Chúa Nhật

Ngày 24/4: Thánh Fidelis of Sigmaringen (1578-1622)

Là một nhà giảng thuyết can trường trong thời gian 30 Năm Nội Chiến.

Bị những người dân quê thuộc giáo phái Tin Lành Calvin giết chết ở Grison,

Nơi ngài được Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin sai đến rao giảng.

Ngài là tu sĩ Capuchin tử đạo đầu tiên.

 



CHÚA NHẬT V PHỤC SINH



BÀI ĐỌC I: Act 6:1-7

“Họ chọn bảy người đầy thánh Thần”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, số môn đồ gia tăng, nên xảy ra việc các người Hy Lạp kêu trách các người Do Thái, v́ trong việc phục vụ hằng ngày, người ta khinh miệt các bà góa trong nhóm họ. Nên Mười Hai Vị triệu tập toàn thể môn đồ đến và bảo: “Chúng tôi bỏ việc rao giảng lời Chúa mà lo đi giúp bàn, th́ không phải lẽ. Vậy thưa anh em, anh em hăy chọn lấy bảy người trong anh em có tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, để chúng tôi đặt họ làm việc đó. C̣n chúng tôi, th́ sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ lời Chúa”. Cả đoàn thể đều tán thành lời các ngài và chọn Têphanô, một người đầy đức tin và Thánh Thần, và chọn Philipphê, Prôcô, Nicanô, Timon, Parmêna và Nicôla quê ở Antiokia. Họ đưa mấy vị đó đến trước mặt các Tông đồ. Các ngài cầu nguyện và đặt tay trên các vị đó. Lời Chúa lan tràn, và số môn đồ ở Giêrusalem gia tăng rất nhiều. Cũng có đám đông tư tế vâng phục đức tin.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, như chúng tôi đă trông cậy Chúa.

1.      Người hiền đức, hăy hân hoan trong Chúa, ca ngợi là việc của những kẻ ḷng ngay. Hăy ngợi khen Chúa với cây đàn cầm, với đàn mười dây, hăy xướng ca mừng Chúa.

2.      V́ lời Chúa là lời chân chánh, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

3.      Ḱa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người, nh́n xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.


BÀI ĐỌC II: 1 Petr 2:4-9

“Anh em là ḍng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, khi đến cùng Chúa là tảng đá sống động, bị người ta loại bỏ, nhưng đă được Thiên Chúa tuyển chọn và tôn vinh, chính anh em như những tảng đá sống động, xây dựng ṭa nhà thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện, để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận nhờ Đức Giêsu Kitô. V́ thế, có lời Thánh Kinh rằng: “Đây Ta đặt tại Sion tảng đá góc tường, được tuyển chọn và quư giá, ai tin Người, sẽ không phải hổ thẹn”. Vậy, vinh dự cho anh em là những kẻ tin; nhưng đối với những kẻ không tin, th́ tảng đá mà thợ xây loại bỏ, đă trở thành đá góc tường, đá vấp ngă và đá chướng ngại cho những kẻ chống lại và không tin lời Chúa, và số phận của họ là thế. C̣n anh em là ḍng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đă gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 14:1-12

“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Ḷng các con đừng xao xuyến. Hăy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đă nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đă ra đi và dọn chỗ cho các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu th́ các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đă biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, th́ cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đă xem thấy Người”. Philipphê thưa: “Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: “Philipphê! Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy. Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự ḿnh mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hăy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hăy tin, v́ các việc Thầy đă làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đă làm. Người ấy c̣n làm được những việc lớn lao hơn, v́ Thầy về với Cha”.

Phúc Âm của Chúa.
 

SUY NIỆM LỜI CHÚA

 

 

“Hăy Tin vào Thiên Chúa và Hăy Tin ở nơi Thày”

 

 

Vấn Đề của Bài Phúc Âm hôm nay

 

Nếu chủ đề của 3 tuần đầu của Mùa Phục Sinh là “sự sống lại”, và chủ đề của 4 tuần cuối của Mùa Phục Sinh là “sự sống”, th́ chủ đề “sự sống” của 4 tuần cuối này sẽ được Phúc Âm theo Thánh Gioan Giáo Hội chọn đọc trong chu kỳ Phụng Vụ Năm A thứ tự cho thấy các khía cạnh của chủ đề ấy như sau:

 

        Tác giả “Sự sống”:     “Tôi đến cho chiên được sự sống viên trọn” (Chúa Nhật IV)

        Tác động “Sự sống”:  “Hăy tin vào Thiên Chúa và hăy tin nơi Thày” (Chúa Nhật V)

        Tác nhân “Sự sống”:  “Thần Chân Lư … ở với các con và ở trong các con” (Chúa Nhật VI)

        Tác dụng “Sự sống”:  “Chính ở nơi họ mà Con được vinh hiển” (Chúa Nhật VII)

 

Như thế, vấn đề “sự sống” của Chúa Nhật V tuần này là ḷng “tin”. Thật vậy, như bài chia sẻ lần trước đă đặt vấn đề “sự sống” một khi đă được thông ban từ Lời Nhập Thể là Chúa Kitô, th́ để thông hưởng “sự sống” này, con người cần phải “nhận biết Người” (Jn 1:11), tức phải “chấp nhận Người” (Jn 1:12), v́ “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Tác động “nhận biết” hay “chấp nhận” đây là ǵ, nếu không phải cũng chính là tác động “tin”. Đó là lư do tác động “tin” là tác động tỏ ra thực tại “sự sống” nơi chủ thể tin, như hơi thở là dấu có sự sống thể lư nơi sinh vật, hay thực tại sự sống được thể hiện qua tác động “tin”, như sự sống thể lư được thể hiện qua hơi thở của sinh vật vậy. Thế nhưng, phải “tin” những ǵ hay đối tượng của tác động “tin” là ǵ? Và “tin” sẽ phát sinh những ǵ, hay tác dụng của tác động “tin” ra sao?

 

Theo bài Phúc Âm hôm nay, đối tượng của tác động “tin” đó là chính “sự sống” hiệp thông nơi Thiên Chúa: “Các con không tin rằng Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày hay sao?”; “Các con hăy tin Thày là Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày”. Và tác dụng của tác động “tin” chính là Quyền Năng Thần Linh: “Thày bảo thật cho các con biết con người tin vào Thày sẽ làm được những việc Thày làm mà c̣n làm được hơn cả những việc ấy nữa”. Nếu Quyền Năng Thần Linh là biểu hiệu cho hay là chính Thánh Thần (xem Lk 1:35), th́ bài Phúc Âm hôm nay hàm chứa ư nghĩa về Sự Sống Thần Linh của Ba Ngôi Thiên Chúa được thể hiện nơi chủ thể “tin”. Nghĩa là con người “tin” là con người được “sự sống”, và “sự sống” này là chính “sự sống” của Chúa Ba Ngôi, và họ sống là sống chính “sự sống” của Chúa Ba Ngôi.

 

Đối tượng của tác động “tin” đó là chính “sự sống” hiệp thông nơi Thiên Chúa

 

Thật vậy, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), Ngài đă ban “sự sống đời đời là nhận biết…” cho con người bằng cách tỏ ḿnh cho họ nơi Con Duy Nhất của Ngài là Chúa Giêsu Kitô (xem Jn 3:16), Đấng Ngài sai (xem Jn 17:3). Phần Lời Nhập Thể, Người cũng đă đến thế gian “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18), bằng cách tỏ ḿnh thật sự “là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3). Đến nỗi, như Chúa Kitô đă khẳng định với dân Do Thái “Cha và Tôi là một” (Jn 10:30), cũng như với các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Ai thấy Thày là thấy Cha”. Con người không thể nào trực tiếp thấy Cha hay biết Cha nếu không được Con Ngài, Đấng Ngài sai, tỏ ra cho biết. Bởi thế, Chúa Giêsu mới bày tỏ cảm nhận của chính ḿnh với Cha của Người trước mặt các môn đệ rằng: “Không ai biết Con trừ Cha, cũng như không ai biết Cha trừ Con và những ai Con muốn tỏ Cha ra cho biết” (Lk 10:22).

 

Đó là lư do, để trả lời cho tông đồ Philiphê trong bài Phúc Âm hôm nay về lời vị tông đồ này “xin Thày hăy tỏ cho chúng con biết Cha là chúng con măn nguyện rồi”, Chúa Giêsu mới than với riêng vị tông đồ này cũng như với chung các tông đồ là: “Thày hằng ở với các con bấy lâu mà các con vẫn chưa biết Thày hay sao?” Ở đây, tông đồ Philiphê xin được “biết Cha”, Chúa Kitô lại đặt vấn đề “biết Thày”. Thế nhưng, để biết Chúa Kitô có thực sự là Đấng Thiên Sai hay chăng, tức là Người có thực sự ở trong Cha hay chăng, cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Người đă cho các tông đồ biết thêm những dấu chứng về lời Người nói và việc Người làm hoàn toàn cho thấy Người bởi Cha và từ Cha như sau: “Những lời Thày nói th́ không phải tự Thày mà chính Cha là Đấng sống trong Thày hoàn tất các công việc của Ngài”. Trong câu nói này, phần đầu Chúa Kitô đề cập đến “những lời Thày nói”, phần sau Người lại lái sang “các công việc của Cha”. Bởi thế, cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đă kêu gọi các tông đồ rằng: “Hăy tin Thày là Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày, bằng không hăy tin nơi những việc Thày làm”. Qua câu nói của Chúa Giêsu đây, chúng ta có thể suy ra tại sao Chúa Giêsu nói với các tông đồ về một tác động “tin” song lại có một đối tượng lưỡng diện đó là Thiên Chúa và Thày: “hăy tin vào Thiên Chúa” tức là hăy tin rằng “Cha ở trong Thày”, hay tin rằng Cha là Đấng đă sai Thày, và “hăy tin ở nơi Thày” tức là hăy tin rằng “Thày ở trong Cha”, hoặc tin rằng Thày được Cha sai. Tóm lại, “Hăy tin vào Thiên Chúa và hăy tin ở nơi Thày”, nghĩa là, như Chúa Giêsu cho thấy trong Lời Nguyện Tiệc Ly dâng lên Cha của Người về sứ điệp Người đă nhận từ Cha để chuyển đạt cho thành phần thuộc về Người: “Họ biết thật rằng Con từ Cha mà đến và họ tin rằng Cha đă sai Con” (Jn 17:8). 

 

Tác dụng của tác động “tin” chính là Quyền Năng Thần Linh

 

Đúng thế, có thể nói “tất cả sự thật” (Jn 16:13), tất cả Mạc Khải Thần Linh trong toàn bộ Thánh Kinh nói chung cũng như trong Tân Ước nói riêng, nhất là trong Phúc Âm, chính là ở chỗ này, chính là ở Thực Tại Thần Linh này, Thực Tại Sự Sống “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Jn 17:21). Nếu Lời Nhập Thể đến thế gian, như lời Người khẳng định với tổng trấn Philatô: “là để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), th́ “chân lư” đó là “Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày”. “Chân lư” này chính là một Thực Tại Thần Linh, Thực Tại Thần Linh này chẳng những là một Thực Tại Sự Sống: “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”, mà c̣n là một Thực Tại Ban Sự Sống nữa, v́ Thực Tại Thần Linh này tỏ cho con người một Kiến Thức Thần Linh để họ có thể nhận biết Thiên Chúa như Ngài biết Ngài. Thật vậy, từ Thực Tại Thần Linh này, Thực Tại “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Jn 1:5) này, mới chiếu tỏa ra một thứ “ánh sáng thật chiếu soi mọi người đă đến trong thế gian” (Jn 1:9) đó là Lời Nhập Thể, một thứ “ánh sáng sự sống”: “Ai theo Tôi sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12). Và “ánh sáng sự sống” phát ra từ “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) là Chúa Giêsu Kitô đây là ǵ, nếu không phải là “ánh sáng”, là Mạc Khải Thần Linh, làm cho con người được “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3)? Có thể nói, Thiên Chúa tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể là Ngài muốn ban cho loài người chúng ta một Kiến Thức Thần Linh, tức ban cho loài người chúng ta chính “sự sống”, v́ “sự sống đời đời là nhận biết (Thần Linh)” (Jn 17:3).

 

Một khi con người có Kiến Thức Thần Linh, tức có Sự Sống Thần Linh, một Sự Sống vô cùng viên măn, vô cùng toàn năng, mạnh hơn sự chết, thắng vượt tất cả mọi sự dữ (x Mk 16:17-18), họ có thể, đúng như Chúa Kitô đă khẳng định với các tông đồ: “làm được hơn cả những việc Thày làm”. Sở dĩ, về khốn khó “đầy tớ không hơn chủ” (Jn 15:20), nhưng về hoạt động, môn đệ lại có thể làm hơn sư phụ của ḿnh, là v́, như Chúa Giêsu cho biết lư do trong bài Phúc Âm hôm nay, “Thày về cùng Cha”. Nghĩa là Thày không đích thân làm việc nữa, mà là chính “sự sống và là sự sống viên măn hơn” ở trong môn đệ của Người làm việc qua họ, nên môn đệ mới chẳng những làm được những việc như Thày làm mà c̣n hơn thế nữa. Chỗ “hơn thể nữa” ở đây tức là những việc họ làm vượt quá khả năng tự nhiên của một loài thuần nhân như họ, chẳng những chứng tỏ cho thấy sự hiện diện của Sự Sống Thần Linh, “sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), nơi chính bản thân mỗi người chúng ta, mà c̣n làm cho Sự Sống Thần Linh này sáng tỏ trên thế gian và lan truyền trên thế gian nữa (x Jn 17:21,23). Chỗ “hơn thế nữa” ở đây tức là Thày không đích thân làm, song chỉ bằng quyền lực danh của Thày mà các môn đệ làm được những việc phi thường, như trường hợp hai tông đồ Phêrô và Gioan đă nhân danh Thày mà chữa cho một người què bẩm sinh tại Cửa Đẹp ở Giêrusalem (x Acts 3:1-26, 4:1-22). “Chính ở nơi họ mà Con được hiển vinh” (Jn 17:10) là như thế.

 

Thế nhưng, để đến được chỗ này, chỗ “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn”, Chúa Kitô cần phải, như Người nói với các tông đồ trong bài Phúc Âm hôm nay: “Thày đi để dọn chỗ cho các con”. Vậy, nếu “trong nhà Cha Thày có nhiều chỗ”, mà “nhà Cha” ở đây ám chỉ nội tâm của Thiên Chúa, ám chỉ Ư Thức (Thần Linh) nơi Thiên Chúa, hay ám chỉ đến Sống Hiệp Thông nơi Thiên Chúa, (đó là lư do chỉ khi nào người con phung phá trở về nhà Cha, tức trở về với Ư Thức Thần Linh, trở về Sống Hiệp Thông với Ngài, mới thật sự “như chết mà sống lại” – Lk 15:24,32; và Thiếu Nhi Chúa Giêsu năm 12 tuổi “phải ở lại nhà Cha” chính là việc Người phải sống Ư Thức Thần Linh, phải Sống Hiệp Thông với Cha Người – Lk 2:49), th́ “trong nhà Cha Thày có nhiều chỗ” ở đây hàm ư về một “sự sống viên măn hơn”. Vậy việc “Thày đi để dọn chỗ cho các con” đây là Thày đi “tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19), tức để “họ nhận biết là Con từ Cha mà đến, và tin rằng Cha là Đấng đă sai Con” (Jn 17:8), nghĩa là để họ biết Ư Thức Thần Linh, Sống Hiệp Thông với Thiên Chúa, hay “để họ được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10) cũng vậy. Đến đây, chúng ta mới thấy Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô thực sự là việc “Thày đi để dọn chỗ cho các con”, một biến cố là tuyệt đỉnh Mạc Khải Thần Linh: “Thày ở trong Cha” qua việc Tử Giá, dấu chứng tỏ Người được Cha sai; và “Cha ở trong Thày” qua việc Phục Sinh, dấu Cha chứng tỏ Chúa Kitô đúng là “Đấng Cha sai”. Như thế, lời tuyên xưng “Lạy Chúa tôi! Lạy Thiên Chúa tôi!” (Jn 20:28) của tông đồ Tôma trước Đấng Tử Giá Phục Sinh quả thực đă đáp ứng đúng như ḷng Chúa Kitô mong muốn và kêu gọi các môn đệ của Người là “hăy tin vào Thiên Chúa và hăy tin ở nơi Thày”.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Nếu tất cả Mạc Khải Thần Linh hay tuyệt đỉnh Mạc Khải Thần Linh được tỏ hiện ở Mầu Nhiệm Vượt Qua th́ việc “tin vào Thiên Chúa và tin ở nơi Thày” chính là Sống Biến Cố Vượt Qua. Và Sống Biến Cố Vượt Qua là ǵ, nếu không phải là Sống Phụng Vụ và Sống Chứng Nhân: Sống Phụng Vụ ở chỗ Sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô Tử Giá và Sống Chứng Nhân ở chỗ Sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh?

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 

       

         ĐƯỜNG

         SỰ THẬT

VÀ LÀ SỰ SỐNG

 Trần Mỹ Duyệt

 Trong lịch sự các tôn giáo, chưa thấy một vị Giáo Tổ nào đă mạnh mẽ và rơ ràng xác định về vai tṛ và sứ mạng của ḿnh như Đức Kitô mà Thánh Gioan đă ghi lại trong Tin Mừng của ḿnh. Ngài không úp mở, cũng không sợ dị nghị, hoặc cho là kiêu ngạo khi tuyên bố: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Gio 14:6). Ngài c̣n quả quyết, “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Gio 14:6).

Khi nói ḿnh là đường, sự thật, và là sự sống chẳng khác ǵ Chúa Giêsu muốn bảo ta, Ngài mới là chính lộ, chỉ khi nào ta đi trên con đường ấy mới thật sự là đúng, v́ chỉ duy nhất nó mới là đường đưa con người tới sự sống. H́nh ảnh con đường được mở ra để người người qua lại, cũng giúp ta liên tưởng tới h́nh ảnh cánh cửa của một chuồng chiên, hay h́nh ảnh người chăn chiên đối với đàn chiên. Cánh cửa mở ra cho chiên ra vào. Con đường trước mặt sẽ là con đường dẫn tới cánh đồng cỏ non, tới ḍng suối mát trong. Cánh cửa đóng lại để bảo vệ chiên khỏi trộm cướp, và lang sói. Con đường từ đồng cỏ về tới chuồng, và cánh cửa chuồng khép lại. Người chăn chiên giữ cửa, mở cửa, và đóng cửa, c̣n trộm cướp, lang sói th́ leo tường, phá rào, hoặc đào lỗ chui vào chuồng. Người chăn chiên đi trước chiên, lo lắng cho chiên, dẫn chiên theo con đường quen thuộc. Trộm cướp, lang sói ŕnh rập, lén lút để bắt chiên, ghiết hại chiên. Hơn một người chăn chiên tầm thường, Chúa Giêsu không chỉ lo cho chiên, mà Ngài c̣n sẵn ḷng thí mang sống ḿnh v́ chiên (x Gio 10:1-18).  

Tư tưởng trên cho ta một h́nh ảnh trung thực và rơ ràng về vai tṛ của Chúa Cứu Thế đối với ơn cứu độ và sự giải thoát. Ngài vừa là trung tâm lịch sử, vừa là vị cứu tinh của nhân loại. Ngài đă từ trời xuống để chỉ đường và đem nhân loại về với Chúa Cha. Do đó, Ngài đă cho các Tông Đồ biết Ngài là ai, và việc ǵ sẽ xẩy ra cho những ai hết ḷng tin tưởng ở nơi Ngài.

C̣n ǵ tin tưởng và an tâm cho người bộ hành, khi biết ḿnh đang đi trên con đường dẫn tới quê nhà. Nhất là con đường ấy lại quen thuộc, và bằng phẳng, dễ đi. Ngoài ra hai bên đường c̣n có hoa thơm cỏ lại, có suối nước trong và bóng mát để giải khát và nghỉ ngơi trong lúc dừng chân dọc đường. Quan trọng nhất là con đường ấy không có trộm cướp đón đường, hoặc thú dữ ŕnh vồ trong khi ḿnh đi đường. Sự an tâm và hạnh phúc ấy được t́m thấy qua h́nh ảnh những con chiên trong một đàn được chủ chăn hiền hậu lo lắng, dẫn ra đồng, và chiều chiều lại dẫn về chuồng trong sự quan pḥng và săn sóc đặc biệt.

 

Như vậy, khi Chúa Giêsu nói Ngài là đường, th́ phải hiểu rằng Ngài không những hướng dẫn lối cho nhân loại trên đường về quê trời, mà chính Ngài lại là lối đường như Ngài tự nhận: “Ta là đường”.  Điều này sẽ đem lại cho chúng ta niềm tin tưởng vững mạnh rằng ḿnh không đi lạc đường, và con đường ấy là con đường dẫn đến sự sống trường sinh. Không những Chúa Giêsu là đường, mà c̣n là “sự thật, và là sự sống” nữa. V́ vậy, mà Ngài đă quả quyết: “Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua thầy” (Gio 14:6). Thực tế, ngoài Chúa Giêsu từ trời xuống, đă có ai từ đất lên trời được mà chỉ đường cho chúng ta. Chính v́ vậy, không những Ngài là đường, mà c̣n là con đường chân thật, sống động; con đường đưa nhân loại tới sự sống vĩnh cửu.

 

Khi nhận ḿnh “là đường, là sự thật và là sự sống”, Chúa Giêsu đă trả lời chúng ta câu hỏi mà các nhà thông thái, trí thức, các nhà khoa bảng và những khối óc vỹ đại của con người không trả lời được. Câu hỏi ấy và nỗi băn khoăn ấy là liệu có ai biết đường lên trời để chỉ cho ta, và những ǵ ta sẽ gặp phải trên con đường ấy. 

 

Tóm lại, chỉ ba câu ngắn gọn, Chúa Giêsu đă làm cho ta yên tâm trên cuộc đời này, khi mà bóng tối trần gian đang phủ kín quanh ta. Khi mà sự thật và sự ác tranh giành nhau, khiến con người khó ḷng phân biệt, và khi mà sự sống và sự chết nhiều lúc lẫn lộn khiến con người không c̣n biết đâu là sự thật nữa.

 

Chúa là đường. Ngài cũng là sự thật. Con đường ấy, sự thật ấy dẫn đến sự sống. Điều này cũng cho ta biết rằng, muốn đến được với sự sống trường sinh th́ chúng ta phải đi trên con đường này. Con đường của đạo giáo, của sự khai mở trí tuệ, của lương tâm chân chính. V́ con đường ấy không ǵ khác hơn là tin nhận Thiên Chúa. Ngài là đấng chân thật, không thể lừa dối ḿnh và lừa dối ai. Tin nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng đă đến trong thế gian và để chỉ đường cho nhân loại về cơi trời.  Chỉ ḿnh Ngài biết ta là ai và đang cần ǵ. Sau cùng Ngài cũng sẽ là người đem chúng ta đến sự sống trường sinh, bởi v́ Ngài là Thiên Chúa.

 

Khi nhận ḿnh là đường, là sự thật, và là sự sống, Chúa Giêsu hiển nhiên muốn nhắc nhở cho con người rằng, con đường giải thoát, con đường dẫn tới vĩnh hằng không ǵ khác hơn là chính Ngài. Ngài biết ḿnh sẽ là con đường, đồng thời là người hướng lộ trên con đường ấy. Điều này sẽ đem lại cho nhân loại sự an tâm và vững ḷng, v́ biết rằng Ngài không thể sai lầm, hoặc không biết rơ về con đường mà Ngài muốn chúng ta đi, v́ Ngài biết rất rơ về con đường ấy là chính Ngài. Bước đi trên con đường ấy cũng là bước đi dưới sự d́u dắt và hướng dẫn của Ngài. Là bước đi bên Ngài, và trong Ngài. Con đường ấy sẽ dẫn ta đến bến bờ hạnh phúc muôn đời. Nhưng điều quan trọng là ta có muốn để Ngài hướng dẫn và đồng hành với Ngài hay không? Một h́nh ảnh được t́m thấy trong cảnh hai môn đệ về làng Emmau. Họ chính là những người đă đi bên Ngài, và đă hứng thú đàm đạo và lắng nghe Ngài. Kết quả là họ đă nhận ra Ngài trong lúc bẻ bánh.

 

NGÀI LÀ CÙNG ĐÍCH


Trần Mỹ Duyệt

Tôi là ai. Tôi sẽ đi về đâu. Và tôi sẽ như thế nào? Những thao thức này là những điều mà trải qua mọi thời đại, con người đă không t́m được câu trả lời thỏa đáng, đặc biệt, trong những lúc gặp gian nan, thử thách và đau khổ.

Tôi là ai? Nhiều khi chính chúng ta cũng chẳng hiểu ḿnh là ǵ. Cũng chẳng biết ḿnh là ai, từ đâu mà tới, và tại sao lại có mặt trên thế gian này. Những lúc con người bị nhận ch́m trong biển sầu đắng của bệnh tật, nghèo túng, đau khổ và bất hạnh. Những lúc mà nh́n trước ḿnh, sau ḿnh, và quanh ḿnh chỉ thấy những bất công, những thất bại, và thua thiệt. Bệnh tật không thuốc chữa. Đau đớn thể xác và dằn vật tâm hồn. Làm ăn thua lỗ. Con cái hư hỏng. Bạn bè tránh xa. Thiếu thốn cơm ăn, áo mặc. Những lúc như vậy, phần đông thường có câu hỏi tự trách tại sao tôi lại sinh ra trong thế gian này làm ǵ. Tại sao tôi lại phải sinh ra trong môi trường, và bối cảnh như thế này. Tôi là ai?

Tôi đi về đâu? Chưa có ai nh́n thấy gáy của ḿnh. Nếu quay cổ lại, th́ họa may cũng chỉ nh́n được cái vai ḿnh. Tương lai con người cũng như thế. Người ta chỉ có thể căn cứ vào những ǵ đang có để dự phóng tương lai, nhưng biết và nắm bắt được tương lai th́ con người vẫn mù tịt. Có lẽ v́ thế mà mấy ông bà thầy bói, tử vi, tướng số trở thành thu hút và hấp dẫn, đặc biệt, tại những nơi nghèo túng. Tâm lư tự nhiên, người ta càng nghèo khổ lại càng mơ màng và muốn biết về tương lai như một liều thuốc giải khổ.

Tôi sẽ như thế nào? Đây là một câu hỏi mà trí khôn và sự hiểu biết của con người phải dừng bước. Nếu ḿnh chưa biết rơ ḿnh là ai, tương lai ḿnh sẽ như thế nào, th́ những ǵ sẩy ra bên kia thế giới lại càng là một bí nhiệm đối với con người. Khắc khoải này đôi khi c̣n dằn vặt và thôi thúc hơn cả những điều mà con người muốn biết về ḿnh, và tương lại ḿnh.

Nhưng những ǵ con người và trí khôn con người không giải thích được, th́ hôm nay Chúa Giêsu đă giải thích và thỏa măn qua câu truyện mà Thánh Kư Gioan đă ghi lại. Chúa Giêsu trong những ngày tháng sau cùng trên dương thế, trước khi từ giă các Tông Đồ, Ngài đă giải tỏa cho các ông về những thắc mắc liên quan đến thân phận và tương lai các ông.

Tôi là ai? Chúa Giêsu bằng câu trả lời cho Philiphê, đă cho chúng ta biết rằng chúng ta là con Thiên Chúa, là anh em với Chúa Giêsu. Chúng ta từ Thiên Chúa mà đến trong thế gian này, cũng như Chúa Giêsu từ Chúa Cha mà đến vậy. Chúa Giêsu đến bằng quyền năng của Ngài, c̣n chúng ta đến từ quyền năng phát xuất từ Chúa Giêsu như lời Ngài nói với Philiphê.: “Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy sao” (Gio 14:10). Vậy, nếu Chúa Giêsu ở trong Chúa Cha, mà chúng ta là chi thể Ngài, là anh chị em của Ngài, th́ chúng ta cũng ở trong Chúa Cha, và từ Chúa Cha mà ra.

Tôi đi về đâu? Câu hỏi này Chúa Giêsu cũng đă trả lời cho các môn đệ khi Ngài nói với các ông: “Và khi Thầy đi và dọn chỗ cho các con, Thầy sẽ trở lại đón các con về với Thầy, để Thầy ở đâu các con cũng ở đó” (Gio 14:3). Đây là lời chính Chúa Giêsu đă tự giăi bày với các Tông Đồ. Ngài cho các ông biết rằng nơi mà các ông cũng như mọi người sẽ tới là Thiên Đàng, quê hương vĩnh cửu, nơi Ngài phát xuất từ Chúa Cha. Nơi đó Ngài muốn cho tất cả mọi người chúng ta đến. Mầu nhiệp Nhập Thể, mầu nhiệm Cứu Chuộc của Ngài là cái giá cho điều mà Ngài đă nói với các Tông Đồ, Ngài ở đâu th́ các ông cũng ở đó. Không những các Tông Đồ mà tất cả những ai yêu mến Ngài và được Ngài tuyển chọn.

Nhưng làm cách nào, và bằng phương tiện nào chúng ta có thể đến được nơi ấy. Chúa Giêsu đă nói về phương tiện này: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Gio 14:6). Như vậy, Ngài muốn cho mọi người hiểu rằng, không hiệp nhất với Ngài, không thân thiết với Ngài, không đi theo sự hướng dẫn của Ngài, con người sẽ không có cơ hội về đến vinh quang vĩnh hằng. Sẽ không có cơ hội gặp gỡ Ngài trên đó.

Đường, chân lư và sự sống. Khi khẳng định những điều này, Chúa Giêsu đă dứt khoát nói với mọi người rằng họ phải đi, phải bước vào hành tŕnh đức tin của ḿnh. Chúa Giêsu chỉ thật sự là đường, là chân lư và trở thành sự sống cho những ai dám chấp nhận và sống với Phúc Âm của Ngài. Khả năng hoạt động, và sinh hoạt thuộc về sự sống. Ánh sáng dẫn lối và hướng dẫn hành tŕnh chính là chân lư và con đường mà Chúa Giêsu tự nhận là đại lộ để dẫn đưa con người về vĩnh cửu. Hơn thế nữa, Ngài c̣n nhấn mạnh, nếu không nhờ Ngài và đi trên con đường ấy, con người sẽ lạc lối và bị diệt vong.