|
BÀI ĐỌC I: Act 7:55-59a
“Tôi thấy Con Người đứng
bên hữu Thiên Chúa” Trong những ngày ấy, Têphanô đầy Thánh Thần, nh́n lên trời, đă xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đă nói rằng: “Ḱa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa”. Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đă để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn tôi”. Thế rồi ông qú xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: “Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi nầy”. Nói xong câu đó, ông đă an giấc trong Chúa. Lời của Chúa.
Chúa hiển trị, Người là Đấng tối cao trên toàn cơi đất. 1. Chúa hiển trị, địa cầu hăy hân hoan, hải đảo muôn ngàn, hăy mừng vui. Công minh chính trực là nền kê ngai báu. 2. Trời xanh loan truyền sự công minh Chúa, và chư dân được thấy vinh hiển của Người. Bao nhiêu chúa tể hăy cúc cung bái lạy Người. 3. Lạy Chúa, v́ Ngài là Đấng tối cao trên toàn cơi đất, Ngài rất đỗi siêu phàm giữa muôn chúa tể.
“Lạy Chúa Giêsu, xin hăy
ngự đến” Tôi là Gioan đă nghe tiếng phán cùng tôi rằng: “Nầy Ta đến ngay, Ta có phần thưởng để trả công cho mỗi người, tùy các việc người ấy đă làm”. Ta là Alpha và Ômêga, là thứ nhất và cuối cùng, là nguyên thủy và cùng đích. Phúc cho những ai giặt áo của ḿnh trong máu Con Chiên, để được hưởng dùng cây sự sống, và được qua cửa để vào thành. Ta là Giêsu, đă sai thiên thần đến làm chứng cho các ngươi về những điều có liên quan đến các giáo đoàn. Ta là gốc rễ, là ḍng dơi Đavít, là sao mai sáng chói. Thần trí và tân nương cũng nói: “Hăy đến”. Và kẻ nào nghe cũng hăy nói: “Và ai khát nước, hăy đến, ai muốn, hăy nhận lănh nhưng không nước sự sống”. Đấng làm chứng những điều ấy phán: “Phải, Ta đến ngay. Amen. Lạy Chúa Giêsu, xin hăy ngự đến”. Lời của Chúa.
“Để chúng được hoàn toàn
nên một” Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng c̣n cho tất cả những kẻ nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đă sai Con. Con đă ban cho chúng vinh hiển mà Cha đă ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đă sai Con, và Con đă yêu mến chúng như Cha đă yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con th́ Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đă ban cho Con, v́ Cha đă yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đă không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đă sai Con. Con đă tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ c̣n tỏ cho chúng nữa, để t́nh Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa”. --------------------------------------
“Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời” Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đă tường thuật tất cả những điều Đức Giêsu đă bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đă tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đă tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng; Người đă hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đă ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hăy chờ đợi điều Chúa Cha đă hứa. Người nói: “Như các con đă nghe chính miệng Thầy rằng: “Gioan đă làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”. Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, có phải đă đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?”. Người bảo họ rằng: “Đâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đă ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất”. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông. Và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông. Đang khi các ông c̣n ngước mắt lên trời nh́n theo Người đang xa đi, th́ bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: “Hỡi người Galilê, sao các ông c̣n đứng nh́n lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa ĺa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đă thấy Người lên trời”.
Lời của Chúa. Đáp Ca: (Xin
mời Cộng đoàn thưa) 1. Hết thảy chư dân, hăy vỗ tay, hăy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! V́ Chúa là Đấng Tối cao, Khả úy, Người là Đại Đế trên khắp trần gian. 2. Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang... Hăy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa, hăy ca mừng, ca mừng Vua ta! 3. V́ Thiên Chúa là Vua khắp cỏi trần gian, hăy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người.
“Người đặt Ngài ngự bên hữu
ḿnh trên trời” Anh em thân mến, xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đă thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cơi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu ḿnh trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lănh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời nầy, lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung măn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người.
Lời của Chúa. (Xin mời Cộng đoàn
đứng)
“Đang khi Người chúc phúc
cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời” Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như đă ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ h́nh và ngày thứ ba từ cơi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đă hứa; vậy các con hăy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống”. Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem ḷng đầy vui mừng; các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Amen. Phúc Âm của Chúa.
Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh Năm C hay Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên
“Việc Chúa Kitô Thăng Thiên biểu hiệu cho việc Người tham dự bằng nhân tính của Người vào quyền năng và quyền bính của Thiên Chúa”
Tuần trước, v́ thời điểm mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên có thể khác nhau ở các Giáo Hội địa phương, nên chúng ta đă cùng nhau chia sẻ về cả hai bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Sáu cũng như Chúa Nhật Thứ Bảy Mùa Phục Sinh Năm C. Kinh nghiệm cho thấy, v́ tính cách trọng thể của Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên cũng như để thuận tiện hơn cho đại đa số tín hữu có thể tham dự Thánh Lễ Trọng Buộc này, Giáo Hội địa phương thường mừng Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Chúa Nhật hôm nay. Đó là lư do tại sao hôm nay chúng ta chia sẻ bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Cả bài đọc thứ nhất về Sách Tông Vụ và bài Phúc Âm cho Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay đều nói khá nhiều đến Chúa Thánh Thần, tuy nhiên, chúng ta sẽ chia sẻ với nhau về Chúa Thánh Thần vào tuần tới, Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Hôm nay chúng ta chỉ chuyên chú đến những chi tiết hay đến những vấn đề trực tiếp liên quan đến biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên mà thôi. Chẳng hạn tâm trạng của các tông đồ ra sao trước khi cũng như sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên về trời? Nhất là về vấn đề ư nghĩa của việc Chúa Giêsu Thăng Thiên về trời đây có liên quan ǵ hay chăng đến sự kiện Chúa Giêsu không Thăng Thiên về trời ngay sau khi Người sống lại từ trong cơi chết mà là sau 40 ngày, như bài đọc thứ nhất hôm nay cho biết?
Thật ra, ngay khi sống lại từ trong cơi chết, cả hồn lẫn xác của Chúa Kitô đă Thăng Thiên về trời rồi, chứ không phải đợi cho tới 40 ngày sau khi phục sinh Người mới chính thức và thực sự về trời như thời điểm hôm nay chúng ta đang cùng Giáo Hội cử hành biến cố này của Người đây. Bằng không, những lúc Chúa Giêsu không hiện ra với các môn đệ th́ thân xác phục sinh cùng với linh hồn của Người ở đâu bấy giờ. Chẳng lẽ Người chơi tṛ ú tim, lúc ẩn lúc hiện với các môn đệ của ḿnh hay sao?
Trước hết, chúng ta cần biết trong khoảng thời gian 40 ngày, sau khi sống lại từ trong cơi chết, Chúa Giêsu đă hiện ra với các môn đệ nhiều lần để làm ǵ? Sách Tông Vụ trong Bài Đọc Thứ Nhất hôm nay cho chúng ta biết thế này: “Sau cuộc thương khó, Người đă tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng; Người đă hiện ra với các ông trong khoảng 40 ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa”. Như thế, việc Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ trong ṿng 40 ngày, trước hết, là để “tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống”, sau nữa, là để “đàm đạo về Nước Thiên Chúa”. Tuy nhiên, v́ Thần Chân Lư chưa đến, 10 ngày nữa mới đến, tức các vị chưa được Thần Chân Lư dẫn “vào tất cả sự thật” (Jn 16:13), do đó, cũng không lạ ǵ, dù được đàm đạo với Chúa Kitô Phục Sinh về Nước Thiên Chúa như thế, các vị cũng không thấu triệt được vấn đề, vẫn không nắm trọn được những ǵ Chúa Kitô muốn nói, muốn mạc khải cho biết. Bởi thế, các vị h́nh như và hầu như chẳng hiểu ǵ về thực tại đích thực của “Nước Thiên Chúa” theo ư Chúa Kitô. Đó là lư do các vị vẫn c̣n nặc mùi trần tục, ở chỗ, vẫn c̣n pha chính trị trần gian vào Nước Thiên Chúa, điển h́nh nhất là câu các vị hỏi Chúa Kitô ngay trước khi Người về trời, được Sách Tông Vụ trong Bài Đọc Thứ Nhất hôm nay ghi nhận như sau: “Các kẻ có mặt hỏi Người rằng: ‘Lạy Thày, có phải đă đến lúc Thày khôi phục Nước Israel hay chăng?’”.
Đến đây chúng ta mới thấy tấm thía lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 16 câu 7 về việc “Thày ra đi th́ có lợi hơn cho các con. Nếu Thày không đi Đấng Phù Trợ sẽ không bao giờ đến với các con, bằng nếu Thày đi th́ Thày sẽ sai Ngài đến với các con”. Chúa Giêsu nói như thế không có nghĩa là tự ḿnh Người không thể dẫn các môn đệ của Người vào tất cả sự thật, tức làm cho các vị thấu triệt tất cả những ǵ Người nói với các vị về Mầu Nhiệm Nước Thiên Chúa, về Mạc Khải Thần Linh. Ở đây, Người cho thấy Người sẽ làm điều này bằng chính Thần Linh của Người, một Thần Linh tràn đầy nhân tính của Người và đă trào đổ xuống cho các vị sau khi Người sống lại từ trong kẻ chết và thở hơi trên các vị để các vị “nhận lấy Thánh Thần” (Jn 20:22). Thật vậy, Thần Linh tràn đầy nhân tính của Chúa Kitô Phục Sinh và trào ra trên các tông đồ đây chính là Thánh Thần, Ngôi Vị Thần Linh Thứ Ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Một Ngôi Vị Thần Linh sẽ được Người từ Cha sai đến vào thời điểm của Ngài, để hoàn tất Dự Án Thần Linh của Thiên Chúa, để “ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, cũng như chính Chúa Kitô, với tư cách Ngôi Con, Người đă được Chúa Cha sai đến vào thời điểm của Người, “thời điểm viên trọn” (xem Gal 4:4), “thời đểm sau hết” (xem Heb 1:2), như Thánh Phaolô viết trong thư gửi Giáo Đoàn Galata đoạn 4 câu 4 và Giáo Đoàn Do Thái đoạn 1 câu 2.
Bởi thế, ư nghĩa thứ nhất và cốt yếu của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên về trời đây chính là ở chỗ biến cố này nói lên việc hoàn toàn và dứt khoát chấm dứt thời điểm sứ vụ đóng vai tṛ cứu độ trần gian của Người, sứ vụ Người đóng vai tṛ “tỏ Cha ra” (Jn 1:18) cho chung nhân loại nhất là cho riêng Giáo Hội biết. Nghĩa là, kể từ khi được Sách Tông Vụ trong Bài Đọc Thứ Nhất hôm nay xác nhận: “Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông”, Chúa Kitô không c̣n mạc khải ǵ nữa, hay nói cách khác, Mạc Khải Thần Linh đă hoàn tất, đă thực sự chấm dứt. Chúa Thánh Thần có được sai đến sau Chúa Kitô cũng chỉ để tỏ cho Giáo Hội biết về Chúa Kitô mà thôi (x Jn 15:26, 16:14), như Chúa Kitô đă được sai đến để tỏ Cha ra vậy.
Như thế, biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên nghĩa là biến cố chấm dứt Thời Điểm của Chúa Kitô để sửa soạn cho Thời Điểm Thánh Linh cũng là Thời Điểm Giáo Hội. Tuy nhiên, không phải v́ lư do thời điểm mà sứ mạng của Chúa Kitô và của Thánh Linh khác nhau, nghĩa là cả hai sứ vụ cũng chỉ là một, sứ vụ thông ban sự sống, sự sống được Chúa Kitô tỏ ra để ai nhận biết Người th́ có sự sống, và là sự sống Thánh Linh ban cho con người, qua những chứng từ của Giáo Hội làm cho con người tin vào Chúa Kitô. Thế nhưng, vấn đề ở đây là nếu về hiện hữu (chứ không phải về sứ vụ liên quan đến thời điểm hay thời gian tính) Chúa Giêsu thực sự đă lên trời ngay từ khi Người phục sinh từ trong cơi chết, chứ không cần phải đợi đến sau 40 ngày, vậy th́ tại sao Người lại nói với Mai Đệ Liên khi nàng nhận ra Người là: “Thày chưa về cùng Cha… Thày đang lên cùng Cha của Thày cũng là Cha của các con” (Jn 20:17)?
Ư nghĩa của lời Chúa Kitô Phục Sinh nói với Mai Đệ Liên “Thày chưa về cùng Cha” nghĩa là Thày chưa hoàn toàn làm trọn sứ vụ Cha trao cho Người. Thật thế, những lần Chúa Giêsu nói về Cha trong Phúc Âm Thánh Gioan, là Người nói đến Đấng sai Thày. Vậy nếu Chúa Giêsu được Cha sai đến trần gian với một sứ vụ đặc biệt th́ việc Người về cùng Cha là việc Người đă hoàn thành sứ vụ của Người. Như thế, nếu Người nói Người “chưa về cùng Cha” tức là Người chưa hoàn thành sứ vụ Cha trao. Do đó, câu Chúa Giêsu nói “Thày chưa về cùng Cha” cũng cho thấy biến cố Thăng Thiên của Người là biến cố hoàn toàn chấm dứt sứ vụ trần gian của Người.
Đến đây chúng ta có thể lại đặt vấn đề, nếu Chúa Giêsu chưa hoàn thành sứ vụ của Người th́ tại sao trước khi tắt thở trên thập giá Người lại nói: “Mọi sự đă hoàn tất”. Về việc “tỏ danh Cha cho những người Cha đă trao phó cho Con trên thế gian” (Jn 17:6, 26) th́ quả thực Chúa Giêsu đă hoàn tất trên thập giá, hay nói cách khác, về việc thiết lập vương quốc của Thiên Chúa trên thế gian th́ Người đă hoàn tất trên ngai ṭa thập giá. Tuy nhiên, về đường lối để Nước Thiên Chúa được trị đến trên thế gian cho tới khi Người trở lại trong vinh quang th́ Người chưa hoàn tất hay chưa nói đến; và Người chỉ thực hiện điều này sau khi sống lại từ trong cơi chết mà thôi. Đó là lư do trong thời gian 40 ngày từ khi sống lại tới khi Thăng Thiên về trời, Sách Tông Vụ qua bài đọc thứ nhất hôm nay cho biết Người nói với các môn đệ “về Nước Thiên Chúa”.
Thế nhưng, Chúa Kitô Phục Sinh c̣n cần phải nói thêm về Nước Thiên Chúa nữa hay sao, v́ trong khi c̣n sống Người đă dùng hết dụ ngôn này đến dụ ngôn khác để tỏ cho các vị hiểu rồi mà. Tuy nhiên, những ǵ Chúa Kitô mạc khải về Nước Thiên Chúa khi c̣n sống chỉ là những ǵ liên quan đến Mầu Nhiệm Nước Trời mà thôi, c̣n những ǵ Người nói về Nước Thiên Chúa sau khi phục sinh đây là những ǵ liên quan đến Công Cuộc Nước Trời, nghĩa là liên quan đến việc Nước Cha Trị Đến trên thế gian qua vai tṛ và sứ vụ của Giáo Hội Người.
Đó là lư do chúng ta thấy trong cả 4 Phúc Âm, Chúa Kitô Phục Sinh đă truyền các tông đồ những ǵ phải làm để Nước Cha Trị Đến. Trước hết, trong Phúc Aâm Thánh Marcô Lễ Thăng Thiên Năm B, Người bảo các vị phải rao giảng truyền giáo: “Các con hăy đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho mọi tạo vật” (16:16). Tuy nhiên, yếu tính của việc rao giảng truyền giáo là ǵ, nếu không phải là việc làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, bởi đó, trong Phúc Âm Thánh Luca Lễ Thăng Thiên Năm C, Người bảo các vị phải làm chứng về Người: “Các con phải là những chứng nhân về những điều ấy” (24:48). Để rồi, chính nhờ việc rao giảng truyền giáo ở chỗ làm chứng đó mà con người ta chấp nhận tin mừng và chịu phép rửa, do đó, trong Phúc Âm Thánh Mathêu Lễ Thăng Thiên Năm A, Người bảo các vị cần phải thành lập và củng cố Giáo Hội khắp nơi: “Các con hăy đi tuyển mộ môn đồ khắp mọi dân nước và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, và dạy cho họ biết những ǵ Thày đă truyền cho các con. Thày sẽ măi măi ở cùng các con cho đến tận thế” (28:19-20). Một khi những người tin và chấp nhận phép rửa trở thành một đàn chiên, th́ phải có chủ chiên khắp nơi, nhất là vị chăn chiên tối cao đại diện Người chăn dắt cả chiên con lẫn chiên lớn, đó là lư do trong Phúc Âm Thánh Gioan Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh Năm C, Người bảo vị tông đồ trưởng đoàn Phêrô: “Con hăy chăn các chiên lớn chiên bé của Thày” (20:15-16).
Thế nhưng, nếu biến cố Chúa Kitô Thăng Thiên nghĩa là biến cố chấm dứt Thời Điểm của Chúa Kitô, th́ tại sao Người c̣n lại đến thế gian một lần nữa vào Ngày Chung Thẩm, như Người tiên báo với các tông đồ khi nói về Ngày Tận Thế, hay như chính lời thiên thần nhắc lại cho các vị ở câu kết của bài đọc thứ nhất Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên: “Đức Giêsu đă lên trời trước mắt các người thế nào cũng sẽ trở lại như vậy”?
Đúng thế, chính v́ Chúa Kitô Phục Sinh, như Người tuyên bố: “Thày sẽ măi măi ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”, mà thời điểm của Người là thời điểm kéo dài cho đến tận thế. Ngoài ra, Nước Thiên Chúa được Người thiết lập bằng Cuộc Vượt Qua của Người c̣n phát triển cho đến thời điểm “Trời Mới Đất Mới”, một thực tại được Sách Khải Huyền nhắc tới ở đoạn 21, câu 1, một thực tại cuối cùng sẽ làm cho “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Vẫn biết việc Chúa Kitô Phục Sinh vẫn c̣n ở cùng Giáo Hội lữ hành cho đến tận thế, và việc Nước Thiên Chúa do Người thiết lập cần phải được phát triển trên thế gian cho đến tầm vóc viên trọn của ḿnh, thế nhưng, việc Người ở cùng Giáo Hội sau khi Người Thăng Thiên về trời, tuy là một thực tại có thật và sống động, song hoàn toàn có tính cách bí tích hơn là một thực tại hữu h́nh và cụ thể, như lúc Người hóa thành nhục thể sống động trên dương thế giữa thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ. Cả việc Nước Thiên Chúa do Người thiết lập cần phải được phát triển trên thế gian cho đến tầm vóc viên trọn của ḿnh cũng thế, Người chỉ thực hiện bằng “quyền toàn năng trên trời dưới đất” (Mt 28:18) của Người mà thôi, qua Tác Nhân Thần Linh của Người, cũng như qua Nhiệm Thể Giáo Hội của Người mà thôi, chứ Người không trực tiếp và đích thân hoạt động như khi Người c̣n tại thế nữa. Giờ đây, việc Chúa Kitô Phục Sinh “ngự bên hữu Chúa Cha” sau khi Thăng Thiên về trời nghĩa là, theo Thánh Phaolô nhận định trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 15 câu 25 và 26: “Chúa Kitô phải cai trị cho đến khi Thiên Chúa đặt tất cả mọi kẻ thù dưới chân Người, mà kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt chính là tử thần”.
Tóm lại, vấn đề nồng cốt ở đây là, nhân tính của Chúa Kitô Phục Sinh, bao gồm cả hồn lẫn xác của Người Thăng Thiên về trời chứ không phải Thần Tính của Người, v́ Thần Tính của Người vốn hằng ở nơi Cha và là một với Cha (xem Jn 1:2, 18; 10:30). Mà một khi cả hồn lẫn xác của Chúa Kitô Phục Sinh Thăng Thiên về trời rồi, nghĩa là, theo Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 668, “việc Chúa Kitô Thăng Thiên về trời biểu hiệu cho việc Người tham dự bằng nhân tính của Người vào quyền năng và quyền bính của Thiên Chúa”, th́ Thời Điểm Người Nhập Thể và Cứu Thế đă thực sự hoàn tất nơi chính ḿnh Người, vẫn biết chưa hoàn thành trên thế gian. C̣n việc “Người trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”, như Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng, chỉ là việc Người đến để gặt hái những ǵ Người đă gieo văi trên thế gian mà thôi, đó là việc Người đến để cứu những kẻ thuộc về Người, đúng như lời Thánh Phaolô viết trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái ở đoạn 19 câu 28: “Chúa Kitô xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi nữa mà là để cứu những ai thiết tha trông đợi Người”.
Ôi thân phận loài người chúng ta thật là cao cả và vô cùng quí giá. Bởi v́, nhân tính vô cùng thấp hèn của loài người chúng ta, một nhân tính sau khi đă bị hư đi bởi nguyên tội, lại chẳng những đă được Thiên Chúa vô cùng thiện hảo mặc lấy nơi Con Người Giêsu Kitô trên thế gian, mà c̣n là một nhân tính được “ngự bên hữu Thiên Chúa” (Acts 2:33), một nhân tính hết sức cao cả trước mặt tất cả các thần trời và được các ngài tôn vinh chúc tụng, như đă được các ngài cung phụng khi c̣n tại thế vậy (Jn 1:51; Mt 4:11; Lk 22:43). Ôi, thân phận loài người, đúng như tác giả Thánh Vịnh kêu lên: “Chúa đă dựng nên con người kém thiên thần một chút, song Chúa đă đội triều thiên tôn vinh con người” (8:6).
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|