|
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG
NĂM C
BÀI ĐỌC I: Soph 3:14-18a
“Chúa sẽ hân hoan v́ người”
Bài trích sách Tiên tri
Sophonia.
Hỡi thiếu nữ Sion hăy cất tiếng ca! Hỡi
Israel, hăy hoan hỉ! Hỡi
thiếu nữ Giêrusalem, hăy hân hoan và hăy nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đă rút lại
lời kết án ngươi và đă đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa các
ngươi, ngươi không c̣n sợ khổ cực nữa. Trong ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ
nói rằng: Hỡi Sion, đừng sợ, tay ngươi sẽ hết ră rời! Chúa là Thiên Chúa ngươi,
là Đấng mạnh mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui
mừng v́ ngươi. Người cảm động yêu thương ngươi, và v́ ngươi, Người sung sướng
reo mừng. Những kẻ hư hỏng bỏ lề luật, Ta sẽ qui tụ họ lại, v́ họ cũng là con
cái ngươi.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Hăy nhảy mừng và ca ngợi, v́ ở giữa ngươi có Đấng Thánh của Israel thật cao cả.
1.
Đây Thiên Chúa, Đấng cứu Chuộc tôi. Tôi sẽ tin tưởng mà hành động, tôi không run
sợ: v́ Thiên Chúa là sức mạnh của tôi và là Đấng tôi ca ngợi. Người trở nên phần
rỗi của tôi.
2.
Các ngươi sẽ hân hoan múc nước nơi suối Đấng cứu độ: Hăy tung hô Chúa, hăy kêu
cầu thánh danh Người, hăy công bố cho các dân tộc biết các kỳ công của Người,
hăy nhớ rằng danh Người rất cao trọng.
3.
Hăy hát mừng Chúa, v́ Người đă làm những việc cả thể, hăy công bố việc này trên
khắp địa cầu. Hỡi dân Sion, hăy nhảy mừng và ca ngợi, v́ ở giữa ngươi, có Đấng
Thánh của Israel thật cao cả.
BÀI ĐỌC II: Phil 4:4-7
“Chúa gần đến”
Bài trích thơ Thánh
Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, anh em hăy vui luôn trong Chúa!
Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hăy vui lên. Đức ôn ḥa của anh em phải sáng tỏ
trước mặt mọi người, v́ Chúa đă gần đến. Anh em đừng lo lắng ǵ hết nhưng trong
khi cầu nguyện anh em hăy tŕnh bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh
nguyện và lời cầu xin đi đôi với lời cảm tạ. Và b́nh an của Thiên Chúa vượt mọi
trí hiểu, sẽ giữ ǵn ḷng trí anh em trong Chúa Giêsu Kitô.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đă sai tôi đem tin
mừng cho người nghèo khó. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 3:10-18
“C̣n chúng tôi, chúng tôi phải làm ǵ?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Luca.
Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: “Vậy chúng tôi
phải làm ǵ?” Ông trả lời: “Ai có hai áo, hăy cho người không có, ai có của ăn,
cũng hăy làm như vậy”. Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và
thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi phải làm ǵ?” Gioan đáp: “Các ngươi đừng đ̣i ǵ
quá mức đă ấn định cho các ngươi”. Các quân nhân cũng hỏi: “C̣n chúng tôi, chúng
tôi phải làm ǵ?” Ông đáp: “Đừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai, các ngươi hăy
bằng ḷng với số lương của ḿnh”. V́ dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi
trong ḷng về Gioan rằng: “Có phải chính ông là Đức Kitô chăng?” Gioan trả lời
cho mọi người rằng: “Tôi th́ lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Đấng quyền năng
hơn tôi sẽ đến, tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người. Chính Người sẽ rửa
các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa
của Người, rồi thu lúa vào kho, c̣n rơm th́ đốt đi trong lửa không hề tắt!”. Ông
c̣n khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng trong dân chúng.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Tiếng Kêu Sa Mạc – Lương
Tâm Con Người
Tiếng Kêu Sa Mạc: Sứ Điệp Lương Tâm
Trong 4 tuần lễ Mùa Vọng, bất kỳ thuộc chu kỳ Phụng Vụ A, B hay C, tuần đầu tiên
bao giờ cũng là bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái ḿnh hăy tỉnh
thức đón chờ Chúa Kitô tới, tuần cuối cùng bao giờ cũng là bài Phúc Âm trực tiếp
liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, và hai tuần giữa liên quan đến
vai tṛ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến.
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng tuần trước, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
dựa vào lời của tiên tri Isaia kêu gọi một cách tổng quát và bóng bẩy là “hăy
sưœa đường Chúa cho ngay thẳng, hăy lấp mọi hố sâu và hăy bạt mọi núi đồi; con
đường cong queo hăy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hăy san cho bằng. Và
mọi người sẽ thấy ơn cứu độ cuœa Thiên Chúa”.
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng tuần này, vị tiền hô đă áp dụng
những ǵ ngài đă kêu gọi tgrước đó vào từng trường hợp của các giới người trong
xă hội Do Thái bấy giờ, điển h́nh là quần chúng nói chung, cách riêng thành phần
thu thuế và binh lính là hai loại người đặc biệt theo đuổi một cái nghề có vẻ
ngang trái trong xă hội Do Thái thời bấy giờ đang bị Đế Quốc Rôma đô hộ.
Đối với chung dân chúng, Tiền Hô Gioan bảo họ phải chia cơm sẻ áo cho nhau, tức
là đừng vị kỷ, chẳng khác ǵ ngài khuyên họ hăy lấp đầy hố sâu tham lam và san
bằng đồi núi huyênh hoang tự cao tự đại về những ǵ ḿnh có hơn người đến khinh
người nghèo và xa lánh người nghèo, như trường hợp của nhà phú hộ đối xử với
Lazarô (x Lk 16:19-21).
Đối với thành phần thu thuế, ngài bảo họ đừng gian lận, tức sống một cách ngay
thẳng liêm chính, và đối với thành phần binh lính, ngài bảo họ “đừng ức hiếp,
đừng cáo gian”, tức hăy sống đúng với sứ mệnh của ḿnh là bảo vệ và bênh vực dân
chúng. Tức là, đối với hai thành phần tiêu biểu này, ngài khuyên họ hăy uốn
thẳng những hành vi quanh co bất chính của ḿnh (thu thuế), và hăy san bằng
những cử chỉ gồ ghề hiếp đáp tác hại của ḿnh (binh lính).
Tuy nhiên, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba tuần này, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả
chẳng những áp dụng lời kêu gọi dọn đường lối cho ngay thẳng mà c̣n nói đến
chính Đấng cần phải được dọn đường cho Người đến này, Đấng cao trọng hơn thánh
nhân muôn ngàn lần và là Đấng sẽ làm phép rửa bằng chính Thánh Linh và bằng lửa
thiêu đốt nội tâm con người chứ không phải bằng nước ở ngoài thân xác của con
người như thánh nhân bấy giờ đang làm. Trường hợp của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cho
chúng ta thấy thánh nhân chẳng những đă sống đúng và trọn những ǵ thánh nhân
kêu gọi dân Do Thái thực hiện trong việc việc dọn đường cho Đấng cao trọng đến
sau thánh nhân, bằng một đời sống khổ hạnh không tham lam và bằng một tinh thần
khiêm hạ không tự phụ tự cao, cho ḿnh không đáng cởi giây giầy cho Đấng đến sau,
mà c̣n có một Cảm Nghiệm Thần Linh sâu xa, một cảm nghiệm thần linh hoàn toàn
phản ảnh sự thật là Chúa Kitô, cho đến khi thánh nhân được đối diện với chính Sự
Thật cả trước lẫn sau khi làm phép rửa cho Đấng đến sau ḿnh, và truyền đạt sự
thật ấy cho các môn đệ của thánh nhân.
Thật vậy, trong Mùa Vọng, chúng ta đă ư thức được rằng, đối với Kitô hữu chúng
ta, Chúa Kitô đă thực sự đến rồi, hai ngàn năm trước đây, và việc Kitô hữu chúng
ta cử hành Mùa Vọng là việc chúng ta làm sao để ḿnh có thể thực sự Cảm Nghiệm
Thần Linh, cảm nghiệm được Vị Thiên Chúa Làm Người đang ở với chung Nhiệm Thể
Giáo Hội cũng như riêng mỗi người chúng ta là chi thể của Giáo Hội cho đến tận
thế. Bằng không, như Thánh Gioan Tiền Hô đă nói với dân Do Thái là thành phần
cũng trông đợi Vị Cứu Tinh của họ đến, trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26
là: “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”. Đó là lư do tại sao,
để nhận ra hay cảm nghiệm được Đấng Thiên Sai đă đến với loài người chúng ta và
đang ở cùng Kitô hữu chúng ta, Lời Chúa trong bài Phúc Âm Thánh Luca của Chúa
Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng Năm C vừa rồi đă kêu gọi chúng ta là "hăy thẳng đứng và
ngước cao, v́ ơn cứu độ gần đến", Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa
Vọng cũng đă lập lại lời của tiên tri Isaia được Tiền Hô Gioan Tẩy Giả lập lại
là "Hăy dọn đường ngay thẳng cho Chúa... th́ tất cả loài người sẽ được thấy ơn
cứu độ của Thiên Chúa'", và Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng
tuần này c̣n thuật lại lời của Vị Tiền Hô chỉ vẽ cho từng thành phần trong xă
hội đến hỏi ngài "chúng tôi phải làm ǵ?", về cách thức cụ thể để dọn đường
nghênh đón "Đấng phải đến mănh lực hơn tôi. Tôi không đáng cởi giây giầy cho
Người".
Gioan Tiền Hô: Vai Tṛ Lương Tâm
Những lời của Thánh Gioan Tẩy Giả trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến mối
liên hệ giữa thánh nhân và Chúa Kitô, tự nhiên làm cho chúng ta thấy vai tṛ của
thánh nhân chẳng khác nào như vai tṛ của lương tâm con người đối với Mạc Khải
Thần Linh vậy. Theo tôi, "tiếng kêu trong sa mạc", như tiên tri Isaia trong Phúc
Âm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng báo trước về Thánh Gioan Tiền Hô, chính là tiếng
lương tâm hướng con người về Chân Thiện Mỹ cho đến khi con người được thấy ơn
cứu độ. Thật ra cả chính tiếng kêu trong sa mạc và nội dung của tiếng kêu này
đều liên quan đến lương tâm con người. “Hăy dọn đường Chúa cho ngay thẳng” đây
là ǵ, nếu không phải là hăy sống theo lương tâm chân chính, hăy t́m kiếm chân
lư, v́ “ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng của Tôi” (Jn 18:37), hay nhận ra
Chúa Kitô, gặp được Chúa Kitô. Mà Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, kể từ khi được Thai Nhi
Giêsu thanh tẩy bằng Thánh Linh trong ḷng mẹ khi vừa được sáu tháng, chưa hề
thấy Đấng đến sau, lại là con người đầu tiên nhận ra Người khi Người bắt đầu
xuất đầu lộ diện, và loan báo cho dân chúng biết mà nhận ra Người và nghênh đón
Người cho xứng đáng, th́ thánh nhân, như đă tự nhận, là chính “tiếng kêu trong
sa mạc”, là tiếng nói của Lời Chúa, là lương tâm (tiếng nói của Thiên Chúa) nơi
con người hay sao? Thật thế, nếu lương tâm chân chính nơi con người có bản chất,
quyền thế, vai tṛ và khả năng đối với con người thế nào, th́ các Phúc Âm cũng
cho chúng ta thấy nơi Thánh Gioan Tiền Hô hội đủ tất cả những yếu tố này của
lương tâm chân chính, ít là năm yếu tố hay năm tính chất tiêu biểu sau đây:
Tính chất thứ nhất, như lương tâm chân chính có uy tín và khả năng bảo con người
phải làm lành lánh dữ thế nào, th́ Thánh Gioan Tiền Hô, như trong bài Phúc Âm
Thánh Luca ở đoạn 3 từ câu 10 đến hết câu 14 hôm nay cho thấy, cũng đóng vai tṛ
chỉ vẽ cho các thành phần dân Do Thái phải làm ǵ;
Tính chất thứ hai, như lương tâm chân chính có quyền khiển trách con người thế
nào, Thánh Gioan Tiền Hô cũng vậy, như trong cùng đoạn Phúc Âm Thánh Luca trên,
từ câu 7 đến câu 10 hay trong Phúc Âm Mathêu đoạn 3, từ câu 7 đến 12 cho thấy,
thánh nhân đă khiển trách và cảnh cáo dân Do Thái như thế;
Tính chất thứ ba, như lương tâm chân chính, nhờ khả năng dạy dỗ, sẽ làm cho ḷng
người thiện chí nên tinh tuyền thế nào, cũng thế, Thánh Gioan Tiền Hô, sau khi
giảng dạy ngài cũng đă làm phép rửa thống hối cho con người, như lời thánh nhân
xác nhận trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 1 câu 31 như sau: "Tôi đến làm phép
rửa bằng nước để Người (Người ở đây là Đấng Thiên Sai) có thể tỏ ḿnh ra cho dân
Israel";
Tính chất thứ bốn, như lương tâm chân chính chẳng những tự ḿnh là tiếng vang
vọng của chân lư mà c̣n hướng con người về chân lư thế nào, cũng thế, Thánh
Gioan Tiền Hô có khả năng chẳng những nhận biết Chúa Kitô "là chân lư" (Jn 14:6)
mà c̣n chỉ cho con người thấy Người nữa, như chính miệng thánh nhân xác nhận
trong Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 1, từ câu 29 đến 34: "Tôi đă không biết Người...
Giờ đây chính tôi đă thấy và làm chứng, 'Đây là Đấng Thiên Chúa Tuyển Chọn'";
Tính chất thứ năm, như lương tâm chân chính là tiếng nói của chân lư thường bị
con người lấn át và triệt hạ thế nào, Thánh Gioan Tiền Hô cũng là một con người
chính trực và bất khuất trước những ǵ bất chính, đến nỗi đă bị con người sát
hại, như trường hợp của quận vương Hêrôđê trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 14, từ
câu 1 đến 12 cho thấy.
Theo tôi, đó là lư do cho thấy, như lương tâm chân chính tự bản chất là thực tại
cao trọng nhất nơi con người, hơn cả linh hồn thiêng liêng bất tử của con người
thế nào về bản chất tự nhiên, cũng thế, như Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm
Thánh Luca đoạn 7 câu 28, Thánh Gioan Tẩy Giả là con người cao trọng nhất trong
loài người như vậy; thế nhưng, dù sao, so với Ơn Thánh, với Đức Tin Cứu Rỗi là
thực tại đến sau nhưng cao trọng hơn, mănh liệt hơn, th́ lương tâm thực sự chẳng
khác ǵ như đèn soi trước ánh sáng (xem Jn 5:35, 1:8), hay hoàn toàn không đáng
cúi xuống cởi giây giầy mà thôi, như chính lời thánh nhân thú nhận trong bài
Phúc Âm Thánh Luca đoạn 3 câu 16 hôm nay, hay như lời thánh nhân tuyên ngôn
trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 3 câu 30 thế này: "Người phải lớn lên c̣n tôi
phải giảm xuống".
Đó cũng là lư do cho thấy con người phải làm người trước, tức phải sống theo
lương tâm chân chính trước rồi mới làm thánh được, vẫn biết Chúa có thể làm cho
con người nên thánh bất cứ lúc nào. Đó c̣n là lư do cho thấy, nếu con người có
lương tâm chân chính hay nghe theo tiếng lương tâm chân chính chỉ dẫn, như hai
vị môn đệ của Thánh Gioan nghe lời của thánh nhân mà đi theo Chúa Kitô, th́ thế
nào họ cũng gặp được Chúa Kitô: "Chúng tôi đă thấy Đức Kitô", lời họ thú nhận
trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 41, hợp với lời Chúa Kitô cũng đă khẳng
định với Philatô trong Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 18, câu 37: "Ai t́m kiếm chân
lư th́ nghe thấy tiếng của Tôi".
Vậy, nếu Thánh Gioan Tiền Hô đóng vai tṛ của lương tâm đối với dân Do Thái đă
chỉ cho họ biết cách nhận ra Đấng ở giữa họ mà họ không biết thế nào, th́ để áp
dụng bài Phúc Âm hôm nay, mỗi người trong chúng ta cũng có thể bắt chước các
thành phần dân Do Thái đă đến chất vấn Vị Tiền Hô của Chúa Kitô "chúng tôi phải
làm ǵ", để xem tiếng kêu trong sa mạc nơi chúng ta là chính lương tâm của chúng
ta bảo chúng ta biết chúng ta phải làm sao để có thể cảm nghiệm được Vị Thiên
Chúa Làm Người đă thực sự đến với loài người chúng ta và đang ở với Kitô hữu
chúng ta cho đến tận thế. V́ Mùa Vọng là thời điểm, đối với Kitô hữu, Ơn Cứu Độ
gần hơn là lúc mới chấp nhận đức tin, tức là thời điểm Kitô hữu cần phải làm sao
thực sự cảm nghiệm được Thiên Chúa làm người và ở với chúng ta.
Lời Nhập Thể: Tất Cả Sự Thật
Tuy nhiên, Mùa Vọng chẳng những là thời điểm Giáo Hội hướng về Chúa Kitô đến lần
thứ hai, mà c̣n là thời điểm rất thích hợp để Kitô hữu chúng ta trở về nguồn nữa,
tức trở về với Lịch Sử Cứu Độ của Thiên Chúa, để có thể cảm nhận được "Thiên
Chúa là Thần Linh" (Jn 4:24) đă thực sự tỏ ḿnh ra cho loài người chúng ta, cho
đến khi “Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), nhờ đó chúng ta
mới chẳng những “được sự sống", mà c̣n là "một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).
Chủ yếu hay cốt lơi của Lịch Sử Cứu Độ đồng thời cũng là nguồn gốc hay khởi diểm
của Lịch Sử Cứu Độ chính là Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa, mà Dự Án Cứu Độ của "Thiên
Chúa", như Thánh Phaolô xác định trong Thư Thứ Nhất gửi môn đệ Timôthêu, đoạn 2,
câu 4: "là muốn mọi người nhận biết chân lư và được cứu độ", do đó, chủ yếu của
Lịch Sử Cứu Độ cũng là “tất cả sự thật” (Jn 16:13) Thiên Chúa muốn mạc khải,
muốn truyền đạt cho loài người, để nhờ nhận biết bằng đức tin, họ được thông
phần Sự Sống Thần Linh. Như thế, diễn tiến của Lịch Sử Cứu Độ chính là việc
Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh và thông ḿnh ra cho loài người, tức là việc Mạc Khải
Thần Linh. Bởi thế, chúng ta thấy toàn bộ Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, cả
hai đều chỉ là chứng từ ghi nhận và lưu truyền lại tất cả những ǵ Thiên Chúa
muốn tỏ ḿnh, muốn mạc khải cho loài người biết, để họ tin mà được sống, đúng
như Thánh Kư Gioan viết vào đoạn kết Phúc Âm của ḿnh ở đoạn 20, câu 31 như sau:
"Những điều này được ghi chép để giúp anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Thiên
Sai, Con Thiên Chúa, để nhờ đức tin này anh em được sự sống nhờ danh Người".
Trước hết, trong Cựu Ước, Thiên Chúa đă t́m cách từ từ tỏ ḿnh ra cho Dân Do
Thái biết Ngài thực sự là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài Ngài không có
một Chúa nào khác. Để làm việc này, đầu tiên Thiên Chúa đă tự chọn cho ḿnh một
dân tộc, đó là Dân Do Thái; sau đó Ngài đă tự hứa hẹn với tổ phụ cha ông họ là
Abraham, Isaac và Giacóp; và sau hết Ngài đă tỏ ra tuyệt đối trung thành thực
hiện lời hứa của Ngài nơi con cháu của các vị tổ phụ ấy, bất chấp những bất
trung của đám con cháu này, để họ có thể mở mắt ra nhận biết Ngài thực sự là
Hiện Hữu, đúng như Danh xưng Ngài tỏ cho Moisen ở bụi gai cháy sáng mà không bị
thiêu rụi (x Ex 3:14), tức Ngài thực sự là Thiên Chúa chân thật duy nhất, ngoài
Ngài không có Chúa nào khác.
Việc Thiên Chúa mạc khải đă lên đến tuyệt đỉnh, lên đến hết cỡ, trong “thời sau
hết” (Heb 1:2) mở màn cho thời Tân Ước, khi "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa
chúng ta" (Jn 1:14), tức nơi chính Đấng Thiên Sai của Ngài là Chúa Giêsu Kitô,
Đấng Ngài đă hứa ban ngay trong bản án nguyên tội (xem Gen 3:15), cũng là Đấng
Ngài đă hứa hẹn xa xa với tổ phụ Abraham (xem Gen 22:18) cũng như với Đavít (xem
2Sam 7:16). Đó là lư do tại sao khi kể đến gia phả của Chúa Kitô, Thánh Kư Luca
đă chẳng những liệt kê Đavít và Abraham thuộc huyết tộc Do Thái mà c̣n cả Adong
là nguyên tổ cả loài người nữa. Phần Đấng Thiên Sai, Người đến "để tỏ Cha ra",
như Phúc Âm Thánh Gioan minh định ở đoạn 1 câu 18, và như chính lời của Chúa
Kitô cho thấy khi nguyện cùng Cha trong Bữa Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn
17, câu 6: "Con đă tỏ danh Cha cho những kẻ Cha trao cho Con nơi thế gian". Đấng
Thiên Sai "đă được sinh ra, đă đến trong thế gian", như Người tuyên bố với tổng
trấn Philatô trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 18, câu 37, "là để làm chứng cho
sự thật", một sự thật bao gồm hai khía cạnh, khía cạnh Cha là Thiên Chúa chân
thật duy nhất, như Mạc Khải Cựu Ước cho thấy, và khía cạnh Người chính là Đấng
Thiên Sai, như Mạc Khải Tân Ước chứng thực, một sự thật mà ai nhận biết th́ được
sự sống đời đời.
Tóm lại, tất cả diễn tiến của Lịch Sử Cứu Độ hay của Công Cuộc Cứu Độ là việc
Thiên Chúa chẳng những tỏ ḿnh cho con người biết Ngài là Thiên Chúa chân thật
duy nhất qua Mạc Khải Cựu Ước, mà c̣n thông ḿnh cho con người nơi Đấng Thiên
Sai của Ngài là Chúa Giêsu Kitô nơi Mạc Khải Tân Ước, để con người được hiệp
thông với Ngài trong Thần Linh là Đấng được ban cho chúng ta (x Rm 5:4), Đấng ở
trong chúng ta (xem Rm 8:11), Đấng ban Sự Sống, bằng cách dẫn chúng ta "vào tất
cả sự thật" (Jn 16:13), tức giúp chúng ta thấu triệt được Mạc Khải Thần Linh,
thấu triệt được chính Thiên Chúa, Vị “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) “đă hóa
thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Ư Thức Phép Rửa
Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria bao giờ
cũng được Giáo Hội kính vào đầu Mùa Vọng, và sứ mệnh của Chúa Kitô đến để tái
sinh con người từ trên cao bằng phép rửa trong Thánh Linh và bằng lửa như được
Tiền Hô Gioan tẩy Giả khẳng định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, cho chúng
ta nhớ đến đặc ân làm cho Kitô hữu chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa qua
Bí Tích Rửa Tội. Vậy chúng ta hăy lợi dụng dịp này để ôn lại Bí Tích Rửa Tội rất
cao quí và thiết yếu của chúng ta, ở 4 vấn đề sau đây: 1) Làm sao chúng ta biết
là ḿnh mắc nguyên tội? 2) Nếu chúng ta thực sự mắc nguyên tội th́ nguyên tội đă
được truyền sang cho chúng ta như thế nào hay bằng cách nào? 3) Tại sao chúng ta
cần phải rửa tội ngay từ khi c̣n nhỏ mà không đợi lớn lên có ư thức rồi mới lănh
nhận? 4) Làm sao để có thể làm cho hạt giống đức tin được gieo vào tâm hồn qua
Bí Tích Rửa Tội phát triển?
1. Làm sao chúng ta biết là ḿnh mắc nguyên tội?
Phải, theo Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, nguyên tổ của loài người đă phạm tội, và
tội đầu tiên được gọi là nguyên tội này đă được truyền sang cho gịng dơi của
các vị, làm cho con cháu không phạm mà lại mắc. Trong cả loài người, kể cả vị đệ
nhất tiên tri cao trọng nhất loài người là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, chỉ có một
ḿnh người nữ được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Lời Nhập Thể là không mắc nguyên
tội, tức được Thiên Chúa ǵn giữ cho khỏi những hậu quả của tội này, bằng cách
Ngài đă cho Mẹ được hưởng trước ơn cứu độ của Chúa Kitô. Thế nhưng, làm sao loài
người chúng ta biết được ḿnh mắc nguyên tội để cần phải lănh nhận Bí Tích Rửa
Tội?
Áp dụng định luật xem quả biết cây chúng ta sẽ thấy rơ chúng ta quả thực mắc
nguyên tội. Nếu những triệu chứng ho, sổ mũi, rát cổ là dấu cho thấy chúng ta bị
cúm, th́ những triệu chứng tội lỗi, đau khổ và chết chóc nơi con người cũng cho
thấy họ thực sự mắc nguyên tội. Đúng thế, theo Thánh Kinh, ngay từ ban đầu, con
người sống trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, không hề biết đến tội lỗi là
ǵ, trần truồng không biết xấu hổ, (không có đam mê nhục dục, tính mê nết xấu),
nhờ đó con người của họ nói chung và thân xác của họ nói riêng không phải trải
qua t́nh trạng đau khổ, (như tâm hồn cảm thấy lo âu sợ hăi, buồn phiền chán nản,
hay thân xác của họ phải chịu đủ mọi thứ tật nguyền, bệnh hoạn, già nua), và
cuối cùng chết đi, trở về với bụi tro. Vậy nếu không một con người nào thoát
khỏi tội lỗi, khổ đau và tội lỗi th́ không phải là họ mắc nguyên tội rồi hay sao?
Trường hợp Chúa Giêsu và Mẹ Maria cũng chịu đau khổ như ai, mà c̣n chịu khổ đau
chưa từng có, chịu khổ đau hơn hết loài người, th́ không phải là v́ các Ngài
cũng mắc nguyên tội, song là để cứu độ loài người, để giải phóng loài người khỏi
tội lỗi và sự chết, bởi đó Chúa Giêsu mới sống lại để chiến thắng sự chết là hậu
quả của tội lỗi.
2. Nếu chúng ta thực sự mắc nguyên tội th́ nguyên tội đă được truyền sang cho
chúng ta như thế nào hay bằng cách nào?
Vấn đề được đặt ra ở đây là nếu hai nguyên tổ phạm tội th́ tội ấy chỉ có ở nơi
hai vị thôi, tại sao lại có thể lây nhiễm sang cho gịng dơi con cháu của các vị
được? Tuy nhiên, nếu nguyên tội làm hư hoại cả bản tính của con người, làm cho
cả hồn lẫn xác của họ phải chịu hậu quả của nguyên tội, như những triệu chứng
con người phải chịu đă được đề cập đến ở vấn đề thứ nhất, th́ hai nguyên tổ đă
bị hư đi theo nguyên tội không thể nào sinh ra được những hoa trái c̣n sống
trong t́nh trạng công chính nguyên thủy như khi các vị mới được Thiên Chúa dựng
nên. Và cũng chính v́ toàn thể bản tính của con người đă bị hư đi, mà bất cứ con
người nào được sinh vào trần gian này đều bị mắc nguyên tội. Vậy nguyên tội được
truyền sang cho con người qua việc truyền sinh.
3. Tại sao chúng ta cần phải rửa tội ngay từ khi c̣n nhỏ mà không đợi lớn lên
có ư thức rồi mới lănh nhận?
Chính v́ được sinh ra với một bản tính hư hoại mà con người cần phải được cứu độ
và thánh hóa ngay từ khi c̣n sơ sinh, c̣n thơ bé. Vẫn biết ư thức là cần thiết
trong việc đóng vai tṛ làm con cái Thiên Chúa cả trước khi lẫn sau khi lănh
nhận Bí Tích Rửa Tội, nhưng không phải v́ thế mà con người không thể trở nên con
cái Thiên Chúa và không đáng có sự sống đời đời. Một thai nhi đang được cưu mang
hay một hài nhi vừa được sinh ra, dù chưa biết cha mẹ ḿnh là ai, nó vẫn là con
cái của những người sinh ra nó. Không phải bao giờ con người bắt đầu có trí khôn
hay đă trưởng thành rồi họ mới được sinh vào đời, họ mới là con, mới có sự sống.
Nếu tự nhiên, con người phải có sự sống rồi mới có khả năng ư thức ra sao, về
siêu nhiên, con người cũng cần phải được tái sinh bởi phép rửa rồi mới có thể
nhận biết Thiên Chúa như vậy.
4. Làm sao để có thể làm cho hạt giống đức tin được gieo vào tâm hồn qua Bí
Tích Rửa Tội phát triển?
Bí Tích Rửa Tội có một tác dụng thần linh lưỡng diện, tha tội và thánh hóa. Về
tác dụng tha tội, Bí Tích Rửa Tội tha cho con người chẳng những nguyên tội, mà
c̣n cả tư tội nếu con người được rửa tội sau khi đă có trí khôn, đă biết phạm
tội. Về tác dụng thánh hóa, Bí Tích Rửa Tội ban cho con người Thánh Sủng để họ
được thông phần vào Bản Tính Thần Linh của Thiên Chúa, nhờ đó họ được trở nên
con cái của Chúa Cha, nên chi thể của Chúa Kitô và nên đền thờ của Chúa Thánh
Thần, và cũng nhờ đó họ có khả năng sống Sự Sống Thần Linh của Chúa Ba Ngôi,
bằng ba thần đức Tin Cậy Mến.
Tuy nhiên, dù Phép Rửa có tác dụng chẳng những tha đủ mọi thứ tội lỗi mà c̣n tha
cả h́nh phạt là hậu quả của tội lỗi nữa. Bởi thế, bất cứ người lớn nào chết đi
ngay sau khi vừa được rửa tội xong sẽ được lên Thiên Đàng lập tức, không phải
qua lửa luyện tội. Thế nhưng, Phép Rửa vẫn không thể làm được một điều, đó là
không tẩy xóa được những hậu quả của tội lỗi ngay ở đời này. Đó là lư do sau khi
lănh nhận Phép Rửa, con người Kitô hữu vẫn c̣n mang nặng mọi đam mê nhục dục,
vẫn c̣n đủ mọi thứ tính mê nết xấu, vẫn phải trải qua đủ mọi thứ đau khổ cả hồn
lẫn xác, và vẫn phải chết như bất cứ người ngoại giáo hay vô thần nào. Do đó,
không lạ ǵ thực tế đă không ngừng cho thấy Kitô hữu nói chung và thành phần
giáo sĩ nói riêng vẫn có thể làm gương mù gương xấu trước mắt thế gian.
Thánh Sủng con người lănh nhận qua Phép Rửa chẳng khác ǵ như Hạt Giống Thần
Linh được gieo vào mảnh đất tâm hồn của con người. Hạt Giống Thần Linh Thánh
Sủng này chỉ có thể nẩy mầm và phát triển cho đến tầm vóc viên trọn của ḿnh khi
gặp mặt đất tốt mà thôi. Thế nhưng, thực tế cho thấy tâm hồn con người ngay từ
nhỏ đă chất chứa đầy những mầm mống sự dữ có thể làm chết ngạt Thánh Sủng. Thật
thế, dù tự bản chất nhân chi sơ tính bản thiện của ḿnh khi c̣n nhỏ, ở chỗ chưa
ư thức được tội lỗi là ǵ, nhưng con người vẫn đă tỏ ra những dấu hiệu vị kỷ và
bạo động, như giành đồ chơi và cắn cấu. Bởi thế, nếu ngay từ nhỏ con người không
được giáo dục để thành nhân th́ tự nhiên mà nói họ khó có thể, nếu không muốn
nói là không thể nào thành thánh được.
Chính Thánh Sủng nơi Kitô hữu tự bản chất có khả năng phát triển đến tầm vóc
viên trọn của ḿnh, đến độ có thể làm chủ điều khiển con người tự nhiên của Kitô
hữu theo Thánh Thần tác động hợp với Tinh Thần Chúa Kitô. Tuy nhiên, để tiến tới
t́nh trạng thần hiệp siêu việt này, tŕnh độ Thánh Sủng biến Kitô hữu trở thành
chứng nhân đích thực và sống động phản ảnh Chúa Kitô, Kitô hữu phải biết Xin
Vâng cho đến cùng như Mẹ Maria, phải bỏ ḿnh đi và vác thập giá mà theo Chúa. Mẹ
Maria đầy ơn phúc không phải chỉ ở chỗ được làm Mẹ Lời Nhập Thể mà c̣n ở chỗ
nghe và giữ Lời Chúa, Kitô hữu cũng thế.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
HĂY VUI LÊN
Thánh Phaolô trong thư
gửi Giáo Đoàn Philípphê đă viết: “Anh em thân mến, anh em hăy vui lên trong
Chúa”. Và Ngài đă nhấn mạnh: “Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hăy vui
lên” (Phil 4:4). Ngài cũng đă viết cho Giáo Đoàn Thesalônica bằng
một ư nghĩa tương tự: “Hăy vui mừng luôn” (Thes
5:16).
Lễ Giáng sinh đang gần kề, Niềm Vui Giáng Sinh đang trở thành tâm điểm của mọi
lời cầu chúc, và Giáo Hội đă dùng lại lời của Thánh Tông Đồ Dân Ngoại nhắc nhở
với mọi tín hữu về một niềm vui lớn: Kỷ niệm ngày hạ sinh của Đấng Cứu Thế.
Trong Thánh Kinh, hàng
trăm lần từ ngữ “vui mừng” và “hoan hỷ” được nhắc đi, nhắc lại. Điều này cho
biết niềm vui, niềm hân hoan, vui sướng thật của ta là chính Thiên Chúa và phát
xuất cũng từ nơi Ngài. Nói một cách khác, là nhân loại chỉ được hân hoan và vui
thỏa trong Chúa cũng như những ǵ xuất phát từ Ngài.
Như Đức Trinh Nữ Maria
xưa, ta chỉ t́m được và chỉ được vui mừng khi biết ḥa ḿnh vào cuộc sống và hơi
thở của Thiên Chúa. Maria đă thốt lên lời vui mừng này khi hiểu rằng ḿnh được
Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa, và đă thực sự đón nhận đề nghị
này bằng tâm t́nh và ḷng mến qua tiếng “xin vâng” (Luc
1:46).
Chỉ khi đó, Mẹ mới có thể hân hoan mà ca lên rằng: “Linh hồn tôi ngợi khen
Chúa; thần trí tôi vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Chuộc tôi, v́ Người đă thương
đoái nh́n tới phận hèn nữ t́ Ngài” (Luke
1:46-47).
Các mục đồng là những người trong đêm Giáng Sinh đă nhận được niềm vui của Thiên
Chúa từ lời loan báo của các thiên thần: “Ta báo cho anh em một tin rất vui
mừng” (Luc 2:10).
Nhưng họ chỉ cảm nghiệm được niềm vui ấy khi họ lên đường lận lội dưới màn đêm
và trong tuyết rơi t́m đến hang Belem. Và chỉ ở đó họ mới hiểu thế nào là Niềm
Vui mà các thiên thần đă loan báo, và lúc ấy họ mới: “Hân hoan và ra về chúc
tụng Thiên Chúa” (Luc 2: 20).
Theo Barry Folmar, “Niềm
vui là một quà tặng tinh thần. Ta không thể điều khiển hay tạo măi ra được. Nó
liên quan tới những hành động xẩy ra do ḷng biết ơn và sự cảm khích khi ta cảm
nghiệm được sự hiện diện yêu thương của Chúa”. Theo đó, th́ niềm vui không phải
chỉ dành cho lớp người mộ đạo. Thiên Chúa có nhiều cách thế để tiếp xúc với con
người, và từng người trong cuộc sống thường ngày: Ngài đến với ta qua h́nh ảnh
người bạn cố tri mà nhiều năm chưa gặp mặt. Ngài là người t́nh đang sánh bước
bên ta; tay trong tay và với những ánh mắt trao nhau thắm thiết. Ngài hiện hữu
nơi bầu trời bao la, nơi ánh trăng thanh vào mỗi đêm rằm, nơi sức nóng và ánh
rực rỡ của mặt trời, nơi những v́ sao lung linh giữa màn đêm trên bầu trời cao
thẳm. Ngài đó, là người vợ mà ta mọi ngày bị nghe những tiếng càm ràm, rên rẩm.
Là người chồng mà mọi ngày ta thấy khó chịu bởi cái tính chậm chạp và ở dơ. Là
những người con mà ta phải đối đầu với tính bướng bỉnh, khó vâng lời. Và những
người mà ta phải rơi lệ khi giao tiếp với họ trong những giao tế thường ngày
trong cuộc sống. Nhưng nhất là những người, những cảnh, những công việc, những
cơ hội đem lại cho ta những giây phút êm đềm, thư dăn, và thoải mái. Đó là ư
nghĩa của niềm vui đích thực. Niềm vui ấy đă được t́m thấy trong những gian nan
và thử thách nơi đời sống của các vị thánh nhân và những tâm hồn đạo hạnh. Dù
gặp nhiều gian nan, thử thách, nhưng họ vẫn vui v́ biết rằng họ đang có Chúa ở
bên ḿnh. Thánh nữ Perpetua, trong khi nuôi con nơi hầm giam tại thành phố cổ
Carthage nơi chờ được chết v́ danh Chúa, đă sánh ví pḥng giam của ḿnh như cung
điện nơi đó Ngài sẽ được trao vương niệm với vinh dự được chịu khổ h́nh v́ Chúa.
Nhưng khi đề cập đến niềm
vui, ta thường hay có sự lẫn lộn với hạnh phúc. Tư tưởng này đă được Giáo Sư
Thần Học Doris Donnelly thuộc viện Đại học Carroll ở Cleveland quảng diễn như
sau: “Niềm vui hay bị lẫn lộn với hạnh phúc, nhưng hạnh phúc chỉ là một đặc tính
bên ngoài của niềm vui mà thôi. Hạnh phúc thay đổi tùy theo những biến cố chung
quanh, c̣n niềm vui th́ ổn định, vững bền. Nó có thể chịu đựng được những muộn
phiền và thất vọng. Nó có thể tồn tại giữa khổ đau, trắc trở.” Theo đó, v́ niềm
vui không dựa trên những xúc cảm và sự thay đổi từ những biến cố bên ngoài,
nhưng nó chính là chiếc neo được thả sâu dưới ḷng biển t́nh yêu vĩnh cửu của
Thiên Chúa. Như một chiếc kim nằm im ĺm dưới đáy biển, mặc cho bên trên mặt
biển là những đợt sóng nhấp nhô, cao ngất và có thể nhận ch́m những con tầu.
Tóm lại, niềm vui đến
không phải khi mọi sự đều tốt đẹp êm thắm, nhưng chỉ đến với ta khi biết t́m gặp
Thiên Chúa qua những biến cố xẩy ra thường ngày trong cuộc đời của mỗi người.
Những biến cố nói với ta về t́nh thương, sự thứ tha, hay những quan tâm và lo
lắng giúp đỡ người đồng loại. Nó cũng đến với ta qua những thử thách và khó nhọc
của cuộc đời. Do đó, đừng ngạc nhiên khi thấy những ai biết giúp đỡ, phục vụ và
thành tâm chia sẻ với người khác, hoặc những người bị xă hội bỏ rơi, quên lăng
luôn t́m được niềm vui. Họ chính là những người để ḿnh bị cuốn hút trong cơn
băo lốc của t́nh yêu Thiên Chúa qua những hành động bác ái, chia sẻ, và hy sinh.
Họ là những người hưởng được lời chúc của Thiên Chúa như Giêsu đă đề cập đến khi
Ngài quảng diễn về những mối phúc thật.
Giáng Sinh đang gần về.
Niềm Vui Giáng Sinh đang chờ để được trao ban cho nhân loại và cho mỗi người
chúng ta. Như Thánh Phaolô đă nhắc nhở, ta hăy vui lên. Hăy biết qúi trọng những
giây phút khi ta có thể cảm nhận được hơi thoảng của cơn lốc thần linh chạm tới
tâm hồn, để nhắc nhở rằng, ta vẫn luôn được Thiên Chúa yêu thương, săn sóc và
măi măi không bao giờ cô đơn.
Trần
Mỹ Duyệt
|