Chúa Nhật

Ngày 10/4: Thánh Ezekiel

Là một tiên tri của dân Do Thái trong thời lưu đầy ở Babylon.

Tiên tri được bảo phải viết một cuốn Sách Thánh mang tên của ông.

 



CHÚA NHẬT III PHỤC SINH



BÀI ĐỌC I: Act 2:14, 22-28

“Không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong cơi chết”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: “Hỡi các người Do Thái và tất cả những ai ở Giêrusalem, xin hăy biết điều nầy và lắng nghe lời tôi: Hỡi những người Israel, hăy nghe những lời nầy: Đức Giêsu Nagiarét là người đă được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đă dùng Người để thực hiện giữa anh em như chính anh em đă biết, theo như Thiên Chúa đă định và biết trước, Người đă bị nộp và anh em đă dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ găy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đă giải thoát Người khỏi những đau khổ của cơi chết mà cho Người phục sinh, v́ không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó”. V́ chưng Đavít đă nói về Người rằng: “Tôi hằng chiêm ngưỡng Chúa trước mặt tôi, v́ Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. V́ thế, ḷng tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy trông: v́ Chúa không để linh hồn tôi trong cơi chết, và không để Đấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát. Chúa đă cho tôi biết con đường sự sống và cho tôi đầy hân hoan tận hưởng nhan thánh Chúa”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa sẽ chỉ cho tôi biết đường lối trường sinh.

1.      Xin bảo toàn tôi, lạy Chúa, v́ tôi t́m nương tựa Chúa, tôi thưa cùng Chúa: “Ngài là Chúa tể tôi, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của tôi, chính Ngài nắm giữ vận mạng của tôi”.

2.      Tôi chúc tụng Chúa v́ đă ban cho tôi lời khuyên bảo, đó là điều ḷng tôi tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Tôi luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt tôi, v́ Chúa ngự bên hữu tôi, tôi sẽ không nao núng.

3.      Bởi thế ḷng tôi vui mừng và linh hồn tôi hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của tôi cũng nằm nghỉ an toàn, v́ Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn tôi trong âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát.

4.      Chúa sẽ chỉ cho tôi biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!


BÀI ĐỌC II: 1 Petr 1:17-21

“Anh em được cứu độ bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, nếu anh em gọi Người là Cha, Đấng không thiên vị ai khi xét đoán mỗi người theo việc họ làm, th́ anh em hăy sống trong sự kính sợ suốt thời anh em c̣n lưu trên đất khách. Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đă được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tỳ ố. Người đă được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết v́ anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho Người sống lại từ cơi chết, và ban vinh quang cho Người, để anh em đặt cả ḷng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng tôi những lời Thánh Kinh; xin làm cho tâm hồn chúng tôi sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng tôi. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 24:13-35

“Hai ông đă nhận ra Người lúc bẻ bánh”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêruasalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ư kiến với nhau, th́ chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người, Người hỏi: “Các ông có truyện ǵ vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bă vậy”? Một người tên là Clêophas trả lời: “Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay”. Chúa hỏi: “Việc ǵ thế”? Các ông thưa: “Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nagiarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lănh của chúng ta đă bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đă xảy ra nay đă đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đă làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đă thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đă nói; c̣n Người th́ họ không gặp”. Bấy giờ Người bảo họ: “Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đă nói! Chớ th́ Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao”? Đoạn Người bắt đầu từ Môisen đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, v́ trời đă về chiều, và ngày sắp tàn”. Người liền vào với các ông. Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: “Phải chăng ḷng chúng ta đă chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư”? Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: “Thật Chúa đă sống lại, và đă hiện ra với Simon”. Hai ông cũng thuật lại các việc đă xảy ra dọc đường và hai ông đă nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Phúc Âm của Chúa.

 

CHIA SẺ LỜI CHÚA

 

 

“Ḷng chúng ta đă chẳng cảm thấy bừng nóng lên hay sao?”

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa chủ đề “Thày là sự sống lại”

 

Hôm nay là Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh. Phụng Vụ Lời Chúa của cả ba chu kỳ A, B, C vẫn c̣n theo chủ đề “Thày là sự sống lại”. Bởi v́, Phúc Âm của cả ba chu kỳ vẫn c̣n thuật lại việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với thành phần môn đệ của Người. Tuy nhiên, nếu hai tuần trước, cả ba chu kỳ chỉ có một bài Phúc Âm duy nhất giống nhau theo Thánh Gioan, th́ tuần này, mỗi chu kỳ thuật lại một biến cố hiện ra khác nhau của Chúa Giêsu. Ở chu kỳ Năm A, Phúc Âm theo Thánh Luca thuật lại biến cố Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ đang đi về làng Emmau. Ở chu kỳ Năm B, cũng cùng đoạn Phúc Âm Thánh Luca như trong chu kỳ Năm A, song thuật tiếp biến cố Chúa Giêsu hiện ra với chung 11 vị tông đồ sau khi hai môn đệ được Chúa hiện ra trên đường đi Emmau trở về thuật lại việc họ đă gặp Chúa. Chu kỳ Năm C lại không theo Phúc Âm Thánh Luca là Phúc Âm chính của chu kỳ của ḿnh, chẳng hạn như một trong hai bài Phúc Âm Thánh Luca được đọc trong chu kỳ Năm A và B của chính ngày Chúa Nhật hôm nay, mà lại theo Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn tŕnh thuật về biến cố Chúa Giêsu hiện ra với 7 vị tông đồ trên bờ biển hồ Tibêria. Như thế chúng ta thấy Giáo Hội cố ư muốn cho con cái ḿnh thấy được hết những lần Chúa Giêsu hiện ra sau khi Người phục sinh từ trong cơi chết.

 

Thật ra, trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Giáo Hội đă cho đọc thứ tự những lần Chúa Giêsu hiện ra sau khi Người từ trong cơi chết sống lại rồi. Ngày Thứ Hai, Phúc Âm theo Thánh Mathêu về việc Người hiện ra với các phụ nữ đang trên đường chạy về báo tin cho các tông đồ, (cũng là bài Phúc Âm cho Lễ Vọng Chúa Nhật Phục Sinh của chu kỳ Năm A). Ngày Thứ Ba, Phúc Âm theo Thánh Gioan về việc Người hiện ra với riêng Mai-Đệ-Liên đang khóc t́m Chúa ngoài mộ, (chắc chị muốn một ḿnh ở lại ngoài mồ để t́m Chúa nên không cùng với các bà khác chạy về báo tin cho các tông đồ). Ngày Thứ Tư, Phúc Âm theo Thánh Luca về việc Người hiện ra với hai môn đệ đi về làng Emmau, (cũng là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh chu kỳ Năm A). Ngày Thứ Năm, Phúc Âm theo Thánh Luca thuật tiếp về việc Chúa Giêsu hiện ra với các vị tông đồ trong khi các vị được hai môn đệ đi Emmau về thuật lại cho biết, (cũng là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh chu kỳ Năm B). Ngày Thứ Sáu, Phúc Âm theo Thánh Gioan về việc Chúa Giêsu hiện ra với 7 tông đồ trên bờ biển hồ Tibêria, (cũng là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh chu kỳ Năm C). Ngày Thứ Bảy, Phúc Âm theo Thánh Marcô, đoạn Phúc Âm tổng liệt kê thứ tự những lần Chúa Giêsu hiện ra (như đă được lần lượt thuật lại ở những ngày trước trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh), với Mai-Đệ-Liên, với hai môn đệ đi Emmau và với các tông đồ. Ngày Thứ Tám, Phúc Âm theo Thánh Gioan về việc Chúa Giêsu hiện ra “một tuần sau” để chứng tỏ cho tông đồ Tôma thấy rằng Người đă thực sự sống lại, như các tông đồ khác đă thấy trong lần Người hiện ra với các vị ấy vào “ngày thứ nhất trong tuần”, và các vị ấy đă thuật lại cho Tôma hay, song Tôma không chịu tin, (cũng là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh cho cả ba chu kỳ A, B và C).  

 

Nếu tuần tới, Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh, không c̣n bài Phúc Âm nào nói đến việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra nữa, mà là những bài Phúc Âm liên quan đến chủ đề “Thày là Sự Sống”, th́ Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật này cần phải bao gồm những bài Phúc Âm liên quan đến các lần Chúa Giêsu hiện ra c̣n lại, những lần hiện ra chưa được đọc trong các Chúa Nhật của Mùa Phục Sinh trước đây. Vẫn biết việc Chúa Giêsu hiện ra được thuật lại trong ba bài Phúc Âm tuần này, theo thứ tự thời gian, như trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh cho thấy, xẩy ra trước việc Chúa Giêsu hiện ra “một tuần sau” để tỏ ḿnh cho tông đồ Tôma, trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật II Phục Sinh tuần trước, nhưng v́ bài Phúc Âm “một tuần sau” tuần trước đó lại rơi vào đúng thời điểm “một tuần sau” của ḿnh theo thời gian phụng vụ, nên cần phải đọc trước bài Phúc Âm tuần này. Bởi thế, chúng ta cũng không thấy Giáo Hội lấy bài Phúc Âm của Thánh Gioan được mở đầu bằng câu “vào ngày thứ nhất trong tuần” cho chính ngày Chúa Nhật Phục Sinh. V́ đoạn Phúc Âm “vào ngày thứ nhất trong tuần” này có liên quan hết sức mật thiết với đoạn Phúc Âm “một tuần sau”, nên Giáo Hội đă cho đọc cả hai đoạn Phúc Âm dính dáng với nhau này chung trong Chúa Nhật II Phục Sinh ở cả ba chu kỳ A, B và C.

 

Ư Nghĩa của Dấu Hiệu Bẻ Bánh trong lần Tỏ Ḿnh cho hai môn đệ đi Emmau

 

Trong tŕnh thuật Phúc Âm của Thánh Luca về hai môn đệ về làng Emmau cho Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh hôm nay, chúng ta thấy dấu hiệu chính yếu Chúa Giêsu Phục Sinh sử dụng để tỏ ḿnh ra cho các vị này là việc Người bẻ bánh. Thế nhưng, nếu việc bẻ bánh và lúc bẻ bánh là việc và là lúc tuyệt đỉnh của việc Người tỏ ḿnh ra cho hai vị này, th́ trước đó Người đă sửa soạn cho họ từ từ tiến đến điểm tuyệt đỉnh mạc khải này rồi. Ở chỗ, Người đă đến nhập cuộc với họ, đi bên họ một quăng đường, và lợi dụng quăng đường hành tŕnh phiền muộn này để giải tỏa tâm trạng bối rối của họ. Đây là đường lối cố hữu Chúa Giêsu vẫn thường dùng để tỏ ḿnh ra một cách tư riêng với một số người, như với người phụ nữ Samaritanô ngoại lai trong Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay Năm A, hay như với người mù từ lúc mới sinh trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay Năm A.

 

Nếu trong trường hợp của người phụ nữ Samaritanô và người mù từ lúc mới sinh, Chúa Giêsu đă lợi dụng ngay chính hoàn cảnh sống thực tế của họ để gặp gỡ họ thế nào, như việc ra giếng kín nước uống của người phụ nữ Samaritanô, hay như t́nh trạng bị mù ḷa của người mù từ lúc mới sinh, Người cũng đă lợi dụng cuộc hành tŕnh của hai môn đệ đi Emmau để gặp gỡ các vị như thế.

 

Nếu Chúa Giêsu đă tự động khai mào cho việc Người cố ư muốn gặp gỡ thành phần Người cần phải tỏ ḿnh ra cho, bằng những ǵ liên quan trực tiếp đến con người của họ, như việc Người xin phụ nữ Samaritanô nước uống, hay như việc Người chữa lành chứng mù ḷa cho người mù từ lúc mới sinh, th́ Người cũng mở màn cho cuộc gặp gỡ giữa Người và hai vị môn đệ này bằng chính câu hỏi liên quan trực tiếp đến chính tâm trạng phiền sầu bối rối của các vị.

 

Nếu tác động ngay trước khi tỏ ḿnh ra là ai, nơi trường hợp với phụ nữ Samaritanô, Chúa Giêsu đă chạm đến đời tư tội lỗi của chị phụ nữ này thế nào: “Hăy về gọi chồng chị ra đây”, và nơi trường hợp với người mù từ lúc mới sinh, Người đă chạm đến chính tấm ḷng rất chân thành của anh ta, bằng câu hỏi “anh có tin Con Người không?”, th́ nơi trường hợp hai môn đệ về Emmau, Người cũng đă lợi dụng ḷng thành của họ mời Người ở lại với họ, và lợi dụng cả hoàn cảnh của một bữa tối để tỏ ra cho họ thấy Người, bằng một dấu hiệu hết sức quen thuộc với các vị, đó là “khi Người ngồi ăn với họ, Người đă cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ”. Phải, sở dĩ hai môn đệ này nhận ra Thày ḿnh ngay lúc bấy giờ, như Phúc Âm hôm nay diễn tả: “Thấy thế, mắt họ mở ra và nhận ra Người”, là v́ chỉ có Thày mới làm như thế, mới làm cử chỉ này mỗi lần ăn uống với các môn đệ của Người mà thôi. Đặc biệt là hai lần Người đă làm cùng một cử chỉ này trước khi hóa bánh ra nhiều để nuôi đám dân chúng chịu khó đi theo nghe Người giảng trong hoang địa (xem Mt 14:19, 15:36). Nhất là lần Người chính thức thiết lập Bí Tích Thánh Thể (xem Mt 26:26).

 

Đến đây chúng ta có thể đặt vấn đề là tại sao Chúa Giêsu Phục Sinh không tỏ cho hai môn đệ này thấy Dấu Vết Tử Giá của Người, ngay sau khi họ trả lời câu Người hỏi họ lúc Người mới gặp họ, mà lại phải chờ cho tới lúc ngồi ăn với họ và lại phải dùng một dấu hiệu khác như thế? Như trên đă chia sẻ, tỏ ḿnh ra cho thành phần nào, Chúa Giêsu đều lợi dụng hoàn cảnh của họ để làm cho họ dễ nhận ra Người hơn. Vả lại, việc tỏ các Dấu Vết Tử Giá của Người ra là một dấu hiệu hết sức đặc biệt và là một việc làm hết sức trịnh trọng, phải được làm ở một nơi thân t́nh nhất, trang trọng nhất, như ở Nhà Tiệc Ly, chứ không thể nào lại ở trên đường đi, hay ở trong một quán ăn xa lạ. Do đó, Chúa Giêsu đă giữ lại những Dấu Hiệu Tử Giá tuyệt vời này để giành đến lúc chính thức tỏ ḿnh ra cho chung các vị tông đồ của Người mà thôi, như bài Phúc Âm hôm nay của chu kỳ Năm B cho thấy.

 

Tuy nhiên, về phương diện tỏ ḿnh ra, phương diện thần hiển (theophany), dấu hiệu nào Chúa dùng cũng đều có giá tri cao trọng, cũng đều đóng một vai tṛ quan trọng, và cũng đều có ư nghĩa sâu xa của nó. Như khu vực bên đường, nhờ ở chung quanh một bụi gai thần hiển bốc cháy mà không bị thiêu rụi, trong chốc lát đă nghiễm nhiên trở thành một “thánh địa” (Ex 3:5). Và chính bụi gai thần hiển bị bốc cháy mà không bị thiêu rụi có một ư nghĩa mạc khải sâu xa thế nào, th́ việc Chúa Giêsu “cầm lấy bánh, chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ” trong bài Phúc Âm hôm nay làm nên Dấu Hiệu Phục Sinh của Người cũng có một ư nghĩa đặc biệt như vậy. Ư nghĩa đó là, như Người đă tuyên bố: “Tôi đến cho chiên được sự sống và được một sự sống viên măn” (Jn 10:10), một sự sống Người sẽ thực sự bắt đầu thông ban cho Giáo Hội của Người, khi Người chính thức hiện ra với chung các tông đồ lần đầu tiên sau cuộc gặp gỡ hai môn đệ đi Emmau này. Đúng thế, vào lần hiện ra thứ nhất với chung các vị tông đồ, như bài Phúc Âm Thánh Luca Năm B hôm nay thuật lại, một bài Phúc Âm cũng được Thánh Gioan tŕnh thuật về lần hiện ra “vào ngày thứ nhất trong tuần”, Người đă “thở hơi trên các tông đồ mà phán: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Linh’” (Jn 20:22). Như thế, nói chung, bài Phúc Âm theo Thánh Luca cho Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh đă đóng vai tṛ chuyển tiếp, từ  chủ đề “Thày là sự sống lại” của ba tuần Phục Sinh đầu, sang chủ đề “Thày là sự sống” của bốn tuần Phục Sinh c̣n lại vậy.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Phụng Vụ Lời Chúa cho chu kỳ Năm A c̣n một điểm đặc biệt nữa là, bài đọc một tuần trước và tuần này hơi ngược nhau. Trong khi bài đọc một tuần này, Sách Tông Vụ thuật lại việc tông đồ Phêrô cùng với 11 Vị trong Tông Đồ Đoàn bắt đầu Bài Giảng Tiên Khởi, th́ bài đọc một tuần trước, Sách Tông Vụ thuật lại sinh hoạt và t́nh trạng “đồng tâm nhất trí” của Cộng Đồng Giáo Hội tiên khởi ở Giêrusalem, một cộng đồng chỉ được h́nh thành sau biến cố của Bài Giảng Tiên Khởi. Tại sao có sự ngược đời này? Phải chăng Giáo Hội cố ư sắp xếp như vậy là để nói lên cho thấy hai điều nồng cốt sau đây: Thứ nhất, Giáo Hội tự ḿnh chính là Chứng Từ Thần Linh, và thứ hai, Chứng Từ Thần Linh này phải được bắt nguồn từ Đức Ái Trọn Hảo, từ Hiệp Nhất Yêu Thương, nhờ đó Chứng Từ Giáo Hội mới thực sự là Chứng Từ Thần Linh (xem Jn 13:35), và mới có thể sinh muôn vàn hoa trái (xem Jn 15:4,16).

 

Bởi thế, theo chiều hướng hiệp nhất truyền giáo này, Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965) mới phát động việc Đại Kết Kitô Giáo, một việc được giáo triều Đức Gioan Phaolô II (22/10/1978-?) hết sức nỗ lực đẩy mạnh, để có thể thực hiện một cách hiệu nghiệm sứ vụ Truyền Bá Phúc Âm Hóa của Giáo Hội trong thế giới tân tiến ngày nay, một Giáo Hội phải là gaudium et spes, cho một thế giới đang quay cuồng trong cơn lốc của “văn hóa tử vong”. Nếu Chúa Giêsu Phục Sinh đă mang lại vui mừng và hy vọng cho hai môn đệ chán nản trên đường về Emmau ở bài Phúc Âm Năm A hôm nay thế nào, đă mang lại b́nh an cho những môn đệ đang lo sợ đóng cửa nhốt ḿnh trong nhà ở bài Phúc Âm Năm B hôm nay ra sao, cũng như đă mang lại thành quả quá ḷng mong ước cho 7 tông đồ chuyên nghiệp đánh cá thâu đêm mà chẳng bắt được ǵ trên biển hồ Tibêria ở bài Phúc Âm Năm C hôm nay thế nào, th́ Kitô hữu chúng ta cũng phải “là muối đất, là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13,14) như vậy. Bởi v́, chúng ta đă lănh nhận Phép Rửa và đă trở thành một “tạo vật mới” (2Cor 5:17; Gal 6:15). Nhất là v́ trong cuộc đời làm môn đệ theo Chúa Kitô, có những lúc Người đă âm thầm tỏ ḿnh ra cho chúng ta trong tăm tối và tư riêng (xem Mt 10:27), khiến cho “ḷng chúng ta cảm thấy bừng nóng lên” như hai môn đệ về làng Emmau trong bài Phúc Âm hôm nay, những người môn đệ đă chạy về mang “vui mừng và hy vọng” đến cho nhóm của ḿnh.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, www.thoidiemmaria.net)

 

BẺ BÁNH

Trần Mỹ Duyệt

Chúa Giêsu đồng hành với hai ông suốt cuộc hành tŕnh. Ngài giảng giải và diễn nghĩ Thánh Kinh cho hai ông, thế mà họ cũng vẫn không hiểu và không nhận ra Ngài. Nhưng họ đă nhận ra Ngài và hiểu lời Ngài chỉ bằng một cử chỉ bẻ bánh: “Khi ngồi vào bàn với họ, Ngài cầm bánh, làm phép, bẻ ra và trao cho các ông. Bấy giờ mắt các ông được mở ra và nhận ra Ngài, nhưng Ngài đă biến khỏi các ông. Bấy giờ họ nói với nhau: ‘Ḷng chúng ta đă chẳng bừng cháy khi Ngài nói với chúng ta trong lúc đi đường khi Ngài giải thích Thánh Kinh cho chúng ta đó sao’” (Lc 24:30-32).

Bẻ bánh. Đây là một việc cử hành Thánh Lễ. Thánh Lễ được cử hành cùng với cộng đồng dân Chúa. Và qua việc bẻ bánh, Chúa Giêsu đă cử hành thánh lễ này với hai môn đệ làng Emau. Qua hành động bẻ bánh này, Ngài muốn hai ông và các Kitô hữu sau này hiểu rằng, Thánh Thể và Thánh Kinh luôn luôn gắn liền và đi đôi với nhau. Đó cũng là lư do Công Đồng Vaticanô II đă liên kết hai yếu tố này trong thánh lễ bao gồm cử hành Lời Chúa và cử hành Thánh Thể.

Lời Chúa là sự sống. Lời ban sự sống như Thánh Phêrô đă tuyên xưng: “Lậy Thầy, bỏ Thầy chúng tôi đi với ai. Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Gio 6:68). Nhưng lời ban sự sống đây không thể thay thế bằng chính sự sống. Và v́ thế, sự sống được ban cho nhân lọai qua Ḿnh và Máu Thánh Chúa Giêsu khi cử thành thánh lễ.

Có lẽ không ai tỏ ra lợi khẩu và hùng hồn hơn bằng Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi Ngài viết và tŕnh bày về Thánh Thể và Thánh Lễ. Trong Thông Điệp Giáo Hội Từ Thánh Thể, ban hành kỷ niệm Năm Thánh Thể này, Ngài viết: “Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo Hội”. Theo Ngài, Giáo Hội được phát xuất từ Thánh Thể, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, và lớn lên nhờ Thánh Thể. Nhưng để hiểu Thánh Thể, yêu mến Thánh Thể, Kitô hữu phải đến với Thánh Kinh. Trong và qua Thánh Kinh, chúng ta t́m được ư nghĩa lời ban sự sống, và lời ấy cũng chính là Chúa Giêsu.

Bẻ bánh. Chỉ khi nào Kitô hữu chúng ta đến với Chúa Giêsu bằng tâm t́nh yêu mến và tôn thờ trong Bí Tích Thánh Thể, và qua việc cử hành Thánh Lễ, lúc ấy chúng ta mới được nh́n thấy Chúa, mới cảm nhận sự sốt mến bừng lên trong tâm hồn trong khi nghe lời Ngài như hai môn đệ làng Emau, để rồi sau đó, sốt sắng chỗi dậy, bỏ lại sau lưng tất cả để đi vào hành tŕnh đức tin, và làm chứng nhân cho t́nh yêu của Ngài. Hai môn đệ làng Emau đă làm việc này khi họ nhận lănh Thánh Thể từ Chúa Giêsu, và khi họ tham dự Thánh Lễ do Ngài cử hành cũng như nghe Ngài công bố Thánh Kinh trong lúc đi đường. Do việc nhận ra Ngài, và được bừng sáng con mắt tâm linh, cùng với ḷng sốt sắng thúc đẩy, hai ông đă vội vă lên đường trở lại Giêrusalem để làm chứng về Ngài. Thánh Luca ghi lại cử chỉ sốt sắng ấy của hai ông như sau: “Họ liền chỗi dậy và lập tức trở lại Giêrusalem và t́m 11 Tông Đồ và những người đang ở với các Ngài và nói: “Chúa đă sống lại thật và đă hiện ra với Simon”. Và họ thuật lại những việc đă xẩy ra trên đường đi, và việc họ nhận ra Ngài lúc bẻ bánh như thế nào” (Lc 24:33-34).

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă là mẫu gương sống động về việc cử hành và sống với Thánh Lễ. Trong khi tỏ bày những cảm xúc mất mát về việc Ngài ra đi về với Chúa, Đức Hồng Y Francis Arinze, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích Thánh đă nhận xét về Đức Thánh Cha như sau: “Kỷ niệm của tôi về Ngài. Ngài chính là một người của Thiên Chúa. Con người cầu nguyện bằng kinh nguyện riêng cũng như bằng kinh nguyện của Giáo Hội. Về kinh nguyện của Giáo Hội, hoặc phụng vụ, Đức Thánh Cha đă giảng dậy rất nhiều qua cách Ngài cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích.” Đức Hồng Y tiếp: “Thật là một bài gỉang hùng hồn dù khi ở quảng trường Thánh Phêrô, hoặc những nơi mà Ngài thăm viếng trên khắp thế giới, hay tại các thánh đường các giáo xứ, hoặc ở nhà nguyện riêng của Ngài”.

Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă t́m thấy trong Thánh Lễ và Thánh Thể sức sống thần linh và qua đó, Ngài đă không “xuống khỏi thập giá” như Ngài đă trở lời cho những người muốn Ngài nghỉ ngơi. Người Kitô hữu thật cảm động khi thấy một Giáo Hoàng tuy cao cả nhưng cũng rất khiêm hạ không che dấu những khuyết điểm và sự mệt mă của ḿnh do chứng Parkinson gây ra. Ngài đă không mặc cảm, không xấu hổ, hoặc mệt mă khi tay chân run rẩy, nói năng vất vả nhưng vẫn cử hành Thánh Lễ, vẫn tiếp tục sứ vụ Chủ Chăn của ḿnh cho đến hơi thở cuối. Tất cả là nhờ sức sống thần linh phát nguồn từ Thánh Thể và Thánh Kinh qua việc cử hành Thánh Lễ.

Cũng như hai môn đệ làng Emau, mục đích cuối cùng của hành tŕnh đức tin và hành tŕnh dương thế của mỗi Kitô hữu là t́m gặp, yêu mến và làm chứng nhân cho Chúa Giêsu. T́m gặp và khám phá ra Ngài trong cuộc đời mỗi người. Nhưng người Kitô hữu không thể nào nhận ra Ngài, và không thể nào hiểu được Ngài nếu không tham dự những buổi bẻ bánh – Thánh Lễ. V́ trong Thánh Lễ lời của Thiên Chúa được cử hành và chúng ta hiểu Ngài muốn nói ǵ với mỗi người. Cũng trong Thánh Lễ, chúng ta rước Ḿnh và Máu Thánh Chúa Giêsu để sống và phát triển trong Ngài. Đức Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Xin ở lại với chúng con”, ban hành cũng trong Năm Thánh Thể đă quảng diễn tư tưởng lời mời của hai môn đệ làng Emau và cho rằng Chúa Giêsu không những ở lại mà c̣n ở trong mỗi chúng ta, mỗi khi chúng ta rước Ngài vào tâm hồn ḿnh. Và điều này chỉ xẩy ra khi người Kitô hữu tham dự Thánh Lễ và rước Thánh Thể.

Bẻ bánh. Đây chính là lời mời gọi mỗi Kitô hữu sống tha thiết với Thánh Lễ. V́ sống Thánh Lễ là sống sức sống thần linh phát nguồn từ Thánh Thể và lời của Thiên Chúa. Đây cũng chính là cội nguồn hạnh phúc, b́nh an, và ơn phúc của mỗi Kitô hữu trên hành tŕnh đức tin và hành tŕnh cuộc sống trước khi chúng ta thật sự về đến quê hương vĩnh cửu.
 

 

Cầu nguyện bằng Thánh Kinh

 

 Trần Mỹ Duyệt

 

  

Thánh Sử Luca đă dùng ng̣i bút tài t́nh của ḿnh, và qua sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần đă vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, trong đó diễn tả ba bộ hành trên đường từ Giêrusalem về Emmau. Cảnh lúc cả ba ngồi vào bàn ăn tối. Cảnh Chúa Giêsu bẻ bánh trong bữa tối này.

 

Đó là một buổi chiều trên con đường đất dẫn vào làng, và lúc sập tối trong căn pḥng ăn với ánh đèn le lói đủ để chiếu sáng ba khuôn mặt đăm chiêu đang nhỏ to về một vấn đề quan trọng. Câu truyện được trao đổi xoay quanh đề tài Chúa Giêsu Nagiarét bị bắt, bị đánh đ̣n, bị đóng đinh và phục sinh từ cơi chết. Đặc biệt là lúc cả ba dùng bữa tối, trong đó có chi tiết về cách thức bẻ bánh vào trao bánh của Chúa Giêsu. Nhờ cách thức này, hai môn đệ nhận ra cũng cùng một cách thức bẻ và trao bánh của Chúa Giêsu trước khi Ngài tử nạn, và các ông đă tin nhận Ngài thật sự đă sống lại

 

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Luca đă nói rất rơ là trên đường cả ba đă trao đổi và đàm đạo với nhau trực tiếp liên quan đến những ǵ đă được ghi nhận trong Thánh Kinh. Toàn bộ câu truyện là nhằm nâng cao giá trị và tính chất hiệu lực của Lời Chúa. Chính Chúa Giêsu đă làm cho hai môn đệ này hiểu và thấm nhuần ư nghĩa của Thánh Kinh, tới nỗi các ông đă cảm thấy ḷng ḿnh sốt sắng: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, ḷng chúng ta đă chẳng bừng cháy lên sao?” (Luc 24:32). Các ông quên luôn chuyện buồn về biến cố thầy ḿnh bị chết. Các ông cũng đă hiểu giá trị của biến cố tử nạn và phục sinh của Thầy ḿnh, nhờ việc Chúa Giêsu đă giải thích những chi tiết ấy qua Thánh Kinh (x Luc 24:13-35). 

 

Trong Thánh Kinh cũng ghi khi Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ th́ chính Ngài đă dùng năng lực lời của Thiên Chúa để chế ngự và thắng lướt ma quỉ. Khi ma quỉ cám dỗ tính tham ăn, Ngài đă nói với nó: “Có lời chép rằng, người ta sống không nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4), hoặc “Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Mt 4:7), hay “Ngươi phải thờ phượng Thiên Chúa của ngươi, và chỉ thờ phượng một ḿnh Ngài” (Mt 4:10). Trên bước đường truyền đạo, khi bị bọn Pharisiêu, Kư Lục và Tư Tế dùng Thánh Kinh để bắt bẻ Ngài, Chúa Giêsu cũng đă dùng Thánh Kinh để trả lời và biện minh trước mặt họ.

 

Qua cái nh́n tu đức, cầu nguyện không ǵ khác hơn là một cuộc đàm đạo, nói truyện với Thiên Chúa như hai môn đệ trên đường về Emmau. Nhờ vào sự hướng dẫn và soi sáng của Ngài bằng những lời lẽ của Thánh Kinh nên tâm hồn các ông được sốt sắng, bừng cháy ngọn lửa yêu mến. Các ông đă nhận ra được Thiên Chúa. Trong Giáo Hội, các phó tế, linh mục và các nam nữ tu sĩ thường ngày vẫn nguyện kinh và trong kinh nguyện ấy là những lời Thánh Vịnh, những thi ca, và những suy tư về Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă khuyến khích việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, cốt ư là để mọi Kitô hữu thấm nhuần và đi vào với tâm t́nh sống của ḿnh qua ư nghĩa của lời Chúa.

 

Nhưng việc suy niệm, cầu nguyện với Thiên Chúa bằng Thánh Kinh ít được quan tâm. Thông thường các tín hữu Việt Nam vẫn quan niệm và cho rằng cầu nguyện tức là đạo kinh. Mà đọc kinh là đọc cho to và cho nhiều những kinh đă được Giáo Hội, hoặc một số thánh nhân hay những tâm hồn đạo đức viết ra sẵn. Người đọc chỉ học thuộc ḷng và đọc chung với nhau ở gia đ́nh, hoặc ở thánh đường. Mặc dù h́nh thức này là một h́nh thức cầu nguyện thông thường, nhưng trong tầm nh́n tu đức và thần học, th́ lối cầu nguyện này là một lối cầu nguyện ở vào mức độ khởi đầu để dẫn ta đến việc tự ḿnh kết hợp, tâm t́nh được với Thiên Chúa, hiểu và say mê lời Ngài như hai môn đệ làng Emmau. Chỉ khi nào suy niệm và sống Lời Chúa, lúc đó chúng ta mới thực sự bước những bước cao trên nấc thang của đời sống tâm linh.

 

Tóm lại, lời Chúa trong Thánh Kinh là để ta hiểu và tâm sự, trao đổi với Ngài, nhờ đó, Ngài ban thần lực và sức sống tâm linh cho ta. Thánh Phêrô đă thưa với Chúa: “Bỏ thầy, chúng tôi biết theo ai. Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Gio 6:68). Đó là cầu nguyện, đó là kết hợp với Thiên Chúa bằng Thánh Kinh. Điều này cũng giải thích v́ sao Giáo Hội sau Công Đồng Vaticanô II, khi tu sửa lại Phụng Vụ đă nhấn mạnh đến việc suy tôn và công bố Lời Chúa trong Thánh Lễ, trước khi cộng đoàn dân Chúa chia sẻ và thông hiệp với nhau bánh hằng sống là Thánh Thể.  

“Lậy Chúa, Chúa có lời ban sự sống”. Xin cho chúng con biết lắng nghe, yêu mến và sống lời Ngài, để ḷng trí chúng con luôn bừng cháy ngọn lửa tin yêu dù chúng con đang đi trên đường đời đầy cam go và thử thách.