Chúa Nhật

Ngày 20/3: Thánh Claudia (? – 300)

Truyền tụng rằng thánh nhân đă tử đạo cùng với các bạn nữ.

Truyền tụng c̣n nói Thánh Deotatus,

chủ của một lữ quán ở Ankaram đă chôn táng các vị và sau cũng bị tử đạo như các vị.

 


CHÚA NHẬT LỄ LÁ


BÀI ĐỌC I: Is 50:4-7

“Tôi đă không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn”
Bài trích sách Tiên Tri Isaia.

Chúa đă ban cho tôi miệng lưỡi đă được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đă mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đả đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đă đưa má cho kẻ giật râu, tôi đă không che giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. V́ Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn.

Lời của Chúa.
 

Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đă bỏ tôi?

1.      Bao người thấy tôi đều mỉa mai tôi, họ bỉu môi, họ lắc đầu: “Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương”.

2.      Đứng quanh tôi là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy tôi. Chân tay tôi chúng đều chọc thủng, tôi có thể đếm được mọi đốt xương tôi.

3.      Phần chúng th́ nh́n xem tôi và vui vẻ, đem y phục của tôi chia sẻ với nhau, c̣n tấm áo dài, th́ chúng rút thăm... Phần Ngài, lạy Chúa xin chớ đừng xa tôi, ôi Đấng phù trợ tôi, xin kíp ra tay nâng đỡ.

4.      Tôi sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội tôi sẽ ngợi khen Người. “Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hăy ca khen Chúa, toàn thể miêu duệ nhà Giacób, hăy chúc tụng Người, hăy tôn sợ Người, hết thảy ḍng giống Israel!”


BÀI ĐỌC II: Phil 2:6-11

“Người đă tự hạ ḿnh; v́ thế Thiên Chúa đă tôn vinh Người”
Bài trích thơ Thánh Phaolồ Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.

Chúa Giêsu Kitô tuy là thân phận Thiên Chúa, đă không nghĩ phải đành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người hủy bỏ chính ḿnh mà nhận lấy thân phận tôi đ̣i, đă trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đă tự hạ ḿnh mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. V́ thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải qú gối xuống và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Chúa Kitô v́ chúng ta, đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. V́ thế, Thiên Chúa đă tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.


BÀI PHÚC ÂM: Mt: 26:14-27, 66

“Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”
C
. Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai, tên là Giuđa Iscariô đi gặp các thượng tế và thưa với họ: S. “Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?” C. Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó hắn t́m dịp thuận tiện để nộp Người. Ngày thứ nhất tuần lễ ăn bánh không men, các môn đệ đến thưa Chúa Giêsu rằng: S. “Thầy muốn các con sửa soạn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” C. Chúa Giêsu đáp: + “Các con hăy vào thành, đến với một người kia nói rằng: “Thầy bảo, giờ Ta đă gần, Ta sẽ mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ tại nhà ông” C. Các môn đệ làm như Chúa Giêsu truyền và sửa soạn lễ Vượt Qua. Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: + “Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy”. C. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: S. “Thưa Thầy, có phải con không? C. Người trả lời rằng: + “Kẻ giơ tay cùng chấm vào dĩa với Thầy, đó chính là kẻ nộp Thầy. Thực ra, Con Người sẽ ra đi như đă chép về Người, nhưng khốn cho kẻ sẽ nộp Con Người! Thà người đó đừng sinh ra th́ hơn!” C. Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: S. “Thưa Thầy, có phải con chăng?” C. Chúa đáp: + “Đúng như con nói”. C. Vậy khi mọi người c̣n đang ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán: + “Các con hăy cầm lấy mà ăn, v́ nầy là Ḿnh Ta” C. Đoạn Người cầm lấy chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán: + “Tất cả các con hăy uống chén này, v́ này là Máu Ta, Máu Tân Ước, sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội. Thầy bảo các con: Từ nay, Thầy sẽ không c̣n uống chất nho này nữa cho đến ngày Thầy sẽ uống rượu mới cùng các con trong nước Cha Thầy”. C. Sau khi hát thánh vịnh, Thầy tṛ liền lên núi Ôliu. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo các ông: + “Tất cả các con sẽ vấp phạm v́ Thầy trong chính đêm nay, v́ có lời chép rằng: Ta sẽ đánh chủ chăn, và các chiên trong đoàn sẽ tan tác. Nhưng sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ đến xứ Galilêa trước các con”. C. Phêrô liền thưa: S. “Dù tất cả vấp phạm v́ Thầy, riêng con, con sẽ không bao giờ vấp phạm”. C. Chúa Giêsu đáp: + “Thầy bảo thật con, chính đêm nay, trước khi gà gáy, con sẽ chối Thầy ba lần”. C. Phêrô lại thưa: S. “Dù có phải chết cùng Thầy, con sẽ không chối Thầy”. C. Và tất cả các môn đệ cùng nói như vậy.

Rồi Chúa Giêsu cùng đi với các ông đến một chỗ gọi là Giếtsêmani và Người bảo các môn đệ: + “Các con hăy ngồi đây để Thầy đến đàng kia cầu nguyện”. C. Đoạn Chúa đưa Phêrô và hai người con ông Giêbêđê cùng đi, Người bắt đầu cảm thấy buồn bực và sầu năo. Lúc ấy, Người bảo các ông: + “Linh hồn Thầy buồn sầu đến nổi chết được, các con hăy ở lại đây và thức với Thầy”. C. Tiến xa hơn một chút, Người sấp mặt xuống, cầu nguyện và nói: + “Lạy Cha, nếu được, xin cho Con khỏi chén nầy! Nhưng đừng như ư Con muốn, một theo ư Cha muốn”. C. Người trở lại cùng các môn đệ và thấy các ông đang ngủ, liền nói với Phêrô: + “Chẳng lẽ các con không thức cùng Thầy được lấy một giờ ư? Hăy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi lâm cơn cám dỗ: v́ tinh thần th́ lanh lẹ, nhưng xác thịt th́ yếu đuối”. C. Rồi Người lại đi cầu nguyện lần thứ hai mà rằng: + “Lạy Cha, nếu chén này không thể qua đi được mà Con phải uống, th́ xin theo ư Cha”. C. Đoạn Người trở lại và thấy các ông c̣n ngủ; v́ mắt các ông nặng trĩu. Người để mặc các ông và đi cầu nguyện lần thứ ba, vẫn lại những lời như trước. Sau đó Người trở lại với các môn đệ và bảo” + “Bây giờ các con hăy ngủ và nghỉ ngơi đi, này sắp đến giờ Con Người sẽ bị nộp trong tay những kẻ tội lỗi. Các con hăy chỗi dậy. Chúng ta hăy đi: này kẻ nộp Thầy đă tới gần”.

C. Người c̣n đang nói th́ đây, Giuđa, một trong mười hai, và cùng y có lũ đông mang gươm giáo gậy gộc, do các thượng tế và kỳ lăo trong dân sai đến. Vậy tên nội công đă dặn họ ám hiệu này: S. “Hễ tôi hôn người nào, th́ đó chính là Người, các ông hăy bắt lấy”. C. Tức khắc Giuđa tới gần Chúa Giêsu và nói: S. “Chào Thầy”. C. Và nó hôn Người. Nhưng Chúa Giêsu bảo” + “Hỡi bạn, bạn đến đây làm chi?” C. Lúc đó chúng xông tới, tra tay bắt Chúa Giêsu. Ngay sau đó, một trong những người vẫn theo Chúa Giêsu, giơ tay rút gươm và chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt một tai. Chúa Giêsu liền bảo: + “Con hăy xỏ gươm vào bao: v́ tất cả những kẻ dùng gươm sẽ chết v́ gươm. Nào con tưởng rằng: Thầy không thể xin Cha Thầy và Ngài sẽ tức khắc gởi đến hơn mười hai cơ binh thiên thần sao? Mà như thế th́ làm sao ứng nghiệm lời Kinh Thánh bảo: Sự thế phải như vậy?”

C. Lúc đó Chúa Giêsu nói cùng đám đông rằng: + “Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư?: Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ giữa các ngươi mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng tất cả sự đó xẩy ra là để ứng nghiệm lời các tiên tri đă chép”. C. Bấy giờ các môn đệ bỏ Người và chạy trốn hết.

Những kẻ đă bắt Chúa Giêsu điệu Người đến thầy thượng tế Caipha. Nơi đây các luật sĩ và kỳ lăo đă hội họp. Phêrô theo Người xa xa cho tới dinh thầy thượng tế. Rồi ông vào trong dinh ngồi cùng bọn đầy tớ xem việc xảy ra thế nào. Vậy các thượng tế và tất cả công nghị t́m chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người. Và họ đă không t́m được, mặc dù đă có một số đông chứng nhân ra mắt. Sau cùng hai người làm chứng gian đến khai rằng: S. “Người này đă nói: Ta có thể phá đền thờ Thiên Chúa và xây cất lại trong ba ngày”. C. Bấy giờ thầy thượng tế đứng lên nói: S. “Ông không trả lời ǵ về các điều những người này đă cáo ông ư?” C. Nhưng Chúa Giêsu làm thinh, nên thầy thượng tế bảo Người: S. “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hăy nói cho chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên Chúa không?” C. Chúa Giêsu trả lời: + “Ông đă nói đúng? Nhưng Ta nói thật với các ông: rồi đây các ông sẽ xem thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và sẽ đến trên đám mây”. C. Bấy giờ thầy thượng tế xé áo ḿnh ra và nói: S. “Nó đă nói lộng ngôn: chúng ta c̣n cần ǵ đến nhân chứng nữa? Đây các ngài vừa nghe lời lộng ngôn. Các ngài nghĩ sao?” C. Họ đáp lại: S. “Nó đáng chết!” C. Bấy giờ chúng nhổ vào mặt Người, đấm đánh Người, lại có kẻ tát vả Người mà nói rằng: S. “Hỡi Kitô, hăy bói xem, ai đánh ông đó?”

C. C̣n Phêrô ngồi ở ngoài sân. Một đầy tớ gái lại gần và nói: S. “Ông nữa, ông cũng đă theo Giêsu người xứ Galilêa”. C. Nhưng ông chối trước mặt mọi người mà rằng: S. “Tôi không hiểu chị muốn nói ǵ?” C. Khi ông lui ra đến cổng, một đầy tớ gái khác thấy ông, liền nói với những người ở đó: S. “Ông này cũng theo Giêsu người Nagiarét”. C. Ông thề mà chối rằng: S. “Tôi không biết người ấy”. C. Một lúc sau mấy người đứng đó lại gần mà nói với Phêrô rằng: S. “Đúng rồi, ngươi cũng thuộc bọn ấy. V́ chính giọng nói của ngươi tiết lộ tông tích ngươi”. C. Bấy giờ ông rủa mà thề rằng: ông không hề biết người ấy. Tức th́ gà gáy. Phêrô nhớ lại lời Chúa Giêsu đă nói: trước khi gà gáy, con sẽ chối Ta ba lần, và ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết.

Trời vừa sáng, các thượng tế và kỳ lăo trong dân hội họp bày mưu giết Chúa Giêsu. Họ trói Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô Philatô. Bấy giờ Giuđa kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án th́ hối hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ lăo mà nói rằng: S. “Tôi đă phạm tội v́ nộp máu người công chính”. C. Nhưng họ trả lời: S. “Can chi đến chúng tôi! Mặc kệ anh! C. Anh ta ném những đồng bạc đó vào trong đền thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy bạc đó và nói: S. “Không nên để bạc nầy vào kho v́ là giá máu”. C. Sau khi bàn bạc, họ lấy tiền đó mua thửa ruộng của người thợ gốm làm nơi chôn cất những người ngoại kiều. Bởi thế cho đến ngày nay ruộng ấy được gọi là Haselđama, nghĩa là ruộng máu. Như vậy là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia nói: “Chúng đă lấy ba mươi đồng bạc là giá do con cái Israel đă mặc cả mà bán Đấng cao trọng. Và họ mang tiền đó mua ruộng của người thợ gốm như lời Chúa đă truyền cho tôi”.

Vậy Chúa Giêsu đứng trước quan tổng trấn và quan hỏi Người rằng: S. “Ông có phải là Vua dân Do Thái không?” C. Chúa Giêsu đáp: + “Ông nói đúng!” C. Nhưng khi các thượng tế và kỳ lăo tố cáo Người th́ Người không trả lời chi cả. Bấy giờ Philatô bảo Người: S. “Ông không nghe thấy tất cả những điều họ tố cáo ông sao?” C. Chúa Giêsu cũng không đáp lại về một điều nào, khiến quan tổng trấn hết sức ngạc nhiên. Và mỗi dịp lễ trọng, quan tổng trấn có thói quen phóng thích cho dân một người tù tùy ư họ xin. Lúc ấy có một phạm nhân nổi tiếng tên là Baraba. Vậy Philatô nói với dân chúng đă tụ tập lại đó rằng: S. “Các ngươi muốn ta phóng thích ai, Baraba hay Giêsu mà người ta vẫn gọi là Kitô?” C. Quan biết rơ chỉ v́ ghen ghét mà chúng đă nộp Người. Vậy trong khi quan ngồi xét xử, bà vợ sai người nói cùng quan rằng: S. “Xin ông đừng can thiệp ǵ đến vụ người công chính ấy, v́ hôm nay trong một giấc chiêm bao, tôi đă phải đau khổ rất nhiều v́ người ấy”. C. Nhưng các thượng tế và kỳ lăo xúi giục dân xin tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Quan lại lên tiếng hỏi họ: S. “Trong hai người đó các ngươi muốn ta phóng thích ai?” C. Họ thưa: S. “Baraba!” C. Philatô hỏi: S. “Vậy đối với Giêsu gọi là Kitô ta phải làm ǵ?” C. Họ đồng thanh đáp: S. “Đóng đinh nó đi!” C. Quan lại hỏi: S. “Nhưng người này đă làm ǵ nên tội?” C. Chúng càng la to: S. “Đóng đinh nó đi!” C. Bấy giờ Philatô thấy mất công, lại thêm náo động, nên ông lấy nước rửa tay trước mặt dân chúng và nói: S. “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ các ngươi”. C. Toàn dân đáp: S. “Hăy để cho máu nó đổ trên chúng tôi và trên con cái chúng tôi”. C. Bấy giờ quan phóng thích Baraba cho họ, c̣n Chúa Giêsu th́ trao cho họ đánh đ̣n, rồi đem đi đóng đinh vào thập giá. Bấy giờ lính tổng trấn liền điệu Chúa Giêsu vào trong công đường và tập họp cả cơ đội lại chung quanh Người. Họ lột áo Người ra, khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi quấn một ṿng gai đặt trên đầu Người và trao vào tay mặt Người một cây sậy, họ qú gối trước mặt Người mà nhạo báng rằng: S. “Tâu vua dân Do Thái!” C. Đoạn họ khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy đập trên đầu Người. Khi đă chế nhạo Người xong, họ lột áo choàng đỏ ra, mặc y phục cũ lại cho Người và điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.

Lúc đi ra, họ gặp một người thành Syrênê tên là Simon, liền bắt ông vác đỡ thánh giá cho Người. Họ đi đến một nơi gọi là Golgotha, nghĩa là Núi Sọ. Họ cho Người uống rượu ḥa với mật đắng, Người chỉ nếm qua nhưng không muốn uống. Khi đă đóng đinh Người trên thập giá rồi, họ rút thăm chia nhau áo Người, để ứng nghiệm lời tiên tri rằng: “Chúng đă chia nhau áo Ta, c̣n áo ngoài của Ta, chúng đă bắt thăm”. Rồi họ ngồi lại canh Người. Họ cũng đặt trên đầu Người bản án viết như sau: “Người nầy là Giêsu, vua dân Do Thái”. Lúc ấy, cùng với Người, họ đóng đinh hai tên trộm cướp, một tên bên hữu, một tên bên tả. Những người đi ngang qua, lắc đầu chế diễu Người và nói: S. “Ḱa, ngươi là kẻ phá đền thờ và xây cất lại trong ba ngày, hăy tự cứu ḿnh đi, nếu là con Thiên Chúa, th́ hăy xuống khỏi thập giá đi!” C. Các thượng tế cùng luật sĩ và kỳ lăo cũng chế nhạo Người rằng: S. “Nó đă cứu được kẻ khác mà không cứu nổi chính ḿnh! Nếu nó là vua dân Do Thái, th́ bây giờ hăy xuống khỏi thập giá đi để chúng ta sẽ tin nó. Nó đă trông cậy Thiên Chúa, nếu Ngài thương nó th́ bây giờ Ngài hăy cứu nó, v́ nó nói: “Ta là Con Thiên Chúa!” C. Cả những tên cướp bị đóng đinh trên thập giá với Người cũng nhục mạ Người như thế.

Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín, khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt. Vào khoảng giờ thứ chín th́ Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: + “Eli, Eli, lamma sabachtani!” C. Nghĩa là: + “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi! sao Chúa bỏ tôi!”. C. Có mấy người đứng đó nghe vậy nói rằng: S. “Nó gọi tiên tri Elia”. C. Lập tức một người trong bọn chạy đi lấy một miếng bọt biển, nhúng đầy dấm và cuốn vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. Nhưng có kẻ lại bảo: S. “Hăy chờ xem Elia có đến cứu nó không?”. C. Đoạn Chúa Giêsu lại kêu lên lớn tiếng và trút hơi thở.

(Qú gối thinh lặng trong giây lát)

Bỗng nhiên màn trong đền thờ xé ra làm đôi từ trên xuống dưới, đất chuyển động, đá nứt ra. Các mồ mả mở tung ra và xác của nhiều vị thánh đă qua đời được sống lại. Và sau khi Chúa sống lại, họ ra khỏi mồ, vào thành thánh và hiện ra cùng nhiều người. C̣n viên sĩ quan và những kẻ cùng ông canh giữ Chúa Giêsu, thấy đất chuyển động và các sự xảy ra th́ thất kinh sợ hăi và nói: S. “Đúng người này là Con Thiên Chúa”. C. ở đó cũng có nhiều phụ nữ đứng xa xa; họ là những người đă theo giúp Chúa Giêsu từ xứ Galilêa. Trong số đó có Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê và Giuse, và mẹ các người con của Giêbêđê.

Tới chiều có một người giầu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đă làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philatô truyền giao xác cho ông. Vậy ông Giuse lấy xác, liệm trong một khăn sạch, và đặt trong mộ mà ông đă cho đục trong đá, rồi ông lăn một tảng đá lớn lấp cửa mộ lại và ra về. C̣n Maria Mađalêna và bà Maria kia cùng ngồi đó nh́n vào mộ.

Hôm sau, tức là sau ngày chuẩn bị mừng lễ, các thượng tế và biệt phái đến dinh Philatô tŕnh rằng: S. “Thưa Ngài, chúng tôi nhớ, lúc sinh thời tên bịp bợm ấy có nói: Sau ba ngày, Ta sẽ sống lại. Vậy xin ngài truyền lệnh cho canh mộ đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ nó lấy trộm xác rồi phao đồn với dân chúng rằng: Người đă từ cơi chết sống lại! Và như thế, sự gian dối này lại c̣n tai hại hơn trước”. C. Philatô trả lời: S. “Các ông đă có lính canh th́ cứ đi mà canh như ư”. C. Họ liền đi và đóng ấn niêm phong tảng đá và cắt lính canh giữ mộ.
 

SUY NIỆM LỜI CHÚA

 

 

CHÚC TỤNG ĐẤNG NHÂN DANH CHÚA MÀ ĐẾN, CHÚC TỤNG ĐỨC VUA DO THÁI

 

(Thánh Andrew of Crete, Giám Mục: Orario 9 in ramos palmarum: PG 97, 990-994)

 

story.iraqi.australia.ap.jpg

Chúng ta hăy cùng nhau đi nghênh đón Chúa Kitô trên Núi Cây Dầu. Hôm nay, Người đă từ Bêthania mà đến, và tự nguyện tiến tới cuộc khổ nạn thánh thiện và hồng phúc của ḿnh, đến việc hoàn thành mầu nhiệm cứu độ cho chúng ta. Người là Đấng từ trời xuống để nâng chúng ta lên khỏi vực thẳm tội lỗi, để nâng chúng ta lên với chính ḿnh Người, như chúng ta đă nghe thấy trong Thánh Kinh, trên hết mọi quyền trị, quyền bính, quyền năng, và trên hết mọi thứ danh hiệu có thể tuyên xưng, là Đấng giờ đây tự ư đến để thực hiện cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem. Người đă đến không có ǵ là cao sang hay vênh vang. Tác giả Thánh Vịnh đă viết: Người sẽ không tranh căi hay lớn tiếng nơi phố xá. Người sẽ hiền lành và khiêm tốn, và Người tiến vào một cách đơn sơ giản dị.

 

Chúng ta hăy chạy theo hộ tống Người như Người vội vàng tiến đến với cuộc khổ nạn của Người, và hăy bắt chước những ai tiến lên nghênh đón Người bấy giờ, không phải bằng việc lót đường cho Người bằng những thứ áo xống, bằng những cành lá cây dầu hay cây dừa, mà là bằng mọi cách có thể được phủ phục xuống trước nhan Người một cách khiêm hạ và cố gắng sống như Người muốn. Bấy giờ chúng ta mới có thể lănh nhận Lời khi Người đến, và bấy giờ Thiên Chúa, Đấng không ǵ có thể chất chứa nổi Ngài, cũng mới có thể ở trong chúng ta.

 

Bằng đức khiêm nhượng của ḿnh, Chúa Kitô đă tiến vào những miền thâm u cùng thẳm nơi cái thế giới sa đọa của chúng ta, và Người hân hạnh là Người đă trở nên thật khiêm hạ v́ chúng ta, hân hạnh là Người đă đến sống giữa chúng ta, cũng như đă được thông phần vào bản tính của chúng ta, để nâng chúng ta lên với Người một lần nữa. Chưa hết, chúng ta c̣n biết rằng, giờ đây Người đă thăng thiên vượt trên các tầng trời – một dấu thực sự chứng tỏ cho thấy quyền năng và thiên tính của Người – t́nh Người đối với con người sẽ không bao giờ ngừng nghỉ cho tới khi Người nâng bản tính hạ giới của chúng ta lên tận tuyệt đỉnh vinh quang, và làm cho nó nên một với bản tính của Người trên trời.

 

Vậy chúng ta hăy trải ra trước chân của Người, không phải là những áo xống hay những cành lá cây dầu vô hồn, là những ǵ chỉ làm vui mắt trong một vài giờ rồi tàn héo đi, mà là chính ḿnh chúng ta đă được mặc lấy ân sủng, đúng hơn, đă được hoàn toàn mặc lấy Người. Là những người đă được rửa trong Chúa Kitô, chính chúng ta phải là những chiếc áo trải ra trước Người. Giờ đây, những t́ vết đỏ thẫm của tội lỗi chúng ta đă được tẩy sạch trong nước rửa tội cứu độ, và chúng ta đă trở nên trắng như lông chiên tinh tuyền, vậy chúng ta hăy hiến dâng lên Đấng chiến thắng tử thần, không phải bằng những cành cây dừa thuần túy mà bằng những chiến công thực sự của cuộc Người vinh thắng. Chớ ǵ linh hồn chúng ta chiếm chỗ của những cành là đón mừng, khi chúng ta hôm nay đây hợp tiếng với đám trẻ hát bài thánh ca: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Chúc tụng vua dân Do Thái.

 

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 462-463)

 

 

 

SỎI ĐÁ 

BÊN ĐƯỜNG

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Thánh Kinh đă đưa chúng ta vào quang cảnh tuyệt vời của một chặng đường trên hành tŕnh truyền đạo của Đức Kitô: Ngài được đón tiếp, ca tụng và ái mộ. Sự ngưỡng mộ của quần chúng và quang cảnh đón tiếp đă làm bọn Pharisiêu, Kư Lục, Tư Tế thời đó ghen tức. Từng đoàn đoàn, lớp lớp dân chúng, già, trẻ, lớn, bé nối đuôi nhau đổ xô ra đường, tay cầm cành vạn tuế, miệng tung hô vang dội: “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa. Hoan hô Vua dân Do Thái” (Gio 12:13). Thánh Kinh c̣n ghi lại tỷ mỷ hơn là người ta đă trải áo ḿnh ra trên đường để làm thảm đón tiếp Chúa Giêsu. Tại sao quần chúng lại làm như vậy? Chúng ta liệu có rút ra được bài học ǵ trước biến cố này?

 

Trong suốt đời Ngài và trong 3 năm rao giảng chưa có lần nào Chúa Giêsu được người đời biết đến, được trọng vọng, và được ca tựng như lần này. Phúc Aâm tuy cũng nhắc tới có lần dân chúng định phong vương cho Ngài, nhưng bối cảnh của lần ấy là v́ dân được Ngài cho ăn no nê. Có thể cảm t́nh ấy đến từ một tâm lư bột phát và bị chi phối bởi tâm lư tập thể. Nhưng lần này th́ do ḷng yêu mến và kính trọng một Đại Tiên Tri, Con Vua Đavít, và Con Thiên Chúa. Và cũng v́ cảm được sự ngưỡng mộ của quần chúng ấy có thể làm lung lay quyền lực và ảnh hưởng của ḿnh, nên bọn Pharisiêu, Kư Lục và Tư Tế đă ghen tỵ, đă để lộ nỗi hoang mang ấy. Họ nói với nhau: “Coi ḱa. Ḿnh không làm ǵ được sao. Cả thế giới đang theo ông ta” (Gio 12:19). 

 

Trước sự tức tối lồng lộn của bọn Kư Lục, Pharisiêu, và Tư Tế, Chúa Giêsu đă giữ im lặng, và dường như đám đông cũng chẳng quan tâm ǵ đến bọn họ. Tuy nhiên v́ họ trực tiếp biểu tỏ sự ghen tức ấy đối với Ngài, qui trách nhiệm cho thành phần dân chúng đơn sơ và chân thành đang ca tụng Ngài, nên Chúa Giêsu đă trả lời họ rằng: “Nếu những người này im, th́ những ḥn đá bên đường sẽ lên tiếng ca tụng Thiên Chúa” (Luc 19:40). Tại sao khi trả lời những lời thách thức ấy, Chúa Giêsu lại đề cập tới sỏi đá. Sao Ngài không nói những người trí thức, hiểu biết, những người có địa vị trong xă hội, hay những người cao niên, kinh nghiệm và uy tín sẽ lên tiếng ca tụng Thiên Chúa. Hoặc các thần trời, những kỳ công của Ngài sẽ lên tiếng ca tụng Ngài, mà lại là những viên sỏi, những ḥn đá bên đường.    

 

Bởi v́ sỏi đá là đồ vô tri, là những vật không bao giờ cảm được, nói được và nhất là tŕnh bày được cảm xúc của ḿnh. Bởi v́ sỏi đá không biết mánh mung,  không biết tham lam, không biết bon chen, không ghen tương, đố kỵ, không hiềm thù ghen ghét, không đảng phái, không bất đồng chính kiến, không dị biệt tôn giáo. Về mặt t́nh cảm, sỏi đá không biết nói láo, không biết tán tỉnh và lường gạt t́nh yêu và sự tin tưởng của người khác. Lời ca khen Thượng Đế của nó chính là dấu chứng sự hiện diện và quyền năng của Ngài trên nó. Một nhân chứng vô tư, khách quan, và trung thực. Chúa Giêsu không nói Ngài sẽ làm những viên đá ấy thành những con người ca tụng Thiên Chúa, nhưng Ngài nói chính những sỏi đá ấy “sẽ lên tiếng ca tụng Thiên Chúa”.

 

Trong Thánh Kinh người ta có thể đọc thấy những chỗ nói về các kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa và những lời Thánh Vịnh nói về quyền năng Ngài. Thí dụ: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Thinh không loan báo kỳ công của Ngài”. Nhưng sỏi đá mà ca tụng Thiên Chúa th́ ít khi nghe đề cập tới, ngoại trừ câu nói do chính Đức Kitô đă nói ra. Và khi nghe Đức Kitô nói như thế, con người phải hiểu rằng sỏi đá kia c̣n biết biết ca tụng Thiên Chúa, huống hồ chi con người. Và điều này c̣n có nghĩa là nếu con người không biết ca tụng Thiên Chúa, th́ con người c̣n thua kém cả loài sỏi đá.

 

Trong lănh vực tâm linh và đạo đức, rất nhiều trường hợp, con người đă trở thành những viên đá, những ḥn sỏi vô tri đáng ghét. Những viên sỏi đá không những không ca tụng được Thiên Chúa mà nếu nh́n vào nó, người khác cũng không nhận ra được dấu ấn của bàn tay Tạo Hóa trên nó. Đó là những lúc con người đánh mất đi lương tâm của ḿnh, đánh mất đi ơn Thánh Sủng trong ḿnh, và đă để cho trần tục có một chỗ đứng trong suy nghĩ, hành động, và lời nói của ḿnh.

 

Bạn nghĩ sao, những lúc ḿnh để ḿnh bị ảnh hưởng và bị hướng dẫn bởi sự nóng giận, bực tức. Những lúc ḿnh ghen tương, chạy theo những đa mê, dục vọng, để cho những cái đó chi phối đời sống ḿnh. Những lúc như thế th́ vợ ḿnh, chồng ḿnh, con ḿnh, bạn hữu ḿnh, và những người chung quanh ḿnh dù nói ra hay không nói ra, họ vẫn cảm nhận được rằng ḿnh đă không nói lên được ǵ về kỳ công mà Thiên Chúa đă tác tạo, đó là chính con người ḿnh, là cuộc đời và là ơn gọi sống của riêng mỗi người.

 

Tóm lại, con người một là phải yêu mến Thiên Chúa, ca tụng t́nh thương và kỳ công của Ngài bằng chính cuộc sống ḿnh. Hoặc ít nhất cũng phải để cho người khác nhận ra rằng kỳ công ấy chính là nơi mỗi người và mỗi ơn gọi của chúng ta: “Nếu những người này im, th́ những ḥn đá bên đường sẽ lên tiếng ca tụng Thiên Chúa” (Luc 19:40).

 

 

SỐNG LẠI BIẾN CỐ CỨU ĐỘ

 

V́ đang ở vào Tuần Thánh, như vào những dịp ngoại lệ khác, ĐTC đă tạm gác loạt bài Giáo Lư về Thánh Vịnh (tới bài 34 tuần trước) để huấn dụ về Tam Nhật Thánh cho buổi triều kiến chung hôm nay, Thứ Tư 27/3/2002, như sau:

 

1.-        Ngày mai chúng ta bắt đầu Tam Nhật Vượt Qua, một thời đoạn sẽ giúp cho chúng ta sống lại biến cố cứu độ chính yếu của chúng ta. Những ngày này sẽ là những ngày cầu nguyện và suy niệm thiết tha hơn, nhờ đó, cùng với những lễ nghi cảm động của Tuần Thánh, chúng ta sẽ suy nghĩ về cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Kitô.

 

Ư nghĩa và tầm vóc viên trọn của lịch sử loài người ở nơi mầu nhiệm vượt qua. “Bởi thế”, theo Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, “Lễ Phục Sinh không phải là một lễ như mọi lễ, mà là một ‘Lễ của các lễ’, ‘Trọng thể hơn hết’, như Bí Tích Thánh Thể là ‘Bí Tích trên hết mọi bí tích’ (là một Đại Bí Tích). Thánh Athanasiô đă gọi Lễ Phục Sinh là ‘Đại Chúa Nhật’ (Ep. Fest. 329), và các Giáo Hội Đông Phương gọi Tuần Thánh là ‘Tuần Trọng Đại’. Mầu nhiệm Phục Sinh, một mầu nhiệm Chúa Kitô tiêu diệt sự chết, đă thấm vào thời gian cũ kỹ của chúng ta một sinh lực quyền năng của ḿnh, cho đến khi tất cả mọi sự qui phục Người” (số 1169).


2.-        Ngày mai, Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta sẽ chiêm ngưỡng Chúa Kitô, Đấng nơi Nhà Tiệc Ly, vào ngày áp cuộc khổ nạn của ḿnh, đă ban tặng chính ḿnh cho Giáo Hội, đă thiết lập chức linh mục thừa tác, và đă để lại cho các môn đệ của ḿnh một giới răn mới, giới răn yêu thương. Như thế là Người muốn ở cùng chúng ta nơi bí tích Thánh Thể, biến ḿnh làm lương thực cứu độ cho chúng ta. Sau Thánh Lễ cảm động cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô, chúng ta sẽ canh thức chầu Chúa, theo như Người muốn, như Người đă ngỏ ư các tông đồ trong Vườn Cây Dầu: “Các con hăy ở lại đây mà canh thức với Thày” (Mt 26:38).


Sang Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta sẽ sống lại những diễn tiến của việc Đấng Cứu Chuộc chịu khổ nạn cho đến khi Người bị đóng đanh trên núi Golgota. Việc tôn thờ thập giá sẽ giúp cho chúng ta hiểu được sâu xa hơn nữa t́nh thương vô biên của Thiên Chúa. Cảm nghiệm một cách ư thức nỗi vô cùng khổ sầu ấy, Người Con Một của Chúa Cha đă trở thành một lời công bố về việc loài người được cứu độ. Thập giá bao giờ cũng là một đường lối khó đi. Thế nhưng, chỉ có thập giá chúng ta mới có mầu nhiệm sự chết phát sinh sự sống.

 

Thế rồi, bầu không khí hồi tâm và thinh lặng của Ngày Thứ Bảy sẽ giúp chúng ta có cơ hội, bằng việc cùng với Mẹ Maria cầu nguyện, đợi chờ biến cố Phục Sinh vinh hiển, để bắt đầu cảm nghiệm được một niềm vui nội tâm.

 

Khi hát Kinh “Vinh Danh” trong Đêm Lễ Vọng Phục Sinh, ánh quang rạng ngời của thân mệnh loài người chúng ta được tỏ hiện, ở chỗ, một nhân tính mới đă được h́nh thành nhờ Chúa Kitô cứu chuộc, Đấng đă chết đi và sống lại v́ chúng ta.

 

Vào ngày Lễ Phục Sinh, khi mà ở các Giáo Hội khắp nơi trên trái đất hát len rằng “Dux vitae mortuus regnat vivus”, “Chúa của sự sống đă chết; nhưng nay vẫn sống, Người đă chiến thắng” (Ca Tiếp Liên), chúng ta mới có thể thấu hiểu và yêu mến hết cỡ thập giá của Chúa Kitô: Chúa Kitô đă vĩnh viễn chiến thằng tội lỗi và sự chết trên thập giá!

 

3.-        Trong Tam Nhật Vượt Qua, chúng ta sẽ chăm chú hơn nữa nh́n lên dung nhan của Chúa Kitô, một dung nhan đau thương sầu khổ, một dung nhan khiến cho chúng ta hiểu được hơn nữa cái bản chất thê thảm của những biến cố và những t́nh h́nh ảnh hưởng tới nhân loại trong những ngày này đây. Một dung nhan tỏa rạng ánh sáng mang lại cho chúng ta niềm hy vọng mới mẻ.

 

Trong tông thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ”, Tôi đă viết: “Hai ngàn năm sau các biến cố này, Giáo Hội đă sống lại các biến cố ấy như thể mới xẩy ra hôm nay đây. Nh́n lên dung nhan của Chúa Kitô, vị Hôn Thê chiêm ngưỡng thấy kho tàng của ḿnh cũng như niềm vui của ḿnh. ‘Dulcis Iesus memoria, dans vera cordis gaudia’: ‘ngọt ngào biết bào khi tưởng nhớ đến Chúa Giêsu, nguồn mạch của niềm vui chân thật của cơi ḷng!’” (đoạn 28).

 

Tại Vườn Gethsemane, chúng ta sẽ đặc biệt cảm thấy thông cảm với những ai đang bị đè dưới gánh nặng khổ sầu và cô độc. Suy niệm về diễn tiến Người bị bắt nộp, chúng ta sẽ nhớ đến tất cả những ai bị bách hại v́ đức tin của ḿnh cũng như v́ công lư.


Khi theo Chúa Kitô đến Golgota, trên con đường sầu khổ, chúng ta dâng lời cầu nguyện tin tưởng cho những ai đang bị đè dưới gành nặng của sự dữ và tội lỗi nơi thân xác và tinh thần.   

Trong giờ phút tột cùng hy tế của Con Thiên Chúa, chúng ta hăy tin tưởng đặt dưới chân thập giá ḷng mong ước nơi cơi ḷng của hết mọi người, đó là ḷng mong ước ḥa b́nh!

 

Hỡi Mẹ Maria Rất Thánh, Đấng đă trung thành theo Con Mẹ cho đến khi đứng dưới chân thập giá của Người, xin dẫn chúng con, sau khi đă cùng nhau chiêm ngắm dung nhan khổ đau của Chúa Kitô, đến cuộc hoan hưởng ánh sáng và niềm vui được chiếu tỏa từ ánh quang rạng ngời của dung nhan Đấng Phục Sinh.

 

Tôi mong rằng chớ ǵ đây là Tam Nhật Thánh thực sự, để sống một Lễ Phục Sinh hạnh phúc và an ủi!.  

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo bản Anh ngữ của Vatican Press Office ngày 27/3/2002)

 

 

QUYỀN NĂNG CỦA MÁU CHÚA KITÔ

 

(Thánh Gioan Chrysôtômô, Giám Mục: Cat. 3:13-19 - SC 50:174-177) 

Nếu chúng ta muốn hiểu được quyền năng của máu Chúa Kitô, chúng ta phải trở về với một tŕnh thuật cũ liên quan đến việc ám chỉ về máu này khi dân Do Thái c̣n ở bên Ai Cập. Moisen đă truyền rằng: Các người hăy giết một con chiên vô t́ tích rồi lấy máu của nó mà bôi lên cửa nhà của ḿnh. Nếu chúng ta muốn hỏi Moisen về ư nghĩa của việc làm này là ǵ, và làm sao máu của một con vật vô tri thức lại có thể cứu được loài hữu tri như con người, th́ câu ông trả lời sẽ là thế này, quyền năng cứu độ ấy không ở nơi chính máu ấy, mà chỉ v́ máu này là biểu hiệu cho máu của Chúa Kitô. Trong những ngày ấy, khi vị thiên thần hủy diệt thấy máu ở trên cửa th́ ngài không dám tiến vào nhà, ma qủi bởi thế lại càng không dám tiến đến gần nữa khi hắn thấy máu ấy, không phải v́ h́nh thù của vết máu trên cửa, mà v́ thứ máu thực sự trên môi miệng của tín hữu, thành phần là cửa của đền thờ Chúa Kitô. 

Nếu anh em muốn thêm chứng cớ về quyền năng của máu này, anh em hăy nhớ lại xem máu này từ đâu mà có, máu ấy đă từ thập giá chảy xuống ra sao, chảy xuống từ cạnh sườn của một Vị Tôn Sư. Phúc Âm ghi nhận rằng, khi Chúa Kitô chết, nhưng vẫn c̣n bị treo trên thập giá, có một người lính tiến đến lấy đ̣ng đâm vào cạnh sườn của Người, th́ lập tức máu cùng nước chảy ra. Vậy nước là biệu hiệu cho bí tích rửa tội, và máu là biểu hiệu cho bí tích Thánh Thể. Người lính đâm vào cạnh sườn của Chúa Kitô là hắn đă phá vỡ bức tường của đền thánh, cho tôi thấy được cả một kho tàng châu báu mà lấy làm của ḿnh. Trong trường hợp của con chiên cũng thế, người Do Thái sát hại nạn nhân th́ tôi lại nhờ đó mà được cứu. 

Máu cùng nước chảy ra từ cạnh sườn của Người. Anh em thân mến, đừng để mầu nhiệm này qua đi mà không suy tưởng ǵ cả; mầu nhiệm này c̣n có một ư nghĩa tiềm ẩn khác nữa tôi sẽ cắt nghĩa cho anh em nghe. Như tôi đă nói, máu và nước là biểu hiệu cho bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể. Giáo Hội đă được hạ sinh từ hai bí tích này: từ bí tích rửa tội là thứ nước thanh tẩy làm tái sinh và canh tân trong Chúa Thánh Thần, cũng như từ bí tích Thánh Thể. V́ những biểu hiệu cho bí tích rửa tội và bí tích Thánh Thể này đă chảy ra từ cạnh sườn của ḿnh, mà Chúa Kitô đă h́nh thành Giáo Hội cũng từ cạnh sườn của Người, như Người đă h́nh thành Evà từ cạnh sườn của Adong vậy. Moisen đă gợi ư cho chúng ta thấy vấn đề này, khi Moisen kể truyện về con người tiên khởi và để cho con người tiên khởi này kêu lên rằng: Xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Như Thiên Chúa đă lấy một chiếc xương từ cạnh sườn của Adong để h́nh thành nên một người nữ thế nào, Chúa Kitô cũng đă hiến cho chúng ta máu và nước từ cạnh sườn của Người để h́nh thành nên Giáo Hội như thế. Thiên Chúa đă lấy chiếc xương sườn này khi Adong ngủ say, cũng thế, Chúa Kitô đă ban cho chúng ta máu và nước của Người sau khi Người sinh th́. 

Như thế, anh em có hiểu được Chúa Kitô đă làm cách nào để hiệp nhất vị hôn thê của ḿnh nên một với Người hay chưa, và Người đă ban cho tất cả chúng ta thứ lương thực nào để sinh dưỡng chưa? Chúng ta đă được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cả hai thứ lương thực duy nhất giống nhau này. Như một người đàn bà lấy máu và sửa của ḿnh nuôi con thế nào, Chúa Kitô cũng không ngừng lấy máu của Người nuôi những ai chính Người đă ban cho sự sống như vậy. 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 479-480)

 

 

“Xin Cha Tha cho họ v́ họ lầm không biết việc họ làm” 

 

Tại sao dân chúng vừa nghênh đón Chúa Giêsu sau đó lại trở mặt tuất phế Người? 

Nếu Mùa Chay, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro, kéo dài 40 ngày, th́ ngày thứ 40, tức ngày cuối cùng của Mùa Chay hôm nay đây là Chúa Nhật Lễ Lá. Tuy nhiên, ngày cuối cùng của Mùa Chay này cũng lại là ngày mở đầu của một Tuần Thánh, được gọi là Ngày Chúa Nhật Thương Khó. Bởi thế, theo Phụng Vụ, Mùa Chay được kết thúc vào một ngày vừa vui lại vừa buồn: vui ở việc cử hành biến cố Chúa Giêsu vinh quang tiến vào thành thánh Giêrusalem, buồn ở việc cử hành biến cố Chúa Giêsu khổ nạn và tử giá. Thật ra, theo thứ tự thời gian, biến cố khổ nạn và tử giá của Chúa Giêsu chỉ xẩy ra giữa hai biến cố, biến cố Người vinh quang tiến vào thánh thánh trước mấy ngày và biến cố Người sống lại từ trong cơi chết sau mấy ngày. Nghĩa là biến cố khổ nạn và tử giá của Chúa Giêsu chỉ chính thức xẩy ra vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, một ngày trong Tam Nhật Thánh, thời gian tột đỉnh của cả một Phụng Niên, v́ là thời gian Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, một mầu nhiệm được kết thúc ở Đêm Phục Sinh. Chính v́ Chúa Nhật Lễ Lá là Chúa Nhật Thương Khó mà từ Chúa Nhật này đến Đêm Phục Sinh cũng được gọi là Tuần Thánh.  

Vẫn biết Giáo Hội sẽ chính thức cử hành Biến Cố Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô vào Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng v́ Biến Cố Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Giêsu không thể tách rời khỏi Biến Cố Phục Sinh, cả hai chỉ là một biến cố, Biến Cố Vượt Qua, mà Biến Cố Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Giêsu cần phải được long trọng cử hành vào Ngày Chúa Nhật, Ngày Phục Sinh hằng tuần  của Kitô Giáo, chứ không phải vào một ngày thường, dù ngày thường ấy có là chính ngày kỷ niệm của Biến Cố Khổ Nạn và Tử Giá này của Chúa Giêsu đi nữa. Đó là lư do chúng ta thấy Phụng Vụ Chúa Nhật kết thúc Mùa Chay và mở đầu Tuần Thánh hôm nay có hai phần, phần đầu là phần Lễ Lá, cũng có bài Phúc Âm, và phần sau là phần Thánh Lễ, phần được mở màn bằng lời nguyện đầu lễ và sang ngay phần Phụng Vụ Lời Chúa, v́ phần Lễ Lá đă thay cho phần đầu lễ thường lệ rồi. Thế nhưng, qua Phụng Vụ Lời Chúa của bài Phúc Âm cho Lễ Lá, cũng như của bài Phúc Âm cho Thánh Lễ Chúa Nhật Thương Khó hôm nay, chúng ta thấy một sự kiện hết sức mâu thuẫn, cần phải t́m hiểu, đó là việc dân Do Thái vừa hân hoan nghênh đón Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như một vị anh hùng cứu tinh dân tộc, th́ liền sau đó họ đă quay ra phản chống Người, truất phế Người, không công nhận Người là vua của họ nữa, và cuối cùng đă hô hoán vang trời đ̣i phải đóng đanh Người cho bằng được…  

Vấn đề ở đây là, qua biến cố nghênh đón Chúa Giêsu vào thành thánh, dân Do Thái chứng tỏ là họ đă công nhận Người là Đấng Thiên Sai, “Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Và sở dĩ, như bài Phúc Âm Lễ Lá cho thấy, dân chúng có thể công nhận một nhân vật vô danh tiểu tốt như Giêsu Nazarét ở Gialilêa, một miền đất không hề xuất hiện một vị tiên tri nào (xem Jn 7:52), “là tiên tri Giêsu xuất thân từ Nazarét xứ Galilêa”. Họ đă thần tượng và tôn vinh vị tiên tri Thiên Sai này hơn tất cả mọi vị tiên tri trong Cựu Ước, kể cả Gioan Tẩy Giả. Ở chỗ, như bài Phúc Âm của phần Lễ Lá hôm nay cho biết, đến nỗi, “một đám rất đông trải áo ḿnh trên đường, một số khác cắt cành cây lót đường cho Người đi. Có những nhóm đi trước Người và sau Người reo ḥ rằng ‘… Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến…’”. Lư do họ tỏ ra những hành động bất thường này, những hành động làm cho thành phần lănh đạo tinh thần của họ hoảng sợ kinh hồn, đến nỗi đă phải thốt lên: “Coi ḱa, quí vị đành phải chịu bó tay thôi! Cả thiên hạ đă xô nhau chạy theo hắn mất rồi” (Jn 12:19), là v́ việc Người làm cho Lazarô cải tử hoàn sinh: “Đám dân chúng có mặt khi Người lên tiếng gọi Lazarô bước ra khỏi mồ và hồi sinh anh ta từ trong cơi chết cứ mang sự kiện này ra kể lại. Dân chúng đi nghênh đón Người v́ họ đă nghe thấy Người thực hiện dấu lạ này” (Jn 12:17-18).  

Vậy th́ tại sao sau khi đă công nhận vị “tiên tri Giêsu xuất thân từ Nazarét xứ Galilêa” một cách chính thức công khai và hết sức long trọng chưa bao giờ có như thế, dân chúng lại quay ra truất phế Người một cách trắng trợn và phũ phàng hơn ai hết như vậy? Ở chỗ, như Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay thuật lại, họ chẳng những đă coi Người không bằng tên tội đồ nổi tiếng Baraba, mà c̣n đ̣i đóng đanh Người vào thập giá nữa. Như thế, phải chăng dân Do Thái nói chung đă cố t́nh giết chết Đấng Thiên Sai mà họ đă nhận biết? Nếu vậy th́ tại sao, theo Phúc Âm Thánh Luca, câu nói đầu tiên trên thập giá, Chúa Giêsu lại thưa cùng Cha của Người: “Xin Cha tha cho họ v́ họ lầm không biết việc ḿnh làm” (Lk 23:34). “Họ” ở đây là ai? Phải chăng là thành phần lănh đạo dân Do Thái bấy giờ mà thôi, v́ theo Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay, chính họ là những kẻ xui bẩy và giật giây dân chúng (xem Mt 27:20)?? Hay là chính dân Do Thái lúc ấy nói chung, v́ dù có được xui bẩy, họ vẫn có quyền chống trả như cự tuyệt chước cám dỗ, v́ nó nghịch lại với niềm tin của họ??? Hoặc bao gồm cả thành phần Dân Ngoại Rôma, thành phần trực tiếp nhúng tay vào việc lên án và đóng đanh Người vào thập giá???? Hay thậm chí bao gồm cả loài người, v́ nếu họ không sa ngă phạm tội th́ Người đâu phải “hiến thân làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20:28) như vậy????? 

Tại sao dân Do Thái muốn sát hại Chúa Giêsu? 

Căn cứ vào sự kiện lịch sử: “Những đau khổ của Chúa Giêsu mặc một h́nh thức lịch sử cụ thể là Người đă ‘bị các vị kỳ lăo và trưởng tế cùng luật sĩ’ nộp ‘cho Dân Ngoại nhạo báng, hành h́nh và đóng đanh’ (Mk 8:31; Mt 20:19)” (số 572), Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng: “Đức tin nhờ đó mới cố gắng cứu xét những hoàn cảnh về cuộc tử nạn của Chúa Giêsu được các Phúc Âm trung thực truyền lại (x Hiến Chế Mạc Khải Thần Linh, đoạn 19), cũng như được các nguồn sử liệu khác soi chiếu, để hiểu rơ hơn về ư nghĩa của Việc Cứu Chuộc” (số 573). Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo đă trưng dẫn lư do chính (gồm ba phần) tại sao dân Do Thái đă muốn giết và cần giết Chúa Giêsu Kitô như sau. 

        Trước con mắt của nhiều người dân Yến Duyên th́ Chúa Giêsu đă tỏ ra tác hành phản lại với các cơ cấu làm nên Dân Chúa Chọn, đó là việc phục tùng toàn thể lề luật được viết thành văn, và c̣n được giải thích theo truyền khẩu nữa như chủ trương của những người Pharisiêu; Đền Thờ ở Gialiêm chiếm địa vị chủ yếu như là một nơi thánh, nơi Thiên Chúa đặc biệt hiện diện; niềm tin tưởng một Thiên Chúa duy nhất là Đấng không ai có thể chia sẻ vinh quang của Ngài được”. (số 576). 

Về “việc phục tùng toàn thể lề luật được viết thành văn, và c̣n được giải thích theo truyền khẩu nữa theo chủ trương của những người Pharisiêu”, Chúa Giêsu đă có vẻ tác hành phản lại đến nỗi đă khiến dân Do Thái muốn giết và cần giết Người như sau: 

        “Việc hoàn toàn làm trọn Lề Luật chỉ có thể là việc của nhà ban bố luật thần linh mà thôi, vị được sinh ra theo Lề Luật qua bản thân của Người Con (x. Gal 4:4). Nơi Chúa Giêsu, Lề Luật không c̣n như thể được ghi khắc trên các bia đá nữa mà là ‘trên cơi ḷng’ của Người Tôi Tớ, vị trở nên ‘giao ước của dân’, v́ Người sẽ ‘hoàn toàn mang lại đức chính trực’ (Jer 31:33; Is 42:3,6). Chúa Giêsu làm trọn Lề Luật đến độ đă phải lănh đủ ‘cái bất hạnh của Lề Luật’ dành cho những ai không ‘suy giữ những ǵ được viết ra trong Lề Luật’, v́ Người chết để cứu  họ ‘khỏi những vấp phạm nơi giao ước thứ nhất’ (Gal 3:13, 3:10; Heb 9:15)”. (số 580)  

        “... Chúa Giêsu đă không hủy bỏ Lề Luật mà là làm trọn lề luật bằng việc giải thích  Lề Luật đúng ư nghĩa nhất theo đường lối thần linh (Mt 5:33-34)... Người cũng bác bỏ một số tục lệ nhân tạo của những người Pharisiêu đă làm ‘vô hiệu lời của Thiên Chúa’ (Mt 7:13; x 3:8)” (số 581). “... Trong việc lấy quyền bính thần linh để tŕnh bày việc giải thích ư nghĩa tối hậu của Lề Luật, Chúa Giêsu đă phải đối đầu với một số thày dạy Lề Luật, thành phần không chấp nhận việc Người giải thích Lề Luật bằng những dấu hiệu thần linh bảo đảm kèm theo (x Jn 5:36, 10:25,37-38, 12:37). Đặc biệt là trường hợp đối với các luật về ngày hưu lễ (x Num 28:9; Mt 12:5; Mk 2:25-27; Lk 13:15-16, 14:3-4; Jn 7:22-24)...”. (số 582) 

Về “Đền Thờ ở Gialiêm chiếm địa vị chủ yếu như là một nơi thánh, nơi Thiên Chúa đặc biệt hiện diện”, Chúa Giêsu đă có vẻ tác hành phản lại đến nỗi đă khiến dân Do Thái  muốn giết và cần giết Người như sau: 

        Như các tiên tri trước Người, Chúa Giêsu đă tỏ ra cho thấy việc Người hết ḷng tôn kính Đền Thờ ở Gialiêm... Chính sứ vụ công khai của Người cũng được dựa theo hành tŕnh lên Gialiêm vào những dịp lễ lớn của dân Do Thái (x Jn 2:13-14, 5:1,14, 7:1,10,14, 8:2, 10:22-23)” (số 583). “Chúa Giêsu lên Đền Thờ như là một nơi đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa. Đối với Người, Đền Thờ là nơi ngự của Cha Người, là nhà để cầu nguyện, và Người đă nổi giận khi thấy phần ngoại vi của Đền Thờ trở thành nơi buôn bán (x Mt 21:13)...” (số 584). “Chẳng những không thù oán Đền Thờ, nơi Người đă ban bố phần giáo huấn chính yếu của ḿnh, Chúa Giêsu c̣n sẵn ḷng nộp thuế đền thờ nữa... Thậm chí Người c̣n đồng hóa ḿnh với Đền Thờ khi tự cho ḿnh là nơi Thiên Chúa thực sự ở với loài người (x Jn 2:21; Mt 12:6)...”. (số 586) 

        Trước thời điểm Khổ Nạn của ḿnh, Chúa Giêsu đă loan báo việc các lâu đài tráng lệ này sẽ bị hủy hoại đến không c̣n ‘ḥn đá nào chồng trên ḥn đá nào’ (x Mt 24:1-2). Nói điều ấy là Người đă loan báo dấu hiệu của những ngày cuối cùng được bắt đầu từ Cuộc Vượt Qua của Người (x Mt 24:3; Lk 13:25). Thế nhưng, lời tiên tri này đă bị các nhân chứng dối trá bóp méo ư nghĩa của nó trong cuộc đối chất của Người ở nhà vị thượng tế, với kết quả là Người đă bị sỉ nhục v́ lời nói của ḿnh khi bị đóng đanh trên cây  thập giá (x Mk 14:57-58; Mt 27:39-40)”. (số 585) 

Về “niềm tin tưởng một Thiên Chúa duy nhất là Đấng không ai có thể chia sẻ vinh quang của Ngài được”, Chúa Giêsu đă có vẻ tác hành phản lại đến nỗi đă khiến dân Do Thái muốn giết và cần giết Người như sau: 

        Nếu Lề Luật và Đền Thờ Gialiêm đă trở thành những dịp cho các vị giáo quyền dân Yến Duyên chống đối Chúa Giêsu, th́ vai tṛ của Người trong việc chuộc tội, một việc thần linh hơn hết, thực sự mới là cớ vấp ngă cho họ (x Lk 2:34, 20:17-18; Ps 118:22)”. (số 587). 

        Chúa Giêsu đă khiến cho những người Pharisiêu vấp phạm khi nhập bọn ăn uống thân t́nh với các người thu thuế và tội nhân (x Lk 5:30, 7:36, 11:37, 14:1)... Thậm chí Người c̣n tuyên bố trước mặt các người Pharisiêu rằng, những ai cho rằng ḿnh không cần ơn cứu độ cho khỏi tội lỗi phổ quát là con người mù quáng (x Jn 8:33-36, 9:40-41)”. (số 588)  

        “Chúa Giêsu đă gây nên dịp vấp phạm nhất là khi Người cho rằng thái độ nhân từ của ḿnh đối với các tội nhân cũng là thái độ của Thiên Chúa đối với họ (x Mt 9:13; Hos 6:6). Thậm chí Người c̣n ngầm cho thấy rằng việc Người đồng bàn với các tội nhân là việc Người công nhận họ vào bàn tiệc thiên sai (x Lk 15:1-2,22-32). Thế nhưng, đặc biệt nhất là ở chỗ việc Chúa thứ tha tội lỗi đă khiến cho các vị giáo quyền dân Yến Duyên bị bối rối khó xử (Mk 2:7)... Khi thứ tha tội lỗi th́ có thể Chúa Giêsu đă phạm thượng, v́ Người là con người mà lại cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa...”. (số 589) 

        Chúa Giêsu xin các vị giáo quyền ở Gialiêm hăy tin vào Người v́ các việc Người hoàn tất như Cha đă trao phó cho Người (Jn 10:36-38). Thế nhưng, muốn thực hiện một tác động đức tin như vậy con người cần phải chết đi cho chính ḿnh một cách thiêng liêng để được tái ‘sinh từ trên cao’ dưới tác động của ân sủng thần linh (x Jn 3:7, 6:44). Một đ̣i hỏi hoán cải như vậy để hướng về việc hoàn tất các lời hứa (x Is 53:1) hết sức lạ lùng như thế khiến người ta có thể thông cảm về những hiểu lầm thê thảm của Hội Đồng Do Thái đối với Chúa Giêsu, ở chỗ, họ đă cho rằng Người đáng bị án tử h́nh như là một kẻ lộng ngôn phạm thượng (x Mk 3:6; Mt 26:64-66)...”. (số 591)
  

Ai Là Thủ Phạm Chính Trong Việc Sát Hại Thiên Chúa Làm Người? 

       Về vấn đề hết sức tế nhị này, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo đă công minh nhận định và dạy rằng thủ phạm chính trong việc sát hại Con Thiên Chúa làm người không phải là dân Do Thái nói chung, mà là chính tất cả mọi tội nhân. 

Thủ phạm chính trong việc sát hại Con Thiên Chúa làm người không phải là dân Do Thái nói chung.  

        Các tŕnh thuật Phúc Âm đă cho thấy tính cách lịch sử phức tạp nơi vụ án Chúa Giêsu. Tội lỗi riêng tư của những người dự phần (như Giuđa, Hội Đồng Do Thái và Philatô) chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết. V́ thế, cho dù đám dân chúng bị xúi giục có lên tiếng kêu gào, cùng những lời trách móc chung nơi lời của các vị tông đồ khi kêu gọi họ hăy ăn năn hoán cải sau biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (x Mk 15:11; Acts 2:23,36, 3:13-14, 4:10, 5:30, 7:52, 10:39, 13:27-28; 1Thes 2:14-15), chúng ta cũng không thể ghép tội cho toàn thể khối người Do Thái ở Gialiêm về vụ án này. Chính Chúa Giêsu, khi tha tội cho họ trên thập giá, và thánh Phêrô theo chiều hướng đó, cả hai đều công nhận các người Do Thái ở Gialiêm và ngay cả các vị lănh đạo của họ là ‘vô thức’ (x Lk 23:34; Acts 3:17). Chúng ta lại càng không thể đổ trách nhiệm cho những người Do Thái ở những thời điểm khác và ở những nơi khác, chỉ v́ tiếng kêu gào: ‘Máu của hắn sẽ đổ lên đầu lên cổ chúng tôi và con cháu chúng tôi!’ (Mt 27:25; x Acts 5:28, 18:6), như là một câu nói chung để biện minh cho việc ḿnh kết án họ. Giáo Hội đă tuyên bố ở Công Đồng Chung Vaticanô II rằng: ‘… Không thể hàm hồ ghép tội ác chung cho tất cả mọi người Do Thái bấy giờ hay những người Do Thái ngày nay đă nhúng tay vào cuộc Khổ Nạn của Người… Không được coi những người Do Thái bị phế bỏ hay bị nguyền rủa như là những ǵ bởi Thánh Kinh mà ra’ (Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đoạn 4)” (số 597)

Thủ phạm chính sát hại Con Thiên Chúa làm người chính là tất cả mọi tội nhân. 

        Theo giáo huấn đức tin thuộc Huấn Quyền của ḿnh, cũng như theo chứng từ của các thánh, Giáo Hội không bao giờ quên rằng ‘các tội nhân là tác giả và là tác nhân gây nên tất cả mọi đau khổ bắt Vị Cứu Chuộc thần linh phải chịu’ (Sách Giáo Lư Rôma I, 5, 11; x. Heb 12:3). Chú trọng đến sự kiện là tội lỗi của chúng ta phạm đến chính Chúa Kitô (x Mt 25:45; Acts 9:4-5), Giáo Hội không ngần ngại qui cho Kitô hữu trách nhiệm nặng nhất đối với những h́nh khổ giáng xuống trên Chúa Giêsu, một trách nhiệm mà tất cả những người Kitô thường chất lên vai cho một ḿnh những người Do Thái thôi:Chúng ta phải coi những ai tiếp tục đầm đ́a trong tội lỗi của ḿnh là có lỗi. V́ tội lỗi của chúng ta mà Chúa Kitô phải chịu cực h́nh thập giá, th́ những ai lặn ngụp trong những hư hỏng và tội ác chính là những kẻ đóng đanh Con Thiên Chúa một lần nữa nơi ḷng ḿnh (v́ Người ở trong họ) cùng làm cho Người bị nhục nhă. Tội ác của chúng ta trong trường hợp này có thể được coi như lớn hơn cả của người Do Thái nữa. Theo chứng từ của Thánh Tông Đồ, đối với họ, ‘Không một nhà lănh đạo nào của thời đại này hiểu được điều ấy; v́ nếu họ hiểu được th́ họ đă không đóng đanh Chúa hiển vinh’. C̣n chúng ta tuyên xưng là biết Người. Nên khi chúng ta chối bỏ Người bằng việc làm của ḿnh là chúng ta hành hung Người một cách nào đó (Sách Giáo Lư Rôma I, 5, 11; x Heb 6:6; 1Cor 2:8). ‘Cả đến ma quỉ cũng không phải là kẻ đóng đanh Người; chính các bạn là kẻ đă đóng đanh Người và vẫn c̣n đang đóng đanh Người, khi các bạn vui sướng với các tính mê nết xấu và tội lỗi của ḿnh’ (Thánh Phanxicô Assisi, Admonitio 5, 3)“. (số 598)

Vấn đề thực hành sống đạo: 

Thánh Viện Phụ Aelred, trong vấn đề Mẫu Gương Yêu Thương đă nhận định về lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu trên cây thập giá như sau: 

        Ai nghe lời cầu nguyện tuyệt vời, hết sức nồng nàn, hết sức yêu thương, hết sức trầm tĩnh – Lạy Cha, xin tha cho họ – mà c̣n ngần ngại không ôm lấy kẻ thù của ḿnh bằng một t́nh yêu chan chứa hay chăng? Người xin: Lạy Cha, xin tha cho họ. Lời cầu xin này có thiếu dịu dàng, thiếu yêu thương hay chăng? Tuy nhiên, Người c̣n đưa vào trong lời cầu xin này một điều hơn thế nữa. Cầu xin cho họ mà thôi chưa đủ, Người c̣n muốn chữa tội cho họ nữa. Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ lầm không biết việc họ làm. Phải, họ là những đại tội nhân, thế nhưng họ kém phán đoán; bởi thế, Lạy Cha, xin tha cho họ. Họ đóng đanh Con vào thập giá, thế nhưng họ không biết Đấng họ đóng đanh vào thập giá là ai: nếu họ biết, họ đă không bao giờ dám đóng đanh vị Chúa của vinh quang, bởi thế, Lạy Cha, xin tha cho họ. Họ nghĩ rằng đó là một tên phạm luật, một kẻ tưởng ḿnh là Thiên Chúa, một tay dụ dỗ dân chúng. Con đă giấu kín chân tướng của ḿnh không cho họ biết, nên họ không nh́n ra vinh hiển của Con, do đó, Lạy Cha, xin tha cho họ, v́ họ lầm không biết việc họ làm” (Lib. 3,5: PL 195, 582. Trích dịch từ The Office of Readings, St Paul Editions, 1983, trang 369).  

MuMuốn hiểu rơ nguyên nhân tại sao dân Do Thái vừa hân hoan nghênh đón Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như một vị anh hùng cứu tinh dân tộc, th́ liền sau đó họ đă quay ra phản chống Người, truất phế Người, không công nhận Người là vua của họ nữa, và cuối cùng đă hô hoán vang trời đ̣i phải đóng đanh Người cho bằng được, chúng ta cần phải có chính Trái Tim vô cùng nhân hậu của Vị Thiên Chúa làm người, nhờ thế, chúng ta mới hiểu được lư lẽ Người đă “xin Cha tha cho họ v́ họ lầm không biết việc họ làm”. Bởi v́, nếu vị trưởng tông đồ đoàn là Phêrô c̣n trắng trợn chối bỏ Người 3 lần th́ thành phần lănh đạo dân Do Thái bấy giờ làm sao lại không cảm thấy có trách nhiệm nhân danh Thiên Chúa để sát hại một kẻ lộng ngôn phạm thượng như nhân vật Giêsu Nazarét chứ?!?

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

  

 

CHÚA KITÔ XUỐNG NGỤC TỔ TÔNG

 (Một bài giảng xưa về Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh: PG.43:439, 451, 462-463)

Có một điều là lạ đang xẩy ra – đó là cái im lặng lạ lùng trên mặt đất hôm nay, một cái im lặng lạ lùng và yên ắng. Toàn thể mặt đất lặng yên v́ Vị Vua đang thiếp ngủ. Mặt đất rùng ḿnh và đứng im v́ Thiên Chúa đă thiếp vào một giấc ngủ nơi xác thịt và đă nâng tất cả chúng ta dậy, thành phần đă ngủ từ khi mới có thế giới. Thiên Chúa đă chết trong xác thịt và âm ngục kinh hoàng sợ hăi.

Người đă đi t́m nhị vị cha mẹ đầu tiên của chúng ta, như đi t́m một con chiên lạc. Hết ḷng muốn viếng thăm những ai sống trong tăm tối và bóng sự chết, Người đă đi để giải thoát Adong và Evà đang bị giam cầm khỏi cảnh buồn đau, Người vừa là Thiên Chúa vừa là con cái của Evà. Chúa Kitô đă đến với họ trên vai vác cây thập giá, một khí giới đă làm cho Người chiến thắng. Vừa thấy Người, Adong, con người đầu tiên được Người tạo dựng, đă run rẩy đấm ngực ḿnh mà kêu lên cho mọi người hay rằng: “Chúa tôi ở cùng tất cả anh chị em”. Chúa Kitô đáp lời ông: “Và ở cùng thần trí của ngươi”. Người đă cầm lấy tay ông, nâng ông dậy mà nói: “Hỡi kẻ đang ngủ, hăy tỉnh giấc và chỗi dậy ra khỏi cơi chết, Chúa Kitô sẽ ban cho ngươi ánh sáng”.

Ta là Thiên Chúa của ngươi, Đấng v́ ngươi đă trở thành con cái của ngươi. V́ yêu thương ngươi cũng như miêu duệ của ngươi mà giờ đây Ta lấy quyền uy của ḿnh để truyền cho tất cả mọi kẻ đang bị cầm buộc hăy tiến lên, tất cả những ai đang ở trong tăm tối hăy nhận lấy ánh sáng chiếu soi, tất cả những ai đang ngủ hăy chỗi dậy. Ta không tạo dựng nên  các người để các ngươi trở thành những tù nhân bị gam cầm trong âm ngục. Hăy chỗi dậy khỏi cơi chết, v́ Ta là sự chống của kẻ chết. Hăy chỗi dậy, hỡi công tŕnh tay Ta thực hiện, ngươi đă được dựng nên theo h́nh ảnh của Ta. Hăy chỗi dậy, chúng ta hăy rời bỏ chốn này, v́ ngươi ở trong Ta và Ta ở trong ngươi; cùng nhau chúng ta h́nh thành một con người duy nhất và chúng ta không thể tách rời nhau được.

V́ ngươi, Ta, Thiên Chúa của ngươi, đă trở nên con của ngươi; Ta là Chúa đă mặc lấy h́nh thù của một tên nô lệ; Ta là Đấng có nhà ở trên các tầng trời đă xuống ở trên mặt đất và xuống dưới mặt đất. V́ ngươi, v́ con người, Ta đă trở nên như một con người bất lực, thuộc về thành phần kẻ chết. V́ ngươi, kẻ đă bỏ ngôi vườn ấy mà Ta đă bị phản nộp cho người Do Thái trong một khu vườn, và Ta đă bị đóng đanh trong một khu vườn.

Hăy nh́n những khạc khổ ở trên dung nhan của Ta mà Ta đă chịu để phục hồi cho ngươi sự sống Ta đă từng thở vào các người. Hăy nh́n ở đó những lằn vết tát tay Ta đă chịu để tái h́nh thành bản tính  bị méo mó h́nh ảnh Ta nơi ngươi. Hăy nh́n những dấu vết cực h́nh trên lưng Ta đă phải chịu để cất đi gánh nặng tội lỗi đè lên lưng của ngươi. Hăy nh́n đôi tay của Ta đă bị đóng đanh dính chặt vào một cây gỗ, v́  ngươi đă từng giơ đôi tay gian ác của ḿnh ra với lên cái cây đó.

Ta đă ngủ trên cây thập giá và đă bị một lưỡi đ̣ng đâm vào cạnh sườn, v́ ngươi đă ngủ trong vườn địa đường và Evà đă xuất hiện từ cạnh sườn của ngươi. Cạnh sườn của Ta đă chữa lành đau thương nơi cạnh sườn của ngươi. Giấc ngủ của Ta sẽ làm cho ngươi hồi tỉnh giấc ngủ của ngươi trong âm ngục. Lưỡi gươm xuyên vào Ta đă chống đỡ lưỡi gươm chọc vào ngươi.

Hăy chỗi dậy, chúng ta hăy rời khỏi chốn này. Kẻ thù đă dẫn ngươi ra khỏi địa đường trần thế. Ta sẽ không dẫn ngươi trở lại địa đường này, mà là sẽ cho ngươi lên ngôi trên thiên đàng. Ta đă cấm ngươi thứ cây chỉ là biểu hiệu cho sự sống, nhưng này, Đấng chính là sự sống Ta đây hiện giờ ở với ngươi. Ta đă chỉ định thần Cherubim để canh chừng ngươi như canh những tên nô lệ, nhưng nay Ta làm cho họ tôn thờ ngươi như Thiên Chúa. Ngai ṭa được làm nên bởi thần Cherubim đang đợi chờ ngươi, thành phần khênh kiệu đang di chuyển mau chóng và ngóng trông. Căn pḥng hôn thê đă được trang hoàng, tiệc tùng đă sẵn, những nơi chốn ngụ cư đời đời đang chờ đợi, các bảo tàng chứa đựng đủ mọi thứ thiện hảo đă mở ra. Nước trời đă sửa soạn sẵn cho ngươi từ muôn thuở.

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 483-484)

 

 Chúa Giêsu

đă hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người

C

húa Kitô đă tỏ ḿnh ra, nơi trọn cuộc sống trần gian của Người, như là một Đấng Cứu Thế được Chúa Cha sai đến để cứu chuộc thế giới. Chính tên “Giêsu” của Người cũng đă nói lên sứ vụ này của Người. Tên gọi này thực sự có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ”.

          Đây là một tên gọi Người đă được đặt cho như trời cao chỉ định: cả Mẹ Maria và thánh Giuse (Lk.1:31; Mt.1:21) đều nhận được lệnh đặt tên này cho Người. Trong sứ điệp dành cho thánh Giuse, ư nghĩa của tên gọi này c̣n được giải thích là: “v́ Người sẽ cứu dân Người cho khỏi tội lỗi của họ”

2-       Chúa Kitô đă xác định sứ vụ cúu chuộc của Người như là một việc phục vụ, một việc phục vụ sẽ được bộc lộ tuyệt vời nhất nơi việc Người hiến mạng sống ḿnh cho nhân loại: “V́ Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mk.10:45; Mt.20:28). Những lời này, được nói lên để đối lại với xu hướng nơi các tông đồ trong việc t́m kiếm chỗ nhất trong nước trời, chỉ có ư làm thức tỉnh nơi các vị một tâm thức mới, một tâm thức hợp hơn với tâm thức của Người là Thày của các vị .

          Trong Sách Tiên Tri Daniel, nhân vật được diễn tả như một “nhân vật là con người” tỏ hiện đầy những hiển vinh xứng với các vị lănh đạo được cả thế giới tôn kính: “mọi dân tộc, đất nước và ngôn ngữ sẽ phục vụ người” (Dn 7:14). Chúa Giêsu đă đối chiếu nhân vật này tương phản với Con Người, Đấng đặt ḿnh vào vị thế phục vụ mọi người. Là một ngôi vị thần linh, Người hoàn toàn có quyền được hầu hạ. Thế nhưng, khi nói ḿnh đă “đến để phục vụ”, Người cho thấy tính cách nghịch đảo nơi hành vi của Thiên Chúa: tức là, mặc dầu Người có quyền lợi và quyền năng làm cho ḿnh được hầu hạ, Người cũng tự đặt ḿnh “ở vị thế phục vụ” tạo vật của Người.

          Chúa Giêsu đă nói lên ước vọng phục vụ này một cách hùng hồn và cảm kích ở Bữa Tiệc Ly, khi Người rửa chân cho các môn đệ của Người, một tàc động tiêu biểu sẽ trở thành một luật sống muôn đời lưu lại trong kư ức các môn đệ: “Các con cũng phải rửa chân cho nhau” (Jn.13:14).

3-       Khi nói Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người, Chúa Giêsu ám chỉ đến lời tiên tri về Người Tôi Tớ thương đau là Đấng “hiến ḿnh làm của lễ đền tội” (Is.53:10). Đây là một hy tế con người, hoàn toàn khác hẳn với những hy tế con vật trong việc phụng thờ xưa kia. Đó là sự sống được trao ban “như giá chuộc cho nhiều người”, tức là, cho muôn vàn con người, cho “tất cả mọi người”.

          Như thế, Chúa Giêsu xuất thân như Đấng Cứu Chuộc hoàn vũ: tức là tất cả mọi người, theo ư định thần linh, được chuộc lại, được giải thoát và được cứu độ bởi Người. Thánh Phaolô nói: “V́ tất cả đă phạm tội và làm mất đi vinh hiển của Thiên Chúa, mà họ đă được công chính hóa, nhờ ơn sủng như một tặng ân của Người, do ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3:24). Ơn cứu độ là một tặng ân mỗi người có thể nhận lănh theo ḷng muốn tự do và việc tự nguyện cộng tác của ḿnh.

4-       Là một Đấng Cứu Chuộc hoàn vũ, Chúa Kitô cũng là Đấng Cứu Chuộc duy nhất. Thánh Phêrô đă minh xác chân lư này: “Ơn cứu độ không có nơi một người nào cả, v́ không có một danh hiệu nào khác dưới gầm trời này được ban cho con người để nhờ đó chúng ta được cứu độ” (Acts 4:12).

          Tương tự như thế, Người cũng được tuyên xưng là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, như Thư Thứ Nhất gửi Timôthêu xác quyết: “V́ chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và chỉ có một Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, đó là con người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người” (1Tim.2:5-6). Là Thiên-Chúa-làm-Người, Chúa Giêsu là vị trung gian tuyệt hảo, Đấng nối kết con người với Thiên Chúa, mang lại cho họ những thiện hảo của ơn cứu độ và sự sống thần linh. Đây là một sự trung gian đặc thù, loại trừ mọi thứ trung gian tương khắc hay tương đương, mặc dù nó cũng tương hợp với những thể thức tham dự vào việc làm trung gian (x.Thông Điệp Redemptoris Missio, đoạn 5).

          Như thế, bất cứ nguồn mạch hay đường lối cứu độ tự động nào khác cũng không thể nào chấp nhận được, nếu tách biệt khỏi Chúa Kitô. Bởi vậy, nơi những tôn giáo lớn, những tôn giáo được Giáo Hội tôn trọng theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II, Kitô hữu nhận thấy có những yếu tố cứu độ, những yếu tố dù sao cũng chịu ảnh hưởng ân sủng của Chúa Kitô. Thế nên, những tôn giáo này, nhờ tác động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần là Đấng “muốn thổi đâu th́ thổi” (Jn.3:8), có thể trợ giúp con người trên con đường tiến đến hạnh phúc đời đời, tuy nhiên, vai tṛ trợ giúp này cũng là hoa trái từ hoạt động cứu độ của Chúa Kitô. Đối với các tôn giáo khác, Chúa Kitô Cứu Thế cũng nhiệm mầu hoạt động là như thế. Trong công việc này, Người liên kết ḿnh với Giáo Hội, một Giáo Hội được hiểu là “bí tích hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất nơi toàn thể con người” (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 1).

5-       Tôi muốn kết thúc ở đây bằng một đoạn văn tuyệt vời trong Cuốn Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Louis de Montfort, một đoạn văn nói lên đức tin Kitô học của Giáo Hội: “Chúa Giêsu Kitô là Alpha và Omega, là nguyên thủy và là cùng đích mọi sự... Người là thày dạy duy nhất mà chúng ta phải học hỏi; là Chúa duy nhất chúng ta phải lụy thuộc; là Đầu duy nhất chúng ta phải hiệp nhất và là mẫu mực duy nhất chúng ta phải bắt chước. Người là Thày Thuốc duy nhất có thể chữa lành chúng ta; là Mục Tử duy nhất có thể nuôi dưỡng chúng ta; là Đường Lối duy nhất có thể dẫn dắt chúng ta; là Sự Thật duy nhất chúng ta có thể tin tưởng; là Sự Sống duy nhất có thể làm chúng ta linh hoạt. Một ḿnh Người là tất cả cho chúng ta và một ḿnh Người mới có thể thỏa măn mọi ước vọng của chúng ta... Mỗi người tín hữu không liên kết với Người th́ giống như một cành nho tách ĺa khỏi thân nho. Nó rụng xuống, héo tàn và chỉ đáng quăng vào lửa. Nếu chúng ta sống trong Chúa Giêsu và Chúa Giêsu sống trong chúng ta, chúng ta khỏi phải sợ bị trầm luân. Dù các thần trời hay ngục qủi, hay bất cứ một tạo vật nào đi nữa có thể hăm hại chúng ta, v́ không một loại thụ sinh nào có thể phân cách chúng ta khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ Người, với Người và trong Người, chúng ta có thể làm được mọi sự và qui mọi danh dự cùng vinh quang về cho Chúa Cha hiệp nhất với Chúa Thánh Thần; chúng ta có thể trở nên hoàn hảo và trở thành hương thơm sự sống đời đời cho anh em của ḿnh” (đoạn 61).

 (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 11/2/1998, bài Giáo Lư về Chúa Kitô cho Buổi Triều Kiến Chung ngày Thứ Tư 4/2/1998)

 

NGÀI CỠI LỪA VÀO THÀNH

Trần Mỹ Duyệt


Có thể nói, trong suốt 3 năm miệt mài, vất vả rao truyền lời chân lư, chữa lành bao kẻ tật nguyền, thực hiện bao phép lạ vỹ đại, hôm nay là ngày Chúa Giêsu được vinh hiển nhất, được tôn kính trọng vọng nhất. Dân chúng đứng chật hai vệ đường, người người vui mừng reo ḥ. Họ tung hô vạn tuế và không ngừng ca tụng: “Hoan hô con Vua Đavít. Chúc tụng Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Hoan hô trên các tầng trời” (Mt 21:9). Ḷng sùng mộ và yêu kính của dân chúng bấy giờ đă khiến họ hành động một cách hết sức đặc biệt. Họ cởi áo ngoài trải đường như một tấm thảm kéo dài trên đường Ngài đi qua. Và họ cầm trên tay ngành vạn tuế để vẫy chào Ngài khi Ngài đi qua chỗ họ. Thánh Kinh kể lại, số người theo tung hô Ngài mỗi lúc một thêm đông, đến độ khiến các Pharisiêu phải ghen tị.

Nhưng nếu để ư quan sát đám rước hôm đó, ta sẽ thấy một chi tiết có thể làm chúng ta phải dừng lại mà suy nghĩ. Đó là Chúa Giêsu không cỡi trên voi, trên ngựa, hay không ngồi trên kiệu mà tham dự cuộc khải hoàn này, nhưng Ngài lại ngồi trên lưng một con lừa con. Thánh Mátthêu ghi: “Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi và bảo rằng: “Các anh hăy đến làng trước mặt kia, sẽ gặp ngay một con lừa mẹ cột ở đó với con lừa con. Các anh hăy mở dây và dẫn về đây cho thầy” (Mt 21:2). Ngài làm thế c̣n để ứng nghiệm lời Thánh Kinh: “Hăy nói với thiếu nữ Sion rằng, này vua các ngươi đang ngự đến, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con, là con lừa mẹ” (Mt 21:5).

Chúa cỡi lừa con để khải hoàn vào thành Giêrusalem. Chúa không cỡi voi hay cỡi ngựa, hoặc ngồi trên kiệu v́ Ngài không muốn làm các thiếu nữ Sion phải hoảng sợ. Ngài không muốn bất cứ ai nh́n Ngài bằng cái nh́n đầy kinh ngạc, hoảng hốt và trốn tránh. Ngài không muốn tạo h́nh ảnh một kẻ có quyền, hưởng thụ, và kiêu hănh, v́ cỡi voi th́ đ̣i nhiều người phục dịch. Ngồi kiệu cũng phải có kẻ khiêng. Ngồi trên lưng ngựa tuy đơn giản hơn ngồi trên ḿnh voi hay trên kiệu, tuy nhiên, ngồi trên lưng ngựa vẫn là h́nh ảnh của những kẻ anh hùng, những kẻ chiến thắng nên có quyền kiêu hănh và cũng khiến nhiều người phải sợ hăi, nể phục. Chúa Giêsu đă không muốn bất cứ ai phải bắt buộc theo và miễn cưỡng mến Ngài. Ngài cũng không dùng sức mạnh, quyền lực của kẻ chiến thắng để khống chế và thu phục nhân tâm. Chính v́ thế những h́nh ảnh liên quan đến sức mạnh quyền lực đều bị Ngài từ chối. Ngài chỉ muốn một ḿnh đơn sơ ngồi trên lưng một con lừa con, nhỏ bé để tiến vào thành. Một h́nh ảnh nói lên vẻ thanh b́nh, đơn sơ, nhẹ nhàng, và tự nhiên. Và đó chính là Ngài, con chiên Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian.

Ngài là vua chứ không phải chỉ là con Vua Đavít như người ta đă chúc tụng Ngài. Danh Ngài đáng được vang vọng chúc tụng trên các tầng trời, v́ Ngài là Chúa tạo thành vũ trụ. Cả nhân loại phải phủ phục dưới chân Ngài và trước nhan Ngài. Mọi đầu gối, như Thánh Phaolô đă viết, trên trời, dưới đất và trong ḷng đất phải qú gối trước mặt Ngài. Và nếu Ngài dùng voi, dùng ngựa, dùng kiệu hay bất cứ phương tiện nào th́ vẫn chỉ là những phương tiện tầm thường chưa xứng với Ngài. Tuy nhiên, Ngài đă không làm như thế. Ngài đă khiêm nhường, đơn sơ ngồi trên lưng một con lừa con. Hành động ấy của Chúa như nói trước với chúng ta về những ǵ mà Ngài sẽ làm trong Bữa Tiệc Ly, khi hạ ḿnh khiêm hạ rửa chân cho các môn đệ. Khi bị bọn lư h́nh hành hạ và chế diễu. Khi chấp nhận bản án bất công. Và khi bị đóng đinh chết treo trên thập tự giá.

Làm sao tâm trạng của một người mang trong ḿnh h́nh ảnh chiến thắng hiển hách, ngồi trên lưng một con chiến mă, ngồi trên lưng một con voi, hay ngồi trong một cái kiệu sang trọng tiến lên giữa tiếng tung hô, lại có thể chấp nhận được việc qú gối xuống, bưng chậu nước đến và qú trước mặt các môn đệ của ḿnh để rửa chân cho chúng.

Làm sao một vị đại tướng, một hoàng đế uy nghi trên lưng ngựa dạo qua rừng người hôn hô vang dội lại có thể chấp nhận chịu cảnh trao nộp, chịu đánh đ̣n, chịu khạc nhổ vào mặt, chịu đội măo gai, chịu xét xử bất công, và chịu đóng đinh chết trần truồng trên thập giá mà không một lời than van, trách móc.

Ngồi trên lưng ngựa, lưng voi, hay kiệu sang trọng th́ không dễ cúi ḿnh xuống được. Nhất là trong tư thế của kẻ có quyền, kẻ chiến thắng. Cũng không dễ chấp nhận thua thiệt, không dễ đón nhận nhục nhă, không dễ vâng phục thiên ư. Cứ nh́n bọn Pharisiêu qua thái độ ghen tức của bọn họ với Chúa Giêsu khi thấy Ngài được dân chúng tung hô, chúc tụng th́ quá rơ.

Phải đơn sơ, phải nhân từ, và phải hiền hậu th́ họa may mới có thể đón nhận được những thử thách, bất công, và nhục nhă. Và có lẽ v́ lư do đó, Chúa đă dùng con lừa để làm phương tiện di chuyển hôm đó. Làm như vậy là Chúa muốn nói với mọi người rằng, Ngài xứng đáng với tất cả mọi lời chúc tụng. Ngài chính là vua. Ngài là vua chiến thắng. Nhưng trên hết, Ngài là một vị vua nhân từ. Vua thái b́nh. Vua của tâm hồn con người. Và v́ thế, Ngài đă cỡi lừa con mà không cỡi chiến mă.

Chúa là vua nhân từ, hiền dịu chứ không phải là vua quyền uy, độc tài, và hà khắc. Ngài thương yêu tất cả. Ngài mong mọi người hăy đến với Ngài, để học cùng Ngài, v́ Ngài “hiền lành và khiêm nhường”. Làm như vậy, chúng ta mới dễ mở rộng ḷng ḿnh đón nhận mầu nhiệm Thập Giá và Phục Sinh mà Ngài đă thực hiện v́ chúng ta và cho chúng ta.