|
“Khi địa cầu chưa sinh nở, sự khôn ngoan đă được sinh thành” Đây sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa phán: “Chúa đă tạo thành nên ta là đầu sự việc của Người, trước cả những sự việc Người đă làm rất xa xưa. Ta đă được thiết lập tự thuở đời đời, ngay tự đầu tiên, khi địa cầu chưa sinh nở. Ta đă được sinh thành khi chưa có vực sâu, khi chưa từng có những ḍng suối nước. Trước khi Chúa củng cố những ngọn núi cao, trước khi có những quả đồi, ta đă sinh ra rồi. Khi Người chưa tạo tác địa cầu, đồng ruộng, cũng chưa tạo nên hạt bụi đầu tiên của cơi trần ai. Khi Người xếp đặt muôn cơi trời, có ta ở đó, khi Người vạch ra ṿng đai trên mặt vực sâu, khi Người định chỗ cho mây trời trên cơi cao xa, và những suối nước tự vực sâu vọt lên mạnh mẽ, khi Người đặt cương giới cho biển cả để nước đừng có vượt quá cơi bờ, khi Người đặt nền tảng cho trái đất, bấy giờ ta làm việc ở sát bên Người. Và mọi ngày ta làm cho Người sung sướng, luôn luôn nhàn du ở trước nhan Người. Ta nhàn du trên quả địa cầu và gặp thấy hạnh phúc ở giữa con cái loài người”.
Lời của Chúa. Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa) Lạy Chúa, lạy Chúa chúng tôi, lạ lùng thay danh Chúa khắp nơi hoàn cầu. 1. Khi tôi ngắm cơi trời, công cuộc tay Chúa tạo ra, vầng trăng và muôn tinh tú mà Chúa tôi gầy dựng... th́ nhân loại là chi mà Chúa tôi nhớ tới? Con người là chi mà Chúa tôi để ư chăm non? 2. Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. 3. Nào chiên, nào ḅ, thôi th́ tất cả, cho tới những muôn thú ở đồng hoang, chim trời với cá đại dương, những ǵ lội khắp nẻo đường biển khơi.
“Thánh Thần ban cho chúng
ta ḷng mến Chúa” Anh em thân mến, khi được đức tin công chính hóa, chúng ta được b́nh an trong Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng cho chúng ta dùng đức tin mà tiến đến ân sủng, và đứng vững ở đó, và được hiển vinh trong niềm hy vọng vinh quang của con cái Chúa. Không những thế, chúng ta c̣n được vinh hiển trong gian nan, khi biết rằng gian nan rèn nhẫn nại, nhẫn nại rèn nhân đức, c̣n nhân đức rèn cậy trông. Nhưng cậy trông không đưa đến thất vọng, v́ ḷng mến Chúa được Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta, đổ xuống ḷng chúng ta.
Lời của Chúa. (Xin mời Cộng đoàn
đứng)
“Tất cả những ǵ Cha có,
đều là của Thầy; Thánh Thần sẽ lănh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con” Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy c̣n nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lư đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, v́ Người không tự ḿnh mà nói, nhưng Người nghe ǵ th́ sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, v́ Người sẽ lănh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những ǵ Cha có đều là của Thầy, v́ thế Thầy đă nói: “Người sẽ lănh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con”. Phúc Âm của Chúa.
"Thần học Kitô giáo tóm tắt sự thật về Thiên Chúa bằng câu diễn tả là: một bản thể duy nhất có ba ngôi".
ĐTC Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Ba Ngôi 22/5/2005
Anh Chị Em thân mến:
Hôm nay phụng vụ cử hành lễ trọng Kính Ba Ngôi Chí Thánh để nhấn mạnh rằng trong ánh sáng của mầu nhiệm vượt qua tâm điểm của vũ trụ và của lịch sử đă được hoàn toàn tỏ hiện: đó là chính Thiên Chúa, T́nh Yêu hằng hữu và vô cùng. “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), đó là lời tóm tắt toàn thể mạc khải. Và t́nh yêu bao giờ cũng là một mầu nhiệm, một thực tại vượt quá trí khôn nhưng không ngược với trí khôn; trái lại, nó c̣n thăng hóa khả năng của trí khôn nữa.
Chúa Giêsu đă mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm về Thiên Chúa. Người, Ngôi Con, đă tỏ chúng ta biết Ngôi Cha là Đấng ở trên trời, và đă ban cho chúng ta Thánh Thần, T́nh Yêu của Ngôi Cha và Ngôi Con. Thần học Kitô giáo tóm tắt sự thật về Thiên Chúa bằng câu diễn tả là: một bản thể duy nhất có ba ngôi. Thiên Chúa không đơn độc mà là hiệp thông trọn vẹn. Đó là lư do con người, h́nh ảnh Thiên Chúa, được nên trọn trong yêu thương là chân thành trao tặng bản thân ḿnh.
Chúng ta chiêm ngưỡng mầu nhiệm t́nh yêu của Thiên Chúa bằng việc tham dự một cách cao cả vào Thánh Thể chí thánh, bí tích Ḿnh Máu Chúa Kitô là hiện thực hiến tế cứu chuộc của Người. Bởi thế, hôm nay, lễ Ba Ngôi Chí Thánh, tôi hân hoan gửi lời chào đến thành phần tham dự viên hội nghị Thánh Thể của Giáo Hội Ư được khai mạc từ hôm qua ở Bari. Ở tâm điểm của năm giành kính Thánh Thể này, dân Kitô giáo qui tụ lại quanh Chúa Kitô hiện diện nơi Bí Tích Cựu Thánh là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của ḿnh. Đặc biệt là mỗi giáo xứ được kêu gọi để tái khám phá ra cái vẻ đẹp của Chúa Nhật là ngày của Chúa, ngày mà thành phần môn đệ của Chúa Kitô lập lại nơi Thánh Thể mối hiệp thông với Đấng ban ư nghĩa cho niềm vui và sự kiệt lực của họ mỗi ngày. “Chúng ta không thể sống nếu không có Chúa Nhật””, các Kitô hữu tiên khởi đă tuyên bố như thế, cho dù họ có bị thiệt mạng sống, và đây là những ǵ ngày nay chúng ta được kêu gọi để lập lại.
Với niềm hy vọng sẽ đích thân đến Bari vào Chúa Nhật tới đây để cử hành Thánh Thể, giờ đây tôi xin liên kết bản thân ḿnh một cách thiêng liêng với biến cố quan trọng này của giáo hội. Cùng nhau chúng ta xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu để những ngày thiết tha nguyện cầu và tôn thờ Chúa Kitô Thánh Thể này sẽ thắp lên nơi Giáo Hội Ư quốc một nhiệt t́nh mới tin cậy mến.
Tôi cũng xin phó thác cho Mẹ Maria tất cả mọi con em, thanh thiếu niên và giới trẻ vào lúc này đây đang Rước Lễ lần đầu hay đang chịu phép thêm sức. Với ư hướng này, giờ đây chúng ta hăy nguyện Kinh Truyền Tin, cùng Mẹ Maria sống lại mầu nhiệm Truyền Tin.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo Zenit ngày 22/5/2005
"Cha và Con trong Thánh Thần – chủ thể yêu, đối tượng yêu và t́nh yêu"
ĐTC Biển Đức XVI - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi 11/6/2006
Anh Chị Em thân mến!
Chúa Nhật này, sau Chúa Nhật Hiện Xuống, chúng ta cử hành Lễ Trọng Thiên Chúa Ba Ngôi.
Nhờ Thánh Linh, Đấng giúp chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu và hướng dẫn chúng ta vào tất cả sự thật (John 14:26; 16:13), thành phần tín hữu có thể biết được thâm cung của chính Thiên Chúa, khám phá ra rằng Ngài không phải là Đấng vô cùng cô đơn mà là mối hiệp thông ánh sáng và t́nh yêu, là sự sống được trao ban và nhận lănh bằng một cuộc trao đổi vĩnh hằng, như Thánh Âu Quốc Tinh nói, giữa Cha và Con trong Thánh Thần – chủ thể yêu, đối tượng yêu và t́nh yêu.
Vậy không ai có thể thấy được Thiên Chúa mà chính Ngài tỏ ḿnh ra để cùng với Tông Đồ Gioan chúng ta có thể khẳng định rằng ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’ (!Jn 4:8,16), ‘chúng ta nhận biết và tin tưởng t́nh Thiên Chúa yêu thương đối với chúng ta’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là T́nh Yêu, đoạn 1; x. 1Jn 4:16).
Ai gặp được Chúa Kitô và đi sâu vào mối liên hệ thân thiết với Người th́ được hiệp thông với Ba Ngôi nơi linh hồn của ḿnh, đúng như lời Chúa Giêsu hứa với các môn đệ của Người rằng: ‘Nếu ai yêu mến Thày th́ sẽ giữ lời Thày, và Cha Thày sẽ yêu họ, rồi Chúng Ta sẽ đến với họ và lập cư nơi họ’ (Jn 14:23).
Đối với người có đức tin th́ toàn thể vũ trụ này đều nói về Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi. Từ không gian mêng mông tinh tú tới các phân tử vi kính, tất cả những ǵ hiện hữu đều qui về hữu thể là Đấng thông đạt ḿnh ra nơi tính cách đa bội và đa diện của các yếu tố, như nơi một bản hợp ca vĩ đại.
Tất cả mọi hữu thể đều được sắp xếp theo một cơ cấu ḥa hợp nhau, chúng ta có thể gọi một cách tương tự là ‘t́nh yêu’. Thế nhưng, chỉ có nơi con người, một hữu thể tự do và hữu tri, cơ cấu này mới trở thành một t́nh yêu linh thiêng, hữu trách, như một đáp ứng với Thiên Chúa cũng như với tha nhân của họ bằng việc trao ban bản thân ḿnh. Nơi t́nh yêu này, nhân loại t́m thấy được sự thật và hạnh phúc của ḿnh.
Trong số những sánh ví khác nhau về mầu nhiệm bất khả xóa mở của Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi, một mầu nhiệm tín hữu có khả năng nhận thấy, tôi xin đề cập tới gia đ́nh. Gia đ́nh được gọi là một cộng đồng yêu thương và sự sống, một cộng đồng ḥa hợp các khác biệt để trở thành một ‘dụ ngôn của mối hiệp thông’.
Kiệt tác của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa tất cả mọi tạo vật đó là Đức Trinh Nữ Maria: Nơi tâm hồn khiêm tốn của Mẹ đầy tin tưởng nơi Thiên Chúa, Ngài đă sửa soạn một nơi cư ngụ xứng đáng cho chính ḿnh Ngài, để hoàn tất mầu nhiệm cứu độ của Ngài. T́nh yêu thần linh t́m thấy nơi Mẹ sự tương ứng trọn hảo, và Người Con duy nhất đă làm người trong ḷng Mẹ. Bằng ḷng tin tưởng của người con cái, chúng ta hăy hướng về Mẹ Maria, để, nhờ sự trợ giúp của Mẹ, chúng ta mới có thể tiến bộ trong yêu thương và mới làm cho cuộc đời của chúng ta trở thành bài ca chúc tụng Chúa Cha, nơi Chúa Con trong Thánh Thần.
ÁNH SÁNG, QUANG VINH
VÀ ÂN SỦNG NƠI VÀ TỪ BA NGÔI THIÊN CHÚA
(Thánh giám mục Athanasius: Ep. 1
ad Serapionem 28-30: PG 26, 594-595, 599)
Viết cho Kitô hữu giáo đoàn
Côrintô về những vần đề thiêng liêng, Thánh Phaolô đă vẽ lại tất cả thực tại, kể
từ thực tại một Thiên Chúa duy nhất là Cha, mà rằng: Vậy có nhiều tặng ân khác
nhau, nhưng có cùng một Thần Linh; có nhiều tác vụ khác nhau, song có cùng một
Chúa; và có nhiều việc làm khác nhau song có cùng một Thiên Chúa là Đấng tác
động tất cả các việc ấy trong hết mọi người.
Ngay cả các tặng ân Thần Linh ban
phát cho cá nhân con người cũng được Chúa Cha ban cho nơi Ngôi Lời. V́ tất cả
mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng thuộc về Chúa Con, do đó, những ân sủng Con ban
phát trong Thần Linh cũng thực sự là những tặng ân của Cha. Tương tự như thế,
Thần Linh ngự trong chúng ta, th́ Lời là Đấng ban Thần Linh cũng ở trong chúng
ta, mà Cha lại hiện hiện nơi Lời. Đó là ư nghĩa của lời Chúa Kitô phán: Cha Thày
và Thày sẽ đến với họ mà lập cư nơi họ. V́ đâu có ánh sáng, đó có rạng ngời; và
đâu có rạng ngời, đó cũng có quyền năng và ân sủng rọi chiếu như vậy. Đó cũng là giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư thứ hai Ngài viết gửi cho Giáo Đoàn Côrintô: Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, t́nh yêu của Chúa Cha và sự thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. V́ ân sủng và tặng ân của Ba Ngôi Thiên Chúa được Chúa Cha ban cho nơi Con trong Thánh Thần. Như ân sủng được ban tặng từ Chúa Cha nơi Con thế nào, th́ việc thông truyền ân sủng cho chúng ta cũng chỉ được thực hiện trong Chúa Thánh Thần như vậy. Thế nhưng, khi chúng ta được thông phần Thần Linh, th́ chúng ta cũng có t́nh yêu của Cha, ân sủng của Con và sự hiệp thông của chính Thánh Thần vậy.
Con Người là Dụ Ngôn Về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Theo Phụng Niên của Giáo Hội, Lễ Trọng Kính Thiên Chúa Ba Ngôi hôm nay được Giáo hội sắp xếp vào tuần thứ hai của Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, ngay sau tuần Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Lễ Trọng Kính Thiên Chúa Ba Ngôi được Giáo Hội cử hành ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống như thế thật là hợp t́nh hợp lư, v́ biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là biến cố cho thấy Ngôi Ba Thiên Chúa là Ngôi Vị cuối cùng trong Ba Ngôi tỏ ḿnh ra, sau khi Ngôi Hai đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người vào thời của Người, “thời sau hết” (Heb 1:2), “thời viên trọn” (Gal 4:4) cũng như sau khi Ngôi Cha đă tỏ Danh Ngài ra qua Moisen cho dân Do Thái trong thời Cựu Ước (x Ex 3:14).
Tuy Giáo Hội không cử hành Lễ Trọng Kính Thiên Chúa Ba Ngôi trọng thể như Đại Lễ Giáng Sinh hay Đại Lễ Phục Sinh về phương diện phụng vụ, thế nhưng, về phương diện tín lư và tu đức, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao trọng nhất và siêu việt nhất. Nếu trong Cựu Ước Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra là một Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất, một thực tại chi phối toàn diện Lịch Sử Cứu Rỗi thời Cựu Ước, th́ trong thời Tân Ước, Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất này lại tỏ ḿnh ra là một Vị Thiên Chúa Ba Ngôi. Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi tuy được mạc khải sau Mầu Nhiệm Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất nhưng lại là tuyệt đỉnh của tất cả Mạc Khải Thần Linh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Bởi v́, Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất trong thời Cựu Ước ấy cũng chính là Vị Thiên Chúa Ba Ngôi của thời Tân Ước, Vị Thiên Chúa tỏ hết ḿnh ra nơi Con của Ḿnh là Lời Nhập Thể bằng Quyền Phép Thánh Linh. Đó là tất cả ư nghĩa của bài Phúc Âm theo Thánh Gioan Năm C hôm nay: “Tất cả những ǵ Cha có đều ở nơi Thày, bởi thế Thày mới nói những ǵ Ngài truyền đạt cho các con Ngài đều lấy từ nơi Thày”. Vậy chúng ta hăy cùng nhau suy niệm câu Phúc Âm mạc khải về hoạt động ngoại tại này của Chúa Ba Ngôi.
Trước hết, “những ǵ Ngài thông đạt cho các con Ngài đều lấy từ nơi Thày” đây là ǵ, nếu không phải là “những ǵ Cha có”? Mà “những ǵ Cha có” đây là ǵ, nếu không phải, như Chúa Kitô khẳng định, “đều ở nơi Thày” hay “đều thuộc về Thày” hoặc “đều là của Thày”, tùy theo bản dịch. Theo tôi, cả câu Phúc Âm “Tất cả những ǵ Cha có đều ở nơi Thày, bởi thế Thày mới nói những ǵ Ngài thông đạt cho các con Ngài đều lấy từ nơi Thày”, và riêng câu “tất cả những ǵ Cha có đều ở nơi Thày” đây là cốt lơi của tất cả mạc khải về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi v́, qua câu “tất cả những ǵ Cha có đều ở nơi Thày” này, Chúa Kitô muốn mạc khải cho chúng ta thấy rằng: Người chính là bản thân của Cha, đúng như Thánh Phaolô xác tín và tuyên xưng trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái đoạn 1 câu 3: “Người Con này là phản ánh vinh hiển Cha, là hiện thân đích thực của hữu thể Cha”. Chính Chúa Kitô đă minh định trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 10 câu 30: “Cha và Ta là một”, đến nỗi, Người c̣n đoan quyết cũng trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 9: “ai thấy Thày là thấy Cha”.
Thế nhưng, dù con người có được Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất mạc khải cho biết chính bản thân Ngài là ai và như thế nào qua Con Ngài Nhập Thể và Tử Giá, tự ḿnh, con người vẫn không thể nào thấu hiểu được Mạc Khải Thần Linh tự bản chất vô cùng cao cả và có tính cách vô cùng lạ lùng không thể tin được này đối với tâm trí thấp hèn và hạn hẹp của con người. Do đó, Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất đă tỏ hết ḿnh ra nơi Con Ḿnh như thế mới cần phải sai đến cùng con người “một Đấng Phù Trợ khác” (Jn 14:16), “Ngài là Thần Chân Lư” (Jn 16:13), “Vị Thần Linh thấu suốt mọi sự, kể cả những sự sâu nhiệm nơi Thiên Chúa”, như Thánh Phaolô xác tín trong Thư Một gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 2 câu 10. Như thế, sứ vụ của Thánh Linh được sai đến là để giúp con người nhận biết Thiên Chúa như chính Ngài biết Ngài, đúng như Chúa Kitô minh xác về sứ vụ của Vị Thiên Chúa Ngôi Ba này, là để “thông đạt cho các con những ǵ Ngài lấy từ Thày” hay “những ǵ Cha có ở nơi Thày”, tức là làm cho chúng ta thực sự và hoàn toàn theo khả năng hữu hạn tạo vật của ḿnh “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3).
Như thế phải chăng một khi chúng ta “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” như thế là chúng ta thấu triệt được tất cả Mạc Khải Thần Linh, hay nói cách khác, thấu triệt được Thực Tại Thiên Chúa?
Đúng thế, nếu theo lời Chúa Giêsu mạc khải trong Lời Nguyện Tiệc Ly đoạn 17 câu 3, “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô”, th́ một khi chúng ta nhờ Thánh Thần để có thể nhận biết Chân Lư Tối Thượng này, tức là chúng ta đă có một Kiến Thức Thần Linh như Thiên Chúa, hay nói cách khác, tức là chúng ta biết Thiên Chúa như chính Ngài biết Ngài. Mà “nhận biết” đây hay Kiến Thức Thần Linh đây là chính “sự sống”, v́ “Sự sống đời đời là nhận biết”, do đó, Thánh Linh đây, Đấng là Tâm Linh nơi Thiên Chúa, là Ư Thức nơi Thiên Chúa, quả thật mới là Đấng làm cho chúng ta “nhận biết”, hay ban cho chúng ta Kiến Thức Thần Linh, tức là làm cho chúng ta được sự sống, Sự Sống Thần Linh của Thiên Chúa. “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” chính là ở chỗ này.
Thật vậy, Sự Sống Thần Linh đây chính là Sự Sống nơi Thiên Chúa. Mà Sự Sống nơi Thiên Chúa đây là ǵ, nếu không phải là Thực Tại Thiên Chúa Nhận Biết Ḿnh Ngài hay Thiên Chúa Ư Thức Bản Thân. Nếu Thiên Chúa không biết ḿnh ngay từ đời đời cho đến đời đời th́ Ngài không phải là Thiên Chúa, không phải là Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu, Toàn Hữu, Hiện Hữu. Không phải hay sao, chỉ có tạo vật vô tri, mới không biết ḿnh. Kể cả tạo vật có sự sống thể lư đi nữa, như cây cỏ thuộc loài thực vật và muông chim cầm thú thuộc loài động vật, cũng không biết ḿnh. Trong “muôn vật hữu h́nh” được Thiên Chúa dựng nên trên “đất” thế gian chỉ có loài người mới có khả năng biết ḿnh mà thôi. Khả năng biết ḿnh đó chính là tâm linh của họ. Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù con người có tâm linh để biết ḿnh, song họ cũng không biết ḿnh ngay khi vừa được thụ thai trong ḷng mẹ, tức vừa hiện hữu trên đời. Trái lại, dù có thể biết được bản thân ḿnh đi nữa, thế nhưng, cho tới chết, họ vẫn không thể nào thấu triệt được bản thân ḿnh, tức vẫn không hoàn toàn biết hết về ḿnh. Đó là lư do cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời, con người vẫn có thể lầm lỗi, vấp phạm, hay vẫn không biết ḿnh đă lầm lỗi, vấp phạm mà ăn năn thống hối, nghĩa là, nếu không có ơn trên trợ giúp, hay nói đúng hơn, nếu không có “Đấng Phù Trợ khác” là Thánh Thần Thiên Chúa ở với, con người vĩnh viễn sẽ không nhận ra Chân Lư mà trở về với Đấng Tối Cao, tức vẫn không biết ḿnh, hay nói cách khác, vẫn ở trong sự chết. Một tử thi vô hồn không biết ǵ nữa chính là h́nh ảnh của con người chết về tâm linh, hoàn toàn và vĩnh viễn không biết ḿnh.
Trái lại, Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan đoạn 1 câu 5 đă công bố: “Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không có tối tăm”. Nghĩa là Thiên Chúa là hiện hữu, trong Ngài không có sự chết, không có vô tri, đúng như Ngài đă mạc khải Danh Ngài cho Moisen trong sách Xuất Hành ở đoạn 3 câu 14 “Ta là Đấng Hiện Hữu”. Đúng thế, “Hiện Hữu” chính là Bản Tính Thần Linh của Thiên Chúa, đồng thời cũng là Sự Sống Thần Linh nơi Thiên Chúa. Mà Sự Sống Thần Linh nơi Thiên Chúa, như trên đă xác tín, chính là Thực Tại Thiên Chúa Nhận Biết Ḿnh Ngài hay Thiên Chúa Ư Thức Bản Thân. Sáu chữ “Thiên Chúa Ư Thức Bản Thân” đây là câu nói có thể tạm tóm gọn Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. “Thiên Chúa” đây hiểu là Ngôi Cha, như Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 245 giải thích: “Giáo Hội nh́n nhận Ngôi Cha như là ‘nguồn gốc của tất cả thần tính”; “Bản Thân” đây hiểu là Ngôi Con, v́ như trên đă trích lời Con tuyên bố: “Ai thấy Thày là thấy Cha”; và “Ư Thức” đây hiểu là Ngôi Ba, v́ “Ngài là Thần Linh Chân Lư” như Chúa Kitô đă mạc khải trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 14 câu 17 và đoạn 16 câu 13, một “Thần Linh Chân Lư” cho thấy cả Ngôi Cha lẫn Ngôi Con, nên Ngài cũng chính là T́nh Hiệp Thông giữa Ngôi Cha và Ngôi Con.
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hay nói rơ hơn, Mầu Nhiệm Sự Sống Thần Linh nơi Thiên Chúa, cũng là Thực Tại Thiên Chúa Ư Thức Bản Thân, hay Thực Tại Thiên Chúa Hiệp Thông Nên Một này thật ra đă được mạc khải ngay từ ban đầu, ngay từ khi Thiên Chúa thực hiện dự định “Chúng ta hăy dựng nên con người giống h́nh ảnh chúng ta và tương tự như chúng ta”, một dự định được Sách Khởi Nguyên ghi nhận ở đoạn 1 câu 26. Con người được Thiên Chúa dựng nên theo h́nh ảnh Ngài đây là ǵ, nếu không phải là “Ngài đă dựng nên họ có nam có nữ”, một mạc khải cũng được ghi nhận trong cùng Sách Khởi Nguyên ở đoạn 1 câu 27. Và Thiên Chúa đă dựng nên con người tương tự như Ngài đây như thế nào, nếu không phải có tâm linh, tức có khả năng nhận biết. Đó là lư do, ngay sau khi tỉnh dậy từ một giấc ngủ say, Adong đă nhận ngay ra bản thân ḿnh là Evà qua câu nói đầu tiên mở màn cho lịch sử xă hội loài người: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”, như được Sách Khởi Nguyên ghi nhận ở đoạn 2 câu 23.
Vâng, theo tôi, con người chúng ta chính là dụ ngôn Thiên Chúa muốn dùng để diễn tả Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của Ngài. Thật vậy, nếu đức tin dạy chúng ta rằng Thiên Chúa có Ba Ngôi, và Ngôi nào cũng là Thiên Chúa, song chỉ có một Thiên Chúa Duy Nhất chứ không phải là Ba Thiên Chúa, th́ mầu nhiệm đức tin này đă được Thiên Chúa tỏ cho thấy một phần nào nơi Mầu Nhiệm Con Người, một thụ tạo duy nhất được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa.
Đúng thế, nếu Ngôi Con được nhiệm sinh từ Ngôi Cha và cũng là Thiên Chúa thật thế nào, th́ Evà cũng từ Adong mà có, và cũng là một con người thật như vậy. Rồi nếu Thánh Thần “bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra”, Ngài cũng là Thiên Chúa thế nào, th́ từ Adong cũng xuất phát một ư thức nhận biết Evà rồi cả hai nên một xác thịt, một con người như thế. Tóm lại, nếu chỉ có một Thiên Chúa duy nhất thế nào th́ đầu tiên cũng chỉ có một con người duy nhất như vậy; thứ đến, nếu Thiên Chúa Duy Nhất ấy là chính Ngôi Cha th́ con người duy nhất đầu tiên ấy là chính Adong; rồi từ Ngôi Cha sinh ra Ngôi Con cũng là Thiên Chúa có cùng một bản tính như Ngôi Cha thế nào, th́ từ Adong cũng phát sinh ra Evà cũng là con người có cùng bản tính như Adong như vậy; sau hết, bởi Chúa Cha và Chúa Con đă xuất phát Thánh Thần cũng là Thiên Chúa có cùng một bản tính như Ngôi Cha và Ngôi Con thế nào, th́ Adong và Evà cũng nên một xác thịt như một con người như vậy.
Ôi, được phản ánh Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như thế, thân phận con người nhân loại chúng ta nói chung cao cả biết bao, và ơn gọi hôn nhân của chúng ta nói riêng trọng đại biết mấy! Thế nhưng, chúng ta đă sống thân phận làm người và ơn gọi hôn nhân của chúng ta như thế nào để phản ảnh Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|