Thứ 5

Ngày 24/3: Thánh Catherine of Sweden (1331-1381)

Là con gái của Thánh Bridget.

Theo gương mẹ sống đời tu tŕ và đi hành hương nhiều nơi.

Truyền tụng rằng thánh nhân đă được một con hươu xừng dài cứu khỏi hiểm nguy.

 

 

Thứ Năm Tuần Thánh

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

            "Trước ngày lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu nhận thấy rằng đă đến giờ Người bỏ thế gian này mà về cùng Cha. Người đă yêu thương thành phần riêng của Người ở thế gian này, và Người c̣n muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng. Ma qủi đă dụ dỗ Giuđa, con của Simon -ch-Ca, nộp Chúa Giêsu' nên trong bữa ăn tối, Chúa Giêsu - biết rơ Người từ Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa là Cha, Đấng đă ban mọi sự cho Người - đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra. Người lấy một cái khăn, quấn lại quanh ḿnh. Đoạn Người đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ của Người, và lấy khăn quấn quanh ḿnh mà lau chân cho họ... Nếu Ta là Thày và là Chúa mà c̣n rửa chân cho các con th́ các con cũng phải rửa chân cho nhau. Điều Thày vừa làm là để làm gương cho các con: Thày đă làm thế nào, các con cũng phải làm theo như vậy": "Chúa phán cùng Moisen và Aaron trong đất Ai Cập: 'Tháng này sẽ mở đầu cho năm niên lịch của các người' các người sẽ kể nó là tháng đầu tiên trong năm. Các người hăy bảo  toàn thể cộng đồng -ch Diên rằng: Vào ngày mùng 10 của tháng này, mỗi một gia đ́nh phải kiếm cho ḿnh một con chiên non (con chiên đực được một năm và vô t́ vết)... Các người phải giữ nó cho đến ngày 14 trong tháng, rồi cùng với toàn thể cộng đồng -ch Diên hiện diện, con chiên non sẽ được sát tế trong lúc chiều tối. Họ sẽ lấy một ít máu của nó mà bôi lên hai cánh cửa và khung cửa của mỗi nhà cùng chia phần con chiên non. Cũng vào đêm hôm ấy họ sẽ ăn thịt nướng của nó với bánh không men và rau đắng... Ngày này sẽ là một ngày lễ tưởng niệm của các người, mà mọi thế hệ của các người trong cuộc lữ hành sẽ cử hành kính Thiên Chúa như một thiết lập vĩnh viễn" - "Chén chúc tụng là sự thông hiệp máu Chúa Kitô"' "Chúa Giêsu, vào đêm Người bị bội phản, cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, đă bẻ ra mà nói: 'Này là ḿnh Ta hiến cho các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Ta'. Cũng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén mà nói: 'Chén này là tân ước trong máu Ta. Khi nào các con uống, các con hăy làm mà nhớ đến Ta'. Bởi thế, mỗi lần anh em ăn bánh này và uống chén này là anh em công bố cái chết của Chúa, cho đến khi Người đến".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Con Người hiến mạng: v́ yêu đến cùng". Có một điều đáng chú ư trong ngày Thứ Năm Thánh, đó là, trong Phụng Vụ Lời Chúa, Phúc Âm, bài đọc chính, lại không hề nói ǵ đến việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Tư Tế Thừa Tác, hai biến cố quan trọng nhất liên hệ đến chính việc Phụng Vụ của Giáo Hội, mà lại là bài đọc thứ hai. Chắn chắn Giáo Hội phải có ư ǵ khi chọn làm như thế. Một điều cũng cần chú ư ở đây nữa, đó là, trừ Phúc Âm của Thánh Lễ Vọng Phục Sinh trong ngày Thứ Bảy Thánh được trích từ bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm, c̣n ngoài ra, trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh,  Phúc Âm được trích từ Phúc Âm theo thánh Gioan.

 

Phải chăng, v́  trong Chúa Nhật Vượt Qua, Phúc Âm Nhất Lăm tŕnh thuật Biến Cố Vượt Qua có tính cách khách quan, mà hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Thánh này, hai ngày ở trong tuần sau Chúa Nhật Vượt Qua, Giáo Hội muốn dùng Phúc Âm thánh Gioan để vạch ra cho con cái ḿnh thấy rơ hơn phương diện chủ quan của Biến Cố Vượt Qua, phương diện nói lên nguyên động lực Vượt Qua của Chúa Kitô, ở chỗ "v́ yêu đến cùng", cũng như nói lên cách thức Người đă tỏ t́nh yêu đến cùng của Người, ở chỗ Người đă đổ hết máu ḿnh ra, hai chi tiết này không hề được Phúc Âm Nhất Lăm đề cập tới.

 

Theo tinh thần của toàn Biến Cố Vượt Qua, Chúa Kitô đă thực sự "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" (Phúc Âm). Tuy nhiên, theo ư nghĩa được diễn đạt qua mạch văn của bài Phúc Âm, th́ Phụng Vụ Lời Chúa trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh nói đến việc "Người c̣n muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng", ở ngay "trong bữa ăn tối" (Phúc Âm), khi Người "đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra. Người lấy một cái khăn, quấn lại quanh ḿnh. Đoạn Người đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ của Người, và lấy khăn quấn quanh ḿnh mà lau chân cho họ" (Phúc Âm).

 

Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" ở đây, không phải chỉ có ư nghĩa về mức độ của chính t́nh Người "đă yêu thương thành phần riêng của Người ở thế gian này" (Phúc Âm), mà c̣n có ư nghĩa yêu cả người môn đệ mà Người biết và sẽ loan báo rằng sẽ phản nộp Người (x.Jn.13:18,21).

 

Chính v́ thế, không phải hoàn toàn vô t́nh và ngẫu nhiên mà Lời Chúa "là Thần Linh" đă gắn liền hai chi tiết "yêu thương" và "phản nộp" lại với nhau. Điều này đă rơ ràng nơi Phúc Âm hôm nay: "Ma qủi đă dụ dỗ Giuđa, con của Simon -ch-Ca, nộp Chúa Giêsu' nên trong bữa ăn tối, Chúa Giêsu đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra". Sự kiện này cũng hết sức tỏ tường nơi bài đọc thứ hai: "Vào đêm Người bị bội phản, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, đă bẻ ra mà nói: 'Này là ḿnh Ta hiến cho các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Ta'".

 

Thật ra, việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Tư Tế Thừa Tác, như bài đọc thứ hai đề cập tới, đă đủ nói lên ḷng Người yêu thương thành phần riêng của Người đến cùng rồi, và thành phần được Người thương, cũng theo bài đọc 2, "mỗi lần (họ) ăn bánh này và uống chén này là (họ) công bố cái chết của Chúa, cho đến khi Người đến", v́ đó là, theo bài đọc thứ nhất, "một ngày lễ tưởng niệm của (họ), mà mọi thế hệ của (họ) trong cuộc lữ hành sẽ cử hành kính Thiên Chúa như một thiết lập vĩnh viễn". Thế nhưng, Chúa Giêsu chỉ thiết lập Bí Tích Thánh Thể sau khi đă rửa chân cho các môn đệ, trong đó cả cả Giuđa, môn đệ mà Người cố ư nói đến một cách khéo léo trước mặt các môn đệ khác: "'Không phải tất cả đă được rửa sạch', v́ Người biết kẻ phản bội Người" (Phúc Âm).

 

Như thế, căn cứ vào ư tứ được mạc khải qua lời Phúc Âm vừa trích dẫn trên đây, việc rửa chân cho các môn đệ của Chúa Giêsu chính là việc "Người muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ đến cùng", ở chỗ Người muốn tỏ bày ḷng của Người yêu thương đến cả người môn đệ, một trong số của các ngài, là kẻ sẽ bội phản Người. Bởi thế, trong toàn bộ Thánh Kinh nói chung và Phúc Âm nói riêng, không có một đoạn nào, bằng bài Phúc Âm của ngày Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, đă nói lên một cách sống động lời Chúa Giêsu minh định: "Thiên Chúa không sai Con xuống thế gian để luận phạt thế gian, song để thế gian có thể nhờ Người mà được cứu" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm B), và một cách đích xác lời Chúa Giêsu tuyên bố: "Con Người đến không phải để được hầu hạ mà là để hầu hạ" (Mt.20:28).

 

Ngoài ra, Chúa Giêsu "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" như thế, tức yêu cả người môn đệ phản nộp ḿnh, được biểu hiệu qua việc rửa chân cho các môn đệ, là "để làm gương cho các con: Thày đă làm thế nào, các con cũng phải làm theo như vậy" (Phúc Âm). Đó cũng là lư do, cũng trong Bữa Tiệc Ly này, sau khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Tư Tế Thừa Tác, Chúa Giêsu c̣n ban, qua các thánh Tông Đồ, cho Giáo Hội của Người Giới Luật Yêu Thương, một giới luật làm nên cũng như biểu hiệu cho Bản Chất Thần Linh của Giáo Hội: "Thày ban cho các con điều răn mới: đó là các con hăy yêu thương nhau. Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng phải yêu thương nhau như vậy. Đó là dấu hiệu mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Jn.13:34-35).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Đấng đă ban mọi sự cho Người" (Phúc Âm), Con Một của Cha, trong đó có chúng con là "thành phần riêng của Người ở thế gian" (Phúc Âm). Xin v́ t́nh của Người yêu thương chúng con cho đến cùng, một t́nh yêu hoàn toàn trung thực phản ảnh tấm ḷng giầu t́nh thương của Cha, sau khi chia gia tài cho đứa con của ḿnh, bị nó lấy đem đi phung phá vào cuộc sống buông tuồng của nó, vẫn trông mong nó trở về với ḿnh cho nó được sống. Chúng con xin dâng lên Cha "chén chúc tụng là sự thông hiệp máu Chúa Kitô" (đáp ca) như một Hy Tế Tạ Ơn đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

RỬA CHÂN và THÁNH THỂ

Trần Mỹ Duyệt



Cao điểm của chiều Thứ Năm hôm đó là bữa tối mà Chúa Giêsu và các Tông Đồ của Ngài dùng trong căn Thượng Lầu của pḥng Tiệc Ly. Trong bữa ăn ấy, Ngài đă thiết lập hai bí tích cực trọng để có thể ở lại với nhân loại và tiếp nối Mầu Nhiệm Thập Giá và Cứu Độ của Ngài, đó là Bí Tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh.

Qua Thánh Thể, Chúa tiếp tục nuôi dưỡng nhân loại bằng Ḿnh và Máu ngài trên hành tŕnh của con người về quê hương vĩnh cửu: “Này là ḿnh thầy. Hăy cầm lấy mà ăn” (Mt 26:26), và “Tất cả hăy uống. Đây là chén máu thầy. Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người để được tha tội” (Mt 26:27-28).

Nhờ Thánh Thể, Chúa luôn hiện diện và đồng hành với con người cho đến ngày thế mạt: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Thiên Chúa lấy thịt ḿnh cho nhân lọai ăn. Lấy máu ḿnh cho nhân loại uống. Con người ăn thịt và uống máu Thiên Chúa. Suy về Mầu Nhiệm Thánh Thể, Thánh Thomas A’quinas đă sững sờ và trở thành thiếu thốn vốn liếng chữ nghĩa, để chỉ có thể nói lên được rằng dù quyền phép đến đâu, Thiên Chúa cũng không thể làm ǵ hơn việc lập nên Bí Tích Thánh Thể.

Có lẽ điều khiến thánh Thomas phải sững sờ, kinh ngạc, nhưng lại thổn thức và yêu mến, đó là Chúa Giêsu đă không muốn để cho con cái ngài thiếu vắng Ngài. Ngài muốn sự hiện diện của ḿnh luôn luôn có sẵn để trở nên nguồn an ủi, và khích lệ cho họ trên đường trần. Và Ngài cũng muốn rằng sẽ không có ai có thể thay thế ḿnh để yêu thương, săn sóc họ, nên Ngài đành phải xả thân nuôi họ bằng một thức ăn và thức uống mà thiếu nó, họ không thể phát triển, không thể sống để họ không c̣n có thể xa Ngài, nhưng luôn quyến luyến, và mật thiết với Ngài. Ngài muốn lấy Thịt và Máu ḿnh làm của ăn và thức uống ấy. Để làm cho con người khỏi tởm gớm, khỏi sợ hăi khi ăn thịt và uống máu ḿnh, Chúa Giêsu đă tự xẻ thịt ḿnh ra, đă đổ máu ḿnh ra, và ḥa máu ấy làm thành bánh. Nướng bánh ấy bằng ngọn lửa hy sinh trên thánh giá. Thiên Chúa có cần phải hành động như thế không. Con người là chi mà được Ngài lưu tâm và âu yếm thương yêu đến thế?!

Cũng như thánh Thomas, chúng ta tự hỏi, làm sao khi thiết lập hai Bí Tích cao trọng như vậy, mà Chúa Giêsu lại khởi đầu với hành động rất tầm thường, xem như không liên quan ǵ đến nhau, đó là việc Ngài bưng nước đến và qú gối rửa chân cho các Tông Đồ của ngài. Chính Thánh Phêrô cũng đă không hiểu, và lúc đầu đă phản đối: “Thầy sẽ không bao giờ rửa chân cho con” (Gio 13:8). Nhưng khi biết rơ, nếu không chấp nhận hành động rửa chân cũng là đồng nghĩa với không chấp nhận tham dự tiếp nối những ǵ Thầy sẽ làm: “Nếu thầy không rửa chân cho, th́ con không được tham dự phần với thầy” (Gio 13:8), lúc ấy ông mới để Chúa rửa chân. Mà v́ muốn tham dự trọn vẹn với Thầy, nên ông đă đề nghị rửa luôn tay và đầu nữa: “Lậy Chúa, xin hăy rửa không những chân, mà cả tay và đầu nữa” (Gio 13:9).

Nhưng nếu để tâm suy nghĩ, chúng ta mới nhận ra rằng hành động rửa chân của Chúa mang một ư nghĩa hết sức cần thiết cho việc chuẩn bị và đón nhận Thánh Thể. V́ Thánh Thể là cực trọng, là Chúa Giêsu đang hiện diện trước mặt: “Đây chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xóa tội trần gian”. Chính v́ thế những ai sẽ “ăn thịt Chúa và uống máu Chúa” phải hết sức trong sạch, ít nhất không được toàn vẹn từ đầu đến chân, nhưng cũng phải sạch sẽ và thơm tho đủ để xứng đáng đứng trước mặt Ngài. Nhưng ai tự cho ḿnh xứng đáng, và v́ thế tất cả chúng ta cần được Chúa thanh tẩy và rửa sạch.

Ngoài ra, hành động rửa chân của Chúa Giêsu hôm ấy c̣n mang tính cách chấp nhận và thương yêu nhau trong đời sống. Như Ngài đă nói, đó là một tấm gương mà Ngài muốn tất cả mọi người mỗi khi nghĩ đến Thánh Thể, mỗi khi lên rước Thánh Thể, là “rửa chân” ḿnh, và “rửa chân cho nhau” – tức là chấp nhận, tha thức, làm ḥa, và yêu thương nhau. Một hành động lột tả đức ái Công Giáo. Một hành động không chỉ mang ư nghĩa tượng trưng, mà là chân lư cứu độ: “Người ta sẽ cứ dấu này mà nhận ra các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau”.

Khi một người mẹ rửa chân cho con, là bà muốn cho con bà sạch sẽ thơm tho để bà yêu, bà thương, bà nựng. Chúa Giêsu cũng muốn những người Ngài yêu phải sạch sẽ, thơm tho.

Khi người mẹ rửa chân cho con, là bà muốn nh́n thấy cái h́nh ảnh sạch sẽ, phản ảnh chính cái sạch của bà nơi con bà. Do đó, bà âu yếm, cẩn thận kỳ cọ, và rửa cho sạch. Khi Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ, và qua các ông, Ngài rửa chân cho chúng ta, Ngài cũng muốn sự thánh thiện của Ngài phản ảnh nơi tâm hồn, thân xác chúng ta, để chúng ta xứng đáng với Ngài.

Và khi chúng ta vâng lời Ngài mà rửa chân cho nhau: “Các con cũng hăy rửa chân cho nhau” (Gio 13:14), là chúng ta bắt chước gương khiêm hạ, yêu thương của Chúa để phản ảnh, để chuyển đạt điều lành, điều tốt nơi ḿnh vào tầm nh́n, vào tư tưởng và hành động trong những giao tiếp thường ngày với anh chị em ḿnh. Đồng thời chấp nhận, chịu đựng và tha thứ những khuyết điểm mà anh chị em ḿnh đă v́ yếu đuối mà xúc phạm đến ḿnh như Chúa đă dậy trong kinh Lậy Cha: “Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, để hài ḥa, để thương yêu và tôn trọng nhau trong cùng bàn tiệc Thánh Thể. Và điều này Giáo Hội cũng dậy chúng ta đọc kinh này trước khi rước Thánh Thể.ù

Mỗi khi chúng ta rước Ḿnh và Máu Chúa là chúng ta trở nên một với Chúa. Khi Ḿnh, Máu Thánh Chúa ḥa ta trong thân xác và linh hồn chúng ta, là chúng ta được biến thành Chúa Giêsu, được trở nên Thiên Chúa. Trong những giây phút ấy, Chúa Cha không c̣n nh́n thấy con người yếu hèn, tội lỗi chúng ta mà chỉ nh́n thấy Chúa Giêsu để yêu thương chúng ta. Cũng cùng một cái nh́n ấy, chúng ta nh́n nhận Chúa trong anh chị em ḿnh, và trong đó có cả chính ḿnh, để yêu thương, và tôn trọng.

Rửa chân. Chúa đă thực hiện một hành động hết sức đơn sơ, một hành động mà ai cũng làm được, một hành động tự nó không có ǵ là cao cả. Tuy đơn sơ nhưng cũng khó ḷng thực hiện, v́ ở một khía cạnh khác, hành động này mang ư nghĩa một t́nh yêu hy hiến. Một hành động rất khó thực hành v́ nó đ̣i hỏi sự thâm tín tận cùng về con người. Con người ḿnh cũng như anh chị em ḿnh. Con người của Thiên Chúa trong ḿnh và trong anh chị em.

Sạch sẽ, thơm tho, và trong trắng. Chúng ta phải phản ảnh được t́nh yêu, t́nh thương, và tính cách vô tội của chính Chúa Giêsu trong đời sống, và mỗi khi lên rước Chúa. Nhưng ai trong chúng ta có bàn tay vô tội và trái tim trong sạch để xứng đáng với Chúa. Và v́ vậy mà chúng ta cần để Chúa rửa chân. Như Phêrô, chúng ta hăy để Chúa thanh tẩy tất cả: “Lậy Thầy, xin hăy rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa” (Gio 13:9), và tự rửa cho ḿnh và cho nhau: “Nếu Thầy là thầy và là Chúa mà c̣n rửa chân cho anh em, vậy anh em cũng hăy rửa chân cho nhau” (Gio 13:14).