Chúa Nhật

Ngày 26/12: Thánh Stephen

Là một trong bảy phó tế phục vụ các bà góa nói tiếng Hy Lạp và các cô nhi ở Palestine.

Bị bắt và bị ném đá chết v́ niềm tin vững chắc không ai có thể bẻ được khi đối chất.

 


CHÚA NHẬT
LỄ THÁNH GIA THẤT
 

BÀI ĐỌC I: Sir 3:2-6, 12-14

“Ai kính sợ Chúa, th́ thảo kính cha mẹ”
Bài trích sách Đức huấn ca.

Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái, quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đàn con. Ai yêu mến cha ḿnh, th́ đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ ḿnh, th́ như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được vui mừng trong con cái. Khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui ḷng mẹ. Hỡi kẻ làm con, hăy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền ḷng người, khi người c̣n sống. Nếu tinh thần người sa sút, th́ hăy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. V́ của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lăng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người.

1.      Phúc thay cho những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.

2.      Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa.

3.      Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nh́n thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nh́n thấy lũ cháu đàn con!


BÀI ĐỌC II: Col 3:12-21

“Về đời sống gia đ́nh trong Chúa”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Colossê.

Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hăy mặc lấy những tâm t́nh từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn ḥa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hăy tha thứ cho nhau, nếu người nầy có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đă tha thứ cho anh em, anh em cũng hăy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hăy có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho b́nh an của Chúa Kitô làm chủ trong ḷng anh em, sự b́nh an mà anh em đă được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hăy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hăy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hăy dùng những bài thánh vịnh, những khúc ca và những bài hát thiêng liêng cùng với ḷng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong ḷng anh em. Và tất cả những ǵ anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hăy làm v́ danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. Hỡi các bà vợ, hăy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hăy yêu thương vợ ḿnh, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hăy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, v́ đó là đẹp ḷng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nguyện cho b́nh an của Chúa Kitô làm chủ trong ḷng anh em. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 2:13-15, 19-23

“Hăy đem con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai Cập”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Khi các Đạo sĩ ra đi, Thiên Thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo: “Hăy thức dậy , đem hài nhi và mẹ Người trốn sáng Ai Cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông: v́ Hêrôđê sắp sửa t́m kiếm Hài nhi để sát hại Người”. Ông thức dậy, đem Hài nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai Cập đang lúc ban đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm cho trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: “Ta gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”. Bấy giờ Hêrôđê thấy ḿnh bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đă cặn kẽ hỏi các Đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đă nói: Tại Rama, người ta nghe những tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhel than khóc con ḿnh, bà không chịu cho người ta an ủi bà, v́ các con bà không c̣n nữa. Khi Hêrôđê băng hà, th́ đây Thiên Thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ, bên Ai cập, và bảo: “Hăy chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người về đất Israel, v́ những người t́m hại mạng sống Người đă chết!”. Ông liền chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người về đất Israel. Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua xứ Giuđa thay cho Hêrôđê là cha ḿnh, th́ Giuse sợ không dám về đó. Được báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ Galilêa, và lập cư trong thành gọi là Nagiarét; để ứng nghiệm lời đă phán qua các tiên tri rằng: Người sẽ được gọi là Nagiarêô.

Phúc Âm của Chúa.


SUY NIỆM

 

THÁNH GIA GƯƠNG TRUNG THÀNH VÀ HIẾU THẢO


Trần Mỹ Duyệt



H́nh ảnh rất quen thuộc trong đời sống Kitô hữu, ơn gọi nền tảng cho đời sống Giáo tất chúng ta có thể t́m thấy nơi gia đ́nh Thánh Gia. Nhưng mỗi khi suy niệm về Thánh Gia là nghĩ về h́nh ảnh của Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và Thánh Giuse. Trong đó Chúa Giêsu - Ngôi Lời Nhập Thể - là cao trọng nhất nhưng lại giữ vai tṛ nhỏ mọn nhất, vai tṛ một người con. Mẹ Maria - Mẹ Chúa Cứu Thế, Nữ Vương Thiên Đàng - nhưng cũng chỉ giữ vai tṛ một người vợ, một người nội trợ. C̣n lại, Thánh Giuse tuy thua kém về phẩm chức hơn Mẹ Maria, và Chúa Giêsu lại giữ vai tṛ lớn nhất, vai tṛ người chồng, người cha, và người gia trưởng.

Thánh Gia, mẫu gương sống đạo hết sức cần thiết và thực tế trong cuộc sống người Kitô hữu, đặc biệt, đối với những ai đang sống trong ơn gọi hôn nhân gia đ́nh. Qua các bài đọc được trích dẫn trong Thánh Lễ hôm nay, Giáo Hội muốn dùng gương của Thánh Gia để đưa chúng ta về với ơn gọi Hôn Nhân và truyền thống tốt lành của gia đ́nh. Ngay trong lời nguyện đầu lễ, Giáo Hội đă xin với Thiên Chúa rằng: “Lậy Chúa, Chúa đă đoái thương ban cho chúng con được thấy những gương sán lạn của Thánh Gia Thất, xin làm cho chúng con biết bắt chước Thánh Gia Thất thực hiện các nhân đức thuộc đời sống gia đ́nh và t́nh yêu đương, hầu được hưởng niềm vui vĩnh cửu trong nhà Chúa”.

1. Gương trung thành.

Đời sống Thánh Gia đă cho chúng ta những bài học thiết thực trong đời sống của gia đ́nh, nhất là trong hoàn cảnh xă hội hiện nay trên thế giới. Đặc biệt là t́nh yêu chung thủy nơi vợ chồng và đức hiếu thả nơi con cái.

Hiện trạng suy đồi hiện nay của đời sống hôn nhân trên khắp thế giới là nguyên nhân chính rất nguy hiểm và từng gây đổ vỡ, đau thương cho nhiều người đến từ quan niệm và lối sống ly thân và ly dị. Thống kê cho chúng ta thấy, có ít nhất 50% các đôi hôn nhân đă đi tới chỗ ly dị. Nhưng khi nghĩ tới ly dị, th́ một trong những nguyên nhân lại là sự nghèo nàn. Mà không ai lại nghèo hơn Thánh Gia. Như vậy, sự trung thành của Mẹ Maria và Thánh Giuse hiển nhiên vượt qua khỏi lằn ranh giầu nghèo. Các Ngài đă biết đặt định t́nh yêu nơi Thiên Chúa trên các nhu cầu mà con người thường cho là quan trọng như vấn đề công ăn việc làm, học vấn, danh giá và giầu có…

Đúng ra để xây dựng một gia đ́nh hạnh phúc yếu tố chính và cốt lơi là một t́nh yêu chung thủy, nhất là t́nh yêu ấy được đóng ấn bởi Bí Tích Hôn Nhân. Ngoài ra, đời sống gia đ́nh trong mối tương quan giữa cha mẹ và con cái, th́ không có ǵ bằng đạo hiếu. Sự hiếu thảo phải được coi là trọng và cần thiết nhất của những kẻ làm con.

Ngoài ra, thái độ chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào, bổn phận và trách nhiệm các thành viên trong gia đ́nh đă được Thánh Phaolô diễn tả một cách đầy đủ qua thư gửi giáo đoàn Côlôsê. Ngài viết: “Hỡi các bà vợ hăy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng hăy yêu thương vợ ḿnh, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con hăy vâng lời cha mẹ trong mọi sự v́ đó là đẹp ḷng Chúa”(Col 3:18-20). Những điều này rất quan trọng để xây dựng một mái ấm gia đ́nh hạnh phúc, ngay cả khi ta nh́n vấn đề với cái nh́n của tâm lư hôn nhân và gia đ́nh.

Vợ chồng thiếu t́nh yêu chung thủy, th́ không c̣n ǵ để nói nữa. Tiền bạc, tài năng, chức quyền và nhan sắc lúc đó cũng đành vất đi.

Thiếu sự hiếu kính cha mẹ, con cái dù thành công, dù thế nào đi nữa cũng chỉ là những đứa con bất hiếu. Và sự bất hiếu không những chỉ đem lại những bất hạnh cho cha mẹ, mà ngay cả cho con cái nữa. Quan trọng hơn là sự bất hiếu này c̣n ảnh hưởng cả đến phần rỗi của ta sau này, v́ ta không thể vào Thiên Đàng khi nhẫn tâm hoặc cố t́nh từ bỏ một giới luật mà chính Thiên Chúa đă muốn cho ḿnh thi hành: “Hăy thảo kính cha mẹ ngươi” Ex 20:12)

2. Gương hiếu thảo.

Đời sống hôn nhân ngày nay, ngoài sự chung thủy và thành tín giữa hai vợ chồng, th́ vấn đề giáo dục con cái, và mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái cũng là một suy tư lớn cho tất cả những bậc phụ huynh. Đây là một vấn nạn nhức nhối hiện nay v́ trong rất nhiều gia đ́nh, con cái không c̣n biết vâng lời và tùng phục cha mẹ.

Thật vậy, nhiều cha mẹ đang gặp những khó khăn và đau khổ triền miên v́ con cái không vâng lời và kính trọng cha mẹ. Hơn thế nữa, nhiều con cái lại c̣n nhân danh tự do, nhân danh hiểu biết, nhân danh pháp luật để cưỡng lại những ư muốn tốt lành của cha mẹ, và làm cho cha mẹ phải đau khổ. Ít ai trong các con cái hiểu rằng Chúa Giêsu một Thiên Chúa mặc xác phàm làm người cũng đă vâng lời Thánh Giuse và Mẹ Maria một cách hết sức kính cẩn và yêu mến. Thánh Kinh kể lại, ngay sau khi Trẻ Giêsu giảng giải cho các vị tiến sĩ và luật sĩ trong Đền Thánh Giêrusalem, Ngài đă mau mắn theo cha mẹ ḿnh về lại Nagiarét, và ở đó “vâng phục các Đấng ấy”(Luc 2:51). Chúa Giêsu thật sự đă làm gương cho mọi người con, và không một người con nào có thể chối bỏ được gương sáng này.

Qua Sách Huấn Ca, Giáo Hội muốn nhắn nhủ các người con rằng: “Ai yêu mến cha ḿnh, th́ đền bù tội lỗi. Ai thảo kính mẹ ḿnh, th́ như người thu được một kho tàng”(Sir 3:3-4). Và rằng: “Hỡi kẻ làm con hăy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền ḷng người khi c̣n sống. Nếu tinh thần người sa sút, th́ hăy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng chớ đành kinh dể người”(Sir 3:12-13). Những lời này phù hợp với muốn của Thiên Chúa. Giới răn thứ 4 trong 10 giới răn, Ngài đă khẳng định rơ ràng rằng con cái phải “Thảo kính cha mẹ”. Điều này dứt khoát phải hiểu là nếu một người con không có ḷng thảo kính cha mẹ, th́ không thể là một tín đồ ngoan đạo, một người tốt hiểu theo ư nghĩa tôn giáo và đạo đức xă hội.

Tóm lại, hôm nay khi chúng ta cùng với Giáo Hội suy ngắm về gương Thánh Gia và cuộc sống của mỗi nhân vật trong Gia Đ́nh Thánh này, chúng ta không thể không đề cập đến hai vấn đề mà theo tôi hết sức cần thiết cho chúng ta trong thời đại hôm nay, đó là t́nh yêu chung thủy nơi vợ chồng và sự thảo kính cha mẹ nơi con cái. Tất cả những điều này, chúng ta có thể t́m thấy qua gương sống đạo của Giêsu, Maria, và Giuse trong gia đ́nh Nagiarét.

 

 

“CHÚNG TA ĐĂ ĐƯỢC THẤY VINH HIỂN CỦA NGƯỜI” TỎ HIỆN NƠI THÁNH GIA


Về lễ Thánh Gia hôm nay, qua ba bài Phúc Âm khác nhau của chu kỳ năm A, B và C, Giáo Hội muốn cho con cái của ḿnh thấy ba khía cạnh hay ba ư nghĩa của đời sống gia đ́nh nơi h́nh ảnh Thánh Gia. Phúc Âm Năm A theo Thánh Mathêu tŕnh thuật về biến cố Thánh Gia trốn sang Ai Cập để tránh cuộc truy sát của quận vương Hêrôđê, rồi sau đó trở về cư ngụ tại Nazarét. Phúc Âm Năm B theo Thánh Luca (thay cho Phúc Âm Thánh Marcô, v́ Thánh Marcô không có đoạn Phúc Âm nào về thời thơ ấu của Chúa Giêsu), bài phúc âm thay thế này nói về biến cố Thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu trong đền thờ. Phúc Âm Năm C theo Thánh Luca tŕnh thuật về biến cố Thánh Giuse và Mẹ Maria t́m thấy Chúa Giêsu trong đền thờ Giêrusalem và Chúa Giêsu đă theo cha mẹ về Nazarét sống đời tuân phục các vị. Qua ba bài Phúc Âm cho ba năm Phụng Vụ về Lễ Thánh Gia này, chúng ta thấy, trước hết, trách nhiệm nổi bật của người gia trưởng nơi bài Phúc Âm Năm A, như trường hợp Thánh Giuse trong việc dẫn hai Mẹ Con Thánh sang Ai Cập, rồi lại trở về t́m chỗ yên ổn cho gia đ́nh sinh sống ở quê hương xứ sở của ḿnh; sau đó, đến thân phận của người mẹ gắn liền với con ḿnh trong bài Phúc Âm Năm B, như trường hợp Mẹ Maria được tư tế lăo thành Simêon tiên báo về thanh gươm sẽ đâm thâu qua ḷng Mẹ liên quan đến số phận bất hạnh sẽ xẩy đến cho Chúa Giêsu, Con Mẹ; sau hết, đến vai tṛ của người con trong gia đ́nh ở bài Phúc Âm Năm C, như trường hợp Chúa Giêsu năm lên 12 tuổi đă theo cha mẹ lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua, rồi sau đó lại theo các vị trở về quê quán sống đời tuân phục các vị.Ơ

Riêng bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu của Chúa Nhật Lễ Thánh Gia hôm nay, như đă phân tích và so sánh với hai bài Phúc Âm Năm B và C, bài Phúc Âm Năm A này nhấn mạnh đến vai tṛ của người gia trưởng, tức của Thánh Giuse, hơn là của Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Đó là lư do chúng ta thấy vai tṛ của người gia trưởng nổi bật trong các bài đọc của phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay. Trước hết, rơ ràng nhất là bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy Thiên Chúa không tỏ ư định của ḿnh cho Mẹ Maria, mà là cho Thánh Giuse, ư định là: “Hăy chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ của Người trốn sang Ai Cập”, và “Hăy chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ của Người lên đường về đất Israel”. Sau nữa, bài đọc một, trích ở đoạn 3 của Sách Huấn Ca, ngoại trừ nửa phần đầu, từ câu 2 đến câu 6, khuyên con cái đối xử với cả cha lẫn mẹ nói chung, song nửa phần cuối, từ câu 12 đến 14, khuyên con cái đối xử tốt lành riêng với cha ḿnh, khi ông về già, nhất là khi ông không c̣n tỉnh táo minh mẫn v.v. Bài Đáp Ca trích Thánh Vịnh 128 cũng chỉ nói đến vai tṛ của người cha mà thôi: “hiền thê của bạn sẽ như cây nho sai trái… con cái bạn sẽ như cây Olive quanh bàn ăn của bạn”. Bài đọc thứ hai theo Thư Thánh Phaolô gửi Tín Hữu Côlôsê,ở đoạn cuối, dù thánh nhân có khuyên cả vợ chồng lẫn con cái, song riêng vợ, ngài chỉ khuyên “hăy phục tùng chồng”, và riêng con cái, ngài khuyên “hăy vâng lời cha mẹ”, nhưng đối với người gia trưởng, ngài khuyên phải có trách nhiệm với cả vợ lẫn con: đối với vợ, người gia trưởng “phải yêu thương vợ. Tránh chứ đừng đay nghiến họ”, và đối với con cái, ngài khuyên người gia trưởng “đừng nạt nộ chúng, kẻo chúng nản ḷng”.

Phụng Vụ Lời Chúa của Lễ Thánh Gia Năm A hôm nay nhấn mạnh đến khía cạnh về vai tṛ của người gia trưởng trong gia đ́nh là Thánh Giuse. Tuy nhiên, theo tiến tŕnh của Phụng Niên phần thứ nhất, bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, th́ ư nghĩa của chung Lễ Thánh Gia, một lễ Giáo Hội đặt vào Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật sau Lễ Giáng Sinh, có một liên hệ mật thiết với Mầu Nhiệm Nhập Thể. Thật vậy, nếu ư nghĩa của cả Phụng Niên phần thứ nhất này là đoạn 1 câu 14 của Phúc Âm Thánh Gioan: “Lời đă hóa thành nhục và ở giữa chúng ta, chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đền từ Cha, đầy ân sủng và chân lư” (Jn 1:14), th́ ư nghĩa của riêng Mùa Vọng là “Lời đă hóa thành nhục thể”, ư nghĩa của riêng Đại Lễ Giáng Sinh là “Lời ở giữa chúng ta”, ư nghĩa của riêng Mùa Giáng Sinh là “chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người”, một vinh hiển đạt đến cao điểm của ḿnh nơi Lễ Hiển Linh kết Mùa Giáng Sinh, và ư nghĩa của riêng Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là “vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư”, Đấng bắt đầu tỏ ḿnh ra khi chịu phép rửa ở sông Dược Đăng, lúc Người được Cha chứng thực “Đây là Con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng” (Mt 3:17). Nếu ư nghĩa của riêng Mùa Giáng Sinh là “chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người”, mà Lễ Thánh Gia ở trong Mùa Giáng Sinh, th́ ư nghĩa của Lễ Thánh Gia ở đây có liên quan đến việc “chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người” hay chăng?

Ở đây, nếu chúng ta hiểu ư nghĩa “vinh hiển” theo kiểu trần gian, liên quan đến quyền phép về khả năng, cao cả về thân thế, và nổi tiếng về công danh sự nghiệp, chúng ta sẽ không thấy ǵ hết, trái lại, chúng ta c̣n thấy những bất hạnh và yếu hèn nơi Lời Nhập Thể nữa là đàng khác. Thiên Chúa ǵ mà lại đi chạy trốn loài người?! Và những vị gần với Người nhất là Mẹ Maria và Thánh Giuse, nếu không có một đức tin mănh liệt, chắc cũng không khỏi bị chấn động, nếu không muốn nói là bị lung lạc đến mất đức tin một cách dễ dàng, như trường hợp các vị tông đồ sau này lúc Người bị bắt giải đi trong vườn cây dầu (x Mk 14:50). Trái lại, nếu “vinh hiển của Người” ở đây, “vinh hiển mà Con đă có nơi Cha trước khi thế gian hiện hữu” (Jn 17:5), tức “vinh hiển” được “là phản ảnh vinh hiển của Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3), th́ “vinh hiển của Người” ở đây, trong bài Phúc Âm Lễ Thánh Gia Năm A hôm nay, là hoàn toàn vâng theo Thánh Ư tối cao của Cha, “nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, một ư muốn Cha đă tỏ ra qua thiên thần cho dưỡng phụ của Người, một lệnh truyền Người phải “trốn sang Ai Cập và ở đó cho đến khi báo lại”. Đúng thế, chỉ có con mắt đức tin, chúng ta mới “được thấy vinh hiển của Người” theo ư nghĩa siêu nhiên cao cả này. Mà c̣n ai hơn Thánh Giuse, “một con người chính trực” (Mt 2:19), nhất là Mẹ Maria, “Đấng có phúc v́ đă tin” (Lk 1:45), những vị thực sự “đă được thấy vinh hiển của Người” hơn hết, từ lúc Người hạ sinh trong cảnh bần cùng khốn khó, nhất là khi Người phải trốn chạy sang Ai cập theo ư muốn của Chúa Cha của Người.

Riêng tôi, mỗi lần nghĩ đến Thánh Gia hay cử hành lễ Thánh Gia hằng năm là tôi lại bồi hồi xúc động khi nghĩ đến chân lư gia đ́nh của loài người tạo vật chúng ta thực sự là cửa ngơ để Thiên Chúa vào đời. Thật thế, nếu trái đất chúng ta đang sống đây được Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người cách đây 2001 năm là cung thánh của toàn thể vũ trụ hầu như vô biên bất tận này, th́ phải nói rằng gia đ́nh chính là Nhà Tạm trên Cung Thánh Thế Gian vậy. Bởi v́ Vị Thiên Chúa Làm Người đă thực sự ngự trong Nhà Tạm Gia Đ́nh này 30 năm trường trước khi tỏ ḿnh cho nhân loại. Nếu bản tính của con người đă được thần linh hóa nhờ việc Thiên Chúa là Thần Linh mặc lấy nó khi hóa thân làm người thế nào, th́ gia đ́nh cũng được thánh hóa như vậy, cũng trở thành linh thiêng như vậy, khi Thiên Chúa được loài người thụ thai, cưu mang, sinh hạ, dưỡng nuôi và hướng dẫn. Chính v́ gia đ́nh là cơ cấu đă được thánh hóa, được liêng thiêng hóa nhờ Thiên Chúa Nhập Thế như thế, mà gia đ́nh nhân loại chúng ta đă trở thành nơi Thiên Chúa tỏ ḿnh ra, như Chúa Kitô đă tỏ vinh quang của Người ra lần đầu tiên cho các môn đệ thấy ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:11).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

NAZARETH, MỘT MẪU GƯƠNG

(Đức Thánh Cha Phaolô VI: Nazareth, ngày 5/1/1964)

Nazarét là một học đường chúng ta có thể từ đó bắt đầu khám phá ra đời sống của Chúa Kitô ra sao, thậm chí có thể hiểu được cả Phúc Âm của Người nữa. Nơi đây, chúng ta có thể thấy được và nghĩ về lời mời gọi đơn thành sống theo cách thức Con Thiên Chúa muốn dùng để tỏ ḿnh ra, một lối sống trầm lắng song lại đầy những ư nghĩa sâu nhiệm. Để rồi từ đó chúng ta mới có thể dần dần tiến đến chỗ học theo gương của Người.

Nơi đây chúng ta có thể nhận ra Chúa Kitô thực sự là ai. Và nơi đây chúng ta cũng mới có thể cảm nhận được và chú ư tới những điều kiện và hoàn cảnh xẩy ra ảnh hưởng đến đời sống trần gian của Người, như địa dư, như tính cách đều đặn của thời gian, như văn hóa, ngôn ngữ, tập tục về tôn giáo, tóm lại, tất cả những ǵ Chúa Giêsu đă dùng để tỏ ḿnh ra cho thế gian. Nơi đây mọi sự đều nói cho chúng ta hay, mọi sự đều có ư nghĩa của nó. Nơi đây chúng ta mới có thể hiểu được tầm quan trọng của luật phép về tâm linh đối với tất cả những ai muốn theo Chúa Kitô và muốn sống theo những giáo huấn Phúc Âm của Người.

Tôi mong được sống trở lại thời thơ bé để đến học ở mái trường Nazarét lối sống giản dị song sâu xa biết bao! Tuyệt vời là chừng nào được sống gần gũi với Mẹ Maria, học lại bài học về ư nghĩa chân thực của đời sống, học lại những chân lư của Thiên Chúa. Thế nhưng, chúng tôi chỉ là người hành hương ở nơi đây. Thời gian trôi đẩy khiến Tôi phải gạt đi ước muốn sống ở đó để thực hiện việc học theo Phúc Âm, v́ việc học này không bao giờ chấm dứt cả. Thế nhưng, Tôi không thể xa ĺa nơi chốn này mà không nhắc lại, dù ngắn ngủi và đă qua rồi, một vài tư tưởng đă đi theo với Tôi từ Nazarét.

Trước hết, chúng tôi học được sự thầm lặng của Nazarét. Giá chúng ta, một lần nữa, hiểu được giá trị cao cả của sự thầm lặng này. Chúng ta cần phải ở trong trạng thái tuyệt vời về tâm trí này, nhất là khi chúng ta bị bủa vây bởi một thứ âm thanh inh ỏi của những cuộc chống đối om ṣm cùng với những la lối xung khắc làm nên đặc tính của những lúc xáo trộn hiện nay. Sự thầm lặng của Nazarét cần phải dạy cho chúng ta biết cách thức suy niệm trong an b́nh và thanh vắng, cách thức phản tỉnh về đời sống tâm linh sâu xa, cũng như cách thức mở ḷng ḿnh ra trước tiếng nói khôn ngoan nội tâm của Thiên Chúa, cũng như trước những lời huấn dụ từ các vị thầy đích thực của Ngài. Nazarét có thể dạy cho chúng ta biết giá trị của việc học hỏi và chuẩn bị, của việc suy niệm, của một đời sống tâm linh riêng tư thật nghiêm chỉnh, cũng như của một đời sống âm thầm cầu nguyện chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết.

Tiếp đến, chúng ta c̣n học hỏi cả về đời sống gia đ́nh nữa. Chớ ǵ Nazarét trở thành một mẫu sống của gia đ́nh. Chớ ǵ Nazarét cho chúng ta thấy được đặc tính thánh hảo và bền vững của gia đ́nh, cũng như nêu gương về vai tṛ nồng cốt của gia đ́nh trong xă hội, vai tṛ của một cộng đồng yêu thương và chia sẻ, tốt đẹp cả về những vấn đề nó gặp phải cùng với những phần thưởng nó mang lại; nghĩa là vai tṛ của một khung cảnh hết sức tốt đẹp để nuôi dưỡng con cái, một khung cảnh bởi đó không ǵ có thể thay thế được.

Sau hết, ở Nazarét, ngôi nhà thuộc người con của một thủ công viên, chúng ta học hỏi về công việc làm cùng với khuôn thước làm việc. Tôi xin đặc biệt chú ư tới giá trị của việc làm, một giá trị cần phải có mà lại là một giá trị cứu độ, và Tôi xin tỏ ḷng tôn trọng xứng hợp đối với giá trị này. Tuy nhiên, việc làm tự nó không phải là cùng đích. V́ giá trị và đặc tính riêng biệt của nó không phát xuất từ vị thế nó đóng trong guồng máy kinh tế như người ta quan niệm, mà là từ mục đích nó phục vụ.

Để kết thúc, Tôi xin được bày tỏ ḷng trọng kính sâu xa của Tôi đối với những người làm ăn sinh sống ở khắp mọi nơi. Tôi muốn cho họ thấy mẫu sống cao cả của họ là Chúa Kitô, người anh em của họ, là Chúa và là Thiên Chúa của chúng ta, Đấng là vị ngôn sứ của họ hết sức muốn họ sống một cuộc đời an lành hạnh phúc.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 91-92)