lịch sử thần linh, một lịch sử cứu rỗi.

Thật vậy, có hai dấu tích cụ thể nhất chứng tỏ lịch sử thần linh c̣n tồn tại nơi lịch sử trần gian cho đến ngày nay mà nhân loại trên khắp thế giới c̣n có thể chứng kiến, đó là Thánh Đô Gia-Liêm, trung tâm điểm của dân Do Thái, và Giáo Đô Rôma, trung tâm điểm của chung Kitô giáo (cho đến giữa thế kỷ 11 và 16) cũng như riêng Công Giáo.

 

Thánh Đô Gia-Liêm bên Thánh Địa, quê hương của dân tộc Do Thái, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp dai dẳng, giữa  Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo, chẳng những là trung tâm điểm của dân tộc Do Thái là dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn, vẫn được Kitô Giáo gọi là Dân Chúa, mà c̣n là biểu hiệu cho Cựu Ưốc nữa.

 

Giáo Đô Rôma được quốc tế công nhận là một quốc gia, một quốc gia về địa dư nhỏ bé "như một hạt cải" (Mt.13:31), thế nhưng nó lại là đầu năo tinh thần chăn dắt cả một dân tộc vĩ đại là các tín đồ khắp nơi trên thế giới ở mọi quốc gia, do đó, nó lôi kéo được sự có mặt của hầu hết đại sứ các quốc gia trên thế giới, kể cả của Do Thái (chính thức từ ngày 30-12-1993). Giáo Đô Rôma này sở dĩ đă trở thành một trung tâm điểm tôn giáo cổ kính, vĩ đại và sinh động nhất trên thế giới cho đến nay, như Thánh Đô Gia-Liêm ngày xưa, bởi v́ nó chính là biểu hiệu cho Tân Ước.

 

Sau đây là phần tŕnh bày về Tiến Tŕnh Mạc Khải, qua việc Thiên Chúa thiết lập Cựu Ước và Tân Ước của Ngài. Cũng giống như các phần khác trong cuốn sách này, thể thức tŕnh bày mỗi vấn đề sẽ theo thứ tự như sau:

1- Xác Tín vấn đề (giáo lư).

2- Mạc Khải vấn đề (Lời Chúa).

3- Nhận Thức vấn đề (diễn giải).



 

XI- Thiên Chúa Thiết Lập Cựu Ước

 

 

Xác Tín 15 

           

            Thiên Chúa thiết lập Cựu Ước với dân tộc Do Thái qua trung gian Moisen tại núi Sinai khi Ngài ban lề luật cho họ, để có thể từ từ tỏ ḿnh ra cho họ cũng như qua họ cho cả các dân ngoại.

 

 

Mạc Khải

 

"Đoạn Moisen lấy máy vẩy trên dân chúng mà nói: 'Đây là máu của giao ước mà Thiên Chúa đă thiết lập với các người theo như tất cả những điều Ngài phán đây'" (Ex.24:8)

 

 

Nhận Thức

 

Phải, theo lịch sử cứu độ được thuật lại trong bộ Ngũ Kinh nói chung và sách Xuất Hành nói riêng, Cựu Ước được Thiên Chúa bắt đầu thiết lập với dân tộc Do Thái tại núi Sinai, sau khi Ngài đă dùng Moisen để cứu họ ra khỏi cảnh làm tôi cho người Ai Cập, và cũng qua Moisen Ngài đă ban  lề luật của Ngài để chính thức nhận họ làm một dân tộc được Ngài tuyển chọn cách riêng, ngỏ hầu Ngài có thể dùng họ trong việc thực hiện ư định mạc khải của Ngài cho toàn thể nhân loại "khi đến thời điểm ấn định" (Gal.4:4), thời điểm mà "trong Đức Giêsu Kitô các Dân Ngoại nay cũng là những người đồng thừa tự với các người Do Thái, thành phần của cùng một thân thể và là những tham dự viên của lời hứa nhờ việc rao giảng phúc âm" (Eph.3:6).

 

Việc Thiên Chúa chính thức tuyển chọn dân tộc Do Thái bằng cách thiết lập giao ước với họ "theo như tất cả những điều Ngài phán đây" thực sự đă được sách Xuất Hành xác định, qua tŕnh thuật về những lời chính Thiên Chúa đă truyền Moisen nói với họ ngay trước đó, lúc họ vừa đến chân núi Sinai thế này:

 

"Vào ngày thứ nhất trong tháng thứ ba sau khi họ ra đi từ đất Ai Cập, các người Yến-Duyên đến sa mạc Sinai. Sau cuộc hành tŕnh từ Rephidim đến sa mạc Sinai, họ đă dựng lều. Trong khi dân Yến-Duyên cắm trại ở đó trước ngọn núi th́ Moisen lên núi đến cùng Thiên Chúa. Bấy giờ Chúa gọi ông mà phán: 'Vậy ngươi hăy nói cùng nhà Giacóp, hăy bảo các người Yến-Duyên rằng các người đă thấy tận mắt Ta đă đối xử với các người Ai Cập như thế nào và đă mang các người trên đôi cánh phượng hoàng mà đích thân đem các người đến đây như thế nào. Bởi thế, nếu các người nghe tiếng của Ta và giữ giao ước của Ta, các người sẽ là sở hữu đặc biệt của Ta, ưu tú đối với Ta hơn tất cả mọi dân tộc khác, cho dù tất cả trái đất này thuộc về Ta. Với Ta, các người sẽ là một vương quốc các vị tư tế, một dân tộc thánh hảo. Đó là điều người phải nói với các người Yến-Duyên'" (Ex.19:1-6).

 

Thật thế, "giao ước" mà Thiên Chúa, qua Moisen, đă truyền cho các người Yến-Duyên rằng "nếu các người nghe tiếng của Ta và giữ giao ước của Ta",  là một giao ước "theo như tất cả những điều Ngài phán đây". Tức "giao ước" Thiên Chúa muốn thiết lập với dân tộc Do Thái đây chính là nội dung của chung lề luật mà Ngài sẽ ban cho họ qua Moisen, như được sách Xuất Hành thuật lại từ đoạn 20 đến hết đoạn 23, trước khi Moisen đại diện Thiên Chúa lấy máu thiết lập giao ước với họ như được nhắc đến ở đầu đoạn 24, nhất là của riêng đoạn sách Xuất Hành vừa được trích dẫn trên đây (19:1-6).

 

Căn cứ vào nội dung của riêng đoạn sách Xuất Hành 19:1-6, là tiêu biểu và là tinh thần của các đoạn về lề luật sau đó, th́ "giao ước" Thiên Chúa muốn thiết lập với dân tộc Do Thái là Ngài muốn làm cho họ trở thành, như Ngài phán: "sở hữu đặc biệt của Ta, ưu tú đối với Ta hơn tất cả mọi dân tộc khác, cho dù tất cả trái đất này thuộc về Ta. Đối với Ta các người sẽ là một vương quốc các vị tư tế, một dân tộc thánh hảo".

 

Chính v́ thế, phần họ, muốn "giữ giao ước" của Ngài, tức muốn trở thành "sở hữu đặc biệt" của Ngài, trở thành "một vương quốc các vị tư tế, một dân tộc thánh hảo" của Ngài, họ phải "lắng nghe tiếng nói" của Ngài, đúng như họ đồng thanh thưa cùng Moisen là vị đại diện của Thiên Chúa: "Mọi điều Thiên Chúa phán chúng tôi sẽ giữ" (Ex.19:8), hay "chúng tôi sẽ làm tất cả mọi sự Thiên Chúa đă bảo chúng tôi" (Ex.24:3), hoặc "tất cả những ǵ Thiên Chúa phán, chúng tôi sẽ lắng nghe và thực hiện" (Ex.24:7).

 

Như thế, căn cứ vào diễn tiến của việc Thiên Chúa muốn thiết lập giao ước với dân tộc Do Thái này, tính cách của Cựu Ước được chia làm hai phần rơ rệt, phần thuộc về Thiên Chúa và phần thuộc về dân được Ngài tuyển chọn.

 

Trước hết, phần giao ước thuộc về Thiên Chúa là việc Ngài muốn thánh hóa dân tộc Ngài tuyển chọn, bằng cách tỏ ḿnh ra cho họ qua những việc Ngài sẽ làm trước mắt họ, rồi qua họ cả các dân ngoại cũng được chứng kiến việc Ngài làm, để họ cùng với các dân ngoại càng ngày càng nhận biết Ngài (x.Ex.34:10).

 

Sau nữa, phần giao ước thuộc về dân tộc được Thiên Chúa tuyển chọn là việc họ cần phải chấp nhận giao ước của Ngài, bằng việc tuân giữ lề luật của Ngài (x.Ex.34:11), để họ có thể trở thành "một dân tộc thánh hảo" đúng như Ngài muốn và cân xứng với Ngài: "Các người phải là thánh v́ Ta là Thánh" (Lv.11:45), hay "Các người phải là thánh, v́ Ta là Chúa, Thiên Chúa của các người, là thánh" (Lv.19:2).

 

Như thế, chủ ư trong việc Thiên Chúa muốn thiết lập giao ước với dân tộc Do Thái được Ngài tuyển chọn cách riêng là v́ Ngài muốn tỏ ḿnh ra cho họ, cũng như qua họ cho cả các dân ngoại nữa, để cùng với các dân ngoại họ có thể nhận biết Ngài, đúng như lời Ngài đă "nói với cha ông (Do Thái) qua các vị tiên tri": "Ta sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ta" (Jer.31:33). Rơ hơn nữa là khi Ngài phán: "Nơi cư ngụ của Ta sẽ ở với họ' Ta sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ta. Nhờ thế các dân tộc sẽ nhận biết rằng chính Ta là Chúa, Đấng làm cho Yến-Duyên nên thánh hảo, khi cung thánh của Ta muôn đời sẽ được thiết lập ở giữa chúng (các dân tộc)" (Ez.37:27-28).

 

Thật vậy, "cung thánh" của Thiên Chúa ở đây là ǵ, nếu không phải như Thánh Vịnh tuyên xưng: "Khi Yến-Duyên ra khỏi Ai Cập, nhà Giacóp ra khỏi thứ dân ngoại lai, th́ Giuđa đă trở nên một cung thánh của Ngài, Yến-Duyên thành vương quốc của Ngài" (Ps.114:1-2).

 

Theo lịch sử của dân tộc Do Thái th́ việc Thiên Chúa bắt đầu "thiết lập cung thánh của Ta muôn đời ở giữa các dân tộc" đây là chính lúc Ngài đem họ vào Đất Hứa, bằng cách Ngài đă loại trừ các dân tộc đang sống ở mảnh đất mà Ngài đă hứa ban cho họ qua tổ phụ Abraham của họ (x.Gen.12:1,7,13:14-17), cũng như Ngài đă báo trước cho Moisen: "Ta sẽ loại trừ trước mắt các người những dân Amorite, Canaanite, Hittite, Perioăite, Hivite và Jebusite" (Ex.34:11).

 

V́ là "cung thánh" được Thiên Chúa thiết lập ở giữa các dân tộc như thế, qua Moisen, Thiên Chúa đă muốn họ phải giữ ḿnh thánh hảo, biệt lập khỏi những bất xứng nơi các dân ngoại như sau:

 

"Bởi thế, các người hăy cẩn trọng, đừng giao kết với các dân cư ở mảnh đất mà các người tiến vào' kẻo họ sẽ trở nên cạm bẫy giữa các người. Các người hăy lật đổ các bàn thờ của họ' hăy hủy hoại các trụ thánh cũng như san bằng các cọc thánh của họ. Các người không được thờ phượng bất cứ một thần nào khác, v́ Chúa là 'Đấng Ghen Tương'' Ngài là một Thiên Chúa ghen tương. Đừng giao kết với các dân cư nơi mảnh đất ấy' kẻo lúc họ làm việc thờ quấy tôn kính các thần của họ và cúng tế các thần ấy, có ai trong họ mời các người, các người sẽ dự phần vào việc cúng tế với họ. Các người cũng không được cưới con gái của họ cho con trai của các người' bằng không, khi con gái của họ làm việc thờ quấy tôn kính các thần của họ, họ sẽ kéo cả con trai của các người làm theo họ. Các người không được tạo nên cho ḿnh những vị thần nặn đúc..." (Ex.34:12-16).

 

Thế nhưng, lịch sử của dân tộc Do Thái, như được Thánh Kinh Cựu Ước ghi lại, cho thấy, họ đă không giữ trọn giao ước với Thiên Chúa, qua việc họ lỗi phạm đến chính những điều Thiên Chúa căn dặn họ trên đây. Đúng thế, họ đă phạm hai thứ tội liên quan trực tiếp đến giao ước Thiên Chúa đă thiết lập với họ, hai thứ tội mà các tiên tri hay nhắc đến, đó là tội ngoại t́nh và tội tôn thờ ngẫu tượng.

 

Lịch sử của dân tộc Do Thái cho thấy rằng họ đă phạm tội ngoại t́nh, tức tội bỏ Chúa "là Chúa duy nhất" (Dt.6:4) của ḿnh mà chạy theo những vị thần linh của các dân ngoại (Is.57:3' Jer.3:8,9:2,13:27,23:10' Hos.2:2,7:4' Mal.3:5), nhất là trong thời kỳ các quan án, (như sách Các Quan Án thuật lại), thời họ được Chúa dẫn dắt qua các người hùng được Chúa sai đến như Moisen trước đó.

 

Ngoài ra, họ c̣n phạm cả tội tôn thờ ngẫu tượng nữa (Lev.19:4' Dt.32:21' 1Kgs.15:12' 2Kgs.17:12,21:11,21' Ps.106:36,38' Is.2:8,31:7' Ezk.6:4,13,14:3-7,30:13' Hos.10:6,11:2' Mic.1:7' Zec.13:2), tức tội "tạo nên cho ḿnh những vị thần nặn đúc" (Ex.34:17), tội thần tượng ḿnh hơn là tôn thờ Chúa, nhất là kể từ lúc họ bắt đầu đ̣i quyền tự lập (x.1Sam.8:5) theo chế độ quân chủ giống như các dân ngoại, vào khoảng năm 1010 BC, không c̣n muốn Chúa "là Chúa duy nhất" của họ nữa, như hai cuốn sách Samuel và hai cuốn sách Các Vua thuật lại.

 

Thế nhưng, về phần Thiên Chúa, Ngài vẫn trung thành giữ giao ước mà Ngài tự ư thiết lập với dân tộc Ngài đă tuyển chọn, bằng cách, Ngài đă lợi dụng cả chính yếu dại của họ để tỏ ḿnh ra cho họ, cũng như cho các dân ngoại chung quanh họ, để tất cả càng ngày càng nhận biết Ngài hơn, đúng như ư định sâu nhiệm của Ngài ngay từ đầu với chung nguyên tổ loài người và với riêng tổ phụ dân Do Thái là Abraham (x.Gen.3:15,12:2-3).

 

Thậm chí, vào cuối thời Các Quan Án, Thiên Chúa đă để cho dân ngoại Phi-Ly-Tinh cướp mất Ḥm Bia của họ (x.1Sam.4:1-11), và vào cuối thời Các Vua, Thiên Chúa đă để cho dân ngoại Babylon phá hủy Đền Thờ Gia-Liêm  (x.2Kgs.25:1-10) vào năm 587 BC. Nếu Ḥm Bia và Đền Thờ Gia-Liêm là biểu hiệu Thiên Chúa ở với họ, (x.Ex.31:18' 1Kgs.9:3), th́ sự kiện Ḥm Bia bị đoạt mất hay Đền Thờ bị phá hủy là một ám chỉ Thiên Chúa đă rời xa họ, mà nguyên do là v́ họ tự làm mất Chúa của ḿnh, bởi họ đă không giữ giao ước với Ngài.

 

Tuy nhiên, giao ước Thiên Chúa muốn thiết lập và đă thiết lập với dân tộc Do Thái không thể nào bị phế bỏ, v́ nó là giao ước của Thiên Chúa, do chính Thiên Chúa lập nên và có liên quan đến cả các dân ngoại nữa. Bởi vậy, chính việc Thiên Chúa tỏ ra như bỏ mặc dân tộc mà Ngài tuyển chọn, phó mặc họ rơi vào bàn tay quyền lực trần thế của dân ngoại, lại là việc Thiên Chúa muốn đem "cung thánh" của Ngài là Giuđa sang Babylon là thủ đô dân ngoại và là biểu hiệu cho các dân ngoại, để tỏ ḿnh ra giữa dân ngoại. Quả thật, Thiên Chúa đă đạt được ư định tỏ ḿnh ra giữa dân ngoại qua dân tộc mà Ngài đă đầy ải 70 năm trời (x.Jer.25:11,29:10' Zec.1:12), như được chứng thực qua những lời lẽ trong sắc chỉ của ông vua dân ngoại sau đây:

 

"Đây Cyrô, vua Ba Tư truyền: 'Tất cả các vương quốc trên trái đất mà Chúa là Thiên Chúa các tầng trời đă ban cho trẫm, và Ngài cũng đă trao cho trẫm trách nhiệm phải xây cho Ngài một nhà ở Gia-Liêm, tức ở Giuđa. Bởi thế, ai trong các ngươi thuộc về bất cứ phần nào trong dân của Ngài th́ hăy để cho họ ra đi, xin Thiên Chúa của họ ở với họ! Mọi người c̣n sống sót, bất cứ cư ngụ ở đâu, phải được dân cư ở đấy tự nguyện trợ giúp bạc, vàng, vật dụng và gia súc cho nhà của Thiên Chúa ở Gia-Liêm'" (Ezr.1:2-4).

 

Thế rồi, cũng theo lịch sử của ḿnh, qua hai cuốn sách Ezra và Nehemiah, dân Do Thái đă trở về mảnh đất Thiên Chúa hứa cho họ để xây lại "nhà của Thiên Chúa ở Gia-Liêm" (Neh.5:2), vào khoảng năm 516/515 BC, đồng thời cũng để thanh tẩy chính ḿnh, bằng cách giữ lại lề luật cho đúng (x.Ezr.10:3-4), được thể hiện qua việc mà cả 2 cuốn sách đều nói đến, đó là việc họ từ bỏ vợ con thuộc thành phần dân ngoại (x.Ezr.10:3,44' Neh.13:23-30), như thể họ muốn tỏ ư muốn dứt khoát và nhất định trung thành với Thiên Chúa "là Chúa duy nhất" của ḿnh thôi.

 

Tuy nhiên, chính trong giai đoạn dân Do Thái muốn giữ giao ước với Thiên Chúa này, họ vẫn không thể nào chống lại với các lực lượng của dân ngoại, trong khoảng từ bách niên 300 BC đến 200 BC, như lực lượng của Hy Lạp, rồi Ai Cập, đến Syria. Nhất là vào thời kỳ 168/167 BC, thời vua Antiôkia IV của Syria, một thời kỳ bắt bớ, họ có chiến đấu cũng không thể nào bảo vệ được Nhà Chúa, như hai cuốn sách Maccabê đă thuật lại.

 

Sau chừng 100 năm độc lập, họ lại bị đế quốc Rôma đô hộ, từ năm 63 BC cho đến năm 70 AD, năm Đền Thờ Gia-Liêm hoàn toàn bị bàn tay Nêrô của đế quốc Rôma thiêu hủy, và cũng từ đó, tuy c̣n cố kháng chiến vào năm 132, kết cục bị dẹp 3 năm sau đó, họ đă hoàn toàn bị phân tán khỏi mảnh Đất Hứa cho đến sau Thế Chiến thứ hai 1945, với một giá phải trả là 6 triệu người của họ (trong 8 đến 9 triệu ở Âu Châu bấy giờ) bị sát tế (holocaust) theo lệnh của nhà độc tài Nazi là Hitler.

 

Phải chăng lề luật của Chúa không cứu được dân tộc Do Thái, hay việc họ giữ lề luật không có tác dụng ǵ hết, v́ Thiên Chúa không c̣n ngự trị nữa nơi "cung thánh do bàn tay làm ra chỉ là một phóng ảnh của cung thánh chân thực" (Heb.9:24), một phóng ảnh của "đền thờ thân thể Người" (Jn.2:21) là Đức Giêsu Kitô?!

 

Thật thế, nếu lề luật là biểu hiệu cho Cựu Ước, mà Moisen là hiện thân cho lề luật, một nhân vật chỉ được "nh́n thấy mảnh đất xa xa nhưng không được vào đất ấy" (Deut.32:52) thế nào, th́ Cựu Ước cũng hướng về Tân Ước là miền Đất Hứa như vậy, hướng về một "miền đất chảy sữa và mật" (Ex.3:8,17,13:5,33:3) là nhân tính "đầy ân sủng và chân lư" (Jn.1:16) của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă "đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các tiên tri mà là để làm cho chúng được nên trọn" (Mt.5:17), nơi chính bản thân của Người, một "giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28).
 

XII- Thiên Chúa Thiết Lập Tân Ước

 

 

Xác Tín 16 

           

            Thiên Chúa thiết lập Tân Ước với Giáo Hội do Con Ngài thiết lập, bằng chính Máu của Đức Giêsu Kitô đă đổ ra để cứu chuộc tất cả nhân loại.

 

 

Mạc Khải

 

"Chén này là giao ước mới trong máu Thày, máu sẽ đổ ra cho các con" (Lk.22:20)

 

 

Nhận Thức

 

Phải, "trong khi lề luật được ban qua Moisen th́ ân sủng lại qua Đức Giêsu Kitô mà có" (Jn.1:17). Sở dĩ "có ân sủng" là v́, lề luật chẳng khác ǵ như một "cái ách", như thánh Phêrô nhận định trong Công Đồng Chung Gia-Liêm, "mà cả chúng ta lẫn cha ông chúng ta không thể nào vác nổi" (Acts 15:10). Do đó, thánh Phêrô tiếp: "Chúng ta tin rằng chúng ta được cứu rỗi là nhờ ân huệ của Chúa Giêsu và cả họ (các dân ngoại) cũng vậy" (Acts 15:11).

 

Đúng thế, "đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh ra bởi một người nữ, sinh ra dưới lề luật để giải cứu khỏi lề luật những người bị lụy thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được trở nên những dưỡng tử của Thiên Chúa" (Gal.4:4-5). "Thời điểm ấn định" này đă được Cựu Ước hướng về và trông mong, "thời điểm" mà tiên tri Amos (9:11) đă tiên báo: "Vào ngày ấy, Ta sẽ dựng lại túp lều Đavít xiêu vẹo" (Am.9:11), "thời điểm" để "dựng lại túp lều Đavít xiêu vẹo" này như thế nào cũng đă được tiên tri Ezekiên (37:23-24,26-28) trước đó loan báo:

 

"Ta sẽ giải cứu họ khỏi tất cả mọi tội lỗi lạc đạo, và sẽ thanh tẩy chúng để chúng được làm dân của Ta và Ta là Thiên Chúa của họ. Tôi tớ Đavít của Ta sẽ cai trị họ và sẽ chỉ có một chủ chiên cho họ tất cả... Ta sẽ lập với họ một giao ước b́nh an' nó sẽ là một giao ước vĩnh viễn đối với họ, rồi Ta sẽ làm cho họ sinh sôi nẩy nở, và đặt cung thánh của Ta muôn đời ở giữa họ. Nơi cư ngụ của Ta sẽ ở với họ' Ta sẽ là Thiên Chúa của họ và họ sẽ là dân của Ta. Như thế, các dân nước sẽ nhận biết rằng chính Ta là Chúa, Đấng làm cho Yến-Duyên nên thánh hảo, khi cung thánh của Ta muôn đời sẽ được đặt giữa họ".

 

Phải, "túp lều Đavít xiêu vẹo" của Cựu Ước đă được Thiên Chúa "dựng lại", như Ngài phán: "khi cung thánh của Ta muôn đời sẽ được đặt giữa họ", với mục đích của Ngài là, "như thế, các dân nước sẽ nhận biết rằng chính Ta là Chúa, Đấng làm cho Yến-Duyên nên thánh hảo".

 

Và "túp lều Đavít xiêu vẹo" ấy thực sự đă được Thiên Chúa "dựng lại" thành "cung thánh muôn đời" của Ngài "ở giữa họ" là dân mà Ngài tuyển chọn, khi Ngài, như Phúc Âm thánh Luca (1:26-27) thuật lại là: "sai thiên thần Gabiên đến với một trinh nữ ở Nazarét miền Galilêa đă đính hôn với một người mang danh Giuse. Trinh nữ ấy tên là Maria", một người trinh nữ "đầy ơn phúc" (Lk.1:28), người trinh nữ mà thiên thần truyền tin cho biết rằng:

 

"Trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên cho Người là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai ṭa Đavít, tổ phụ của Người. Người sẽ muôn đời cai trị nhà Giacóp và triều đại của Người sẽ vô tận" (Lk.1:31-33).

 

Đúng thế, "túp lều Đavít xiêu vẹo" đây, "khi đến thời điểm ấn định" (Gal.4:4) đă trở thành "cung thánh muôn đời ở giữa họ", nơi mà Chúa Giêsu đă xác định với người phụ nữ Samaritanô: "cuối cùng th́ ơn cứu chuộc bắt nguồn từ người Do Thái" (Jn.4:22), một "cung thánh không do bàn tay làm ra" (Heb.9:24) mà là "do bởi Chúa Thánh Linh" (Mt.1:20), đúng như lời thiên thần truyền tin cho trinh nữ "đầy ơn phúc" Maria rằng: "Thành thần sẽ xuống trên trinh nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ' bởi thế người con trẻ thánh được sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lk.1:35).

 

Chính v́ "cung thánh muôn đời ở giữa họ" này là "do bởi Chúa Thánh Linh" như thế mà không ǵ có thể hủy diệt được, đúng như lời tiên báo của Chúa Giêsu: "Các người cứ phá đền thờ này đi, sau ba ngày Tôi sẽ dựng lại" (Jn.2:19). Và thực sự, "nhờ Thần Linh của ḿnh" (Rm.8:11), "Thiên Chúa của cha ông chúng ta đă phục sinh Đức Giêsu, Đấng mà các người đă sát hại khi treo Người lên" (Acts 5:30). Mục đích để làm ǵ, nếu không phải, như thánh Phêrô minh xác với dân Do Thái của ngài ngay sau lời chứng trên, là: "Đấng Thiên Chúa đă vinh thăng bên tay hữu của Ngài như một vị thủ lănh và vị cứu thế là để mang ơn cải hối cho Yến Duyên cũng như ơn tha thứ cho tội lỗi" (Acts 5:31).

 

Như thế, "đến thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài sinh ra bởi một người nữ, sinh ra dưới lề luật để giải cứu khỏi lề luật những người bị lụy thuộc lề luật, nhờ đó chúng ta được trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa" (Gal.4:4-5), là ở chỗ đó, ở chỗ, như lời thánh Phêrô viết cho Kitô hữu không phải dân Do Thái: "là để Người có thể dẫn anh em đén cùng Thiên Chúa" (1Pt.3:18).

 

Phải, con người không thể tự ḿnh có thể đến cùng Thiên Chúa, cho dù có lề luật của Chúa hướng dẫn đi nữa, như trường hợp dân Do Thái. Bởi v́, tự bản chất, lề luật có thể ví giống như một ṿng vây để ngăn chặn mà thôi, và thành phần ở bên trong ṿng vây của lề luật này, nếu không theo bản tính buông tuồng của ḿnh gây ra bởi nguyên tội mà phá rào đi nữa, th́ cho dù có hết sức giữ lề luật mấy đi nữa, họ cũng không thể nào tự ḿnh có thể vượt thoát để "đến cùng Thiên Chúa" mà "được trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa", cho đến khi "Thiên Chúa yêu thế gian đến ban Con Một ḿnh để ai tin Con sẽ không phải chết, song được sự sống đời đời" (Jn.3:16).

 

Có thể nói, Cựu Ước được Thiên Chúa thiết lập với dân Do Thái dựa trên lề luật th́ Tân Ước được Thiên Chúa thiết lập với Giáo Hội theo ḷng yêu thương của Ngài. Thật ra, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước là do chính Thiên Chúa tự ḿnh thiết lập với tạo vật của Ngài, và hành động này của Thiên Chúa đă nói lên rằng "Ngài là Đấng đă yêu chúng ta trước" (1Jn.4:19). Mặc dầu về nguồn gốc của cả Cựu Ước và Tân Ước đều bắt nguồn từ chính cơi ḷng yêu thương của "Thiên Chúa là Thần Linh" (Jn.4:24), về tiến tŕnh bày tỏ t́nh yêu của ḿnh ra, cũng chính là tiến tŕnh Mạc Khải Thần Linh của Thiên Chúa, Thiên Chúa đă phải thực hiện một cuộc sửa soạn kỹ lưỡng, để làm sao cho tạo vật của Ngài, theo tầm mức hữu h́nh và hữu hạn của họ, có thể nhận thức được t́nh yêu của Ngài, chấp nhận t́nh yêu của Ngài và nên một với t́nh yêu của Ngài, để từ địa vị là tạo vật vô cùng thấp hèn bất xứng, họ "được trở nên dưỡng tử của Thiên Chúa".

 

Có thể nói, trong Cụu Ước, Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho riêng dân Do Thái, cũng như, qua dân Do Thái, cho cả Các Dân Ngoại, rằng Ngài là một Thiên Chúa duy nhất và là một Thiên Chúa thánh hảo. Do đó, tinh thần của tất cả lề luật Cựu Ước được tóm gọn trong một câu bao gồm cả hai phương diện tín lư và luân lư không thể tách rời nhau như sau: "Ôi Yến Duyên, hăy nghe đây! Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất! Bởi thế, các người phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta hết ḷng, hết linh hồn và hết sức ḿnh" (Dt.6:4).

 

Nếu Thiên Chúa của Cựu Ước là một Thiên Chúa Duy Nhất  tuyệt đối thánh hảo, bằng việc ban bố lề luật thánh hóa cho dân Do Thái, qua Moisen trên núi Sinai, th́ Thiên Chúa của Tân Ước lại tỏ ra ḿnh là một Thiên Chúa Ba Ngôi vô cùng trọn lành, bằng việc ban phát "ân sủng và chân lư" (Jn.1:16) cho cả loài người, qua Đức Kitô trên đồi Golgota.

Thật vậy, Thiên Chúa Tân Ước là một Thiên Chúa Ba Ngôi vô cùng trọn lành ở chỗ, tuy Ngài là một Thiên Chúa Duy Nhất tuyệt đối thánh hảo, như Ngài đă tỏ ḿnh ra trong Cựu Ước, Ngài cũng không v́ t́nh trạng vô cùng thấp hèn bất xứng theo bản tính tự nhiên của tạo vật, nhất là v́ t́nh trạng thất sủng theo nguyên tội vô cùng ghê tởm của họ, mà xa tránh họ và không thèm đến với họ. Trái lại, "Thiên Chúa chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta ở chỗ, trong khi chúng ta c̣n là những tội nhân th́ Đức Kitô đă chết cho chúng ta" (Rm.5:8).

 

Quả thật, Thiên Chúa vô cùng trọn lành đă thiết lập giao ước với cả loài người bằng chính mạng sống Con Một của ḿnh, Đấng "đến không phải để được hầu hạ mà là để hầu hạ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mt.20:28).

 

Thế nên, không lạ ǵ, sau khi "bức màn trong cung thánh đột nhiên bị xé ra làm hai từ đầu cho tới cuối" (Mt.27:51), tượng trưng cho "tất cả những ǵ Thày đă nghe nơi Cha Thày, Thày cũng tỏ cho các con biết" (Jn.15:15), th́ lề luật yêu mến "Chúa là Thiên Chúa duy nhất" trong Cựu Ước (Dt.6:4) đă hoàn toàn xoay chiều, "từ đầu cho tới cuối", từ Thiên Chúa tới tha nhân, hoàn toàn "mới", đúng như lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly: "Thày ban cho các con một giới răn mới: đó là các con hăy yêu thương nhau. Thày yêu thương các con thế nào các con cũng hăy yêu thương nhau như vậy. Cách mà tất cả mọi người sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thày, đó là các con yêu thương nhau" (Jn.13:34-35).

 

Như thế, nếu Thiên Chúa đă thiết lập Tân Ước với Giáo Hội, và qua Giáo Hội với cả loài người, bằng việc tự hiến của Chúa Giêsu cho Giáo Hội: "Chén này là một giao ước mới trong máu Thày, máu sẽ đổ ra cho các con" (Lk.22:20), "để (các con) được thánh hóa trong chân lư" (Jn.17:19), th́ Giáo Hội cũng chỉ trung thành với Giao Ước Mới này của Thiên Chúa, khi tuân giữ mệnh lệnh của Ngài, đúng như Chúa Giêsu c̣n căn dặn các môn đệ của Người trong bữa tiệc ly: "Các con sẽ sống trong t́nh yêu của Thày, nếu các con tuân giữ mệnh lệnh của Thày... Đây là mệnh lệnh của Thày, đó là các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con... Mệnh lệnh Thày ban cho các con là các con hăy yêu thương nhau" (Jn.15:10,12,17).

 

Tuy nhiên, thực tế đă cho thấy, Dân Cựu Ước đă không hoàn toàn trung thành với giao ước Thiên Chúa đă thiết lập với ḿnh, qua việc bất tuân giữ lề luật Ngài ban thế nào, th́ Dân Tân Ước cũng thế, một cách nào đó, đă không giữ trọn "mệnh lệnh của Thày, đó là các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con", qua những cuộc phân rẽ đă xẩy ra vào năm 1054, giữa Công Giáo Tây Phương và Chính Thống Giáo Đông Phương, rồi năm 1519, giữa Công Giáo và Thệ Phản, và năm 1535 giữa Công Giáo và Anh Giáo.

 

Thế nhưng, dù Dân Cựu Ước có phân chia Nam Bắc và có bị đi đầy ở Babylon đi nữa, họ vẫn hướng về và cuối cùng đă trở về Đất Hứa để xây dựng lại Gia-Liêm, trước Lời nhập thể thế nào, Dân Tân Ước hiện nay, qua phong trào đại kết, cũng đang hướng về và t́m về Giáo Hội Rôma, để xây dựng lại cho Chúa Kitô một nhiệm thể trọn vẹn như vậy, sửa soạn nghênh đón Người (x.Rev.21:2) đến lần thứ hai.