|
CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG
NĂM C
BÀI ĐỌC I: Mich 5:1-4a
“Nơi ngươi sẽ xuất hiện Đấng thống trị Israel”
Bài trích sách Tiên tri
Mikêa.
Đây lời Chúa phán: “Hỡi Bêlem Epharata, ngươi nhỏ
nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống
trị Israel và nguồn gốc Người có từ nguyên thủy, từ muôn đời. V́ thế, Người sẽ
bỏ dân Người cho đến khi một người nữ phải sinh, sẽ sinh con. Số c̣n lại trong
anh em ngươi, sẽ trở về với con cái
Israel. Ngươi sẽ đứng
vững và chăn dắt trong sức mạnh của Chúa, trong thánh danh cao cả của Chúa là
Thiên Chúa ngươi. Và họ sẽ trở về, v́ bây giờ ngươi sẽ nên cao trọng cho đến tận
cùng trái đất. V́ vậy, ngươi sẽ là chính sự b́nh an”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ
thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống.
1.
Lạy Đấng
chăn dắt Israel, xin hăy lắng tai nghe! Chúa ngự trên Vệ-binh-thần, xin hiện ra
trong sáng láng. Xin thức tỉnh quyền năng của Chúa, và ngự tới để cứu độ chúng
tôi.
2.
Lạy Chúa
thiên binh, xin thương trở lại, tự trời cao xin nh́n coi và thăm viếng vườn nho
nầy. Xin bảo vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đă cấy, bảo vệ ngành mà Ngài đă củng cố
cho ḿnh.
3.
Xin Chúa
ra tay bang trợ người ở bên tay hữu Chúa, con người mà Chúa đă củng cố cho ḿnh.
Chúng tôi sẽ không c̣n rời xa Chúa nữa. Chúa cho chúng tôi được sống và chúng
tôi ca tụng danh Ngài.
BÀI ĐỌC II: Hebr 10:5-10
“Nầy đây tôi đến để thi hành thánh ư Chúa”
Bài trích thơ gởi tín
hữu Do Thái.
Anh em thân mến, khi đến trong thế gian, Chúa
Giêsu phán: Chúa đă không muốn của hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đă tạo nên
cho tôi một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên
tôi nói: Lạy Chúa, nầy tôi đến để thi hành thánh ư Chúa, như đă nói về tôi ở
đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế nầy: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng,
của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu
được hiến dâng theo lề luật. Đoạn người nói tiếp: Lạy Chúa, nầy đây tôi đến để
thi hành thánh ư Chúa. Như thế đă băi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính
bởi thánh ư đó mà chúng ta được thánh hóa nhờ việc hiến dâng Ḿnh Chúa Giêsu
Kitô một lần là đủ.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng
như lời Thiên Thần truyền. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 1:39-45
“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Luca.
Ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vả ra đi tiến lên
miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào bà Isave, và
khi bà Isave nghe lời chào của Maria, th́ hài nhi nhảy mừng trong ḷng bà, và bà
Isave được đầy Chúa Thánh Thần: Bà kêu lớn tiếng rằng: “Bà được chúc phúc giữa
các người phụ nữ và con ḷng bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa
đến viếng thăm tôi? V́ nầy tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng
trong ḷng tôi. Phúc cho bà là kẻ đă tin rằng lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực
hiện”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Biến Cố Giáng Sinh: Tin
Mừng Cứu Độ
Mầu Nhiệm Nhập Thể: Thần Linh Tin Mừng
Như đă nhận định, trong 4 tuần lễ Mùa
Vọng, bất kỳ thuộc chu kỳ Phụng Vụ A, B hay C, tuần đầu tiên bao giờ cũng là bài
Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái ḿnh hăy tỉnh thức đón chờ Chúa
Kitô tới, tuần cuối cùng bao giờ cũng là bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến
biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, và hai tuần giữa liên quan đến vai tṛ Tiền Hô
Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Đó là lư do bài Phúc Âm cho
Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Vọng nói đến sự kiện Mẹ Maria đến thăm bà chị họ của ḿnh
đang mang thai 6 tháng. Thật ra, theo ư nghĩa Mùa Vọng th́ biến cố viếng thăm
trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng tuần này là biến cố Lời Nhập Thể
đang ở trong ḷng Mẹ Maria bấy giờ đến làm phép rửa Thánh Thần đầu tiên cho Thai
Nhi Gioan Tẩy Giả, để thánh nhân được khỏi tội nguyên tổ ngay từ trong bụng mẹ,
để Thánh Nhân được đầy Thánh Linh ngay từ trong ḷng mẹ, như lời thiên thần cho
thân phụ của thánh nhân biết khi báo tin việc đầu thai lạ lùng của thánh nhân (x
Lk 1:15).
Sự kiện Lời Nhập Thể làm phép rửa Thánh Thần cho Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ngay từ
trong ḷng mẹ đây đă được bộc lộ ở chỗ, đă làm cho cả thai mẫu của thánh nhân là
bà Isave cũng được đầy Thánh Thần và trở nên khôn ngoan sáng suốt mà cất tiếng
chúc tụng người em Maria của ḿnh là Mẹ Thiên Chúa. Trong biến cố viếng thăm này,
chúng ta thấy một thứ ảnh hưởng thần linh giây chuyền thế này: Lời Nhập Thể ở
trong ḷng Mẹ Maria là Thai Nhi Giêsu đầy Thánh Thần, đă thông ban Thánh Thần
của ḿnh cho con người đầu tiên là thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, đến nỗi mức
độ tràn đầy Thánh Thần nơi thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đă tác động cả thai
mẫu, vị thai mẫu đầy Thánh Thần đă nhận biết Mẹ Thiên Chúa, Vị tràn đầy ân sủng,
tràn đầy Thánh Thần, đang cưu mang chính Lời Nhập Thể, khiến cho lời chào của Mẹ
có một tác lực thần linh làm cho Thai Nhi Gioan Tẩy Giả nhẩy mừng trong ḷng
thai mẫu Irave.
Hẳn chính v́ là con người đầu tiên được lănh nhận phép rửa Thánh Thần này bởi
Lời Nhập Thể là Thai Nhi Giêsu, đến nỗi đă đầy Thánh Thần ngay trong ḷng mẹ,
như lời thiên thần báo tin việc em đầu thai cho thân phụ của em (x Lk 1:15), mà
sau này, như bài Phúc Âm tuần trước cho biết, Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, dù chưa hề
tận mắt thấy Con Người Giêsu, đă khẳng định về Đấng đến sau ngài là Đấng sẽ làm
phép rửa Thánh Thần, đến nỗi khi vừa thấy Người, thánh nhân chẳng những nhận ra
Người ngay là Đấng phải đến mà c̣n chỉ cho các môn đệ của ḿnh biết Người thật
là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian.
Đúng thế, lời thiên sứ Gabiên truyền tin cho Maria trong ngày truyền tin thế nào:
“Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai. Người sẽ nên cao trọng và được
gọi là Con Đấng Tối Cao” cũng xẩy ra đúng như thế trong đêm giáng sinh, đúng như
lời thiên thần báo tin cho các mục đồng: “Ta đến để báo một tin mừng cho các
người cũng là cho toàn dân. Hôm nay, một vị cứu thế đă giáng sinh trong thành
Đavít, Người là Đấng Thiên Sai và là Chúa”.
Như thế, đối với dân Do Thái trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Thế th́ việc Chúa Kitô
Giáng Sinh thực sự là một tin mừng, nhưng lại là một tin mừng được loan báo
trước hết cho thành phần đơn sơ nghèo nàn được tiêu biểu nơi đám mục đồng của họ.
V́ thành tâm tiếp nhận tin mừng ấy, Phúc Âm Thánh Luca của Lễ Giáng Sinh Rạng
Đông thuật lại rằng, chẳng những: “Họ vội vă lên đường và đă gặp thấy Maria,
Giuse cũng như thấy hài nhi nằm trong máng cỏ”, mà c̣n đi loan truyền tin mừng
ấy nữa, đến nỗi, như Phúc Âm cho biết: “tất cả những ai nghe lời họ tường thuật
đều lạ lùng sửng sốt”. Vậy, Kitô hữu chúng ta có thực sự cảm thấy biến cố Thiên
Chúa Giáng Sinh Làm Người là một tin mừng cho nhân loại hay chăng, và riêng cá
nhân ḿnh, chúng ta đă hay đang cảm nhận tin mừng này như thế nào?
Mầu Nhiệm Nhập Thể: Thời Gian Không Gian
Có thể có người sẽ cảm nhận về Tin Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người liên
quan đến thời gian. Kitô Giáo nói chung và Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng đă
Long Trọng Mừng Kỷ Niệm 2000 năm Thiên Chúa hóa thân làm người và ở giữa loài
người thấp hèn tạo vật chúng ta, một sự thật không thể chối căi đă xẩy ra trong
thời gian được lịch sử loài người ghi nhận này. Thật vậy, Thiên Chúa đă hóa thân
làm người và ở giữa loài người tạo vật chúng ta là một sự thật không thể chối
căi đă xẩy ra trong thời gian được lịch sử loài người ghi nhận. Đúng thế, theo
những bản văn được Kitô Giáo công nhận là Phúc Âm của ḿnh, điển h́nh nhất là
của thánh sử Luca, đă cho thấy có một nhân vật tên là Giêsu ở Na-Gia-Rét xứ
Galilêa, được sinh vào thời hoàng đế Cê-Sa Âu-Quốc-Tô làm sổ kiểm tra lần đầu
tiên trong toàn đế quốc Rôma (x Lk 2:1), và đă hoạt động thuần tôn giáo song vẫn
bị lên án tử bởi Hội Đồng Do Thái dưới quyền lănh đạo của thượng tế Anna và
Caipha bấy giờ, rồi cuối cùng đă bị kết án tử giá bởi Philatô, vị toàn quyền của
đế quốc Rôma cai trị xứ Giuđa thời hoàng đế Cê-Sa Ti-Bê-Ri-Ô thống trị đế quốc
Rôma cũng là thời quận vương Hêrôđê đang làm thủ hiến xứ Galilêa (x Lk 3:1, 2).
Kitô hữu chúng ta ngày nay không được diễm phúc và vinh hạnh như các vị tông đồ
là những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô, đă thấy tận mắt, đă nghe tận tai và
đă sờ tận tay (x 1Jn 1:1) vị “Thiên Chúa vô h́nh” (Col 1:15), vị “Thiên Chúa là
Thần Linh” (Jn 4:24), “đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (x 1Jn 1:2) nơi nhân
vật lịch sử Giêsu Na-Gia-Rét. Thế nhưng, những chi tiết về thời gian liên quan
đến lịch sử trên đây đă chứng tỏ cho chúng ta thấy thực sự có một nhân vật, mà
theo đức tin Kitô Giáo của ḿnh, Người là một Vị “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”
(Mt 1:23; x Is 7:14). Nguyên việc dân Do Thái cho đến ngày nay vẫn c̣n chối bỏ
không chịu chấp nhận nhân vật Giêsu Na-Gia-Rét này là Đức Kitô, là Đấng Thiên
Sai, cũng là một chứng cớ hùng hồn và hiển nhiên cho thấy thực sự đă có một đối
tượng bị họ phủ nhận, một đối tượng mà chính các vị tông đồ, dù được sống gần và
chứng kiến, cũng phải lấy đức tin mà chấp nhận, như lời tuyên xưng của vị trưởng
tông đồ đoàn là Phêrô cho thấy: “Thày là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng
sống” (Mt 16:16), lời tuyên xưng đă làm nên Kitô Giáo và là nền tảng Kitô Giáo,
một tôn giáo tin Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật, đồng bản thể với Cha Người
trên trời, và đồng thời cũng là người thật, như mọi người chúng ta dưới mặt đất
này. Ôi, chỉ cần nghĩ đến bản tính vô cùng thấp hèn và khốn nạn của loài người
chúng ta, chứ không phải bản tính thiêng liêng sáng láng tuyệt vời của các thiên
thần, được Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn thiện và toàn năng mặc lấy, đă
đủ làm cho con người ngây ngất, làm họ phải cố gắng sống xứng với thân phận làm
người vô cùng diễm phúc của ḿnh rồi vậy.
Trong Biến Cố Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người, nếu thời gian lên đến tuyệt đỉnh
của nó vào thời điểm Lời Nhập Thể, th́ không gian trở thành một cung thánh và
trái đất là một nhà tạm. Thật vậy, Thiên Chúa đă hóa thân làm người và ở giữa
loài người tạo vật thấp hèn chúng ta là một sự thật không thể chối căi đă xẩy ra
ngay trên mặt đất thuộc về cái vũ trụ bao la hầu như vô cùng bất tận này. Đúng
thế, vũ trụ không gian đây bao la hầu như vô tận, đến nỗi trí khôn loài người dù
có văn minh tân tiến theo khoa học và kỹ thuật đến đâu đi nữa, như hiện nay hay
cả sau này, chắc chắn sẽ vĩnh viễn không thể nào khám phá ra hết, một cách chính
xác, đầy đủ, hoàn toàn và trọn vẹn, tầm vóc cũng như chiều kích khôn ḍ như một
mầu nhiệm hiển nhiên của nó. Hiện nay khoa học mới chỉ ước lượng một cách chung
chung là có cả hằng triệu, hằng tỉ hành tinh hệ (galaxies) trong vũ trụ này,
trong đó có một hành tinh hệ gần thái dương hệ nhất được gọi là Giải Ngân Hà
(Milky Way), và có ba hành tinh hệ gần Giải Ngân Hà nhất mà con người không cần
viễn vọng kính cũng có thể nh́n thấy từ trái đất, đó là, nếu nh́n từ Bắc Cực,
hành tinh hệ Andromeda Nebula, cách trái đất 2 triệu năm ánh sáng, và nếu nh́n
từ Nam Cực, hai hành tinh hệ nhỏ hơn, Magellanic Clouds, cách trái đất từ 160
đến 180 ngàn năm ánh sáng. Riêng nội bộ cấu trúc của mỗi hành tinh hệ, nếu nhỏ
cũng rộng tới mấy ngàn năm ánh sáng, trong khi một tinh hệ lớn có thể rộng tới
cả nửa triệu năm ánh sáng.
Nếu theo khoa học, mỗi giây vận tốc ánh sáng đi được một trăm tám mươi sáu ngàn
hai trăm tám mươi hai dặm, hay hai trăm chín mươi chín ngàn bảy trăm chín mươi
hai cây số, tức mỗi giây (hay mỗi tiếng tíc tắc của đồng hồ) ánh sáng đi được 7
ṿng rưỡi trái đất (với chu vi từ đông sang tây rộng hai mươi bốn ngàn chín trăm
lẻ một dặm, hay bốn mươi ngàn không trăm bảy mươi lăm cây số, tương đương với
một chiếc xe chạy 366 ngày không ngừng với tốc độ 68 dặm một giờ, th́ thử hỏi
một ngày có 24 tiếng, tức có tám mươi sáu ngàn bốn trăm giây, ánh sáng sẽ đi
được bao xa, một tháng có 30 ngày ánh sáng c̣n đi xa tới đâu, và một năm có 365
ngày ánh sáng đi xa tới cỡ nào. Cứ nghĩ đến 2000 năm lịch sử Kitô Giáo thôi con
người đă thấy lâu lắm rồi, xưa lắm rồi, cổ lắm rồi, đằng này ánh sáng phải đi
hết 2 triệu năm ánh sáng mới từ trái đất tới được hành tinh hệ Andromeda Nebula,
th́ thử hỏi vũ trụ không gian với cả tỉ hành tinh hệ khác nhau như thế không bao
la bát ngát hầu như vô cùng bất tận hay sao?
Thế mà, chẳng là ǵ trong cái bao la hầu như vô cùng bất tận của thiên nhiên vũ
trụ này, có chăng nó chỉ là một hạt bụi trong cơi không gian vô tận, trái đất
lại là nơi xẩy ra một biến cố vô cùng hệ trọng, một biến cố làm cho thời gian đi
vào vĩnh cửu, một biến cố gắn liền trời với đất, siêu nhiên với tự nhiên, vô
h́nh với hữu h́nh, thần linh với tạo vật, đó là Biến Cố Nhập Thể, đó là biến cố
Thiên Chúa vô h́nh đă trở nên hữu h́nh, đó là biến cố Thiên Chúa là Thần Linh đă
hóa thành nhục thể! Bởi thế, biến cố lịch sử Thiên Chúa Giáng Sinh Làm Người quả
thực là một Tin Mừng cho chung nhân loại cũng như cho từng cá nhân mỗi người
thành tâm t́m kiếm chân thiện mỹ vậy.
Tại sao Thiên Chúa không chọn một nơi nào khác trong vũ trụ này để tỏ ḿnh ra,
như ở mặt trời là nơi xứng đáng nhất, v́ dù có là một trong số triệu triệu tinh
cầu thuộc vũ trụ này, mặt trời dầu sao cũng chẳng những rộng hơn trái đất 109
lần, lại c̣n là chính nguồn ánh sáng và nhiệt năng, với 10 ngàn độ F hay 5 ngàn
rưỡi độ C ở ngoài mặt, và 27 ngàn độ F hay 15 ngàn độ C ở bên trong, một nguồn
nhiềt năng chi phối tất cả mọi sự trên trái đất nói chung và sinh vật nói riêng?
Phải chăng biến cố vô cùng quan trọng và cao trọng vô tiền khoáng hậu này chỉ có
thể xẩy ra duy nhất trên trái đất nhỏ bé này, là v́ nó có loài người chúng ta,
hay nói cách khác, là v́ nó đă trở thành nơi Thiên Chúa vô cùng yêu thương và
khôn ngoan thượng trí chọn để dựng nên loài người giống h́nh ảnh Ngài và tương
tự như Ngài, loài Thiên Chúa đă ban cho quyền làm chủ thế giới hữu h́nh nói
chung và sinh vật nói riêng, v́ Ngài đă dựng nên mọi sự cho họ (x Gen 1:26, 28;
Hiến Chế Gaudium et Spes, 39.1).
Đúng thế, bởi Thiên Chúa đă thực sự nhập thể làm người trên trái đất này, chúng
ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng: trái đất chính là con tim của vũ trụ, dù
nó có quay chung quanh mặt trời (như con người phải giữ ngày hưu lễ), đến nỗi,
nếu không có trái đất cũng không có vũ trụ, kể cả mặt trời, v́ mặt trời là để
cho trái đất chứ không phải trái đất cho mặt trời, giống như ngày hưu lễ được
lập nên v́ loài người chứ không phải loài người v́ ngày hưu lễ (x Mk 2:27). Vũ
trụ không gian dù có bao la hầu như vô tận đi nữa cũng chỉ là một thực tại hữu
h́nh và hữu hạn, rồi cũng có ngày cùng tháng tận, chứ không thể nào vô cùng bất
tận như chính Thiên Chúa là Toàn Hữu, Hằng Hữu. Chính v́ thế vũ trụ không gian
hầu như vô cùng bất tận này mới cần phải có một hồn sống, đó là con người, một
thực thể nhỏ bé so với cả không gian vũ trụ chỉ giống như một vi khuẩn cần phải
có kính hiển vi mới nh́n thấy. Bởi v́, chính ở nơi con người và nhờ có con người
nhỏ bé như hư không này, vũ trụ hữu h́nh và hữu hạn ấy mới có thể giao tiếp với
thế giới vô h́nh và vô hạn, mới có thể ư thức được Đấng Hóa Công của ḿnh để mà
sinh động theo cùng đích siêu việt của ḿnh, nhất là vũ trụ bao la hầu như vô
tận theo không gian mênh mông dài rộng này mới có thể vươn lên cao vời tới tầm
mức thần linh tối thượng được, tầm mức Thiên Chúa Toàn Năng muốn tỏ ra cũng như
muốn tạo vật phải đạt tới, nơi con người, nhờ con người và cùng với con người,
một loài đă được chính Ngài mặc lấy bản tính của họ.
Trái đất này đă thực sự trở thành nơi Thiên Chúa là Thần Linh tỏ ḿnh ra, nhất
là cho dân Do Thái vào thời Cựu Ước, qua các cuộc thần hiển của Ngài (theophany)
diễn ra trong không gian (điển h́nh nhất là với Moisen và cho dân Do Thái trong
cuộc Xuất Ai Cập về Đất Hứa), một cách mầu nhiệm nơi các yếu tố thiên nhiên (ánh
sáng, mây trời, ngọn núi, bụi cây, đá, khói, lửa, nước v.v.). Chẳng những thế,
trái đất c̣n thực sự trở thành nơi Thiên Chúa vô cùng cao cả cư trú và sinh sống
với loài người trên 2000 năm trước đây (tại mảnh Đất Hứa của dân Do Thái). Chính
v́ thế trái đất sẽ không thể nào hoàn toàn bị hủy diệt và trở về với hư vô v́
những băng hoại của nó do con người gây ra từ khi hai nguyên tổ loài người sa
phạm (x Rm 8:19-22). Trái lại, nếu bản tính của con người đă được thánh hóa,
được thần linh hóa, khi Thiên Chúa làm người, tức là nếu bản tính loài người,
sau khi bị hư hại v́ nguyên tội, hay sau khi tội lỗi cùng với sự chết đột nhập
thế gian (x Rm 5:12), đă được nên một với Thần Tính hằng hữu vô cùng toàn năng
và toàn thiện nơi “vị trung gian duy nhất là con người Giêsu Kitô” (1Tim 2:5),
th́ “toàn thể tạo vật nôn nóng trông chờ việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa...
sẽ được giải phóng khỏi phải chịu bị hủy hoại và được thông phần vào phúc tự do
vinh hiển của con cái Thiên Chúa” (Rm 8:19, 21).
Mầu Nhiệm Nhập Thể: Nguyên Nhân Động Lực
Đến đây, có thể có người trong chúng ta thắc mắc là tại sao Thiên Chúa Giáng
Sinh Làm Người? Về lư do tại sao Thiên Chúa phải Giáng Thế Làm Người, căn cứ vào
Thánh Kinh và Thánh Truyền, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo cho biết có 4 lư do
đă khiến cho Thiên Chúa hóa thành nhục thể như sau:
Lư do thứ nhất ở số Giáo Lư 457, đó là: “Lời đă hóa thành nhục thể v́ chúng ta
để cứu độ chúng ta bằng việc ḥa giải chúng ta với Thiên Chúa, Đấng ‘đă yêu
thương chúng ta và đă sai Con Ngài đến để đền bồi tội lỗi cho chúng ta’: ‘Cha đă
sai Con ḿnh đến như Đấng Cứu Thế’, và ‘Người đă tỏ ḿnh ra để xóa bỏ tội lỗi’
(1Jn 4:10, 4:14, 3:5)”.
Lư do thứ hai ở số Giáo Lư 458, đó là: “Lời đă hóa thành nhục thể để nhờ đó
chúng ta có thể nhận biết được t́nh yêu của Thiên Chúa: ‘T́nh yêu của Thiên Chúa
được tỏ lộ giữa chúng ta ở chỗ là Thiên Chúa đă sai Người Con duy nhất của Ngài
đến thế gian, để chúng ta nhờ Người mà được sự sống’ (1Jn 4:9). ‘V́ Thiên Chúa
đă yêu thương thế gian đến ban Người Con duy nhất của ḿnh, để ai tin vào Con
th́ không phải chết song được sự sống trường sinh’ (Jn 3:16)”.
Lư do thứ ba ở số Giáo Lư 459, đó là: “Lời đă hóa thành nhục thể để nêu gương
thánh thiện cho chúng ta: ‘Hăy mang lấy ách của Tôi và hăy học cùng Tôi’. ‘Thày
là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thày’
(Mt 11:29; Jn 14:6). Trên núi Biến H́nh, Chúa Cha truyền phán: ‘Hăy lắng nghe
lời Người!’ (Mk 9:7; x. Deut 6:4-5). Chúa Giêsu là mẫu gương sống Các Mối Phúc
Đức và là đường lối của tân luật: ‘Các con hăy yêu thương nhau như Thày đă yêu
thương các con’ (Jn 15:12). T́nh yêu này bao gồm việc con người thực sự hiến bản
thân ḿnh theo gương của Người (x. Mk 8:34)”.
Lư do thứ bốn ở số Giáo Lư 460: “Lời đă hóa thành nhục thể để làm cho chúng ta
được trở nên ‘những người được thông phần vào bản tính thần linh’ (2Pt 1:4): ‘V́
đó là lư do tại sao Lời đă làm người, và Con của Thiên Chúa đă trở thành Con của
con người: để con người được trở nên con của Thiên Chúa, bằng việc hiệp thông
với Lời nhờ đó được làm con cái thần linh’ (Thánh Irênêô, Adv. Haeres. 3, 19, 1:
PG 7/1, 939). ‘V́ Con Thiên Chúa đă làm người để chúng ta trở nên Thiên Chúa’ (Thánh
Anathasiô, De Inc., 54, 3: PG 25, 192B). ‘Người Con duy nhất của Thiên Chúa, v́
muốn làm cho chúng ta trở nên những kẻ tham phần vào thần tính của ḿnh, đă mặc
lấy bản tính của chúng ta, để Đấng làm người có thể làm cho con người nên những
vị thần linh’ (Thánh Tôma Aquina, Opusc. 57:1-4)”.
Theo phụng niên, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu một năm cử hành hai đại lễ, Đại Lễ
Giáng Sinh và Đại Lễ Phục Sinh. Ở chỗ, chẳng những sau mỗi đại lễ này có một
tuần bát nhật, mà trước mỗi đại lễ này cũng có một tuần sửa soạn nữa. Nếu trước
Đại Lễ Phục Sinh có Tuần Thánh th́ trước Đại Lễ Giáng Sinh có Tuần Bát Nhật, từ
ngày 17 đến 24. Nếu Đại Lễ Phục Sinh có tính cách mừng rỡ, v́ liên quan đến t́nh
trạng khổ đau và chết chóc, th́ Đại Lễ Giáng Sinh có tính cách vui tươi, v́ liên
quan đến niềm hy vọng và ḷng trông mong. Tuy nhiên, Kitô hữu chúng ta có thực
sự cảm thấy vui tươi trước Lễ Giáng Sinh hay chăng, một thứ vui tươi linh thánh
chứ không phải một thứ vui tươi trần tục, một thứ vui tươi v́ thực sự cảm thấy
Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
CHÚA LÀ NIỀM VUI
“Bởi đâu tôi được diễm
phúc Mẹ Chúa đến thăm” (Luc 1:43).
Isave chị họ của Đức Maria đă thốt lên lời vui mừng này khi hai chị em vừa gặp
nhau. Thánh Kinh kể lại, Đức Maria vừa nhận được niềm vui mang Chúa trong ḷng,
liền vội vàng ra đi và trao ban niềm vui ấy. Người mà Mẹ nhắm tới là chị họ
Isave của Mẹ. Được Mẹ chia sẻ niềm vui, Bà Isave rất đỗi vui mừng. Hạnh phúc
không chỉ đến riêng với Bà mà c̣n tràn sang người con mà Bà đang mang trong dạ.
Gioan lúc ấy cũng đă nhẩy mừng v́ sự xuất hiện của người d́ đáng kính; đặc biệt,
là sự có mặt của người em họ ḿnh: “Thoạt khi tai tôi nghe lời bà chào, hài
nhi đă nhẩy mừng trong ḷng tôi” (Luc
1:44).
“Bởi đâu tôi được diễm
phúc Mẹ Chúa đến viếng thăm. Thoạt khi tai tôi nghe lời bà chào, hài nhi trong
ḷng tôi đă nhẩy mừng” (Luc 1:43-44).
Qua câu nói này, Isave đă cho biết Chúa Giêsu chính là sự vui mừng lớn lao, là
niềm vui duy nhất của nhân loại và của riêng từng người. Các thiên thần khi loan
báo cho các mục đồng về sự xuất hiện của Con Thiên Chúa, cũng đă nói với họ:
“Ta báo cho anh em một tin vui, cũng là tin rất mừng cho toàn dân” (Luc
2:10).
Thánh kư Luca đă tiếp tục ghi lại rằng: “Các mục đồng hân hoan ra về và ca
tụng Thiên Chúa về những ǵ họ đă nghe và đă thấy đúng như lời các thiên sứ đă
nói với họ” (Luc 2:20).
Những người kế tiếp hưởng được niềm vui này là Ba Vua, những đạo sỹ thành tâm
đến từ Phương Đông để được gặp Chúa. Tiên tri Simêon, người đă mong đợi được xem
thấy Chúa, và khi đă thấy Ngài th́ sung sướng quá không thèm thiết sống nữa:
“Giờ đây lậy Chúa! Xin cho tôi tớ Ngài được ra đi b́nh an. Chúa đă hoàn tất lời
Ngài, v́ mắt tôi đă được thấy ơn cứu độ của Ngài xuất hiện trước chư dân. Ánh
sáng đă được tỏa chiếu trên dân Ngoại, và vinh quang của Israen dân Ngài” (Luc
2:29-32).
Nữ tiên tri Ana, không những cảm thấy vui mừng, mà c̣n chia sẻ niềm vui ấy với
mọi người.
Nhưng sao nh́n quanh ta
vẫn thấy người này, người khác kêu rêu, than thở. Ngay chính cuộc đời ta, đôi
lúc cũng cảm thấy như bị căng thẳng, dồn nén, và chán chường mệt mỏi. Đời người
như một chuỗi ngày buồn vui lẫn lộn, vui ít buồn nhiều. Từng triệu triệu người
ngày nay phải đối diện với hội chứng trầm cảm, một hội chứng tâm lư từng làm cho
con người cảm thấy biếng ăn, mất ngủ, chán chường, mỏi mệt và nhiều lúc không
thiết sống nữa. Sự chán nản này không những ảnh hưởng về thể lư, tâm lư, sinh lư
mà cả tâm linh nữa. Về phương diện tâm linh, nhiều người ra khô khan, trễ nải và
lơ là cầu nguyện. Người ta coi thường việc thực hành các nguyên tắc đạo lư v́
quá thật vọng và buồn khổ. Người ta trở thành khó chịu v́ nghĩ rằng Thiên Chúa
xa cách hoặc không quan tâm đến những nỗi khổ của ḿnh. Lư do v́ họ không gặp và
thấy Chúa. Niềm vui mà họ có không phải đến từ Chúa.
Cám ơn sự hiện diện của
Chúa trong cuộc đời. Cám ơn cuộc thăm viếng của Đức Maria. Và cám ơn sự nhận
thức và cảm nghiệm niềm vui mừng của người biết đón nhận và tiếp rước Chúa của
thánh nữ Isave, của Gioan Tiền Hô. Chính các Ngài đă chỉ cho nhân loại biết đâu
là nguồn vui thật, và nguồn vui ấy đă và đang hiện diện ngay trong cuộc đời của
mỗi chúng ta. Isave đại diện cho những cha mẹ và người sống trong ơn gọi gia
đ́nh. Gioan đại diện cho những người con. Các mục đồng quê mùa và đơn sơ, đại
diện cho những thành phần nghèo khổ, bị xă hội bỏ quên và xa tránh. Ba Vua, đại
diện cho những thành phần trí thức và địa vị trong xă hội. Simêon và Ana, đại
diện cho những người lớn tuổi, cao niên mà ngày ngày chỉ biết vui với lời kinh
khấn nguyện. Tóm lại, họ đại diện cho tất cả mọi thành phần trong xă hội, để kể
lại cảm nghiệm vui mừng qua cuộc gặp gỡ Đức Kitô. Nhưng nhất là cảm ơn Mẹ Maria,
Người đă giới thiệu Đức Kitô cho toàn thể nhân loại.
Nhưng cũng sẽ có người
nói: “Thế th́ bây giờ làm ǵ tôi có Chúa Giêsu đến thăm, và Đức Maria có bao giờ
ghé thăm tôi để tôi nghe lời chào của Người như Isave và như Gioan Tiền Hô.” Câu
trả lời không hẳn là thế. Đức Tin cho chúng ta biết rằng, mỗi người chúng ta
chính là đền thờ của Chúa Thánh Thần, và trong đền thờ ấy có sự hiện diện của
Thiên Chúa. Như vậy, sự va chạm, giao tiếp thường ngày với vợ chồng, cha mẹ, con
cái, anh chị em, và với những người chung quan ḿnh chẳng phải là những dịp
chúng ta gặp gỡ, va chạm, và chào hỏi Chúa đấy sao? Với cái nh́n ấy, chúng ta
không những có niềm vui, mà c̣n được vui luôn v́ mọi ngày đều có cơ hội nói lên
như Isave đă nói: “Bởi đâu tôi được diễm phúc chú của Chúa, bác của Chúa, anh
của Chúa, chị của Chúa, em của Chúa, hoặc bạn của Chúa đến viếng thăm”.
Tóm lại, bằng cặp mắt đức
tin, chúng ta sẽ khám phá ra rằng, trong cuộc đời chúng ta thực sự không phải cô
đơn, v́ Chúa luôn có mặt để ở bên và tiếp cận với chúng ta. Không những thế,
chính chúng ta c̣n là niềm vui đem Chúa đến cho mọi người. Như Đức Maria, như
Isave, và Gioan. Như các mục đồng, Ba Vua, Simêon, và Ana, chúng ta cũng có
nhiệm vụ phải đem Chúa đến và chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người. Có được niềm
vui, chia sẻ niềm vui, và tiếp nhận niềm vui, thử hỏi chúng ta c̣n muốn chi hơn
nữa. Và phải chăng Chúa chẳng phải là niềm vui trọn vẹn, viên măn mà chúng ta
đang mong đợi đó sao.
Trần
Mỹ Duyệt
|