Thứ 6

Ngày 25/3: Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể

Lễ này cử hành việc thiên thần truyền tin Trinh Nũ Maria rằng

Mẹ đă được chọn làm Mẹ Đấng Thiên Sai.

Trinh nữ Maria đă “xin vâng”.

Lễ này trước Lễ Chúa Giáng Sinh đúng chín tháng.

 

 

Thứ Sáu Tuần Thánh

 

Chiêm Niệm Lời Chúa là Thần Linh

 

"Đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, chị của Mẹ Người là Maria vợ ông Clêôpha, và Maria Mai-Đệ-Liên. Thấy Mẹ của ḿnh ở đó với môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu nói cùng Mẹ Người: 'Này Bà, đó là con của Bà'. Rồi Người nói cùng người môn đệ: 'Mẹ của con đó'. Từ bấy giờ người môn đệ đem Mẹ về chăm sóc. Sau đó, nhận thấy rằng mọi sự lúc ấy đă hoàn tất, để trọn lời Thánh Kinh, Người phán: 'Ta khát'... Khi họ (các người lính) đến xem Chúa Giêsu, thấy Người đă chết th́ không đánh dập chân Người. Một người lính lấy cây giáo đâm vào cạnh sườn của Người, tức th́ máu cùng nước chảy ra": "Người bị đâm thâu v́ những xúc phạm của chúng ta, bị chà đạp v́ tội lỗi của chúng ta... Chúng ta tất cả đă như chiên đi sai đường lạc hướng, mỗi người theo nẻo ngơ riêng của ḿnh' nhưng Chúa đă đặt lên Người lỗi lầm của tất cả chúng ta... Như một con cừu bị dẫn đi sát tế, hay một con chiên trước các thợ xén lông, Người nín thinh không hề mở miệng... Khi Người bị loại trừ khỏi mảnh đất nhân sinh, và v́ tội lỗi của dân Người mà bị hành phạt, Người nhận được ngôi mộ ở giữa kẻ tội lỗi và một nơi chôn cất chung với những kẻ gian ác... V́ thế, Ta sẽ ban cho Người phần của Người giữa kẻ cả, và Người sẽ phân chia chiến lợi với kẻ quyền năng, v́ Người đă nộp ḿnh chịu chết và bị liệt vào thành phần tội lỗi" - "Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha"' "Vào những ngày khi Người c̣n ở trong xác thịt, Đức Kitô đă lớn tiếng và rơi lệ dâng các lời cầu và khẩn nguyện lên Thiên Chúa, Đấng có thể cứu Người khỏi chết, và v́ ḷng trọng kính, Người đă được nhận lời. Mặc dầu là Con, Người cũng đă biết vâng phục nơi những ǵ Người chịu' và khi thành tựu, Người đă trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống

 

"Con Người hiến mạng: đến máu chảy ra". Phải, sau khi Chúa Kitô đă chết, "một người lính lấy cây giáo đâm vào cạnh sườn của Người, tức th́ máu cùng nước chảy ra" (Phúc Âm). Chắc chắn người lính Rôma ngoại đạo này không hề biết ǵ đến Thánh Kinh Cựu Ước của dân Do Thái. Kể cả thành phần dân Do Thái đi nữa, cho dù có biết Thánh Kinh của ḿnh, cũng không ngờ chính họ lại trở thành "một phương tiện Thiên Chúa dùng trong việc hoàn tất những ǵ Ngài đă loan báo từ xa xưa qua tất cả các vị tiên tri" (Acts 3:18). Họ đă không "làm một cách vô thức" (Acts 3:17) cho lời Chúa phán được nên trọn là ǵ, theo như Phúc Âm hôm nay thuật lại, "v́ là ngày Dọn Mừng Lễ, những người Do Thái không muốn có những xác c̣n treo trên thập giá trong ngày hưu lễ... Họ đến xin Philatô cho đánh dập các ống chân và tháo các xác xuống". Nếu những người Do Thái không xin Philatô làm điều này th́, theo sự thường, đâu có chuyện người lính đâm cạnh sườn Chúa Giêsu.

 

Như thế, nếu Chúa Giêsu cố ư rửa chân cho các môn đệ để tỏ t́nh yêu của Người đối với các vị "cho đến cùng" (Phúc Âm Thứ Năm Tuần Thánh), th́ "máu cùng nước chảy ra" (Phúc Âm) từ cạnh sườn của Chúa Giêsu cũng là một sự kiện đă được Thiên Chúa cố ư an bài để chứng tỏ cho nhân loại thấy rằng Ngài đă yêu thương họ "cho đến cùng", tức cho đến giọt máu cuối cùng.

 

Bởi v́, nếu Thiên Chúa không yêu thương con người "cho đến cùng", đến hết cỡ, bằng cả bản tính "là t́nh yêu" (1Jn.4:8,16) của ḿnh, th́ Ngài đă không đầy đọa cùng cực chính Con Một của Ngài là "hiện thân đích thực của hữu thể Ngài" (Heb.1:3), là bản thân của Ngài như thế. Đến nỗi, Con của Ngài đă "bị chà đạp... bị dẫn đi sát tế... bị loại trừ khỏi mảnh đất nhân sinh..." (bài đọc 1), làm cho Người đă phải kêu lên: "Chúa Trời Con ơi, Chúa Trời Con ơi, sao Chúa/Ngài lại bỏ rơi Con" (Phúc Âm Chúa Nhật Vượt Qua năm A và B), và cuối cùng Người kêu lên: "Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha" (đáp ca)..

 

Đối với Chúa Giêsu, v́ biết "ḿnh từ đâu đến và sẽ đi đâu" (Jn.8:14), tức là Người tự biết "Thánh Kinh làm chứng về Ta" (Jn.5:39), thế nên, cũng theo Phúc Âm hôm nay thuật lại, "nhận thấy rằng mọi sự lúc ấy đă hoàn tất, để trọn lời Thánh Kinh, Người phán: 'Ta khát'". Đúng vậy, cái "khát" của Chúa Giêsu trước khi chết ở đây, tức trước khi Người đổ hết máu ḿnh ra, đă chứng tỏ "khát" vọng vô cùng yêu thương của một vị Thiên Chúa Toàn Thiện, một t́nh yêu vô biên và tuyệt đối mà chỉ có thể diễn tả một cách giới hạn và tương đối bằng cái chết nơi xác thể hạn hẹp của con người mà thôi.

 

Thế nhưng, xác thể hạn hẹp của con người này lại là xác thể của "Lời đă hoá thành nhục thể" (Phúc Âm Lễ Ngày Giáng Sinh). Do đó, cái chết của Người không phải là một cái chết tầm thường, song là cái chết có một giá trị vô cùng và vĩnh viễn, một cái chết mà con người cần phải "nhớ đến" (bài đọc 2 Thứ Năm Tuần Thánh). Bởi v́, cái chết này là một cái chết "tự hiến" (Jn.17:19) của một Người Con "đă biết vâng phục nơi những ǵ Người chịu' và khi thành tựu, Người đă trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người" (bài đọc 2).

 

Thật thế, chính nhờ cái chết "tự hiến" này mà Chúa Kitô, Lời nhập thể, "đă trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Người". Mà hiện thân "cho tất cả những ai tùng phục Người" này chính là Giáo Hội nói chung, và thành phần đứng "kề bên thập giá" (Phúc Âm) nói riêng, trong đó, "có Mẹ của Người, chị của Mẹ Người là Maria vợ ông Clêôpha, và Maria Mai-Đệ-Liên" (Phúc Âm). Tuy nhiên, trong trật tự ân sủng, tiêu biểu nhất "cho tất cả những ai tùng phục Người" vẫn là Mẹ Maria, "một người nữ" tiền định (bài đọc 2 Lễ Mẹ Thiên Chúa) "đầy ơn phúc" và đă  "xin vâng" (Phúc Âm Lễ Truyền Tin) cho đến cùng.

 

Trong danh sách này, Phúc Âm không kể đến tên của tông đồ Gioan, v́ vị "môn đệ  Người yêu" này là biểu hiệu chung cho cả Giáo Hội, cho bản chất yêu thương của Giáo Hội. Chính v́ thế mà Chúa Giêsu đă không trao cho vị tông đồ được Người thương này quyền bính cai trị, như sẽ chính thức trao cho vị thủ lănh tông đồ Phêrô trên bờ hồ Tibêria sau khi Người sống lại, mà chỉ trao cho ngài Mẹ của Người: "Mẹ của con đó" (Phúc Âm).

 

Ở đây, theo cách tŕnh bày của Phúc Âm, Giáo Hội, hiện thân nơi con người của Gioan, "môn đệ Người yêu", được Chúa Giêsu trao phó cho Mẹ của Người trước: "Này Bà, đó là con của Bà", rồi Người mới trao Giáo Hội cho Mẹ ḿnh sau. Tuy nhiên, Phúc Âm không đề cập đến việc Mẹ Chúa Giêsu phải chăm sóc Giáo Hội, mà chỉ nhấn mạnh đến bổn phận của Giáo Hội phải có đối với Mẹ của Người thôi: "Từ bấy giờ người môn đệ đem Mẹ về chăm sóc".

Như thế, theo căn bản Phúc Âm ở đây, Giáo Hội cần phải có bổn phận biệt tôn Mẹ của Đấng "là Thày và là Chúa" (Phúc Âm Thứ Năm Tuần Thánh) của Giáo Hội, nhận Mẹ và theo Mẹ như mẫu gương tuyệt hảo của ḿnh, trong vai tṛ vừa là trinh nữ vừa là mẹ (xem Hiến Chế về Giáo Hội "Lumen Gentium", đoạn 63), để Giáo Hội, như cành nho dính liền với thân nho, có thể "sinh muôn vàn hoa trái" (Jn.15:5), bằng việc rửa chân theo tinh thần yêu thương phục vụ "cho đến cùng" của Thày ḿnh.

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là Thiên Chúa Toàn Năng và Toàn Thiện. Cha đă biến thập giá vốn là biểu hiệu cho tội lỗi và sự chết của thế gian trở thành "cánh tay Chúa tỏ ra" (Is.53:1) để "giải cứu chúng (con) cho khỏi quyền lực tối tăm mà mang chúng (con) vào vương quốc của Con yêu dấu (Cha)" (Col.1:13).  Chính trong Đức Kitô và nhờ máu của Người mà chúng (con) đă được cứu độ và được thứ tha tội lỗi, hồng ân của (Cha) đối với chúng (con) thật bao dung khôn sánh" ('ph.1:7). Xin Cha cho chúng con luôn luôn nhận thức và ư thức rằng nếu Cha đă yêu chúng con đến ban Con Một của Cha cho chúng con, nhất là đă không dung tha Người, trái lại, Cha đă phó nộp Người v́ tất cả chúng con, th́ chúng con cũng không c̣n con đường nào khác để có thể đến với Cha và gặp được Cha ngoài Thánh Giá Chúa Kitô. Bởi thế, xin Cha cũng cho chúng con ham ước và thiết tha ôm lấy Thánh Giá là "cánh tay" yêu thương ăn sủng của Cha, hiên ngang trước mặt thế gian: "Tôi không c̣n hănh diện ǵ hơn thập giá của Chúa Giêsu Kitô" (Gal.6:11).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

KẺ ĐÓNG ĐINH CHÚA

Trần Mỹ Duyệt



Các Thánh Kư đă diễn tả cách tỷ mỷ biến cố tử nạn của Chúa Giêsu với những chi tiết hết sức cảm động. Bắt đầu từ chiều thứ Năm cho đến hết chiều thứ Sáu.

Chiều thứ Năm, Chúa Giêsu dùng bữa Vượt Qua với các môn đệ. Ngài đă âu yếm gọi các ông là bạn hữu. Đă rửa chân cho các ông, và đă dậy các ông bài học yêu thương bác ái. Cũng trong bữa ăn thân t́nh này, Ngài đă lập Bí tích Thánh Thể và Bí tích Truyền Chức Thánh để tiếp tục công cuộc cứu độ trần gian và kéo dài sự hiện diện Ngài cho đến ngày thế mạt. Tiếp tới là cơn hấp hối hăi hùng, mồ hôi ḥa máu trong vườn Cây Dầu. Bị người môn đệ phản bội Giuđa trao nộp. Bị đánh đ̣n thâu đêm trong dinh tổng trấn Philatô. Bị đội măo gai. Màn kịch tử nạn được tiếp nối bằng cuộc xử án bất công với những tiếng ḥ la, gào thét, và những bộ mặt hung hăn: “Đóng đinh nó đi” (Mt 27:22). Bản án được tuyên đọc, Philatô đă nộp Chúa Giêsu cho bọn người hôm đó, để họ đóng đinh Ngài trên thập giá.

Đă nhiều lần chúng ta đọc lại, nghe lại màn kịch tử giá này. Mỗi lần như vậy, chúng ta đều cảm thấy tức giận, khó chịu đối với bọn thượng tế, kinh sư, kư lục, luật sĩ, Pharisiêu, và những kẻ a dua theo bọn họ lên án đóng đinh Chúa. Chúng ta thấy thương Chúa. Chúng ta lấy làm tiếc cho bọn Do Thái lúc ấy v́ đă không nhận ra Chúa Giêsu là ai. Thương Chúa bao nhiêu, chúng ta đâm oán hận bọn người ấy bấy nhiêu. Màn kịch thương khó của Chúa kết thúc bằng cái chết thảm sầu trên thập tự. Màn suy diễn, và tưởng niệm của chúng ta cũng kết thúc bằng việc chê trách, phê b́nh hành động bọn Do Thái đă lên án, và đóng đanh Chúa.

Nhưng chúng ta quên một điều hết sức quan trọng trong màn kịch tử nạn năm xưa. Đó là trong những kẻ hô hào kết án đóng đinh Chúa hôm đó, Chúa đă nh́n thấy chúng ta. Ngài đă thấy tôi và bạn trong số những người xử án và bọn lư h́nh đóng đinh Ngài. Chúa nghe rơ tiếng tôi và bạn. Ngài nh́n rơ khuôn mặt căm thù, và giận dữ của tôi và bạn. Ngài c̣n nghe rơ, chúng ta sẵn sàng đánh đổi cả tương lai không những của ḿnh, mà cả của con cháu chúng ta cho cái chết của Ngài: “Máu nó đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27:25). Có nghĩa là bằng mọi giá, chúng ta phải đóng đinh Ngài cho bằng được.

Nhiều người trong chúng ta sẽ chối và cho rằng ḿnh không hề liên quan ǵ đến cuộc đổ máu Đấng vô tội. Như Philatô xưa cũng đă rửa tay để phân phô rằng ḿnh vô tội, nhưng rồi sau đó lại trao nộp Chúa cho những kẻ đang cố t́nh t́m cách để giết hại Ngài. Vậy nếu bạn tự cho ḿnh là người vô tội, th́ hôm cử hành cuộc Thương Khó vào Thứ Sáu Tuần Thánh này, bạn hăy b́nh tĩnh, chăm chỉ lắng nghe bài thương khó, và hăy chậm dăi theo chân Chúa trên 14 chặng đường thánh giá, rồi hỏi Chúa một câu, chỉ một câu thôi: “Lậy Chúa! Ngài chết cho ai?”

Chúa chết cho ai? Ngài chết cho bạn và tôi. Ngài chết cho tất cả mọi người. Vậy nếu Ngài chết cho mọi người, th́ chắc chắn là có chúng ta trong biến cố tử nạn của Ngài. Chính v́ sự có mặt của chúng ta trong đám người hôm đó, mà Ngài đă run sợ, toát mồ hôi máu trong vườn Cây Dầu, và đă xin Chúa Cha tha cho chúng ta v́ “lầm mà không biết”. Chúa chẳng kinh hoàng sao được, khi thấy mỗi người chúng ta lẫn lộn trong số những kẻ lên án và đóng đinh Ngài hôm đó, v́ Ngài không muốn chúng ta bị hư đi. Không muốn chúng ta bị luận phạt v́ đă to gan lên án và đóng đinh Con Chúa Trời.

Chúa đă bị kết án bởi bọn Do Thái bấy giờ có một lần. Ngài đă bị đóng đinh vào thập giá và đă sống lại. Nhưng dường như chúng ta chưa hài ḷng và chưa tha cho Ngài. Chúng ta vẫn tiếp tục lên án và đóng đanh Ngài bằng những lỗi phạm trong cuộc sống của ḿnh, bằng lối sống ích kỷ, thờ ơ, và lạnh lùng với tha nhân với những người nghèo túng đang cần được ta nâng đỡ.

Mỗi lần chúng ta lỗi đức công bằng. Mỗi lần chúng ta lỗi đức bác ái. Mỗi lần chúng ta để ḷng trí ḿnh xu hướng về những của cải vật chất, đam mê và dục vọng mà lỗi luật Chúa là chúng ta đă hô to “đóng đinh nó đi” đối với Đấng đă coi mọi người như con ngươi trong mắt Ngài. Đấng đă đến để giao ḥa mọi người với Chúa Cha, và bảo chúng ta hăy coi mọi người là chính anh, chị, em ḿnh.

Mỗi lần chúng ta chiều theo dục vọng, xúc phạm đến thân xác ḿnh, xúc phạm đến thân xác của anh, chị, em ḿnh, là chúng ta kêu án cho Chúa. Xin đóng đinh Ngài trong chính bản thân ḿnh và bản thân anh, chị, em ḿnh.

Mỗi lần chúng ta thù ghét ḿnh, thù ghét anh, chị, em ḿnh, là chúng ta thù ghé Chúa, chúng ta kêu án đóng đinh Chúa. V́ Ngài dậy chúng ta phải thương yêu mọi người.

Mỗi lần chúng ta giận hờn ḿnh, giận hờn anh, chị, em ḿnh, là chúng ta giận hờn chính Chúa, là chúng ta hô to “đóng đinh nó vào thập giá”.

Mỗi lần chúng ta coi tiền bạc, giầu sang, danh vọng hơn Chúa, là chúng ta coi Chúa không bằng tên tướng cướp Babara. Là chúng ta hô to “đóng đinh nó vào thập giá”.

Xin Chúa cho chúng con biết sống gương xám hối và trở về của Phêrô sau khi đă dại dột chối Chúa ba lần. Xin cho chúng con biết như Phêrô ra ngoài, tức là từ bỏ quá khứ, từ bỏ đam mê, và từ bỏ tội lỗi để trở về với ḷng ḿnh mà khóc lóc tội khiên và quyết tâm chừa bỏ. Xin cho chúng con được cháy lên ngọn lửa bác ái, ngọn lửa công bằng, ngọn lửa xót thương để chúng con yêu mến và biết ơn cuộc tử nạn mà Chúa đă can đảm chấp nhận để đền tội và ḥa giải với Chúa cũng như anh, chị, em ḿnh. Nhất là cho chúng con đừng xúc phạm đến Chúa như một h́nh thức lên án và đóng đinh Chúa nữa.