|
Ngày 27/3: Thánh Rupert of Salzburg (? – 710) Là vị giám mục đầu tiên của giáo phận Salzburg. Là vị sáng lập đan viện Thánh Phêrô. Cũng thành lập nữ đan viện ở Nonnberg, Đặt cháu ḿnh là Erentrude làm nữ viện phụ đầu tiên ở đó. |
BÀI ĐỌC I: Act 10:34a, 37-43
“Chúng tôi đă ăn uống với Người, sau
khi Người từ cơi chết sống lại” Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đă xảy ra trong toàn cơi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỉ ám, bởi v́ Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những ǵ Người đă làm trong nước Do Thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đă giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đă cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đă tuyển chọn trước, chính chúng tôi đă ăn uống với Người sau khi Người từ cơi chết sống lại. Và Người đă truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đă được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, th́ nhờ danh Người mà được tha tội. Lời của Chúa.
Đây là ngày Chúa đă lập ra, chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. 1. Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. 2. Tay hữu Chúa đă hành động mănh liệt, tay hữu Chúa đă cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. 3. Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mặt chúng ta.
“Anh em hăy t́m những sự trên trời,
nơi Đức Kitô ngự” Anh em thân mến, nếu anh em đă sống lại với Đức Kitô, anh em hăy t́m những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hăy nghĩ đến những sự trên trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. V́ anh em đă chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Lời của Chúa.
Các Kitô hữu hăy tiến dâng
(Xin mời Cộng đoàn đứng) Alleluia, alleluia. — Lễ Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô đă hiến tế; vậy chúng ta hăy mừng lễ trong Chúa. — Alleluia.
“Người phải sống lại từ cơi chết” Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời c̣n tối và bà thấy tảng đá đă được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về t́m Simon-Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đă lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đă để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi ḿnh xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn nầy không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào dù ông đă tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, v́ chưng các ông c̣n chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, th́ Người phải sống lại từ cơi chết. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM LỜI CHÚA
LỄ CHÚA KITÔ PHỤC SINH
(Bài giảng Lễ Phục Sinh của Thánh giám mục Melito of Sardis: Cap. 2-7:100-103: SC 123: 60-64, 120-122)
Anh em thân mến, chúng ta phải hiểu rằng mầu nhiệm vượt qua là mầu nhiệm vừa cũ lại vừa mới, vừa chuyển tiếp vừa vĩnh hằng, vừa khả diệt vừa bất diệt, vừa chết chóc vừa bất tử. Về khía cạnh Lề Luật th́ mầu nhiệm này là cũ, về khía cạnh Ngôi Lời th́ lại là mới. Theo h́nh ảnh của ḿnh th́ mầu nhiệm này đă qua rồi, về ân sủng th́ lại là vĩnh hằng. Mầu nhiệm này khả diệt nơi hy tế của con chiên, lại bất diệt nơi sự sống đời đời của Chúa Kitô. Mầu nhiệm này chết chóc nơi việc Người bị chôn táng, lại bất tử nơi việc Người phục sinh từ trong cơi chết.
Lề Luật thật sự là cũ, nhưng Ngôi Lời là mới. Kiểu mẫu th́ chuyển tiếp, nhưng ân sủng th́ vĩnh hằng. Con chiên th́ khả diệt, nhưng Chúa Kitô th́ bất diệt. Người bị sát hại như là một con chiên; Người đă sống lại như Thiên Chúa. Người đă như con chiên bị bị dem đi làm thịt, nhưng Người không phải là một con chiên. Người đă im lặng như một chiên con, nhưng Người không phải là một chiên con. Kiểu mẫu đă qua đi; thực tại đă xuất hiện. Chiên con hiến chỗ cho Thiên Chúa, con chiên nhường chỗ cho con người, và con người là Chúa Kitô, Đấng tràn đầy toàn thể tạo vật. Hy tế của chiên con, việc cử hành của Lễ Vượt Qua, cùng với những qui định của Lề Luật đă được nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô. Theo Lề Luật cũ, và c̣n hơn nữa, theo sự phân phối mới, th́ mọi sự phải qui về Người.
Cả Lề Luật lẫn Ngôi Lời đều từ Sion và Giêrusalem mà tới, nhưng Lề Luật đă nhường chỗ cho Ngôi Lời, cũ nhường cho mới. Giới răn đă trở thành ân sủng, kiểu mẫu thành thực tại. Chiên con trở thành Người Con, con chiên thành con người và con người thành Thiên Chúa.
Mặc dù là Thiên Chúa, Chúa đă làm người. Người đă chịu khổ v́ những ai chịu khổ, Người đă bị gh́ trói v́ những ai bị trói buộc, Người đă bị lên án v́ kẻ lỗi phạm, đă bị chôn táng v́ những ai nằm trong mồ mả; nhưng Người đă sống lại từ trong cơi chết và đă lớn tiếng kêu lên rằng: Ai sẽ chống lại Ta đây? Hăy để cho họ đối đầu với Ta. Ta đă giải thoát kẻ bị kết án, làm cho kẻ chết hồi sinh, làm cho con người sống lại từ trong mồ mả. Ai nói điều ǵ phản lại Ta đây? Ta, Người phán, là Đức Kitô; Ta đă hủy diệt sự chết, đă chiến thắng kẻ thù, đă chà đạp hỏa ngục, đă trói buộc kẻ dũng mănh, và đă đưa con người lên trời cao thẳm: Ta là Đức Kitô.
Vậy tất cả mọi dân nước các ngươi hăy đến, hăy lănh nhận ơn thứ tha về những tội lỗi đă làm các ngươi ra ô nhơ. Ta là ơn tha thứ của các ngươi. Ta là Sự Vượt Qua làm phát sinh ơn cứu độ. Ta là chiên con đă bị sát tế v́ các ngươi. Ta là giá chuộc của các ngươi, sự sống của các ngươi, sự phục sinh của các ngươi, ánh sáng của các ngươi, Ta là ơn cứu độ và là vua của các ngươi. Ta sẽ mang các ngươi lên trời cao thẳm. Ta sẽ nâng các ngươi lên bằng bàn tay phải của Ta, và Ta sẽ tỏ cho các ngươi thấy Chúa Cha hằng hữu.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 494-495)
VINH QUANG BA NGÔI NƠI VIỆC CHÚA KITÔ PHỤC SINH
1- Đích điểm cuối cùng trong cuộc hành tŕnh suốt cả cuộc đời của Chúa Kitô không phải là ngôi mộ tăm tối mà là bầu trời sáng ngời Phục Sinh. Đức tin Kitô Giáo được xây trên mầu nhiệm này (x 1Cor 15:1-20), như Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo đă nhắc lại cho chúng ta thấy: “Việc Phục Sinh của Chúa Giêsu là chân lư tuyệt đỉnh của niềm tin chúng ta đặt nơi Chúa Kitô, một niềm tin được cộng đồng Kitô hữu tiên khởi tin tưởng và sống như là một chân lư chính yếu; được Truyền Thống chuyển đạt như là một chân lư nền tảng; được các văn kiện Tân Ước thiết lập; và được rao giảng như là một phần chính yếu của mầu nhiệm vượt qua đi liền với thập giá” (số 638).
Một tác giả thần bí Tây Ban Nha thuộc thế kỷ 16 đă nói: “Càng căng buồm lướt sóng người ta càng khám phá thấy trong Thiên Chúa những vùng biển cả” (Friar Luis de Léon). Giờ đây chúng ta muốn thực hiện một cuộc hải tŕnh đi vào vùng biển mênh mông của mầu nhiệm này, hướng tới ánh sáng hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi trong những biến cố Phục Sinh. Việc hiện diện này kéo dài cả 50 ngày sau Phục Sinh.
2- Không giống như các bản văn ngụy kinh, các bản Phúc Âm được Giáo Hội công nhận không tŕnh bày biến cố Phục Sinh lẻ loi một ḿnh mà là với việc Chúa Kitô phục sinh hiện diện một cách mới mẻ và khác nhau giữa các môn đệ của Người. Chính tính cách mới mẻ này đă làm nên đặc tính của cảnh tượng đầu tiên là những ǵ chúng ta đang muốn suy tư đây. Đó là lần xuất hiện diễn ra tại một thành Giêrusalem vào lúc vẫn c̣n mờ nhạt ánh sáng rạng đông, ở chỗ, một người phụ nữ là Maria Mai Linh và một người đàn ông đă gặp nhau tại một nghĩa trang. Thoạt tiên người phụ nữ không nhận ra người đàn ông đang tiến lại gần ḿnh, song người đó lại là chính Giêsu Nazarét, Đấng chị đă nghe lời Người nói và là Đấng đă làm thay đổi cuộc đời của chị. Để nhận ra Người, chị cần phải có một nguồn kiến thức khác với lư trí và cảm quan của chị. Đó là đường lối đức tin đă mở ra cho chị khi chính chị nghe thấy gọi đích danh tên của ḿnh (x Jn 20:11-18). Chúng ta hăy chú ư tới cảnh tượng này, đến những lời của Đấng Phục Sinh. Người nói: “Thày đang về cùng Cha Thày cũng là Cha của các con, cùng Thiên Chúa của Thày cũng là Thiên Chúa của các con” (Jn 20:17), như thế là Người tỏ cho thấy Cha trên trời, Đấng mà Chúa Kitô, khi thân thưa “Cha ơi”, muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ đặc biệt chuyên nhất của Người, khác với mối liên hệ giữa Chúa Cha và các môn đệ của Người: “Cha của các con”. Nguyên trong Phúc Âm theo Thánh Mathêu mà thôi, Chúa Giêsu đă 17 lần gọi Thiên Chúa là “Cha ơi”. Thánh kư thứ bốn sử dụng hai từ ngữ Hy Lạp khác nhau, một là hyios để nói lên vai tṛ con cái hoàn toàn và trọn vẹn của Chúa Kitô, và chữ kia là tekna để ám chỉ về việc chúng ta là con cái thực sự của Thiên Chúa song không phải là con cái chính cống.
3- Cảnh tượng thứ hai đưa chúng ta từ Giêrusalem tới một ngọn núi ở phía bắc xứ Galilêa. Ở đó đă xẩy ra một cuộc Kitô hiển, tức là việc Đấng Phục Sinh tỏ ḿnh ra cho các Vị Tông Đồ (x Mt 28:16-20). Đây là một biến cố long trọng của việc mạc khải, nhận biết và sứ vụ. Bằng quyền toàn năng cứu độ của ḿnh, Người đă truyền cho Giáo Hội phải loan báo Phúc Âm, rửa tội và giảng dạy các dân nước để nhờ đó họ sống theo các giới luật của Người. Chúa Ba Ngôi đă hiện lên nơi những lời chính yếu này, những lời được lập lại nơi công thức Rửa Tội Kitô Giáo qua thừa tác của Giáo Hội: “Các con hăy rửa tội cho họ (tất cả mọi dân nước) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28:19).
Một cây bút Kitô Giáo xưa kia là Theodore Mopsuestia (ở vào thế kỷ thứ bốn sang thế kỷ thứ năm) đă chú giải như sau: “Những lời nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tỏ cho thấy rằng ai mới chính là tác nhân ban cho chúng ta các ơn lành của Phép Rửa: như ơn tái sinh, ơn canh tân, ơn bất tử, ơn bất hoại, ơn bất ải, ơn được giải cứu khỏi sự chết, khỏi bị làm nô lệ cũng như khỏi tất cả mọi sự dữ, ơn được hưởng tự do và tham dự vào những phúc lợi sau này. Đó là lư do tại sao chúng ta được rửa tội! Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần được kêu cầu để anh em nhận ra nguồn mạch những ơn lành của Phép Rửa” (Bài giảng II Về Phép Rửa, 17).
4- Giờ đây chúng ta bước sang cảnh tượng thứ ba để suy tưởng. Cảnh này đưa chúng ta về lại thời gian Chúa Giêsu c̣n bước đi trên những con đường của Đất Thánh, với những lời Người nói và việc Người làm. Trong lễ Lều Tạm vào mùa thu của nước Do Thái bấy giờ, Người đă loan báo rằng: “Ai có khát th́ hăy đến với Tôi mà uống. Ai tin vào Tôi th́, như Thánh Kinh đă viết, ‘từ ḷng họ những gịng sông chảy nước sự sống sẽ tuôn ra’” (Jn 7:37-38). Thánh Kư Gioan đă giải thích những lời này một cách xác đáng theo ư nghĩa của vinh quang Phục Sinh cũng như theo tặng ân Thánh Linh thế này: “Người nói điều này về Thần Linh, Đấng mà những ai tin vào Người cần phải được lănh nhận; Thần Linh chưa được thông ban là v́ Chúa Giêsu chưa được vinh hiển” (Jn 7:39).
Vinh quang Phục Sinh đă được thông ban và cùng với vinh quang này là tặng ân Thần Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày Chúa Giêsu báo trước cho các Vị Tông Đồ của Người biết vào ngay buổi tối ngày Người Phục Sinh. Hiện ra trên Căn Thượng Lầu, Người thở hơi trên các vị mà phán: “Các con hăy nhận lấy Thánh Linh” (Jn 20:22).
5- Như thế là Chúa Cha và Thần Linh hiệp nhất với Chúa Con vào giây phút tuyệt đỉnh của Việc Cứu Chuộc. Đó là những ǵ Thánh Phaolô xác nhận ở một đoạn hết sức rơ ràng trong Bức Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, một đoạn thánh nhân nhắc lại việc Chúa Ba Ngôi thực sự có liên quan tới Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô cũng như cuộc phục sinh của tất cả chúng ta: “Nếu Thần Linh của Đấng phục sinh Chúa Giêsu từ trong kẻ chết ở trong anh em th́ Đấng đă phục sinh Đức Kitô… từ trong kẻ chết cũng sẽ ban sự sống cho thân xác chết chóc của anh em, nhờ cùng một Thần Linh của Ngài là Đấng ngự trong anh em” (Rm 8:11).
Điều kiện để thực hiện lời hứa này cũng đă được Thánh Tông Đồ cho biết trong cùng Bức Thư trên: “Nếu môi miệng anh em tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa và ḷng trí anh em tin rằng Thiên Chúa đă phục sinh Người từ trong kẻ chết th́ anh em sẽ được cứu độ” (Rm 10:9). Khía cạnh Ba Ngôi trong việc tuyên xưng đức tin hợp với bản chất Ba Ngôi nơi biến cố Phục Sinh. Thật vậy, “không có Thánh Linh không ai có thể nói ‘Giêsu là Chúa’” (1Cor 12:3), và những ai nói điều này, tuyên xưng điều này đều là để “cho vinh quang của Thiên Chúa là Cha” (Phil 2:11).
Vậy chúng ta hăy chấp nhận đức tin của mầu nhiệm vượt qua và niềm vui từ đó mà ra, bằng việc lấy chính bản thánh ca Vọng Phục Sinh của Giáo Hội Đông Phương như là của ḿnh để xướng lên rằng: “Ôi Chúa, tất cả mọi sự đă được việc Chúa Phục Sinh soi chiếu, và thiên đàng lại được mở ra. Tất cả mọi tạo vật chúc tụng Chúa và mỗi ngày hiến dâng lên Chúa một bản thánh ca. Tôi tôn vinh quyền năng của Chúa Cha và của Chúa Con; tôi chúc tụng quyền bính của Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi Thiên Chúa bất phân chia, tự hữu và đồng bản thể, Đấng hiển trị muôn muôn đời” (Kinh nguyện của Thánh Gioan Đamascênô, Thứ Bảy Tuần Thánh, giọng thứ ba).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Bài Giáo Lư hằng tuần của ĐTC Gioan Phaolô II Thứ Tư 10/5/2002, dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17/5/2000)
“Người Đă Sống Lại Từ Trong Kẻ Chết”
Biến Cố Phục Sinh chính là Chứng Từ Thần Linh tối hậu
Nếu Mầu Nhiệm Chúa Kitô là trọng tâm và là cốt lơi của phụng vụ, và việc cử hành phụng vụ là “làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19), ở chỗ: “Lạy Chúa, chúng tôi loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến” (lời tung hô sau giây phút truyền phép), th́ quả thực Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô được hiện thực hóa nơi mỗi một Thánh Lễ, nhất là nơi Thánh Lễ Chúa Nhật, đặc biệt và long trọng nhất là nơi Thánh Lễ Phục Sinh. Biến Cố Phục Sinh là giai đoạn quan trọng nhất và là yếu tố quyết liệt nhất trong toàn thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Nếu Chúa Kitô không sống lại th́ Người không phải là Đức Kitô Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, từ đó cũng không có hay không c̣n nữa Đức Tin Kitô Giáo: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).
Thật vậy, cả cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu “là để làm chứng cho chân lư” này (Jn 18:37), chân lư Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chính v́ thế, cho dù có thể xuống khỏi thập giá, Người cũng không làm. Bởi v́, việc xuống khỏi thập giá này, về mặt tiêu cực, chẳng những có thể là một việc t́m cách tránh né đau khổ, sợ hăi sự dữ, (sự dữ đệ nhất đó là làm theo ư riêng ḿnh, chứ không theo ư Đấng đă sai), mà tự việc xuống khỏi thập giá này, về mặt tích cực, cũng không phải là chứng từ tuyệt diệu nhất, mănh liệt nhất có thể chứng thực Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Đúng thế, chỉ sau khi hoàn toàn chết đi, tức sau khi hoàn toàn để cho (xem Jn 10:18) sự dữ thắng thế trên nhân tính của ḿnh. Ở chỗ, Người đă để cho sự dữ luân lư là tội lỗi của loài người lấy mạng sống thể lư của ḿnh đi, Con Người Giêsu mới có thể chứng thực Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, khi Người từ trong cơi chết sống lại, sống lại với cùng một nhân tính ấy, một thân xác ấy (xem Lk 24:39-43), một thân xác c̣n in những dấu vết tử giá (xem Jn 20:20, 27).
Biến Cố Phục Sinh chính là Chứng Từ Thần Linh tối hậu trong việc làm sáng tỏ “tất cả sự thật” (Jn 16:13) “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chính thành phần thân cận nhất của Con Người Giêsu này cũng chỉ thực sự trở thành những chứng nhân tiên khởi của Người và chính thức có thể làm chứng nhân cho Người (xem Lk 24:48), hay cũng chỉ được Người sai đi rao giảng tin mừng cho tất cả mọi tạo vật (xem Mk 16:15), sau khi các vị chấp nhận “tất cả sự thật” về Thày của các vị mà thôi, tức sau khi các vị đă minh nhiên tuyên xưng như tông đồ Tôma: “Lạy Chúa tôi. Lạy Thiên Chúa tôi” (Jn 20:28). Có thể nói, chứng từ của Biến Cố Phục Sinh, không phải chỉ là chính thân xác phục sinh của Chúa Kitô, mà c̣n là chính các vị chứng nhân tiên khởi tông đồ này vậy. Bởi v́, vào ngay giây phút Đức Kitô Thiên Sai Con Thiên Chúa tự ḿnh sống lại từ trong cơi chết và ra khỏi mồ, không một ai tận mắt chứng kiến thấy. Thế nhưng, c̣n hơn thế nữa, họ được chứng kiến thấy tường tận, thấy chính “sự thật” của Biến Cố Phục Sinh đó là thấy chính Đấng đă chết đi trên thập giá, thấy chính Đấng “tất cả mọi người (trong các vị) đă tẩu thoát” sau khi Người bị bắt giải đi trong vườn Cây Dầu (xem Mk 14:50). Đấng Tử Giá ấy đă thực sự hiện ra ngay trước mặt các vị, cho dù các vị bấy giờ có đang ru rú ở trong một gian nhà đóng kín cửa (xem Jn 20:19, 26). Người đă thực sự sống lại, chẳng những đúng như lời Người đă loan báo trước cho các vị hay (xem Mt 16:21, 17:22, 20:18), mà c̣n hoàn toàn hợp với các lời Thánh Kinh nữa (xem Lk 24:27, 44-45).
Chứng từ của Biến Cố Phục Sinh c̣n là chính các vị tông đồ
Chính v́ các vị tông đồ phải trở thành những chứng nhân cho Chúa Kitô Phục Sinh, đúng hơn, cho “sự thật” “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, mà các vị đă đóng vai tṛ rất quan trọng trong Biến Cố Phục Sinh này. Ở chỗ, Đấng Phục Sinh đă không hiện ra với tất cả mọi người để tất cả có thể nhận biết Người đă sống lại, chẳng hạn vào dịp thuận tiện nhất và đông đảo nhất là vào Ngày Lễ Ngũ Tuần cách Lễ Vượt Qua 50 ngày. Hay hiện ra với từng người đă trực tiếp dính dáng đến bản án tử giá của Người, như với thượng tế Anna và Caipha, với đám thuộc hạ của Hội Đồng Do Thái, với những kẻ tố gian Người trước Hội Đồng Do Thái, với Philatô và Hêrôđê, với đám lính Rôma hành quyết Người, v.v. Chúng ta có thể đặt vấn đề Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra cho hết mọi người thấy một cách gọn gàng như thế, tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng, các tông đồ là thành phần thân cận với Người mà c̣n măi mới chấp nhận được “sự thật” Thày ḿnh đă phục sinh, huống hồ là những người này, trong đó có đám thuộc hạ canh mồ Chúa cùng với thành phần lănh đạo tinh thần dân chúng chủ mưu phao tin đồn thất thiệt về sự kiện mồ trống (xem Mt 28:11-15). Các tông đồ c̣n đóng vai tṛ quan trọng trong Biến Cố Phục Sinh của Chúa Kitô ở chỗ, Người cũng không hiện ra với các vị ngay sau khi sống lại, mà là với nhóm phụ nữ vẫn theo hầu cận Người, để nhờ các bà báo tin cho các vị hay. Phải chăng phụ nữ là thành phần nhạy cảm và dễ tin hơn nam nhân (xem Mt 28:9 so sánh với Lk 24:36-45), một thứ tâm lư tự nhiên của phụ nữ đă được rắn quỉ tinh khôn khám phá ra và lợi dụng trong vườn địa đường ngay từ ban đầu (xem Gen 3:1-6)?
Chúa Giêsu đă dọn ḷng cho các tông đồ bằng ba lần tiên báo vệ cuộc Vượt Qua của Người, để họ có thể chấp nhận “sự thật” Tử Giá vô cùng kinh hoàng hết sức tối tăm đối với trí khôn thiển cận của con người trần gian. Cũng thế, để sửa soạn cho các tông đồ có thể từ từ chấp nhận được “sự thật” Phục Sinh vô cùng huy hoàng, song cũng hết sức chói lọi có thể làm ḷa mắt tâm trí trần gian của con người các vị, Chúa Giêsu cũng phải như ánh sáng hiện lên dần dần như vậy: trước hết bằng việc các phụ nữ báo tin cho các vị biết rằng Thày đă sống lại, (như bài Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh của cả ba chu kỳ A, B, C, nhất là Phúc Âm Thánh Luca cho thấy), sau đó đến việc hai tông đồ chính là Phêrô và Gioan chạy đến mồ xem sự thật như thế nào, (như bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Thánh Lễ Phục Sinh sáng đề cập đến), sau hết là việc hai môn đệ đi Emmau về báo tin, (như bài Phúc Âm theo Thánh Luca cho Thánh Lễ Phục Sinh buổi chiều cho biết). Và chỉ sau ba sự việc sửa soạn này, Chúa Giêsu Phục Sinh mới hiện ra với chung 11 Vị, như bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh tuần tới tŕnh thuật, trong đó có cả sự kiện tông đồ Tôma chấp nhận “sự thật” Thày Phục Sinh, bằng lời tuyên xưng: “Lạy Chúa tôi. Lạy Thiên Chúa tôi”.
Tính cách “vọng” trong Phúc Âm Lễ Vọng Phục Sinh
Sự kiện các phụ nữ đến mồ Chúa được bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm thuật lại và được Giáo Hội sắp xếp vào Thánh Lễ Vọng Phục Sinh thật là hết sức ư nghĩa. V́ “Vọng” đây nghĩa là mới hướng về, chứ chưa có “thật” hay xẩy ra “thật”. Do đó, trong ba bài Phúc Âm cho ba chu kỳ A, B, C khác nhau của Lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta chưa thấy Chúa Giêsu Phục Sinh “thật sự” hiện ra hay hiện ra “hoàn toàn”. Riêng Phúc Âm Thánh Mathêu Năm A có thuật lại chi tiết Chúa Giêsu hiện ra với các bà khi các bà theo lời Thiên Thần bảo ở ngoài mồ đang trên đường chạy về báo tin cho các tông đồ. Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu hiện ra với các bà đây cũng chỉ có tính cách “vọng” mà thôi. “Vọng” ở chỗ Chúa Giêsu hiện ra trên đường đi vội vă, chứ không phải trong Căn Tiệc Ly đàng hoàng như khi Người hiện ra với các tông đồ sau này. “Vọng” ở đây c̣n được thể hiện qua việc hướng về thành phần “anh em” của Người, thành phần chính Người đă nhờ các bà báo tin cho biết, như Thiên Thần của Người đă căn dặn các bà.
Kể cả trong chính việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra một cách vội vă với các phụ nữ này đi nữa, chúng ta cũng thấy tính cách “vọng” trong đó. V́ hiện ra một cách vội vă và không chính thức, do đó, như trên vừa nói “chúng ta chưa thấy Chúa Giêsu hiện ra ‘hoàn toàn’”. Ở chỗ, Người chưa có dịp tỏ hết ḿnh ra một cách rơ ràng về mọi chi tiết cần thiết ở nơi chính thân xác phục sinh của Người. Chẳng hạn Người đă không tỏ cho các bà thấy những ǵ sau này Người sẽ tỏ cho các tông đồ thấy, như tỏ cho thấy tay chân của Người, cũng như tỏ cho thấy thân xác của Người là thân xác thật, cũng biết ăn uống, chứ không phải là ma. Chính lời của cả Thiên Thần lẫn của Chúa Giêsu căn dặn các phụ nữ là hăy báo tin cho các tông đồ biết rằng các vị hăy về Galilêa để gặp Chúa Giêsu (xem Mt 28:7,10), trong bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu cho Lễ Vọng Phục Sinh Năm A không có trong hai Phúc Âm cho lễ Vọng Phục Sinh Năm B và C, cũng nói lên tính cách “vọng” ấy, tính cách ngưỡng “vọng” đến việc “thực” sự gặp được, “thực” sự thấy Thày Phục Sinh.
C̣n về lư do tại sao Chúa Giêsu lại hẹn ḥ gặp gỡ các tông đồ tại Galilêa, chúng ta sẽ t́m thấy câu trả lời ở cùng Phúc Âm Thánh Mathêu cho Lễ Thăng Thiên của Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A.
Vấn đề thực hành sống đạo:
Chúa Giêsu sống lại từ trong kẻ chết và đă làm cho các tông đồ tin rằng Người đă Phục Sinh để các vị có thể làm chứng nhân cho Người cho đến tận cùng trái đất. Kitô hữu hậu sinh chúng ta sở dĩ tin Chúa Kitô là nhờ và bởi chứng từ tông truyền này. Tuy nhiên, như các tông đồ đă theo Chúa Kitô và được Người tỏ ḿnh ra cho đến tột đỉnh mạc khải là Cuộc Vượt Qua của Người thế nào, nếu trung thành theo Người, Kitô hữu hậu sinh chúng ta cũng được Người tỏ ḿnh ra cho chúng ta như vậy, cho đến khi chúng ta Vượt Qua với Người. Ở chỗ, đức tin tông truyền của chúng ta cũng “vượt qua sự chết mà vào sự sống” (Jn 5:24), được Chúa Kitô dần dần làm cho chúng ta thực sự cảm nghiệm được quyền lực phục sinh mănh liệt của Người nơi chúng ta, để chúng ta có thể chẳng những mạnh mẽ tin vào Người hơn mà c̣n sống động làm chứng cho Người nữa. Kinh nghiệm sống đạo của các thánh cho chúng ta thấy, các ngài đă cảm nghiệm được quyền lực phục sinh của Chúa Kitô hiển nhiên nhất nơi những lúc các ngài thực sự cảm thấy ḿnh bất lực, nhưng lại làm được những việc ngoài sức tự nhiên nhất, nhưng lại chịu được những thử thách khủng khiếp nhất, thắng được quyền lực tối tăm nhất. Bởi thế, mỗi lần gặp đau khổ thử thách, chúng ta hăy nhớ rằng, dấu vết đau khổ đă được vinh quang sáng ngời nơi thân xác phục sinh của Chúa Kitô, và là dấu chứng tỏ Người thực sự đă phục sinh. Qua bí tích rửa tội, chúng ta đă được mai táng và sống lại với Chúa Kitô (xem Rm 6:3-4), nên con người mới Kitô hữu chúng ta chỉ thực sự sống lại khi sự sống của Người được tỏ hiện nơi thân xác của chúng ta (xem 2Cor 4:10).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, www.thoidiemmaria.net)
ĐẤNG ĐANG SỐNG TRONG KẺ CHẾT
Trần
Mỹ Duyệt
Chúa đă sống lại. Alleluia. Ngài Phục
Sinh từ cơi chết. Alleluia! Alleluia! Alleluia!. Toàn thể Giáo Hội Công Giáo hân
hoan mừng đại lễ Chúa Phục Sinh. Nói theo từ ngữ của Tin Mừng và dựa theo sự
diễn đạt của ngôn ngữ có thể hiểu được, là sau khi bị người đồng hương đóng đanh
trên thập giá, bị táng trong mồ 3 ngày, Chúa Giêsu đă sống lại. Biến cố phục sinh của Ngài đă được ghi lại đầy đủ trong Thánh Kinh. Biến cố này không c̣n là một đề tài tranh căi hoặc thắc mắc đối với nhiều người. Nhưng ư nghĩa và sứ điệp sống lại th́ cho đến nay 2000 năm sau, vẫn c̣n nhiều người chưa tiếp nhận, hoặc tiếp nhận rồi mà không thực hành. Trong Thánh kinh ghi lại, vào tảng sáng ngày đầu tuần vài phụ nữ đă ra thăm mộ, nơi an táng Chúa Giêsu và họ rất đỗi kinh ngạc v́ ngôi mộ đă trống. Hiểu được nỗi hoang mang và sợ hăi nhưng cũng đầy ṭ ṃ của các phụ nữ này, thiên thần Chúa đă nói với các bà: “Sao các bà lại t́m Người Sống ở giữa kẻ chết” (Luc 24:5) - bản dịch của nhóm Các Giờ Kinh Phục Vụ, 1994 do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn B́nh, cố Tổng Giám Mục Sàigon, phê chuẩn. Hoặc :”Tại sao các bà t́m người sống nơi những kẻ chết” – Bản dịch của Uỷ Ban Phụng Vụ Việt Nam do Đức Giám Mục Giuse Phạm Văn Thiên, cố Giám Mục Phú Cường phê chuẩn năm 1971. Hoặc: ”Why do you search for the Living One among the dead” (tại sao các bà t́m kiếm Đấng Đang Sống giữa kẻ chết) - của nhà xuất bản St. Joseph và được Đức Hồng Y Patrick O’boyle, Tổng Giám Mục Washington phê chuẩn năm 1970.
NGÀI ĐĂ PHỤC SINH
|