CHÚA NHẬT II PHỤC SINH




BÀI ĐỌC I: Act 5:12-16

“Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salomon; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chơng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngă trên ai trong họ, th́ kẻ ấy khỏi bệnh. Đông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám, mọi người đều được chữa lành.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở.

1.      Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi nhà Aaron, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi những người tôn sợ Chúa, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”.

2.      Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng tôi. Đây là ngày Chúa đă thực hiện, nên chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.

3.      Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ, thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, từ nhà Chúa, chúng tôi cầu chúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đă soi sáng chúng tôi.


BÀI ĐỌC II: Apoc 1:9-11a, 12-13, 17-19

Ta đă chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời”
Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Đức Giêsu Kitô, tôi đă ở đảo Patmô v́ lời Chúa và v́ làm chứng Đức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: “Hăy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á”. Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó, tôi thấy một Đấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngă xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: “Đừng sợ, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, Ta là Đấng hằng sống; Ta đă chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ ch́a khóa sự chết và địa ngục. Vậy hăy viết những ǵ người đă thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau nầy”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:19-31

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”
Tin Mừng Chúa Giêsu theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đă nói với ông rằng: “Chúng tôi đă xem thấy Chúa”. Nhưng ông đă nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nh́n thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, th́ tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “B́nh an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hăy xỏ ngón tay con vào đây, và hăy xem tay Thầy; hăy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng ḷng, nhưng hăy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. Chúa Giêsu c̣n làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đă được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay

 

2 Lời Tuyên Xưng vào 1 Đấng Tử Nạn Phục Sinh

  

“Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”

 

Theo Phụng Vụ, Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh hôm nay đây, dù thuộc chu kỳ Năm A, B hay C, cũng đều đọc bài Phúc Âm của Thánh Gioan, chứ không phải của Thánh Luca như chu kỳ Năm C hiện nay. Tại sao? Tại v́, hôm nay là đúng 8 ngày sau Chúa Nhật Phục Sinh tuần trước, mà chỉ duy nhất có bài Phúc Âm của Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Thứ Hai hôm nay đây mới nói đến sự kiện “tám ngày sau” này, tức là sự kiện Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ, trong đó có cả tông đồ Tôma, vị đă vắng mặt trong lần Người hiện ra trong chính ngày Người sống lại từ trong cơi chết.

 

Để thấy được sự liên tục giữa hai lần hiện ra này, Giáo Hội đă cho đọc lại cả việc Chúa Kitô hiện ra lần trước, lần mà Chúa Kitô khi hiện ra đă cho các tông đồ “xem tay và cạnh sườn của Người”, cũng là lần tông đồ Tôma vắng mặt song khi được mọi người cho biết Thày đă sống lại th́ tuyên bố không tin, trừ phi vị tông đồ Tôma này “được thọc ngón tay vào lỗ tay và thọc bàn tay vào cạnh sườn của Người”, Đấng thực sự đă đáp lại thách đố của Tôma vào lần hiện ra tám ngày sau, như Phúc Âm thuật lại cho chúng ta thấy hôm nay đây, để làm cho Tôma phải nghẹn ngào thốt lên những lời tuyên xưng ngắn gọn song vô cùng quan trọng và tuyệt vời này: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”.

 

Câu tuyên xưng này nghĩa là ǵ? Tại sao tông đồ Tôma lại không đ̣i một dấu chứng nào khác để tin mà chỉ muốn chạm đến dấu vết tử nạn của Thày? Tại sao ngài lại có thể cứng ḷng tin đến nỗi dám phủ nhận tất cả mọi điều được hết mọi tông đồ khác chứng thực về những ǵ các ngài đă tận mắt chứng kiến, nghĩa là, một cách gián tiếp, vị tông đồ cứng ḷng tin này chẳng những cho tất cả các tông đồ khác là nói dối, là làm chứng dối, là đánh lừa ḿnh, mà c̣n cho cả chính Chúa Kitô Thày ḿnh, Vị đă hiện ra với các vị tông đồ kia chỉ là Kitô giả, là trá h́nh mà thôi? Vị tông đồ cứng ḷng này quả thực, cho dù là vô thức, đă phạm một trọng tội, chẳng những trọng phạm đến các đồng bạn của ḿnh mà c̣n đến cả Vị Thày của ḿnh nữa!

 

Trước hết, câu tuyên xưng của tông đồ Tôma “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” nghĩa là ǵ? Và tại sao tông đồ Tôma lại không đ̣i một dấu chứng nào khác để tin mà chỉ muốn chạm đến dấu vết tử nạn của Thày? Thật ra, hai vấn nạn này hoàn toàn liên hệ mất thiết với nhau, chỉ cần hiểu được một trong hai là mọi sự được sáng tỏ. Đúng thế, chính v́ tông đồ Tôma không thể nào tin được Thày ḿnh đă thực sự bị đóng đanh trên thập giá, đă hoàn toàn chết đi và bị chôn táng trong mồ, lại có thể tự ḿnh cải tử hoàn sinh, một chuyện chưa hề xẩy ra trên thế gian này từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế. Cho dù khi c̣n ở với Thày, tông đồ Tôma cùng với các vị tông đồ khác đă được Thày tiên báo cho biết trước ba lần về việc Người bị tử nạn rồi sau ba ngày sẽ phục sinh, tất cả mọi tông đồ, nhất là vị tông đồ Tôma vốn có tâm trạng lúc nào cũng tỏ ra thắc mắc này vẫn không hiểu ǵ. Thế nhưng, cho đến khi có dịp để hiểu được sự thật trước mắt, đó là lúc Thày sống lại từ trong cơi chết và hiện ra cho các vị thấy Người, bằng cách tỏ cho các vị thấy “dấu tay và cạnh sườn Người”, th́ rất tiếc tông đồ Tôma này lại không có mặt.

Đúng thế, các dấu vết tử giá của Chúa Kitô, đối với các tông đồ, thành phần đă bỏ Thày khi Người bị bắt, thậm chí người làm đầu trong các vị c̣n chối Thày khi Thày đang bị tra vấn tại dinh Thượng Tế, là chứng cớ hùng hồn và hiển nhiên nhất đối với các vị, cho thấy Thày thực sự đă tử nạn và phục sinh đúng như lời Người đă tiên báo. Hai tên tử tội cùng bị đóng đanh với Chúa Kitô có hiện về, hay ma quỉ có mặc lấy h́nh thù của họ để hiện ra với các vị, th́ h́nh thù của họ cũng chỉ có dấu đinh ở chân và tay thôi, chứ không thể nào có dấu đanh ở cạnh sườn của họ!

 

V́ dấu tay và cạnh sườn của Chúa Kitô là dấu chứng phục sinh duy nhất như thế mà tông đồ Tôma đ̣i phải chạm tới mới tin, chứ không cần một dấu chứng nào khác. Và khi được Thày tỏ cho thấy những dấu chứng ấy, vị tông đồ này mới há hốc miệng ra mà thốt lên: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”. Thế nhưng, tại sao tông đồ Tôma không tuyên xưng: “Lạy Thày, con tin Thày đă phục sinh như Thày đă tiên phán”, mà lại tuyên xưng như vậy? Bởi v́, không phải chúng ta tin vào biến cố phục sinh cho bằng tin vào chính Đấng Phục Sinh. V́ phục sinh là biến cố Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Nhập Thể, thực hiện để chứng tỏ Người là Thiên Chúa thật, không ǵ có thể làm ǵ được Người, kể cả tội lỗi và sự chết là những ǵ thuộc về thân phận của con người đă bị hư đi theo nguyên tội, những ǵ Người đă chiến thắng bằng “quyền toàn năng trên trời dưới đất” của Người, như Người phán với các tông đồ trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 28, câu 18.

 

Như thế, khi tuyên xưng “lạy Chúa tôi”, tông đồ Tôma muốn nói đến quyền toàn năng của Thày ḿnh, của Vị Thày bị tử nạn song đă phục sinh, đă chiến thắng sự chết, đă được “toàn quyền (làm chủ mọi sự) trên trời dưới đất”; và khi tuyên xưng “lạy Thiên Chúa tôi” liền ngay sau đó người tông đồ ấy chân nhận Vị Chúa này, về bản tính, chính là Thiên Chúa, v́ nếu chỉ thuần túy là một con người, chứ không phải là Thiên Chúa, Ngài không thể nào sống lại. Vậy, Đấng khi c̣n sống được tông đồ Phêrô tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, th́ sau khi sống lại, Người chứng tỏ Người chính là “Chúa”, là “Thiên Chúa”, Vị Thiên Chúa Nhập Thể đă hóa thân làm người thấp hèn như chúng ta, để nhân tính của chúng ta được hiển linh cao trọng khi Người sống lại từ trong cơi chết, một nhân tính với thân xác tử nạn song phục sinh, như bụi gai bốc lửa song không bị thiêu rụi vậy. Ôi thân phận loài người. Ôi Tin Mừng Phục Sinh! Alleluia, hăy vui lên quí vị ơi!

 

“Ôi Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa”

 

Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh hôm nay đây cũng là Lễ Kính Chúa T́nh Thương? Lễ này có được Giáo Hội chính thức thiết lập hay chưa? Nếu rồi th́ Giáo Hội đă thiết lập từ bao giờ? Nhất là, nếu đă thực sự thiết lập, th́ tại sao Giáo Hội lại thiết lập lễ này vào Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh, mà không vào một ngày nào khác, như vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa thường được Giáo Hội cử hành vào Tháng Sáu hằng năm, Tháng Thánh Tâm Chúa?

 

Thật vậy, Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh hôm nay cũng là Lễ Kính Chúa T́nh Thương, một lễ được Giáo Hội chính thức thiết lập từ năm Năm Thánh 2000, sau khi ĐTC Gioan Phaolô phong hiển thánh cho nữ tu Faustina người Balan này, vị thánh đầu tiên của tân thiên kỷ thứ ba. Trong bài giảng phong thánh cho chị ngày 30/4/2000, ĐTC đă nhận định thế này:

 

·        “Thật vậy, Chúa Kitô đă gửi gấm sứ điệp t́nh thương cho chị vào ngay giữa Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai” (L’Osservatore Romano ấn bản Anh Ngữ, 3/5/2000).

 

Và liền ngay sau đó, ĐTC đă nhắc lại một trong những điều quan trọng Chúa Giêsu đă tỏ cho chị liên quan đến điều kiện ḥa b́nh như thế:

 

·        “Nhân loại sẽ không thể nào t́m thấy b́nh an cho đến khi họ tin tưởng quay về với t́nh thương thần linh”.

 

Đó là lư do, Chúa Giêsu đă xin chị Faustina thực hiện 4 điều đặc biệt liên quan đến Chúa T́nh Thương:

1.      Phổ biến bức ảnh Chúa T́nh Thương, bức ảnh Cạnh Sườn Chúa chiếu xuống hai tia sáng đỏ và trắng, ám chỉ, như Chúa cho chị biết, “máu và nước” chảy ra từ cạnh sườn Người trên cây thập giá, bức ảnh có hàng chữ phía cuối: “Ôi Giêsu, con tin nơi Chúa”;

 

2.      Lần chuỗi Thương Xót;

 

3.      Kính giờ tử nạn của Chúa hằng ngày vào lúc ba giờ chiều;

 

4.      Xin Giáo Quyền thiết lập lễ kính Chúa T́nh Thương vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh.

 

Giáo Hội thực sự đă thiết lập lễ Chúa T́nh Thương này vào ngày 5/5/2000, qua sắc lệnh của Thánh Bộ Phượng Tự, với những lời đặc biệt như sau:

 

·        “Trong thời đại của chúng ta đây, Kitô hữu ở nhiều phần đất trên thế giới muốn chúc tụng t́nh thương Chúa bằng việc phụng tự thần linh, nhất là bằng việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua, một cử hành thể hiện ḷng nhân ái của Thiên Chúa. Để đáp ứng ước muốn này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă ân cần ấn định rằng, ‘Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh’ trong Sách Lễ Rôma sẽ có phụ đề là Chúa Nhật Chúa T́nh Thương” (L’Osservatore Romano ấn bản Anh Ngữ, 31/5/2000).

 

C̣n lư do tại sao Chúa chọn Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh, tôi đă đọc kỹ cuốn Nhật Kư của chị, song không thấy chỗ nào Chúa chính thức và hiển nhiên nói đến vấn đề này cả. Tuy nhiên, theo thiển ư của tôi, sở dĩ Chúa chọn ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh này làm Lễ Chúa T́nh Thương là v́ ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay có ba chi tiết hợp với những ǵ Chúa đă tỏ ra cho chị Thánh Faustina về Ḷng Thương Xót Chúa như sau.

 

Chi tiết thứ nhất ở ngay phần đầu của bài Phúc Âm, về việc Chúa Giêsu thở hơi trên các tông đồ để các vị nhận lấy Thánh Linh, nhờ đó các vị có quyền năng tha tội lỗi cho con người yếu đuối, vị Thánh Linh được ĐTC nhắc đến trong bài giảng phong thánh cho chị Faustina như sau:

 

·        “Chúa Kitô đă tuôn đổ t́nh thương này xuống trên nhân loại qua việc sai Thần Linh, Đấng trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Ngôi T́nh Yêu… Nhân loại phải được Thần Linh do Chúa Kitô Phục Sinh ban cho chạm tới và thấm nhập. Chính Thần Linh là Đấng chữa lành các thương tích của con tim, phá đổ các chướng ngại làm chúng ta tách khỏi Thiên Chúa và với nhau, đồng thời cũng phục hồi cho chúng ta niềm vui hoan hưởng t́nh yêu của Chúa Cha và của mối hiệp nhất huynh đệ”.

 

Chi tiết thứ hai cũng ở ngay phần đầu của Bài Phúc Âm, về việc Chúa Kitô tỏ cạnh sườn của Người ra cho các tông đồ, một việc được tái họa nơi Bức Ảnh Chúa T́nh Thương là bức ảnh có hai luồng sáng đỏ và trắng chiếu xuống.

 

Và chi tiết thứ ba ở phần thứ hai của bài Phúc Âm, phần Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ tám ngày sau, phần về việc tông đồ Tôma tuyên xưng ḷng tin tưởng vào Chúa, một niềm tin Chúa cần thấy nơi loài người chúng ta để cứu độ chúng ta, một niềm tin Người muốn viết ở dưới cuối Bức Ảnh Chúa T́nh Thương: “Ôi Giêsu, con tin nơi Chúa”.

 

Đó là lư do có thể cho thấy thích hợp tại sao Chúa Giêsu đă chọn Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh làm Lễ Chúa T́nh Thương, một lư do trực tiếp liên quan đến chung Bức Ảnh Chúa T́nh Thương. Chính v́ sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh tỏ cạnh sườn của Người ra cho các tông đồ thấy, như được Phúc Âm hôm nay thuật lại, một sự kiện được tái họa trong Bức Ảnh Chúa T́nh Thương với hai tia sáng tỏa ra từ cạnh sườn Chúa tỏa xuống, đă làm người ta, những ai đă đọc Nhật Kư của chị Thánh Faustina, nghĩ đến những ǵ Chúa Giêsu cũng đă tỏ cho chị, trong cùng câu Người nói với chị về việc nhân loại chỉ t́m thấy b́nh an nếu quay về với t́nh thương của Người, câu nói đă được ĐTC trích lại trong bài giảng phong thánh cho chị như vừa được trích lại trên đây.

 

Thật vậy, câu nói đó là câu liên quan đến các dấu thánh ở chân tay Người, nhưng lại là câu cũng liên quan đến ngày cùng tháng tận của nhân loại và của vũ trụ này, như sau:

 

·        “Trước khi Cha đến như một Quan Án công minh, th́ Cha đến như Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này, đó là, bấy giờ tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm toàn thể  mặt đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng một cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng một thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”.

 

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL

 

“Chúng ta cần quyết định bước tới với Chúa Giêsu như Người Con Hoang Đàng đă làm, khi hắn trở về cả bên trong lẫn bên ngoài với cha của hắn”.

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật IV Mùa Chay 18/3/2007 tại Nguyện Đường Cha Thương Xót ở Nhà Tù Thiếu Niên Casal Del Marmo ở Rôma

 

Anh Chị Em thân mến,

Các em Trai Gái thân mến,

 

Tôi mong muốn đến đây để thăm viếng anh chị em, và thời điểm quan trọng nhất của cuộc chúng ta gặp gỡ là Thánh Lễ, nơi tặng ân yêu thương của Thiên Chúa được tái diễn, một t́nh yêu làm cho chúng ta cảm thấy ủi an và ban cho chúng ta an b́nh, nhất là trong những lúc khó khăn của cuộc sống.

 

Trong bầu không khí nguyện cầu này, tôi muốn gửi lời chào tới từng người trong anh chị em: tới Ông Clemente Mastella, Bộ Trưởng Công Lư, vị tôi xin đặc biệt ‘cám ơn’; tới Bà Meĺta Cavallo, Thủ Trưởng Công Lư Đặc Trách Thiếu Niên, tới các vị Thẩm Quyền khác là những vị đă lên tiếng nói, tới những vị có trách nhiệm, tới những hành sự viên, các thày cô và nhân viên của trại cải huấn thiếu niên này, tới các t́nh nguyện viên, tới họ hàng thân thuộc của anh chị em và tới hết mọi người hiện diện nơi đây.

 

Tôi gửi lời chào ĐHY Tổng Đại Diện và Đức Giám Mục phụ tá Benedetto Tùzia. Tôi đặc biệt chào các Đức Ông Giorgio Caniato, Tổng Thanh Tra Viên của Văn Pḥng Tuyên Úy Các Nhà Tù, và vị Tuyên  Úy của anh chị em, người tôi cám ơn về những bày tỏ cảm mến của anh chị em mở đầu Thánh Lễ.

 

Trong việc cử hành Thánh Thể, chính Chúa Kitô hiện diện giữa chúng ta; thật vậy, c̣n hơn thế nữa: Người đến soi sáng chúng ta bằng giáo huấn của Người – nơi Phụng Vụ Lời Chúa – và nuôi dưỡng chúng ta bằng Ḿnh Máu của Người – nơi Phụng Vụ Thánh Thể và nơi việc Hiệp Lễ.

 

Như thế là Người đến để dạy chúng ta yêu thương, làm cho chúng ta có khả năng yêu thương nhờ đó có khả năng sống động. Thế nhưng, có lẽ anh chị em sẽ nói rằng yêu thương một cách nghiêm chỉnh và sống đàng hoàng th́ khó khăn biết bao! Đâu là cái bí mật của yêu thương, bí mật của đời sống? Chúng ta hăy trở về với Phúc Âm (liên quan tới Người Con Hoàng Đàng).

 

Trong  bài Phúc Âm này có 3 nhân vật, đó là người cha và hai đứa con trai. Thế nhưng những người này lại tiêu biểu cho hai dự án sống đời khác nhau. Cả hai người con trai đều sống an b́nh, họ là những nông gia khá sung túc nên họ có đủ sống, bằng việc thu lợi ở những nông sản của ḿnh, và đời sống có vẻ tốt đẹp.

 

Tuy nhiên, từ từ người con thứ thấy rằng cuộc sống ấy trở thành nhạt nhẽo chán ngấy, không có ǵ là thoải mái: ‘Tất cả cuộc đời không thể nào như thế được’, anh ta nghĩ rằng: chỗi dạy mỗi ngày, cứ cho là 6 giờ sáng đi, đoạn theo truyền thống Do Thái, cần phải cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, rồi đi làm  việc và cuối ngày lại nguyện cầu.

 

Bởi vậy mà ngày ngày anh ta nghĩ rằng: ‘Nhưng không, đời sống c̣n một cái ǵ nữa. Tôi phải t́m một cuộc đời khác để được hoàn toàn tự do, có thể làm những ǵ tôi thích; một cuộc sống không bị ràng buộc kỷ cương, không có những qui tắc luật lệ của Thiên Chúa, không bị cha ra lệnh truyền  khiến; tôi muốn độc lập và có một cuộc đời đầy những duyên dáng của nó cho bản thân ḿnh. C̣n hiện giờ th́ chẳng có ǵ khác ngoài công việc…’

 

Thế là anh ta quyết định đ̣i lấy tất cả phần gia sản của ḿnh v à bỏ đi. Cha anh ta tỏ ra rất tôn trọng và quảng đại, và đă tôn trọng quyền tự do của con ḿnh: chính nó mới là người t́m lấy dự án sống cho nó. Rồi hắn ra đi, như Phúc Âm kể, đến một miền xa. Đó là một khoảng cách xa về địa lư v́ hắn muốn thực hiện một cuộc đổi thay, thế nhưng cũng là khoảng cách xa xôi nội tâm nữa, v́ hắn muốn một cuộc đời hoàn toàn khác hẳn.

 

Bởi vậy mà ư nghĩa của hắn là tự do, làm những ǵ tôi muốn làm, bỏ qua những lề luật của vị Thiên Chúa xa vời, không bị giam nhốt bởi kỷ cương gia đ́nh, song làm những ǵ đẹp đẽ, những ǵ tôi thích, chiếm hữu tất cả những ǵ là mỹ miều và trọn vẹn của đời sống.

 

Chúng ta có thể tưởng tượng là có lẽ trong ṿng ít tháng, mới đầu th́ mọi sự đều suông sẻ: hắn đă cảm thấy đẹp đẽ khi cuối cùng chiếm được cuộc đời, hắn cảm thấy hạnh phúc.

 

Tuy nhiên, dần dần hắn cảm thấy ở đó cũng buồn chán nữa; cả ở đó nữa mọi sự cũng luôn măi thế thôi. Và cuối cùng hắn cảm thấy một thứ trống rỗng thậm chí c̣n buồn khổ hơn nữa: cái cảm giác đó vẫn không phải là cuộc sống đă trở nên day dứt hơn; thật vậy, tự động chọn lấy tất cả những điều này, đời sống lại càng trôi dạt xa hơn nữa. Tất cả mọi sự đều trở nên rỗng tuyếch: t́nh trạng nô lệ trong việc làm cùng những điều giống nhau lại tái diễn. Cuối cùng th́ tiền bạc chẳng c̣n và con người trẻ ấy thấy rằng mức sống của ḿnh c̣n tệ hơn cả mức sống của loài heo nữa.

 

Bấy giờ hắn mới bắt đầu phản tỉnh và ngẫm nghĩ rằng đâu mới thật sự là con đường sống: một là thứ tự do được cho rằng làm những ǵ tôi muốn, sống động, sống đời chỉ cho tôi thôi, hay là, trái lại, một cuộc đời sống cho kẻ khác, góp phần vào việc xây dựng thế giới, vào việc phát triển cộng đồng nhân loại…

 

Bởi vậy mà hắn đă bắt đầu một cuộc hành tŕnh mới, một cuộc hành tŕnh nội tâm. Thằng nhỏ suy nghĩ và cân  nhắc tất cả những khía cạnh mới này của vấn đề và bắt đầu thấy rằng hắn c̣n được tự do hơn là ở nhà, v́ hắn cũng là một điền chủ góp phần xây dựng nhà ḿnh và xă hội trong mối hiệp thông với Đấng Hóa Công, biết được mục đích của đời sống ḿnh và thấy được dự án Thiên Chúa giành cho hắn.

 

Trong cuộc hành tŕnh nội tâm ấy, trong cuộc phát triển của một dự định sống mới đồng thời sống cuộc hành tŕnh ngoại tại ấy, người con thứ cảm thấy phấn khởi trở về, bắt đầu lại cuộc sống của ḿnh, v́ bấy giờ hắn đă hiểu được rằng hắn đă lấm đường lỡ bước. Tôi phái bắt đầu lại bằng một quan niệm khác, hắn tự nhủ; tôi phải bắt đầu lại.

 

Và hắn đă trở về nhà của cha là người đă để hắn tự do cho hắn có cơ hội sâu xa hiểu được đời sống là ǵ và những ǵ không phải là đời sống. Người cha đă ôm lấy hắn bằng tất cả ḷng yêu thương của ông, đă mở tiệc linh đ́nh và cuộc đời lại bắt đầu từ cuộc mừng rỡ này.

 

Người con ấy đă nhận thức rằng chính công việc, ḷng khiêm nhượng và vấn đề kỷ cương hằng ngày mới là những ǵ tạo nên những ǵ vui mừng thực sự và tự do đích thật. Vậy là hắn đă trở về, đă trưởng thành và được thanh tẩy nội tâm: hắn đă hiểu được đầu là cuộc sống.

 

Dĩ nhiên, trong tương lai, cuộc đời của hắn cũng chẳng dễ dàng ǵ, các chước cám dỗ sẽ trở lại, thế nhưng từ đó hắn đă hoàn toàn nhận thức được rằng cuộc sống thiếu vắng Thiên Chúa không xong; nó thiếu những ǵ là chín h yếu, nó thiếu mất ánh sáng, nó thiếu mất lư do, nó thiếu mất cảm quan quan trọng về việc làm người. Hắn đă hiểu rằng chúng ta chỉ có thể nhận biết Thiên Chúa dựa trên Lời của Người.

 

Kitô hữu chúng ta có thể thêm rằng chúng ta biết được Thiên Chúa là Đấng nào từ Chúa Giêsu, nơi Người dung nhan của Thiên Chúa được thực sự tỏ ra cho chúng ta. Con người trẻ này đă hiểu được rằng các Giới Luật của Thiên Chúa không phải là những cản trở đối với tự do và đối với một cuộc đời tuyệt vời, mà là những dấu đường cho cuộc hành tŕnh t́m kiếm sự sống.

 

Anh ta cũng nhận thức được rằng vấn đề dấn thân làm việc và giữ kỷ cương, không phải cho bản thân mà là cho kẻ khác, là những ǵ làm cho đời sống vươn dài trải rộng. Và chính v́ nỗ lực dấn thân này qua việc làm đă làm cho đời sống vững chắc, v́ người ta cuối cùng cảm thấy vui thỏa được góp phần vào t́nh trạng phát triển của thế giới này, làm cho nó được tự do hơn và tuyệt vời hơn.

 

Tới đây tôi không muốn nói tới người con trai khác c̣n ở lại nhà, thế nhưng, qua phản ứng ghen tương của hắn, chúng ta thấy rằng trong ḷng ḿnh hắn cũng đă mơ màng rằng có lẽ tốt hơn  là hắn được hoàn toàn tự do. Trong tâm can của ḿnh, cả hắn nữa cũng đă ‘trở về’ và hiểu được một lần nữa cuộc sống là ǵ, hiểu được rằng thực sự là chỉ có thể sống với Thiên Chúa, với Lời của Ngài, trong mối hiệp thông của gia đ́nh ḿnh, của công việc làm; trong mối hiệp thông của đại Gia Đ́nh Thiên Chúa.

 

Giờ đây tôi không muốn đi sâu vào những chi tiết: mỗi người chún g ta hăy áp dụng bài Phúc Âm này cho ḿnh tùy theo cách thức riêng. Trường hợp của chúng ta khác nhau và mỗi người đều có một thế giới riêng của ḿnh. Tuy nhiên, sự kiện vẫn là ở chỗ, tất cả chúng ta đều di động và tất cả chúng ta đều tiến bước theo cuộc hành tŕnh nội tâm vào thẳm cung của Phúc Âm.

 

Chỉ c̣n một ít nhận định là bài Phúc  Âm này giúp chúng ta hiểu được Thiên Chúa thực sự là Đấng nào. Ngài là Người Cha Nhân Hậu, Đấng nơi Chúa Giêsu đă yêu thương chúng ta khôn lường.

 

Các thứ lỗi lầm chúng ta vấp phạm, cho dù có trầm trọng đi nữa, cũng không làm mai một đi t́nh yêu thương của Ngài. Nơi Bí Tích Giải Tội, chúng ta bao giờ cũng bắt đầu lại cuộc đời. Ngài đón nhận chúng ta, Ngài phục hồi phẩm giá làm con cái Ngài cho chúng ta.

 

Bởi thế chúng ta hăy tái nhận thức bí tích thứ tha là bí tích mang lại niềm vui nẩy nở trong một tâm hồn được tái sinh vào sự sống chân thực.

 

Ngoài ra, bài dụ ngôn này c̣n giúp chúng ta hiểu được con người là ai: họ không phải là một thứ ‘du mục’, một hữu thể cô lập chỉ sống cho bản thân  ḿnh và cần phải sống cho một ḿnh họ.

 

Trái lại, chúng ta sống với người khác, chúng ta đă được dựng nên cùng với những người khác và chỉ sống với người khác, bằng việc hiến thân cho người khác, chúng ta mới t́m thấy sự sống thôi.

 

Con người là một tạo vật được Thiên Chúa in ấn h́nh ảnh của Ngài, một tạo vật được thu hút tới chân trời Ân Sủng của Ngài, thế nhưng họ cũng là một tạo vật mỏng ḍn yếu kém trước sự dữ mà lại có thể hành thiện. Và sau cùng, con người là một ngôi vị tự do.

 

Chúng ta cần phải hiểu được tự do là ǵ và đâu chỉ là tự do hời hợt bên ngoài.

 

Tự do, chúng ta có thể nói rằng, là một cái đ̣n bẩy giúp chúng ta lặn vào đại dương bao la của sự thiện hảo thần linh, thế nhưng nó cũng có thể trở thành một mặt phẳng chênh vênh làm chúng ta trơn tuột vào vực thẳm tội lỗi và sự dữ, bởi đó cũng làm mất đi cả tự do và phẩm vị của chúng ta nữa. 

 

Các bạn thân mến, chúng ta đang ở trong Mùa Chay, giai đoạn 40 ngày trước Phục Sinh. Trong Mùa Chay này, Giáo Hội giúp chúng ta thực hiện cuộc hành tŕnh nội tâm này và mời gọi chúng ta hăy hoán cải, một cuộc hoán cải bao giờ cũng, ngay cả trước khi trở thành một nỗ lực đổi thay hành vi cử chỉ của chúng ta, là một cơ hội quyết định đứng lên bắt đầu lại, từ bỏ tội lỗi và quyết tâm trở về với Thiên Chúa.

 

Chúng ta hăy – theo huấn dụ của Mùa Chay – cùng nhau thực hiện cuộc hành tŕnh giải phóng nội tâm n ày.

 

Mỗi một lần, chẳng hạn hôm nay đây, chúng ta tham dự vào Thánh Thể là nguồn mạch và là học đường của yêu thương, chúng ta tiến đến chỗ có thể sống t́nh yêu thương này, loan báo nó và làm chứng cho nó trong cuộc đời của chúng ta.

 

Tuy nhiên, chúng ta cần quyết định bước tới với Chúa Giêsu như Người Con Hoang Đàng đă làm, khi hắn trở về cả bên trong lẫn bên ngoài với cha của hắn.

 

Đồng thời chúng ta cần phải từ bỏ thái độ vị kỷ của người con lớn, con người tự phụ, mau mắn lên án kẻ khác và khép ḷng ḿnh lại trước sự thông cảm, chấp nhận và thứ tha cho người em của ḿnh, và là con người đă quên  rằng cả hắn nữa cũng cần phải được thứ tha.

 

Xin Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse, Vị Thánh Quan Thày của tôi có lễ kính vào ngày mai, xin cho chúng ta tặng ân này; giờ đây tôi đặc biệt xin Ngài cho mỗi một người trong anh chị em và cho những người thân yêu của anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2007/documents/hf_ben-xvi_hom_20070318_istituto-penitenziario_en.html

 

 

 

 

 

"Hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa... Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra 'tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha'”.

 

ĐTC cung hiến Tân Đền Thờ Chúa T́nh Thương ở Lagiewniki, ngoại ô thành phố Krakow. 

 

Thứ Bảy, 17/8/2002, ĐTC đă dâng thánh lễ cung hiến Tân Đền Thờ Chúa T́nh Thương. Có khoảng 20 ngàn người theo dơi cuộc cung hiến này ở bên ngoài ngôi đền thờ, một ngôi đền thờ được xây trên ba năm, gần tu viện của Thánh Nữ Faustina. Bên trên nhà tạm khổng lồ bằng vàng theo h́nh quả cầu thế giới là một bức h́nh Chúa Giêsu T́nh Thương, bức h́nh được vây chung quanh bằng một bụi gai bị gió lay chuyển, tiêu biểu cho việc con người chiến đấu chống lại t́nh trạng yếu hèn của ḿnh. Mặc dù không được ở gần chỗ ĐTC, các người tham dự bên ngoài đền thờ vẫn âm thầm qú gối trên vỉa hè để theo dơi lễ nghi cung hiến này qua máy phát thanh. Bất chấp khí hậu hết sức nóng bức, ĐTC cũng vẫn không rút ngắn lễ nghi cung hiến ngôi đền thờ này. Theo ḷng cảm xúc, ĐTC đă nói lên những lời tự phát như sau: “Ai có thể nghĩ rằng có người đă từng bước đi ở nơi đây với những chiếc giầy bằng gỗ mà một ngày kia lại là người cung hiến ngôi đền thờ này nhỉ?” Bởi v́, cách ngôi đền thờ này ít thước là khu hầm mỏ Solvay, nơi ĐTC khi c̣n trẻ đă làm việc trong thời kỳ Nazi chiếm đóng Balan. Cuối lễ, ĐTC đă gặp riêng cựu tổng thống Balan thời hậu Cộng Sản cũng là vị chủ tịch Công Đoàn Liên Đới thời Cộng Sản là Lech Walesa. Sau đây là bài giảng của ĐTC trong thánh lễ cung hiến ngôi tân đền thờ Chúa T́nh Thương này.

 
“Ôi T́nh Thương của Thiên Chúa khôn thấu và khôn lường,
Ai mới xứng đáng tôn thờ Chúa và chúc tụng Ngài đây?
Ôi ưu phẩm cao cả nhất của Thiên Chúa Toàn Năng,                                       
Chúa là niềm hy vọng ngọt ngào của các tội nhân”
(Nhật Kư, 951).
Anh Chị Em thân mến!

1. Hôm nay Tôi muốn lập lại những lời đơn sơ và chân thành này của Thánh Nữ Faustina để hợp với thánh nhân cũng như với tất cả anh chị em tôn thờ mầu nhiệm khôn thấu và khôn lường của t́nh thương Thiên Chúa. Như Thánh Faustina, chúng ta muốn loan báo rằng, ngoại trừ t́nh thương của Thiên Chúa, không c̣n một nguồn hy vọng nào khác cho loài người nữa. Chúng ta cần tin tưởng lập lại rằng: Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa!

Việc loan báo này, việc tuyên xưng ḷng tin tưởng vào t́nh yêu toàn năng của Thiên Chúa là việc đặc biệt cần thiết ở thời đại chúng ta đây, khi mà nhân loại đang trải qua một t́nh trạng biến loạn trước những xuất hiện của sự dữ. Việc kêu cầu ḷng thương xót Chúa cần phải được vang lên từ thẳm cung của các cơi ḷng đầy những khổ đau, băn khoăn về tương lai và sống trong bất ổn, đồng thời lại trông mong một nguồn hy vọng vững chắc. Đó là lư do tại sao chúng ta đến đây hôm nay, đến Ngôi Đền Thờ Lagiewniki này, để một lần nữa thoáng thấy nơi Chúa Kitô dung nhan của Thiên Chúa Cha: “Người Cha của t́nh thương và là Thiên Chúa của tất cả mọi niềm ủi an” (2Cor 1:3). Bằng con mắt linh hồn của ḿnh, chúng ta mong nh́n vào đôi mắt của Chúa Giêsu nhân hậu, để thấy được sâu xa trong ánh mắt của Người những ǵ phản ảnh nội tâm của Người, cũng như thấy được ánh sáng ân sủng là những ǵ chúng ta đă thường xuyên lănh nhận, và là những ǵ Thiên Chúa ban lại cho chúng ta mỗi ngày cũng như vào ngày cuối cùng của cuộc đời chúng ta.

2.- Chúng ta sắp cung hiến ngôi nhà thờ mới này cho T́nh Thương của Thiên Chúa. Trước khi thực hiện điều này, Tôi (ĐTC ngỏ lời chào những vị liên hệ với Ngôi Đền Thờ và những vị liên quan đến việc loan truyền ḷng thương xót Chúa…)

3.- Hỡi Anh Chị Em! Khi chúng ta cung hiến ngôi thánh đường mới này, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề đă làm cho vua Solomon phải bối rối khi vua cung hiến Đền Thờ Giêrusalem để làm nhà cho Thiên Chúa: “Thế nhưng, có thật Thiên Chúa sẽ ở trên mặt đất này hay chăng? Ḱa, trời và trời cao không thể chứa nổi Ngài th́ ngôi nhà tôi xây cất lên đây lại càng không thể nào làm nổi!” (1Kg 8:27). Phải, thoạt nh́n th́ thật là bất xứng hợp khi trói buộc việc Thiên Chúa hiện diện vào một “nơi chốn” nào đó. Chúng ta không bao giờ được quên rằng thời gian và không gian đều hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Tuy nhiên, cho dù thời gian và cả thế giới này được coi như “đền thờ” của Ngài, Thiên Chúa vẫn chọn một thời điểm nào đó và địa điểm nào đó để con người có thể cảm nghiệm được một cách đặc biệt sự hiện diện của Ngài và ân sủng của Ngài. Được thúc đẩy bởi cảm quan đức tin của ḿnh, con người hành tŕnh đến những nơi này, tin tưởng rằng, ở đó họ sẽ thực sự t́m thấy chính ḿnh trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Trong cùng một tinh thần tin tưởng ấy, Tôi đă đến Lagiewniki để cung hiến ngôi thánh đường mới này. Tôi tin tưởng rằng đây là nơi đặc biệt Thiên Chúa chọn để gieo văi ân sủng t́nh thương của Ngài. Tôi cầu xin cho ngôi thánh đường này được luôn luôn trở thành một nơi loan báo sứ điệp t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa; một nơi của hoán cải và thống hối; một nơi cử hành Thánh Thể; một suối nguồn t́nh thương; một nơi nguyện cầu và liên lỉ kêu xin t́nh thương cho chúng ta cũng như cho toàn thế giới. Tôi dùng những lời của vua Solomon mà cầu nguyện rằng: “Ôi Chúa là Thiên Chúa của tôi, xin hăy nhậm lời cầu nguyện cùng với lời van xin của tôi tớ Chúa đây, hăy lắng nghe tiếng kêu và lời cầu do tôi tớ Chúa dâng lên trước nhan Chúa hôm nay đây; xin Chúa hăy ghé mắt ngày đêm trông coi ngôi nhà này… Xin hăy nghe lời kêu cầu của tôi tớ Chúa cũng như của Yến Duyên dân Chúa, khi họ cầu xin Ngài ở nơi đây. Từ trời cao, nơi Ngài cư ngụ, xin hăy lắng nghe, và khi lắng nghe, xin Ngài hăy thứ tha cho” (1Kgs 8:28-30).
 

4.- “Thế nhưng, giờ đă đến, và giờ ấy là lúc này đây, khi mà những kẻ tôn thờ chân thực sẽ tôn thờ Chúa Cha trong tinh thần và chân lư, v́ Chúa Cha t́m kiếm những người tôn thờ Ngài như thế” (Jn 4:23). Khi chúng ta đọc những lời này của Chúa Giêsu ở nơi Đền Thờ Ḷng Thương Xót Chúa này, chúng ta đặc biệt nh́n nhận rằng không một ai có thể đến đây nếu không đến trong Thần Linh và chân lư. Chính là Chúa Thánh Thần, Đấng Ủi An và là Thần Chân Lư, Đấng hướng dẫn chúng ta theo những đường nẻo của Ḷng Thương Xót Chúa. Bằng việc làm cho thế gian nhận ra những ǵ “liên quan đến tội lỗi, sự công chính và việc phân xử” (Jn 16:8), Ngài cũng làm tỏ hiện tất cả ơn cứu độ trong Chúa Kitô. Việc “thuyết phục” liên quan đến tội lỗi này có liên hệ nhị trùng với Thập Giá Chúa Kitô. Một mặt, Thánh Linh khiến cho chúng ta, nhờ Thập Giá của Chúa Kitô, có thể nh́n nhận tội lỗi, hết mọi tội lỗi, nơi tất cả chiều kích sự dữ chất chứa và tiềm ẩn nơi tội lỗi. Mặt khác, Thánh Linh cho phép chúng ta, cũng nhờ Thập Giá Chúa Kitô, thấy được tội lỗi theo chiều kích của mysterium pietatis, tức là chiều kích mầu nhiệm t́nh yêu nhân hậu và thứ tha của Thiên Chúa (x Thông Điệp Dominum et vivificantem, 32).

Như thế, việc “thuyết phục liên quan đến tội lỗi” này cũng trở thành một niềm xác tín là tội lỗi có thể bị loại trừ và con người có thể phục hồi phẩm vị của ḿnh là con cái dấu yêu của Thiên Chúa. Thật vậy, Thập Giá “là việc Thiên Chúa hạ ḿnh thẳm sâu nhất xuống với con người […]. Thập giá chẳng khác ǵ một sự giao chạm của t́nh yêu hằng hữu trên những vết thương đau trong cuộc sống của con người” (Dives in misericordia, 8). Tảng đá nền của Ngôi Đền Thờ này sẽ măi măi nhắc nhở cho chúng ta về chân lư này, v́ nó được mang về đây từ Núi Canvê, như thể từ chân Cây Thập Giá là nơi Chúa Giêsu Kitô đă chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Tôi hết sức tin tưởng rằng ngôi thánh đường mới này sẽ luôn luôn là một nơi được con người đến với Thiên Chúa trong Thần Linh và chân lư. Họ sẽ đến đây với ḷng tin tưởng là những ǵ đồng hành với tất cả những ai khiêm hạ biết mở ḷng ḿnh ra cho hoạt động của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, cho một t́nh yêu mạnh hơn cả tội lỗi nặng nề nhất. Ở nơi đây, trong ngọn lửa của t́nh yêu thần linh, tấm ḷng con người sẽ bừng lên ḷng ước ao hoán cải, và ai t́m kiếm hy vọng sẽ gặp được niềm ủi an.

5.- “Lạy Cha hằng hữu, v́ tội lỗi của chúng con và của toàn thế giới, con xin dâng lên Cha Ḿnh Máu, Linh Hồn và Thiên Tính của Con Cha yêu dấu là Chúa Giêsu Kitô; v́ những sự khốn khó của Cuộc Người Khổ Nạn, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới” (Nhật Kư, 476). Thương đến chúng con và toàn thế giới… Thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao! Nơi hết mọi lục địa, từ vực sâu khốn khổ của loài người, tiếng kêu cầu xót thương dường như đang vang dậy. Nơi nào thù hằn và đ̣i rửa hận thống trị, nơi nào chiến tranh mang lại đau thương và chết chóc cho thành phần vô tội, th́ ở đó cần đến ân sủng t́nh thương để ổn định ḷng trí con người và tạo lập ḥa b́nh. Nơi nào thiếu hụt ḷng trọng kính sự sống và phẩm vị con người th́ ở đó cần đến t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa, Đấng mà trong ánh sáng của Ngài, chúng ta thấy được giá trị khôn tả của hữu thể con người. Cần phải có t́nh thương để bảo đảm rằng hết mọi bất công trên thế giới này sẽ được kết thúc trong chân lư rạng ngời.

Thế nên, hôm nay đây, tại Đền Thánh này, Tôi xin long trọng kư thác thế giới cho Ḷng Thương Xót Chúa. Tôi làm như vậy với một ḷng thiết tha mong ước thấy sứ điệp của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa, được loan báo nơi đây qua Thánh Faustina, cũng được tất cả mọi dân tộc trên thế giới biết đến và làm cho ḷng họ tràn đầy niềm hy vọng. Chớ ǵ sứ điệp này, từ nơi đây, chiếu tỏa ra cho quê hương thân yêu của chúng ta cũng cho khắp thế giới. Chớ ǵ lời hứa quyết của Chúa Giêsu được nên trọn, ở chỗ, từ nơi đây phải chiếu giăi ra “tia sáng sửa soạn thế giới cho lần đến cuối cùng của Cha” (x Nhật Kư, 1732).

Tia sáng này cần phải thắp lên bởi ân sủng của Thiên Chúa. Ngọn lửa t́nh thương này cần phải được chuyền đi cho thế giới. Trong t́nh thương của Thiên Chúa thế giới mới t́m thấy ḥa b́nh và nhân loại mới t́m thấy hạnh phúc! Tôi kư thác công việc này cho Anh Chị Em thân mến, cho Giáo Hội ở Krakow và ở Balan, cũng như cho tất cả mọi người sùng mộ Ḷng Thương Xót Chúa đến đây từ Balan hay từ khắp nơi trên thế giới. Chớ ǵ anh chị em là những chứng nhân cho t́nh thương!

6.- Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nơi Con của Cha là Đức Giêsu Kitô, Cha đă mạc khải t́nh yêu của Cha ra và đă tuôn đổ t́nh yêu Cha xuống trên chúng con trong Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi. Hôm nay đây chúng con xin kư thác cho Cha vận mệnh của thế giới cũng như của hết mọi con người nam nữ.

Xin Cha hăy cúi ḿnh xuống trên tội nhân chúng con, hăy chữa lành nỗi yếu hèn của chúng con, hăy chiến thắng tất cả mọi sự dữ, và hăy ban cho tất cả mọi dân tộc trên thế giới được cảm nghiệm thấy t́nh thương của Cha. Chớ ǵ họ luôn t́m thấy nguồn hy vọng nơi Cha, Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Cha Hằng Hữu, v́ Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Con Cha, xin Cha thương đến chúng con và toàn thế giới!

Amen.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tài liệu của VIS)

 

 

 

 

NẾU TRẦN THẾ CÓ MA … ẮT THIÊN ĐÀNG CÓ QUỈ !

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Có một người bạn, khi đọc thấy mấy lời đầu tiên ở ngay trang thứ nhất của tác phẩm “Cơn Khát Núi Sọ” do tôi tặng, xuất bản 5/2005, đă đặt vấn đề với tôi. Mấy lời đó là: “Thánh nhân và tội nhân đều gặp nhau nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Vấn đề được người bạn của tôi đặt ra ở đây là:

 

-          Ở đây, qua câu này, phải chăng anh có ư nói rằng thánh nhân và tội nhân đều bằng nhau và như nhau?

 

-          Đúng thế, tôi thâm tín và tuyên xưng rằng “thánh nhân và tội nhân” đều bằng nhau và như nhau “nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Đó là lư do, trước khi viết câu ấy, tôi đă viết ở ngay câu trên là: “Chỉ khi nào con người cảm nghiệm được Ḷng Thương Xót Chúa, bấy giờ họ mới có thể thực sự hiệp thông với nhau”.

 

-          Theo tôi như vậy là không “fair”, là bất công. V́ trong khi thánh nhân suốt một đời hy sinh cố gắng lắm mới nên thánh được. Nên  thánh đâu phải là chuyện dễ. Đó là lư do, chắc anh c̣n nhớ Lời Chúa Giêsu khẳng định là kể từ Gioan Tẩy Giả phải có sức mạnh mới chiếm được Nước Trời hay sao (xem Mathêu 11:12)? C̣n tội nhân sống theo đam mê nhục dục, theo ư riêng, hưởng thụ v.v. không thể nào làm đẹp ḷng Thiên Chúa (xem Rôma 8:5-8), tức không thể nào chiếm được Thiên Đàng như các vị thánh. Bằng không, thiên đàng không phải là và không c̣n là thiên đàng nữa.   

 

-          Theo tôi, anh nói thế cũng hơi quá. Vẫn biết thiên đàng được giành cho thành phần được rỗi, thành phần thần lành và thánh nhân. Điều này là một sự thật hiển nhiên, theo nguyên tắc công bằng không ai có thể chối căi được. Cả thần lành lẫn thánh nhân, loài có tự do, đều phải trả qua thử thách mới được vào đó, mới được hưởng vinh phúc trường sinh, đời đời hiệp thông thần linh với Thiên Chúa duy nhất là Cha và Con và Thánh Thần. Khi mới được dựng nên, không phải các thiên thần đă được hưởng phước thiên đàng ngay, mà chỉ sau khi bị thử thách (xem Khải Huyền 12:1-9 đối chiếu với Khởi Nguyên 1:4). Tuy nhiên, trên thực tế, xét về quyền sở hữu, th́ chắc anh cũng công nhận thiên đàng là của Chúa chứ không phải của con người, nên Chúa muốn ban cho ai th́ người ấy được. Theo tôi đó là ư nghĩa câu nói của Thánh Phaolô Tông Đồ, một vị thánh đă nhận ḿnh là tỗi lỗi nhất trong các tội nhân (xem 1Timothêu 1:15), xác tín và khẳng định: “Thiên Chúa thương ai th́ thương” (Roma 9:18 và 15; Xuất Hành 33:19).

 

-          Anh nói vậy có nghĩa là nơi Thiên Chúa chỉ có t́nh thương mà không có đức công minh. Cả tội nhân Ngài cũng có thể và có quyền cho vào thiên đàng với các thần lành và thánh nhân hay sao?

 

-          Theo tôi, nếu chúng ta chưa thấu triệt được t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, th́ dù công chính và thánh thiện mấy đi nữa, chúng ta cũng vẫn vô t́nh rơi vào trường hợp bất hạnh của người con cả trong dụ ngôn người cha nhân lành, tức là người con không phung phá như đứa em của ḿnh, nhưng lại là đứa con hoang đàng, v́ ở gần cha mà chẳng hiểu cha ǵ, mà xa cha hơn cả đứa em phung phá nữa (xem Luca 15:11-32). Nếu anh đọc bài “Xa Cha Phung Phá – Gần Cha Hoang Đàng…” ở chương hai cuốn sách tôi tặng anh, anh sẽ hiểu rơ vấn đề. Bằng không, tôi sợ rằng, thành phần chống cộng trên thế gian này vừa vào thiên đàng, mà chẳng may trông thấy Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot v.v. , hay ít nhất một trong thành phần trùm cộng sản này, tươi cười ra đón mừng họ, họ liền dội lại, cho rằng đây không phải là thiên đàng. Hay thành phần Công Giáo, vừa vào thiên đàng, chợt trông thấy Giuđa Íchca, Luthêrô, Hitler v.v. liền choáng váng ngất xỉu, v́ trước mắt họ là cả một hỏa ngục chứ không phải thiên đàng mà họ mơ ước… Chẳng cần nói đâu xa, ngay trên trần gian này, tôi đă thấy nhiều người rất tốt lành đạo đức, thậm chí thánh thiện nữa là đằng khác, thế mà cuộc đời họ vẫn cảm thấy lo âu sợ hăi trước những bóng ma chập chờn. Họ lên rước lễ mỗi khi tham dự Thánh Lễ, rước lấy vị “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Gioan 4:8,16) đấy, nhưng họ vẫn tránh né thành phần họ không thích, vẫn sợ gặp những ai chống đối họ. Nếu trên trần gian này chúng ta c̣n sống trong tâm trạng sợ ma như thế, c̣n sống không đội trời chung với thành phần chúng ta không thích hay mộ phạm đến chúng ta như thế, th́ quả thực thiên đàng chẳng khác ǵ hỏa ngục: có họ sẽ không có chúng ta - họ được vào thiên đàng th́ chúng ta thà ở hỏa ngục c̣n hơn….

 

-          Những điều anh nói không phải là không có lư. Thậm chí khó có thể bẻ lại được. Nghe anh nói tôi cảm thấy anh như là một nhà luật sư thiên tài có khả năng hùng hồn biện hộ cho thành phần tội nhân trước ṭa án, một luật sư khéo léo biến đen ra trắng, biến dữ thành lành. Như thế, theo tôi cái “hư hư thật thật” này cũng là những ǵ dường như phản ảnh một thứ chủ nghĩa tương đối theo ư hệ duy nhân hiện nay, một chủ nghĩa bị Đức Thánh Cha Biển Đức XVI liên lỉ và kịch liệt chống đối bài bác. Nhất là, tôi chỉ sợ rằng nghe thấy lập luận của anh, một lập luận hầu như tất cả mọi thành phần ma đầu gian manh độc hại nhất trên trần gian này đều có thể được cứu rỗi. Để rồi, từ đó, những kẻ vốn đang sống như không có Thiên Chúa, hay như Thiên Chúa đă chết trong thế giới hiện sinh ngày nay, lại càng vui mừng v́ thấy rằng dường như không có hỏa ngục mà chỉ có thiên đàng thôi. Nghĩa là, cứ phạm tội, dù là tội ǵ, tội trọng đến đâu và tội nhiều đến đâu, rồi cuối cùng cũng được cứu rỗi theo Ḷng Thương Xót Chúa, phải không?

 

-          Tôi không phủ nhận thực tại hỏa ngục. Chúa Giêsu nói không ít về thực tại này, và diễn tả t́nh trạng của thành phần ở trong thực tại ấy bằng thành ngữ “khóc lóc nghiến răng” (Mathêu 8:12; 13:42,50; 22:13; 24:51; 25:30). Sau cuộc chung thẩm, Người c̣n nói rơ về số phận của thành phần dê rằng: “những người này sẽ bị trừng phạt đời đời” (Mathêu 25:46). Trong dụ ngôn về người phú hộ và Lazarô, Người c̣n nói rơ về khoảng cách vô cùng bất khả lấp giữa thiên đàng và hỏa ngục là “từ đó không thể qua đây và từ đây không thể qua đó” (Luca 16:26). Sách Khải Huyền cũng nói tới thực tại ấy, và gọi đó là “cái chết thứ hai” (20:6,14). Tuy nhiên, về số phận đời đời của bất cứ ai, ngoại trừ thành phần thần dữ là thành phần đă bị hư đi, được Thánh Kinh ghi nhận theo mạc khải thần linh (xem Khải Huyền 12:8; Gioan 8:44), th́ không ai trong chúng ta biết được chắc chắn và quyết đoán, kể cả số phận đời đời của những tên tuổi lừng danh khét tiếng trong lịch sử thế giới được tôi kể tới. Thậm chí, thân phận của Giuđa Íchca là nhân vật, theo chúng ta, có thể nói là đứng đầu trong danh sách của các kẻ đáng bị hư đi, cũng không ai biết rơ ra sao. Không biết anh có đọc cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” của Đức Gioan Phaolô II hay chưa, (ấn bản Anh ngữ, xuất bản năm 1994), vị Giáo Hoàng của Ḷng Thương Xót Chúa này, vị chết vào thời điểm áp lễ Chúa T́nh Thương 2/4/2005, với lời di chúc cho toàn thể Giáo Hội về Ḷng Thương Xót Chúa qua bài huấn từ truyền tin được ngài dọn sẵn cho Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương hôm sau, ngày 3-4, đă viết ǵ về số phận đời đời của Giuđa ở trang 186, nếu không phải những lời sau đây: “Thậm chí kể cả lời Chúa Giêsu nói về Giuđa là kẻ phản bội rằng ‘thà con người ấy đừng sinh ra th́ hơn’ (Mt 16:24), th́ những lời của Người cũng không ám chỉ một cách chắc chắn về t́nh trạng muôn đời trầm luân”.

 

-          Như thế th́ theo anh vấn đề “phải chăng có ít kẻ được cứu rỗi?” (Luca 13:23), một vấn nạn được một người đặt ra cho Chúa Giêsu này là sai. V́ theo chiều hướng biện hộ của anh, nhiều người, nếu không muốn nói là đa số, thậm chí là hầu hết, được cứu rỗi phải không?

 

-          Đúng vậy, trong chương 11 của tác phẩm “Cơn Khát Núi Sọ” tôi tặng anh, chương có nhan đề “Hỏa Ngục Chỉ Lượm Được Cặn Bă Thế Gian”, ở trang 131, tôi đă cảm nhận thế này: “Nếu là người, làm ǵ chúng ta cũng phải làm sao để mang lại lợi ích nhất cho ḿnh, và càng khôn ngoan và quyền năng, chúng ta càng đạt được ư muốn mưu lợi của ḿnh thế nào, th́ vô cùng khôn ngoan và toàn năng như Thiên Chúa, chẳng lẽ một việc cứu chuộc con người vô cùng quan trọng, đến nỗi Người đă phải nhập thể vô cùng hèn hạ và tử giá vô cùng nhục nhă như thế, lại chỉ mang về được một thiểu số linh hồn vô giá bất tử, thua quyền lực của Satan là tạo vật của Người?!? Đó cũng là lư do, Chúa Giêsu đă khẳng định với người nữ sứ giả giáo dân (Magarita người Bỉ), như sau: ‘Khi Cha bị đóng đanh trên Thánh Giá như một tội nhân chỉ v́ yêu, lẽ nào Cha lại chỉ được ôm lấy khoảng không trống rỗng’ (Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 15/10/1966); ‘Hỏa ngục chỉ thu nhặt được những cặn bă xấu nhất của nhân loại. Con hăy tin rằng trước khi đành bỏ cho hỏa ngục một linh hồn, Cha đă thử dùng mọi phương thế theo ḷng thương xót của Cha, để cứu rỗi linh hồn ấy. Ai là người muốn được cứu rỗi? Người công chính và tội nhân thống hối. Ai từ chối không muốn được cứu rỗi? Kẻ tội lỗi cứng ḷng. Ai sẽ được cứu rỗi? Người ao ước được cứu rỗi với ḷng tin tưởng và cậy trông’ “ (cùng nguồn, ngày 4/10/1967). Thực tế cho thấy, về phương diện tâm linh, con người tội lỗi trên đời này là một con người sống trong sự chết, một sự chết, đối với Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô th́  chẳng khác ǵ như là một giấc ngủ (xem Mathêu 9:24; Gioan 11:11), Người cần phải gọi họ dạy, lay tỉnh họ dậy, bằng hiện sủng, thậm chí bằng cả thánh giá đau khổ. V́ là một giấc ngủ, dù có ngủ say, ngủ mê ngủ mệt đến mấy, đến độ “xông mùi” (Gioan 11:39) đi nữa, như trường hợp của Lazarô, nhưng bởi “lời Chúa là những ǵ sống động và tác hiệu, sắc hơn gươm hai lưỡi. Thấu nhập và chia cắt hồn thiêng, xương tủy; phán quyết tâm tưởng của cơi ḷng” (Do Thái 4:12), mà con người tội lỗi vẫn c̣n khả năng nghe được tiếng “Thiên Chúa là Thần Linh” (Gioan 4:24): “Kẻ chết sẽ nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa và những ai nghe theo tiếng ấy sẽ được sống” (Gioan 5:25). Đó là lư do, theo tôi, chỉ có kẻ nào muốn đời đời hư đi mới bị hư đi mà thôi, chỉ có kẻ nào nhất định chọn Satan và ma quỉ làm bạn, chọn hỏa ngục làm thiên đường mới vĩnh viễn mất Chúa là cùng đích của ḿnh mà thôi. Nếu anh hiểu được sâu xa câu Chúa Giêsu nói trên cây thập giá, “Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ lầm, không biết việc họ làm” (Luca 23:34), anh sẽ cảm thấy tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa hơn. Theo tôi hiểu, lời Chúa Giêsu nói ở đây ám chỉ chung thành phần loài người tội nhân chúng ta, (v́ nếu loài người không sa ngă phạm tội th́ Người đă không cần phải chết), cách riêng những ai trực tiếp can dự vào cuộc khổ nạn và tử giá vô cùng đau thương nhục nhă của Người. Thế nhưng, dù sao việc họ làm cũng là v́ lầm lẫn, như vị lănh đạo tông đồ đoàn Phêrô đă lên tiếng trong những Bài Giảng Tiên Khởi (xem Tông Vụ 3:17). Bởi họ nghĩ rằng họ sát hại một tên lộng ngôn phạm thượng, “chỉ là người mà dám cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa” (Gioan 10:33), chứ không nghĩ là sát hại một vị Thiên Chúa Làm Người, bằng không, như Thánh Phaolô quả quyết “họ sẽ không bao giờ đóng đanh vị Chúa hiển vinh này” (1Corintô 2:8). Chính v́ họ chỉ bị “nhầm lạc” trước nhân tính của Chúa Kitô, chứ không phải phạm đến “thần tính” của Người, phạm đến “Thánh Linh”, mà tội lỗi của họ vẫn được thứ tha, như Người khẳng định: “Ai nói phạm đến Con Người sẽ được thứ tha, c̣n ai nói phạm đến Thánh Linh sẽ không được tha thứ, dù ở đời này hay ở đời sau” (Mathêu 12:32). Đó là lư do, tiến tŕnh tu đức Kitô giáo là tiến tŕnh “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Gioan 5:24), “từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Phêrô 2:9), từ t́nh trạng không nhận biết tới chỗ nhận biết, một nhận biết làm cho con người được sống đời đời (xem Gioan 17:3). Tuy nhiên, để chúng ta có thể nhận biết ḿnh, rồi từ đó nhận biết Ngài, Ngài bao giờ cũng thanh tẩy những xấu xa và bất xứng của chúng ta, bằng chính những ǵ của chúng ta và nơi chúng ta, như tuyệt chiêu “gậy ông đập lưng ông” hay phương pháp trị liệu “của độc giải độc”. Thật vậy, nếu Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng song Ngài vẫn không dùng cách nào khác ngoài thập giá, là biểu hiệu cho nguyền rủa và sự chết đối với loài người, để cứu chuộc chúng ta th́ Ngài cũng dùng sự dữ, thậm chí kể cả tội lỗi của chúng ta là những ǵ phạm đến Ngài, để thánh hóa chúng ta, để làm cho chúng ta biết ḿnh, nhờ đó, nhận biết Ngài. Đó là cảm nghiệm tôi chia sẻ trong cuốn sách tôi tặng anh, ở chương 9, với tựa đề “Thiên Chúa Trừng Phạt là Người Cha Tội Nghiệp”.

 

-          Anh nói làm chính bản thân tôi cũng cảm thấy hết sức an ủi và vững tâm hơn. Thế nhưng, như anh quá rơ, chúng ta đang sống ở giữa một xă hội toàn cầu hóa văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay, thời điểm con người đă hầu như mất hết ư thức tội lỗi, không c̣n biết tội là ǵ, nhất là lại cho thiện là ác và ác là thiện, nếu không muốn nói rằng con người theo khuynh hướng “pro-choice” đă đi đến chỗ ngông cuồng mù quáng tự định đoạt lấy thiện ác, ở chỗ, tất cả những ǵ họ nghĩ đều là chân, và tất cả những ǵ họ muốn đều là thiện. Bởi thế, đời sống đạo, đời sống tu đức ngày nay, vấn đề giữ ḿnh trong sạch và sạch tội đă là những ǵ hết sức khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả đối với không ít người, chưa nói ǵ đến vấn đề nên thánh và làm chứng  nhân. Anh có nghĩ rằng chúng ta có thể giữ ḿnh sạch tội, nên thánh và làm chứng nhân được trong thời buổi mà tôi cảm thấy h́nh như ứng nghiệm lời Chúa Giêsu tiên báo về thời tận thế: “V́ sự dữ gia tăng mà ḷng mến trở nên nguội lạnh nơi nhiều người” (Mathêu 24:12), đến nỗi, “không biết khi Con Người tới, liệu Người có c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?” (Luca 18:8), v́ "có những thiên sai giả và tiên tri giả xuất hiện, làm được những dấu kỳ cùng sự lạ vĩ đại tới độ lừa đươc cả thành phần được tuyển chọn nữa" (Mathêu 24:24)?  

 

-          Theo tôi th́ được, nhất định là được. Tại sao? Nếu anh để ư sẽ thấy, ngay sau mấy câu Phúc Âm Chúa Giêsu nói về thời tận thế anh vừa trưng dẫn, Người mở ra cho chúng ta thấy một chân trời đầy hy vọng như sau: “Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ. Tin mừng về nước trời sẽ được rao giảng khắp thế giới như một chứng từ cho tất cả mọi dân nước. Chỉ sau đó mới tới ngày cùng tháng tận” (Mathêu 24:13-14). Đó, anh thấy không, ngay chính lúc thế giới đang đâm đầu xuống hố diệt vong th́ ơn cứu độ xuất hiện qua việc truyền bá phúc âm hóa khắp nơi, điển h́nh nhất từ Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965) tới nay. Ngoài ra, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă khẳng định điều này với thành phần giới trẻ trong Sứ Điệp gửi cho họ vào thời điểm Đại Năm Thánh 2000 như sai: “Các con sẽ hỏi Cha: thế nhưng ngày nay c̣n có thể làm thánh được sao? Nếu chúng ta chỉ cậy dựa vào sức mạnh loài người th́ thực sự là không thể làm được việc này. Thật vậy, các con đă quá rơ về những thành quả cũng như thất bại của ḿnh; các con cũng biết được những gánh nặng đè trên con người, nhiều nguy hiểm đe dọa họ và những hậu quả do tội lỗi của họ gây ra. Có những lúc chúng ta bị chán nản kềm giữ, đến nỗi nghĩ rằng không thể nào thay đổi được ǵ hết, cả ở nơi thế gian cũng như nơi bản thân ḿnh. Cho dù cuộc hành tŕnh khó khăn, chúng ta cũng có thể làm được mọi sự trong Vị là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Vậy các con đừng hướng về một ai khác ngoài Chúa Giêsu. Các con đừng nh́n đâu khác ngoài nơi mà chỉ có Người mới có thể ban cho các con, v́ ‘trong tất cả mọi danh hiệu trên thế gian được ban cho loài người th́ chúng ta được cứu độ chỉ do nơi danh hiệu duy nhất này mà thôi’ (Acts 4:12). Với Chúa Kitô th́ sự thánh thiện Thiên Chúa muốn nơi mọi người lănh nhận bí tích rửa tội vẫn có thể đạt thành. Các con hăy cậy dựa nơi Người; các con hăy tin tưởng vào quyền năng vô địch của Phúc Âm và hăy lấy đức tin làm nền tảng cho niềm hy vọng của ḿnh. Chúa Giêsu bước đi với các con, Người canh tân tâm hồn các con và kiên cường các con bằng sức mạnh của Thần Linh Người. Hỡi giới trẻ của mọi địa lục, các con đừng sợ là những vị thánh của thiên niên mới! … Chúa muốn các con là những tông đồ gan dạ cho Phúc Âm của Người và là những nhà xây dựng cho một nhân loại mới. Thật vậy, các con làm sao có thể tin vào vị Thiên Chúa làm người mà lại không đứng vững trước tất cả những ǵ hủy hoại bản vị con người và gia đ́nh con người? Nếu các con tin rằng Chúa Kitô đă tỏ cho thấy t́nh yêu của Chúa Cha đối với mọi người th́ các con không thể không nỗ lực đóng góp vào việc xây dựng một thế giới mới, được xây dựng trên quyền năng của yêu thương và tha thứ, chống lại với bất công và tất cả mọi thảm cảnh về thể lư, luân lư và tinh thần, qui hướng chính trị, kinh tế, văn hóa và kỹ thuật vào việc phục vụ con người và việc phát triển toàn vẹn của con người”. Có một em Thiếu Nhi Fatima ở TGP/LA một lần đă email hỏi tôi một vấn đề sống đạo rất thực tế là xưng tội và giữ ḿnh sạch tội, nhưng vẫn cứ sa ngă phạm tội th́, theo em, h́nh như ân sủng thua sự dữ nơi con  người của chúng ta. Sau khi đă lấy lời Chúa và gương sống thánh của một số vị để chứng min h cho em thấy rằng nên thánh được, tức ân sủng thắng sự dữ, tôi đă khuyến khích em như thế này: “nên thánh ở đây c̣n là và chính là biết ḿnh vô cùng yếu đuối bất lực và hoàn toàn tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa, nhờ đó, con người tội nhân chúng ta chẳng những không dám khinh thường bất cứ một tội nhân nào (xem Luke 18:9-14), trái lại, c̣n biết cảm thông với những ai sa ngă phạm tội, để hy sinh cầu nguyện cho họ như Thiếu Nhi Fatima Giaxinta, nhất là biết tha thứ cho cả những người làm khốn ḿnh, phạm đến ḿnh, th́ không phải ḿnh đă nên giống Chúa Kitô (xem Luke 23:34), đă nên trọn lành như Cha trên trời (xem Matthew 5:43-48; Lk 6:35-36) rồi hay sao? Tóm lại, việc nên thánh là do Chúa hơn là do con người. Chúa muốn chúng ta nên thánh thế nào th́ chúng ta nên thánh như vậy. Nếu chúng ta không thể nên thánh như Mẹ Têrêsa Calcutta hay như Đức Gioan Phaolô II, chúng ta vẫn có thể nên thánh short cut - đốt giai đoạn như người trộm lành, bằng cách không thôi khao khát nhân đức trọn lành, một ḷng khao khát được tỏ ra bằng nhận thức con người vô cùng yêu đuối bất lực của ḿnh để hoàn toàn tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa. Dù nên thánh cách nào đi nữa, Kitô hữu chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ ḷng thương xót Chúa: Nếu con người nên thánh ‘lớn’ là con người đă được ḷng thương xót Chúa chiếm đoạt để trở thành dụng cụ ban phát ḷng thương xót Chúa cho tội nhân, như Mẹ Têrêsa Calcutta và Đức Gioan Phaolô II, th́ con người nên thánh ‘nhỏ’ là con người cần đến ḷng thương xót Chúa hơn, để càng ngày họ càng nhật biết ḿnh yếu đuối bất lực mà tin tưởng vào Ḷng Thương Xót Chúa”.

 

-          Qua những ǵ anh chia sẻ, tôi quả thực cảm nhận được rằng “chỉ khi nào con người cảm nghiệm được Ḷng Thương Xót Chúa, bấy giờ họ mới có thể thực sự hiệp thông với nhau. Thánh nhân và tội nhân đều gặp nhau nơi Ḷng Thương Xót Chúa”. Đă vào thiên đàng ai cũng là thánh, và đều cùng với đệ nhất tạo vật về ân sủng “đầy ơn phúc” (Luca 1:28) muôn đời tri ân cảm tạ rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hớn hở mừng rỡ trong Thiên Chúa Đấng cứu chuộc tôi. Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài. Vậy từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc. Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại, danh Ngài là Thánh. Ḷng thương xót Ngài trải qua đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những người kính sợ Chúa” (Luca 1:46-50). Bằng không, nếu trần thế có ma ắt thiên đàng có quỉ vậy!