Chúa Nhật

Ngày 3/4: Thánh Richard of Chichester (1198-1253)

Bị đi đầy với ĐTGM Edmund TGP Canterbury,

Được phong giám mục giáo phận Chichester,

Trở về Anh, bất chấp việc phản đối của Vua Henry VIII.

Vua Henry rút lệnh phản đối Giám Mục Richard v́ sợ Giáo Hoàng phạt vạ tuyệt thông.

 



CHÚA NHẬT II PHỤC SINH



BÀI ĐỌC I: Act: 2:42-47

“Tất cả mọi kẻ tin, đều sống ḥa hợp với nhau và để mọi sự làm của chung”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, các anh em bền bỉ tham dự những buổi giáo lư của các Tông Đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều có ḷng kính sợ. V́ các Tông Đồ làm nhiều việc phi thường và nhiều phép lạ tại Giêrusalem, nên mọi người đều sợ hăi. Tất cả mọi kẻ tin, đều sống ḥa hợp với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tùy theo nhu cầu từng người. Hằng ngày họ hợp nhất một ḷng một ư cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ, họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng. Hằng ngày Chúa cho gia tăng số người được cứu rỗi.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở.

1.      Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi nhà Aaron, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”.

2.      Tôi đă bị đẩy, bị xô cho ngă xuống, nhưng Chúa đă phù trợ tôi. Chúa là sức mạnh, là dũng lực của tôi, và Người trở nên Đấng cứu độ tôi. Tiếng reo mừng và chiến thắng vang lên trong cư xá những kẻ hiền nhân. Tay hữu Chúa đă hành động mănh liệt.

3.      Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng tôi. Đây là ngày Chúa đă thực hiện, chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.


BÀI ĐỌC II: I Petr 1: 3-9

“Nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cơi chết sống lại, Người đă tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, v́ ḷng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cơi chết sống lại, Người đă tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn dành để cho anh em trên trời. Anh em được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ tin vào sự cứu độ đă được mạc khải trong thời sau hết. Lúc đó anh em sẽ vui mừng, tuy bây giờ anh em phải sầu khổ một ít lâu, giữa trăm chiều thử thách, để đức tin anh em được tôi luyện nên quí hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó anh em được ngợi khen, vinh quang và vinh dự, khi Đức Giêsu Kitô hiện đến. Anh em yêu mến Ngài, dù không thấy Ngài, và anh em tin Ngài dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài, bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, v́ chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:19-31

“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thi tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đă nói với ông rằng: “Chúng tôi đă xem thấy Chúa”. Nhưng ông đă nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nh́n thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, th́ tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “B́nh an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hăy xỏ ngón tay con vào đây, và hăy xem tay Thầy; hăy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng ḷng, nhưng hăy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. Chúa Giêsu c̣n làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đă được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Phúc Âm của Chúa.

 

CẢM NGHIỆM LỜI CHÚA

 

“Lạy Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa tôi”

Chủ đề Mùa Phục Sinh

 

Hôm nay là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh, cũng là ngày cuối của Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Bởi thế, bài Phúc Âm hôm nay mới có ba chữ “một tuần sau”. Do đó, phần Phúc Âm bắt đầu từ ba chữ “một tuần sau” này mới là phần chính của chung Phụng Vụ Lời Chúa và của riêng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh cũng là Lễ Kính Chúa T́nh Thương hôm nay. Tuy nhiên, để thấy được chiều hướng và cốt lơi của Mùa Phụng Vụ Phục Sinh, chúng ta nên có một cái nh́n tổng quan về những nét đặc thù nơi các bài đọc được Giáo Hội chọn cho mùa này.

 

Nét đặc thù thứ nhất nơi Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Phục Sinh, đó là chỉ có Mùa Phục Sinh mới không có các bài đọc (một) được trích từ phần Thánh Kinh Cựu Ước, kể cả nơi các lễ Chúa Nhật cũng như lễ Thường Nhật. Bài đọc (một) cho Chúa Nhật cũng như cho Thường Nhật trong Mùa Phục Sinh hoàn toàn theo Sách Tông Vụ, một chứng từ văn bản ghi lại tất cả hoạt động truyền giáo của Giáo Hội qua thành phần chứng nhân tiên khởi, để nhờ Chứng Từ Giáo Hội này, thế giới tin vào Giêsu Nazarét là Đức Kitô Thiên Sai, Con Thiên Chúa, mà được sự sống đời đời. Câu kết của bài Phúc Âm Thánh Gioan hôm nay đă thực sự khẳng định về Chứng Từ Giáo Hội, cũng như về tác dụng thần linh của chứng từ này như sau: “Những điều này được ghi chép lại để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa, hầu nhờ đức tin ấy, anh em được sự sống bởi danh Người”.

 

Nét đặc thù thứ hai nơi Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Phục Sinh, đó là 7 Chúa Nhật trong Mùa Phục Sinh, kể cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C, hầu như hoàn toàn theo Phúc Âm Thánh Gioan, (trừ Chúa Nhật Thứ Ba của chu kỳ phụng vụ Năm A và B theo Phúc Âm Thánh Luca). Trong 7 Tuần Lễ Mùa Phục Sinh này, Phúc Âm của ba tuần đầu Mùa Phục Sinh về việc Chúa Giêsu sống lại hiện ra với các tông đồ, và bốn tuần c̣n lại về sự sống nơi Chúa Giêsu (Chúa Nhật IV về chủ chiên thí mạng sống cho chiên được sự sống, Chúa Nhật V và VI về sự sống thân mật giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, Chúa Nhật VII về sự sống Giáo Hội được hiệp thông, như sự sống nơi Chúa Cha và Chúa Con).

 

Như thế, chủ đề của Mùa Phục Sinh là chủ đề “Thày là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25): Ba tuần đầu về chủ đề Chúa Giêsu là sự sống lại và bốn tuần sau về chủ đền Chúa Giêsu là sự sống.

 

Phép Rửa trong Thánh Thần

 

Nét đặc thù thứ ba nơi Phụng Vụ Lời Chúa của Mùa Phục Sinh, đó là sự kiện Giáo Hội truyền giáo xẩy ra trước biến cố Thánh Thần Hiện Xuống. Thật vậy, sau khi cho đọc hết Sách Tông Vụ, nhất là ở bài đọc (một) Lễ Thường Nhật, kể từ Bài Giảng Tiên Khởi (Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật), trong suốt Mùa Phục Sinh, Giáo Hội quay trở lại đoạn đầu sách với biến cố Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà bài đọc (một) và Phúc Âm trong Mùa Phục Sinh không đồng qui ở Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ở chỗ, bài đọc (một) của Mùa Phục Sinh cho thấy Giáo Hội thực hiện việc Truyền Giáo, tức việc làm chứng cho Biến Cố Phục Sinh, hay làm chứng cho Đấng Phục Sinh thật là Đức Kitô Thiên Sai, Con Thiên Chúa, một việc có mục đích là để thế gian “được sự sống bởi danh Người”, nghĩa là được hiệp thông thần linh, đúng như nguyện ước của Chúa Giêsu trong Lời Nguyện Tiệc Ly, một ước nguyện cũng chính là chủ yếu của Dự Án Cứu Độ và Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa, một ước nguyện được nhắc đến ở Phúc Âm Thánh Gioan ở Chúa Nhật VII cuối cùng của Mùa Phục Sinh cho cả ba chu kỳ A, B và C. Nếu Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của Kitô Giáo được cử hành cũng ở vào thời điểm 50 ngày sau Lễ Vượt Qua như Do Thái Giáo cử hành với Lễ Ngũ Tuần, hay lễ hoa mầu (xem Ex 23:16), th́ quả thực việc Giáo Hội Truyền Giáo để thu hoạch hoa mầu cũng cần phải thực hiện cho đến khi đạt được hoa mầu tuyệt vời nhất là chính Tặng Ân Thánh Thần Hiện Xuống để canh tân bộ mặt trái đất vậy.

 

Như thế, không phải Thánh Thần chỉ là hoa trái của việc Truyền Giáo chứ không phải là tác nhân Truyền Giáo. Trái lại, phần đầu của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, ngay từ khi sống lại từ trong cơi chết, Chúa Giêsu đă ban Thánh Thần cho các vị tông đồ rồi vậy. Thật thế, “Đấng đến làm phép rửa trong Thánh Thần” (Jn 1:33), như Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người minh nhiên chứng nhận về Người trên bờ Sông Dược Đăng trước mặt dân Do Thái, đă thực hiện phép rửa trong Thánh Linh này lần đầu tiên cho các tông đồ của Người ngay từ khi Người sống lại từ trong cơi chết, bằng hơi thở từ thân xác phục sinh của Người. Nhờ đó, ngay lúc bấy giờ, các tông đồ chẳng những đă được “tái sinh” (Jn 3:5), được “trở nên con người mới” (Eph 4:24; Col 3:10), mà c̣n vừa có đủ tư cách lẫn quyền năng để cứu độ nhân gian nữa, tức để ban sự sống mới cho nhân gian, hay để tái sinh nhân gian vào mối Hiệp Thông Thần Linh. Ở chỗ: “Các con tha tội cho ai th́ người ấy được tha, các con cầm tội ai th́ người ấy bị cầm tội”.

 

Đức Tin Làm Nhân Chứng

 

Trong việc làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh, thành phần chứng nhân tiên khởi là các tông đồ chẳng những phải được tác động bởi Thánh Linh là “quyền năng Đấng Tối Cao” (Lk 1:35), mà c̣n là việc các vị chứng thực Đức Tin Thần Linh của ḿnh nữa. Nếu trước Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, nghĩa là trước Cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Người, đức tin của các vị tông đồ được thể hiện theo chiều hướng chấp nhận Thày: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), th́ đức tin của các vị sau Cuộc Vượt Qua của Người, nghĩa là sau khi Người phục sinh từ trong cơi chết, lại theo chiều hướng làm chứng cho Thày. Phân tách vậy thôi, chứ thật ra chủ ư của Chúa Kitô khi chọn gọi các vị, Người đă muốn các vị sau này sẽ trở thành chứng nhân cho Người rồi. Bởi thế, đối tượng đức tin của các vị, dù trước hay sau Biến Cố Vượt Qua, cũng chỉ là một, một đối tượng duy nhất: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nếu Con Người Giêsu Nazarét phục sinh đă chứng thực Người thực sự Người “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” thế nào, th́ một khi đă công nhận Người đă sống lại từ trong cơi chết là các vị đồng thời cũng tin rằng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Bởi thế, như trong Bài Giảng Tiên Khởi cho thấy, khi làm chứng Con Người Giêsu Nazarét thực sự đă phục sinh là các vị làm cho dân Do Thái nói riêng và tất cả mọi dân tộc nói chung nhận biết Con Người Giêsu Nazarét này chính “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

 

Nếu phần thứ nhất của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến Tác Nhân Truyền Giáo là Thánh Thần thế nào, th́ phần thứ hai của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến Đức Tin Chứng Tá như vậy. Người đă đến và đă tỏ ḿnh cho con người cuối cùng trong Nhóm Tông Đồ để tất cả mọi người trong các vị đều đồng tâm nhất trí tin vào Người. Dấu hiệu để chứng thực Người đă sống lại từ trong kẻ chết, như tông đồ Tôma đ̣i hỏi, cũng như chính Người đă sử dụng ngay vào lần hiện ra thứ nhất, (cả hai lần đều được bài Phúc Âm hôm nay đề cập đến), đó là những dấu vết tử giá của Người. Bởi v́, chỉ Thày mới có những dấu hiệu này. Hai tên tử tội bị đóng đanh hai bên tả hữu của Người dù có những dấu tử giá như của Thày đi nữa, nhưng chỉ có Thày mới báo trước việc Người phục sinh từ trong cơi chết mà thôi. Vậy nếu có dấu hiệu ấy tức là Thày đă chết, th́ giờ đây, tận mắt thấy được (chứ không cần chọc cả bàn tay vào cạnh sườn và chọc ngón tay vào các lỗ đinh) thân xác xuất hiện trước mặt ḿnh với những dấu hiệu ấy, các vị tông đồ làm sao có thể chối căi được đó là Thày nữa. Sau khi thực sự đă bị tử giá mà không bị sự chết hủy diệt, trái lại, c̣n làm chủ sự chết, thắng được sự chết, bằng việc sống lại từ trong cơi chết như thế, th́ quả thực Thày ḿnh là một Chúa Tể, là chính Thiên Chúa vậy: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi”.

 

Đúng thế, Chúa Kitô sống lại từ trong cơi chết không phải chỉ để làm Chúa Tể của sự chết mà là Chúa Tể của chính ḷng người, là Thiên Chúa của con người, một Chúa Tể và là một Thiên Chúa muốn tỏ ḿnh cho con người, t́m hết cách để tỏ ḿnh cho con người, để con người có thể nhận ra Người và tôn thờ Người: “Lạy Ngài tôi tin”, như người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm tuần trước, hay như tông đồ Tôma trong bài Phúc Âm hôm nay: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi”.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Khi xin Chị Thánh Faustina người Balan vận động để xin Ṭa Thánh thiết lập Lễ Kính Chúa T́nh Thương vào Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, Chúa Giêsu không nói lư do tại sao Người chọn ngày này. Tuy nhiên, căn cứ vào những ǵ Chúa hướng dẫn chị liên quan đến bức ảnh Chúa Giêsu có hai luồng sáng phát ra từ trái tim Chúa, và hàng chữ “con tin nơi Chúa” ở phía chân bức ảnh, chúng ta thấy rất thích hợp với bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh hôm nay. Bởi v́, trong bài Phúc Âm hôm nay, phần đầu liên quan đến ḷng thương xót Chúa (Divine Mercy), qua sự kiện Chúa Giêsu đă ban cho các tông đồ quyền tha tội, và phần sau liên quan đến ḷng tin của con người, một ḷng tin có được là do thấy những dấu vết (tử giá) của ḷng thương xót Chúa.

 

Về “hai luồng sáng” phát tỏa từ Trái Tim Chúa Giêsu, chính Chúa Giêsu cho biết là “tiêu biểu cho máu và nước”, và ĐTC Gioan Phaolô II đă giải thích “nếu máu gợi lại cho thấy hy tế Thập Giá và tặng ân Thánh Thể th́ nước, theo biểu hiệu của Phúc Âm Thánh Gioan, chẳng những biểu hiệu cho Phép Rửa mà c̣n cho cả tặng ân Thánh Linh nữa” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 3/5/2000). C̣n về việc thiết lập Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Vọng, ĐTC Gioan Phaolô II, trong bài giảng Phong Thánh cho chị nữ tu Faustina ngày 30/4/2000, cũng chính là Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, đă nói đến điều này: “Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh này từ nay trở đi trong cả Giáo Hội sẽ được gọi là ‘Chúa Nhật Ḷng Thương Xót Chúa’” (cùng nguồn vừa dẫn). Ngày 5/5/2000, Thánh Bộ Phụng Tự và Qui Luật Bí Tích, đă chính thức ra thông báo về việc thành lập này như sau: “Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă quyết định rằng, theo Lễ Nghi Rôma, sẽ thêm tên gọi ‘(Chúa Nhật Ḷng Thương Xót Chúa) vào tên gọi ‘Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh’,’” (L’Osservatore Romano, ấn bản Anh Ngữ, 31/5/2000).

 

Như thế, việc thực hành sống đạo của Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh này không ǵ hơn là thực hiện việc bày tỏ ḷng “con tin nơi Chúa”, như tông đồ Tôma đă tuyên xưng “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” trước Dấu Vết Tử Giá của Ḷng Thương Xót Chúa vậy. Nếu “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) phải Nhập Thể và Vượt Qua để có thể tỏ hết ḿnh ra và thông hết ḿnh ra cho nhân loại, th́ c̣n ǵ đẹp ḷng Ngài hơn và vinh danh Ngài hơn là việc con người nhận biết Ngài, tin tưởng Ngài và phó ḿnh cho Ngài!

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, www.thoidiemmaria.net)

 

PHÚC CHO NGƯỜI

KHÔNG THẤY MÀ TIN

 

Trần Mỹ Duyệt

 

  

Một điều làm an ủi chúng ta, những Kitô hữu sống cách xa Chúa Cứu Thế cả hơn 2000 năm. Đó là lời chúc phúc mà Chúa đă nói với Tôma, một Tông Đồ vốn được tiếng là cứng đầu, hay thắc mắc và lư sư: “Tôma v́ con thấy nên con tin. Nhưng phúc cho những ai không thấy mà tin” (Gio 20:29).

 

Tôma với đầu óc lư luận và nghiêng về thực dụng, đối với Oâng tất cả những ǵ Chúa Giêsu nói và làm đều phải được kiểm chứng rơ ràng. Thí dụ, việc Chúa sống lại và hiện ra mà Tông Đồ khác đă kể lại cho Oâng nghe. Oâng không những không muốn tin mà c̣n tỏ vẻ rất mực hoài nghi. Theo Oâng, muốn tin như vậy th́ điều ấy phải có cơ sở rơ ràng, và đối với Oâng v́ vốn đặt năng về giá trị thực nghiệm, nên ông muốn ḿnh ít nhất là phải xỏ được ngón tay vào dấu đinh Chúa, và thọc bàn tay vào vết đâm cạnh sườn của Chúa: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người. Nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi không tin” (Gio 20:25. Nhưng chúng ta phải cảm ơn Chúa Giêsu đă chấp nhận thách đố của Tôma, và cũng phải cảm ơn Tôma, v́ chính Oâng đă góp phần kiện toàn niềm tin của chúng ta. Chính Tôma đă là một người làm lợi cho niềm tin của tất cả những ai sau khi Chúa về trời rồi mà c̣n tin nhận và bước theo Ngài.

 

Theo quan niệm b́nh thường, th́ tin là đặt sự xác tín vào điều ǵ ḿnh không thấy. Thí dụ, tôi tin vào sự hiểu biết và kiến thức của anh, của chị nên tôi chấp nhận cho là thật điều anh, chị đă nói hay kể cho tôi nghe. Hoặc tôi đặt niềm thành tín của tôi vào anh, vào chị mà cho anh hay chị mượn 1000 hay 100 đồng. Nhưng đây chỉ là sự tin tưởng và trao đổi theo nghĩa của luân lư và đạo đức xă hội. C̣n khi nói là tôi tin có Thiên Chúa, có Thiên Đàng, hỏa ngục, có sự sống đời đời th́ niềm xác tín này không c̣n nằm trong chiều kích lư trí hay t́nh cảm, mà phải được hướng dẫn và soi động bởi ánh sáng siêu nhiên mà ta gọi là ơn Đức Tin. Do đó, khi Chúa Giêsu nói với Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Gio 20:29 là sự tin tưởng ấy ở vào trường hợp Đức Tin. V́ rằng những ai tin theo Chúa Giêsu sau này đều không có cơ hội và bằng chứng dựa trên những kinh nghiệm cụ thể về Chúa Giêsu nữa, mà phải tin nhận vào những lời chứng của các Tông Đồ là những người đă thấy và tin Chúa như Tôma.

  

Tôma với lối lư luận thực tiễn và mang dấu chứng của khoa học thực nghiệm, Oâng có thể đại diện cho những người theo trường phái khoa học thực nghiệm sau này. Bởi v́ rằng Oâng muốn chứng minh được điều ḿnh muốn tin là có thật. Điều này xẩy ra khi Oâng trả lời các Tông Đồ về sự xuất hiện của Chúa Giêsu, Oâng hoàn toàn đóng vai là một người nghi ngờ và muốn kiểm chứng (x Gio 20:24-29). Tuy nhiên, khi Oâng đă cảm được, và đă nghiệm được điều Oâng t́m kiếm, th́ lập tức Oâng tin nhận. Cũng Thánh kư Gioan đă ghi lời xác nhận đầy xúc động và thành tín của Tôma sau khi đă được thấy Chúa, đă được xỏ ngón tay vào dấu đanh và chạm bàn tay vào cạnh sườn Người: “Lậy Chúa tôi, lậy Thiên Chúa của tôi” (Gio 20:28). Phải chăng đó là một phản ứng thực tế của niềm tin sau khi đă được kiểm chứng của Tôma, và tương tự như thế, Chúa Giêsu cũng muốn mọi người tin nhận và yêu mến Ngài mặc dù không thấy Ngài. V́ tất cả chúng ta, chưa một lần nh́n thấy Chúa, chưa một lần động chạm tới Chúa, nhưng vẫn tin rằng Ngài có đó, và đang hiện diện trong cuộc đời ḿnh.

 

Tôma chỉ mong t́m được điều kiện để Oâng tin và kiên định niềm tin của ḿnh. Oâng không phải là người lư sự cùn, hay thuộc thành phần ngông cuồng muốn định nghĩa và phân tích Thiên Chúa. Sau này dưới cái nh́n của khoa học, Pascal Blaise (1623-1662) nhà toán học và triết học của Pháp cũng đă xác nhận: “Khoa học nông cạn làm ta xa Chúa. Khoa học tinh thông làm ta gần Chúa”. Do đó, những ai tưởng và cho rằng ḿnh có thể cho Thiên Chúa một định nghĩa hay phân tích, đo đếm được Ngài là những người sai lầm lớn lao về trí tuệ và tư tưởng. Nên ngay việc tin nhận Chúa phục sinh, sống lại và hiện ra với các Tông Đồ, chúng ta cũng chỉ tin vào thế giá của Thiên Chúa, và vào Thánh Kinh, chứ thực tế chúng ta không thể chứng minh được bằng khoa học, hay lư luận được bằng triết học. Vậy câu hỏi được đặt ra là chúng ta phải làm ǵ để dung ḥa niềm tin và những thăc mắc về trí tuệ ấy?

 

Theo Pascal đă nhận xét và phát biểu, th́ một điều chắc chắn là khoa học không thể phân tích và định nghĩa được Thiên Chúa, nhưng khoa học lại có thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài. Điều này rất cần thiết cho tất cả chúng ta. Chính v́ thế, Chúa Giêsu đă nói với Tôma và qua Oâng đă nói với chúng ta: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là thế. Thực vậy, làm sao ta có thể thấy Thiên Chúa? Làm sao trí óc ta có thể đo lường được Ngài? Bài học Thánh Aâugustine khi cố gắng suy về Thiên Chúa Ba Ngôi đă được thiên thần Chúa sửa lưng cho bằng cách hiện h́nh thành một em bé muốn tát nước biển vào một lỗ cáy bằng chiếc vỏ ṣ. Aâugustine đă bảo em bé là làm một chuyện điên rồ, nhưng đă được em bé ấy cho biết cái ư nghĩ kiêu căng đang muốn phân tích Thiên Chúa của Aâugustine c̣n điên rồ và thiếu thực tế hơn.

 

Tóm lại, tuy không được thấy Chúa, không được đụng chạm, và nghe tiếng Ngài, nhưng ngược lại, chúng ta vẫn có thể nh́n thấy Ngài, cảm được Ngài, sờ thấy Ngài như Tôma xưa qua những công tŕnh sáng tạo, những kỳ công của Ngài, và ngay cả chúng ta nữa - một kỳ công tuyệt vời - của t́nh Ngài yêu thương. V́ tất cả vũ trụ này, tất cả con người chúng ta đây đều được tạo dựng qua bàn tay quyền năng và đầy t́nh thương của Thiên Chúa. Do đó, nếu không thấy Ngài, chúng ta cũng có thể biết được Ngài hiện diện quanh ta qua h́nh bóng của Ngài là chính chúng ta và vũ trụ, trăng sao này vậy. Và đây cũng là điều mà Chúa đ̣i hỏi nơi mỗi người chúng ta để được gọi là những người có phúc, v́ “không thấy mà tin”.

 

 

 

“Phép lạ này… đă biến đổi định mệnh của nhân loại”

 

(Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II cho Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương, CN II Phục Sinh, 2001)

 

Ngày 30/4/2000, ĐTC Gioan Phaolô II đă phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, người Balan, vị tông đồ T́nh Thương Chúa. Trong dịp này, Ngài cũng đă tỏ ư muốn chính thức lấy ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh làm Ngày Kính Chúa T́nh Thương, như Chúa Giêsu đă yêu cầu chị nữ tu làm điều này. Và ư muốn của Ngài đă được Thánh Bộ Phụng Tự và Qui Luật Bí Tích chính thức thông bào cho Giáo Hội hoàn vũ qua thông báo ngày 5/5/2000. Sau đây là bài giảng của ĐTC đầu tiên cho Lễ Chúa T́nh Thương này vào Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, 22/4/2001.

 

1.-        “Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống; Ta đă chết, mà này Ta đang sống muôn đời” (Rev 1:17-18).

 

Chúng ta đă nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai được trích từ Sách Khải Huyền. Những lời ấy mời gọi chúng ta hăy nh́n lên Chúa Kitô để cảm nghiệm được sự hiện diện an toàn của Người. Đấng Phục Sinh lập lại lời “Đừng sợ!” với mỗi một người, dù thân phận họ ra sao, cho dù có bị thê thảm và rắc rối nhất. Ta đă chết trên Thập Giá, nhưng nay “Ta đang sống muôn đời”; “Ta là nguyên thủy và là cùng tận, là Đấng đang sống”.

 

“Nguyên Thủy” tức là nguồn gốc của hết mọi hữu thể và là hoa trái đầu mùa của việc tân tạo; “Cùng Tận” là thời điểm vĩnh viễn kết thúc lịch sử; “Đấng đang sống” là nguồn mạch vô tận của sự sống đă vĩnh viễn chiến thắng sự chết. Nơi Đấng Thiên Sai, tử giá và phục sinh, chúng ta nhận thấy những dấu vết của một Con Chiên bị hiến tế trên đồi Gôngôta, Đấng xin ơn thứ tha cho các kẻ hành h́nh Người và mở cửa trời cho các tội nhân thống hối; chúng ta thoáng nh́n thấy dung nhan của một Vị Vua bất tử, Đấng giờ đây nắm trong tay “ch́a khóa của Sự Chết và Âm Phủ” (Rev 1:18).

 

2.-        “Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa tốt lành; v́ t́nh Ngài xót thương muôn đời bền vững!” (Ps 117:1).

 

Chúng ta hăy cùng với Tác Giả Thánh Vịnh than lên câu chúng ta đă họa lại trong Bài Đáp Ca: T́nh Ngài xót thương muôn đời bền vững! Để hoàn toàn hiểu được chân lư của những lời này, chúng ta hăy theo phụng vụ đến tận tâm điểm của biến cố cứu độ, một biến cố liên kết Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô với đời sống của chúng ta cũng như với lịch sử của thế giới. Phép lạ này của t́nh thương đă biến đổi tận gốc định mệnh của nhân loại. Đó là một phép lạ tỏ ra cho thấy trọn vẹn t́nh yêu của Chúa Cha, Đấng v́ phần rỗi của chúng ta đă nhất định thực hiện việc hy tế Người Con Duy Nhất của ḿnh.

 

Nơi Đức Kitô ô nhục và khổ đau, những người tín hữu, cũng như những ai vô tín ngưỡng cũng có thể ca ngợi, một mối liên kết lạ lùng ngoài sức tượng tượng, ràng buộc Người với thân phận nhân loại chúng ta. Thập Giá, ngay cả sau Cuộc Phục Sinh của Con Thiên Chúa, “đă nói và không thôi nói về Thiên Chúa Cha, Đấng tuyệt đối trung thành với t́nh yêu muôn thuở của Ngài đối với con người… T́n tưởng vào t́nh yêu này tức là tin tưởng vào t́nh thương” (Thông Điệp Dives in Mesericordia Giầu Ḷng Xót Thương, đoạn 7).

 

Chúng ta hăy cám ơn Chúa về t́nh Ngài yêu thương, một mối t́nh mạnh hơn sự chết và tội lỗi. T́nh yêu này được thể hiện và thực hiện như t́nh thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, và thúc đẩy mọi người đáp lại bằng cách “xót thương” Đấng Tử Giá. Không phải hay sao, chương tŕnh sống của hết mọi người đă lănh nhận Phép Rửa, cũng như của toàn thể Giáo Hội, đó là theo gương Chúa Giêsu yêu mến Thiên Chúa cũng như yêu thương nhau, cho dù là “kẻ thù” của ḿnh?

 

3.-        Với những cảm thức này, chúng ta cử hành Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, một Chúa Nhật từ năm ngoái, năm Đại Hỷ, cũng đă được gọi là “Chúa Nhật Chúa T́nh Thương”. Anh chị em thân mến, Tôi hết sức vui mừng có thể được cùng với tất cả anh chị em là những người hành hương và tín hữu đến từ các quốc gia để cùng nhau tưởng niệm một năm sau biến cố phong thánh cho Thánh Faustina Kowalska, vị chứng nhân và là sứ giả của t́nh yêu nhân hậu Chúa Giêsu. Việc tuyên phong lên bàn thờ cho một nữ tu khiêm hạ này, một nữ tử của đất nước Tôi, không phải là món quà tặng cho Balan mà là cho tất cả nhân loại. Thật vậy, sứ điệp chị truyền đạt là một giải đáp thích hợp và quyết liệt Thiên Chúa muốn cống hiến cho những vấn nạn và mong đợi của con người trong thời đại của chúng ta đây, một thời đại bị đánh dấu bằng những thảm trạng kinh hoàng. Chúa Giêsu ngày kia đă nói với Thánh Faustina rằng: “Nhân loại sẽ không bao giờ t́m thấy ḥa b́nh, cho đến khi họ tin tưởng quay về với Ḷng Thương Xót Chúa” (Diary, trang 132). Ḷng Thương Xót Chúa! Đó là quà tặng Lễ Phục Sinh Giáo Hội đă nhận được từ Chúa Kitô phục sinh để cống hiến cho loài người vào lúc rạng động của một thiên kỷ.

 

4.-        Phúc Âm vừa được công bố giúp chúng ta hiểu được trọn vẹn ư nghĩa và giá trị của quà tặng này. Thánh Kư Gioan làm cho chúng ta tham dự vào nỗi xúc động nơi các Tông Đồ khi các vị gặp Chúa Kitô sau khi Người Phục Sinh. Chúng ta chú ư đến cử chỉ của Vị Tôn Sư này, Đấng truyền đạt cho những người môn đệ đang bàng hoàng sợ hăi sứ vụ làm thừa tác viên của Ḷng Thương Xót Chúa. Người tỏ cho các vị thấy đôi tay và cạnh sườn c̣n mang những dấu tích Khổ Nạn của Người mà nói cùng các vị: “Như Cha đă sai Thày thế nào Thày cũng sai các con như vậy” (Jn 20:21). Ngay sau đó, “Người đă thở hơi trên họ mà phán: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai th́ tội họ được tha; các con cầm tội ai th́ tội họ bị cầm lại’” (Jn 20:22-23). Chúa Giêsu đă kư thác cho các vị tặng ân “thứ tha tội lỗi”, một tặng ân phát xuất từ những thương tích nơi tay chân của Người, nhất là từ cạnh sườn bị đâm của Người. Từ đó, một triều sóng t́nh thương đă tuôn ra cho toàn thể nhân loại.

 

Chúng ta hăy sống lại giây phút ấy bằng cả một tinh thần hết sức thiết tha. Hôm nay đây Chúa Giêsu cũng tỏ cho chúng ta thấy những vết thương vinh hiển của Người cùng với trái tim của Người, một nguồn mạch vô tận của ánh sáng và chân lư, của yêu thương và tha thứ.

 

5.-        Trái Tim Chúa Kitô! “Thánh Tâm” của Người đă ban cho con người hết mọi sự: ơn cứu chuộc, ơn cứu độ, ơn thánh hóa. Thánh Faustina Kowalska đă thấy phát ra từ Trái Tim Người tuôn đổ một yêu dạt dào hai tia sáng chiếu soi thế giới. “Hai tia sáng”, theo những ǵ Chúa Giêsu đă nói với chị, “tiêu biểu cho máu và nước” (Diary trang 132). Máu gợi lại hy tế Gôngôta và mầu nhiệm Thánh Thể; nước, theo tính cách tiêu biểu phong phú của Thánh Kư Gioan, làm cho chúng ta nghĩ đến Phép Rửa và Tặng Ân Thánh Linh (x Jn 3:5; 4:14).

 

Qua mầu nhiệm của trái tim bị thương tích này, triều sóng phục hồi của t́nh yêu nhân hậu Thiên Chúa tiếp tục lan tràn trên những con người nam nữ của thời đại chúng ta. Chỉ có ở đây những ai mong ước hạnh phúc chân thật và bền bỉ mới t́m được bí quyết của nó.

 

6.-        “Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa”. Lời cầu nguyện này, lời cầu nguyện được rất nhiều tâm hồn đạo đức yêu chuộng, rơ ràng nói lên cho chúng con thấy thái độ chúng con cần phải phó ḿnh vào tay Chúa, Ôi Chúa, Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng con.

 

Chúa thiết tha muốn được mến yêu và những ai thông cảm nhận được những nỗi ḷng của trái tim Chúa sẽ biết cách xây dựng một thứ văn minh yêu thương. Một cử chỉ phó thác chân thành đă đủ thắng vượt những ngăng trở của bóng tối và sầu thương, của ngờ vực và thất vọng chán chường. Những tia sáng của ḷng thương xót Chúa phục hồi niềm hy vọng một cách đặc biệt cho những ai cảm thấy bị đè nén bởi gánh nặng tội lỗi.

 

Hỡi Maria, Mẹ của T́nh Thương, xin giúp chúng con luôn tin tưởng vào Con Mẹ, Đấng Cứu Chuộc của chúng con. Xin Thánh Faustina là Vị chúng tôi đặc biệt nhớ đến trong ngày hôm nay đây, cũng trợ giúp chúng tôi nữa. Nh́n ngắm dung nhan của Đấng Cứu Thế thần linh một cách yếu ớt, chúng tôi xin cùng với thánh nữ lập lại rằng “Lạy Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa”. Khi nay và cho đến muôn đời. Amen.

 

CUỘC TÂN TẠO TRONG CHÚA KITÔ

(Bài giảng của Thánh giám mục Âu Quốc Tinh: Sermo 8 in octava Paschae 1, 4: PL 46: 838-841)

Tôi nói cùng những anh em mới được tái sinh trong Phép Rửa, những người con nhỏ của tôi trong Chúa Kitô, anh em là con cái mới của Giáo Hội, là tặng ân của Chúa Cha, là dấu chứng tỏ sinh lực dồi dào của Giáo Hội. Tất cả thành phần anh em đứng vững trong Chúa là một hạt giống thánh thiện, một đàn ong mới, là chính hương hoa thừa tác vụ của chúng tôi và là hoa trái do công khó của chúng tôi, là niềm vui và vinh dự của chúng tôi. Tôi xin nói với anh em những lời của Vị Tông Đồ là: Hăy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo xác thịt cùng với những ước muốn của nó, để anh em được mặc lấy sự sống của Đấng anh em đă được mặc lấy trong bí tích này. Tất cả anh em đă được mặc lấy Chúa Kitô qua việc anh em đă lạnh nhận phép rửa trong Người. Không c̣n Do Thái hay Hy Lạp; không c̣n nô lệ hay tự do; không c̣n nam hay nữ; tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Giêsu Kitô.

Quyền năng của bí tích này là như thế: đó là bí tích của sự sống mới được bắt đầu ngay trên trần gian này, bằng ơn thứ tha tất cả mọi tội lỗi đă qua, và được nên trọn trong cuộc phục sinh của kẻ chết. Anh em đă được mai táng trong sự chết với Chúa Kitô nơi phép rửa, để như Chúa Kitô đă sống lại từ trong kẻ chết thế nào, anh em cũng được sống sự sống mới như vậy.

Giờ đây anh em đang bước đi với đức tin, trong khi anh em c̣n lữ hành trong một thân xác hữu tử cách xa Chúa; thế nhưng, Đấng anh em tiến tới cùng Người chính là đường lối vững vàng và chắc chắn cho anh em, ở chỗ, Chúa Giêsu Kitô v́ chúng ta đă trở nên một con người. V́ tất cả những ai kính sợ Người là họ chất chứa một hạnh phúc sung măn, một hạnh phúc Người sẽ tỏ ra cho những ai hy vọng nơi Người, làm cho nó nên trọn khi chúng ta đạt tới một thực tại mà giờ đây chúng ta có thể chiếm hữu nó trong hy vọng.

Đây là ngày thứ tám của cuộc anh em tái sinh. Hôm nay nên trọn nơi anh em dấu hiệu đức tin được tiên báo trong Cựu Ước về việc cắt b́ xác thịt vào ngày thứ tám sau khi sinh. Khi Chúa từ cơi chết sống lại, Người đă lột bỏ tính chất chết chóc của xác thịt; thân xác phục sinh của Người cũng là thân xác cũ, nhưng thân xác ấy không c̣n bị chết nữa. Bằng việc sống lại của ḿnh, Người đă thánh hóa Chúa Nhật hay ngày của Chúa. Mặc dầu là ngày thứ ba sau cuộc khổ nạn của Người, ngày này là ngày thứ tám sau Ngày Hưu Lễ, và như thế cũng là ngày thứ nhất trong tuần.

Bởi vậy, mặc dầu chưa hiện thực, niềm hy vọng phục sinh của anh em là một điều vững vàng và chắc chắn, v́ anh em đă lănh nhận bí tích hay dấu hiệu của thực tại này, cũng như đă được ban cho bảo chứng Thần Linh. Thế nên, nếu anh em đă sống lại với Chúa Kitô, anh em hăy t́m những sự trên cao, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Hăy hướng ḷng anh em về những sự trên trời, chứ đừng hướng chiều về những sự dưới đất. V́ anh em đă chết và sự sống của anh em đă được ẩn dấu với Chúa Kitô trong Thiên Chúa. Khi Chúa Kitô là sự sống của anh em xuất hiện th́ cả anh em nữa cũng được xuất hiện với Người trong vinh quang.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 519-520)

 

L̉NG CHÚA THƯƠNG XÓT

Trần Mỹ Duyệt



Thiên Chúa có thật sự thương yêu con người không. Nếu có sao Ngài lại dựng lên sự dữ. Vấn nạn này cho đến nay vẫn là một thắc mắc không có câu trả lời đối với nhiều Kitô hữu.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi cuộc tấn công vào hai ṭa cao ốc của trung tâm thương mại New York xẩy ra, nhiều người đă cho rằng không có Thiên Chúa, và nếu có th́ Ngài vẫn ở dưới sự khống chế của sự dữ. V́ nếu Ngài có mặt và thật sự thương yêu con người, th́ làm sao lại có thể để một sự dữ lớn lao như thế xẩy ra. Rồi cơn sóng thần dữ dội ngày 26 tháng 12 năm 2004, lại một lần nữa cuốn trôi hằng trăm ngàn mạng người, gây cảnh màn trời, chiếu đất cho hằng triệu nạn nhân, mà phần lớn đều là những người nghèo khổ, đơn sơ và chân thật. Trước những hiện tượng như thế, đức tin của nhiều người thật sự đă bị chao đảo. Không những không tin vào ḷng thương xót của Thiên Chúa, mà c̣n nghi ngờ sự hiện diện của Ngài nữa. Làm sao Chúa có mặt mà để những sự dữ như thế xẩy ra. Ḷng nhân từ của Ngài ở đâu? T́nh thương của Ngài ở đâu?

Phần Ngài, Thiên Chúa vẫn cứ bảo rằng Ngài là Thiên Chúa nhân lành: “Hăy học cùng ta, v́ ta hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11:29). Dụ ngôn người cha mở rộng ṿng tay đón tiếp đứa con hoang đàng trở về là h́nh bóng ḷng nhân lành của Thiên Chúa. Một vị Thiên Chúa rộng ḷng thương, không hề đoán xét và luận xử dù người thiếu phụ bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại t́nh. Nhất là Ngài c̣n khẳng định với mọi người rằng: “Tóc trên đầu chúng con cũng đă được đếm hết” (Mt 10:30). Thế mà sự dữ vẫn cứ xẩy ra, người hiền lương vẫn bị hăm hại, kẻ thật thà vẫn bị lợi dụng. Người lành vẫn gặp xui xẻo đủ điều, kẻ gian ác lại sống trong nhung lụa, may mắn. Như vậy th́ ḷng thương xót và sự nhân từ của Chúa ở đâu?!

Nếu chỉ dựa vào lư trí để suy đoán và đo lường t́nh thương của Thiên Chúa, rơ ràng con người đă làm một hành động kiêu căng và rồ rại. Chúng ta cũng sẽ giống như Evà xưa trong vườn Địa Đàng, muốn biết lành biết dữ và muốn bằng Thiên Chúa. Cũng như nhân loại xưa trong thời kỳ hậu Noe, họ muốn xây cho ḿnh một tháp Baben cao tận trời xanh. Và như Augustine, muốn dùng trí tuệ của ḿnh để khám phá ra sự cao siêu mầu nhiệm của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tóm lại, để hiểu thế nào về t́nh yêu Thiên Chúa, con người nên nh́n thẳng vào Chúa Giêsu như tấm gương phản chiếu cách thức đo lường, và tiếp nhận t́nh yêu ấy.

Chúa Giêsu đă bị nhục nhă, nghèo hèn trong ngày Ngài hạ sinh nơi hang đá ngoài thành Belem. Ngài đă sống nghèo và lam lũ với nghề thợ mộc trong mái nhà Nagiareth. Ngài đă bị nghiền nát trong cơn hấp hối tại vườn Cây Dầu. Ngài đă bị đánh đ̣n, cười nhạo thâu đêm tại dinh tổng trấn Philatô. Ngài đă quị ngă trên đường lên núi Sọ với sức nặng của cây thập giá. Và Ngài đă bị đóng đinh, chết treo trên đó. Ngài chịu thiệt tḥi, tủi nhục, và đau đớn như thế mà không một lời thở than, mặc dù bản tính nhân loại Ngài cảm thấy như chính Chúa Cha cũng đă bỏ Ngài: “Lậy Chúa tôi. Lậy Chúa tôi. Sao Chúa bỏ tôi” (Mt 27:46). Thế nhưng Ngài vẫn im lặng, một sự im lặng hoàn toàn tùng phục cho đến chết: “Lậy Cha. Con xin phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46).

Nhưng Thiên Chúa đă không để chết chóc, nhục nhă, bất công thắng nổi Ngài. Và tử thần cũng không khống chế được Ngài. Chúa Cha đă phục sinh Ngài từ cơi chết, và để Ngài đem lại sức sống mới cho toàn thể nhân loại. Để qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa bày tỏ t́nh yêu Ngài cho con người. Đó là ư nghĩa tại sao Chúa Giêsu lại xin Thánh Nữ Faustila vận động để Giáo Hội chọn Chúa Nhật 2 sau phục sinh để kính ḷng thương xót của Ngài. Thiên Chúa muốn con người thời đại ngày nay hăy nh́n vào tận cùng những giá trị của ḷng thương xót Ngài để khám ra t́nh Ngài giữa muôn vàn đau khổ, bất công và thử thách. Bởi Ngài biết rằng chúng ta đang bị trầm luân giữa bao đau khổ không phải do ma quỉ gây ra, mà do chính ḷng dạ con người đă gây ra cho nhau.

Đau khổ và sự chết đă không làm ǵ được Chúa Giêsu. Qua tầm nh́n ấy, đau khổ, nhục nhă, nghèo túng, bệnh tật và cả sự chết cũng sẽ không làm ǵ được đối với những ai tin nhận vào Ngài. Đó là lời giải thích căn bản cho những cái mà con người gọi là bất công, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói và chết chóc. Ngày nay, trước những thử thách, đau khổ, bất công, bệnh tật, nghèo túng, và cả sự chết nữa, nếu chúng ta có hỏi Ngài câu hỏi tại sao. Và làm thế nào Ngài có thể minh chứng được t́nh thương Ngài trong những t́nh huống như thế, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được một sự “im lặng” như Ngài đă im lặng trước những bất công, vô lư xẩy đến cho chính Ngài. Tóm lại, chúng ta phải nh́n tất cả những sự việc xẩy ra chung quanh cuộc sống bằng cặp mắt phục sinh của Chúa Giêsu th́ mới khám phá ra được đâu là t́nh yêu Thiên Chúa, và ḷng xót thương của Ngài. Điều này, Chúa Giêsu cũng đă giải thích cho 2 môn đệ làng Emau: “Chớ th́ Đức Kitô chẳng phải chịu khổ nạn như thế trước khi tiến vào vinh quang sao” (Lc 24:26). Và nếu không, th́ làm sao nên trọn những lời Kinh Thánh đă nói về Ngài.

Ḷng thương xót Chúa thực ra không cần phải giải thích. Thiên Chúa cũng không cần phải nói rằng Ngài thương yêu con người. Chúng ta chỉ cần nh́n lên bầu trời trăng sao. Nh́n lên ṿm trời cao xanh. Ném tầm nh́n vào đại dương mệnh mông, vào núi đồi trùng điệp. Hoặc chúng ta hăy nh́n vào chính con người ḿnh. Từng ấy nếu chưa đủ để trả lời cho chúng ta về quan pḥng, về t́nh yêu, và về ḷng thương xót bao la của Thiên Chúa, th́ hăy nh́n lên Đức Kitô trên thập giá. Ở đó, Ngài sẽ dậy chúng ta biết khám phá ra mầu nhiệm t́nh yêu và sự sống đang tiềm ẩn trong những vất vả, đau khổ và đôi khi nghiệt ngă của kiếp người, và để chúng ta biết đón nhận và cám ơn ḷng thương xót của Thiên Chúa.