Chúa Nhật

Ngày 8/5: Thánh Victor (? – 303)

Là một quân binh tử đạo v́ không chịu dùng vũ khí.

 



CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH



BÀI ĐỌC I: Act 1:12-14

“Mọi người đều đồng tâm kiên tŕ cầu nguyện”
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

(Sau khi Chúa Giêsu lên trời), các Tông đồ xuống khỏi núi gọi là Núi Ô Liu mà trở về Giêrusalem, núi nầy ở gần Giêrusalem, bằng quăng đường (được đi trong) ngày Sabbat. Và khi trở vào thành, các ông lên lầu gác, nơi Phêrô và Gioan, Anrê và Philipphê, Giacôbê con ông Alphê và Simon Giêlôtê, và Giuđa con ông Giacôbê, trú ngụ. Mọi người đều đồng tâm kiên tŕ cầu nguyện, cùng với mấy người phụ nữ, và Bà Maria Mẹ Chúa Giêsu, với các anh em Người.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Tôi tin rằng tôi sẽ được nh́n xem những ơn lành của Chúa trong cơi nhân sinh.

1.      Chúa là sự sáng, là Đấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ đời tôi, tôi sợ ǵ ai?

2.      Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm t́m, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người.

3.      Lạy Chúa, xin nghe tiếng tôi kêu cầu, xin thương xót và nhậm lời tôi. Về Chúa, ḷng tôi tự nhắc lời: “Hăy t́m ra mắt Ta”.


BÀI ĐỌC II: 1 Petr 4:13-16

“Nếu anh em bị xỉ nhục v́ danh Chúa Kitô, th́ phúc cho anh em”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, được thông phần vào các sự thống khổ của Chúa Kitô, anh em hăy vui mừng, để khi vinh quang của Người được tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỉ. Nếu anh em bị xỉ nhục v́ Danh Chúa Kitô, th́ phúc cho anh em, v́ danh dự, vinh quang và sức mạnh của Thiên Chúa, là chính Thánh Thần Người sẽ ngự trên anh em. Ước rằng không ai trong anh em phải khổ v́ sát nhân, trộm cướp, gian phi hay là tham lam của kẻ khác; nếu chỉ v́ là Kitô hữu th́ đừng hổ thẹn, hăy ca ngợi Thiên Chúa v́ danh hiệu đó. Bởi chưng nay đă đến thời phán xét, bắt đầu từ nhà Thiên Chúa. Vậy nếu chúng ta chịu phán xét đầu tiên, th́ vận cùng của những kẻ không theo Tin Mừng của Thiên Chúa sẽ ra sao? Nếu người công chính c̣n khó được cứu độ, th́ kẻ vô đạo và người tội lỗi sẽ chạy vào đâu? V́ vậy những ai phải khốn cực theo ư Thiên Chúa, hăy phó mạng sống ḿnh cho Đấng Tạo Hóa trung tín mà cứ làm việc lành.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và ḷng các con sẽ vui mừng”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 17:1-11a

“Lạy Cha, xin hăy làm vinh hiển Con Cha”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói: “Lạy Cha giờ đă đến, xin hăy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha. V́ Cha đă ban cho Con quyền trên hết mọi huyết nhục, để con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đă giao phó cho Con. Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha, là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Đấng Cha đă sai, là Giêsu Kitô. Con đă làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đă chu toàn công việc mà Cha đă giao phó cho Con. Giờ đây, lạy Cha, xin hăy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha, với sự vinh hiển mà Con đă có nơi Cha, trước khi có thế gian. Con đă tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đă đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đă ban chúng cho Con, và chúng đă tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những ǵ Cha ban cho Con, đều bởi Cha mà ra. V́ những lời Cha ban cho Con th́ Con đă ban cho chúng và chúng đă lănh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đă sai Con. Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đă ban cho Con, bởi v́ chúng là của Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đă được vinh hiển nơi chúng. Con không c̣n ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn c̣n ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha”.

Phúc Âm của Chúa.

SUY NIỆM LỜI CHÚA

 

 

KHÔNG AI ĐĂ TỪNG LÊN TRỜI, NGOẠI TRỪ ĐẤNG TỪ TRỜI XUỐNG

(Thánh giáo phụ giám mục tiến sĩ Âu Quốc Tinh: Sermo de Ascensione Domini, Maj 98, 1-2: PLS 2,494-495)

 

Hôm nay Chúa Giêsu Kitô lên trời; ḷng trí chúng ta cũng hăy lên trời với Người. Chúng ta hăy lắng nghe những lời của Vị Tông Đồ: Nếu anh em đă được sống lại với Chúa Kitô, ḷng trí anh em hăy gắn bó với những sự trên trời, nơi Chúa Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa; anh em hăy t́m kiếm những sự trên trời, đừng t́m kiếm những sự dưới thế. Giống như Người đă ở với chúng ta ngay cả khi Người sống lại thế nào, th́ chúng ta cũng đă ở trên trời với Người như vậy, cho dù những ǵ chúng ta được hứa hẹn chưa nên trọn nơi thân xác của chúng ta.

Chúa Kitô giờ đây đă được nâng lên trên các tầng trời, thế nhưng, Người vẫn chịu đựng trên trái đất tất cả mọi nỗi khổ đau mà chúng ta là những chi thể của thân ḿnh Người phải chịu. Người đă tỏ ra điều này khi Người kêu lên từ trời rằng: Saolê, Saolê, tại sao ngươi lại bắt bớ Ta? Cũng như khi Người phán: Ta đói các người đă cho Ta ăn.

Vậy th́ ngay lúc này đây tại sao chúng ta không nỗ lực để t́m kiếm nghỉ ngơi với Người trên trời, bằng đức tin, đức cậy và đức mến là những ǵ hiệp nhất chúng ta với Người? Dù ở trên trời Người cũng ở với chúng ta; vậy đang ở dưới thế chúng ta cũng ở với Người. Người ở dưới thế với chúng ta bằng thần tính của Người, bằng quyền năng của Người và bằng t́nh yêu của Người. Chúng ta không thể ở trên trời, như Người ở trên thế gian bằng thần tính, nhưng trong Người, chúng ta có thể ở trên trời bằng t́nh yêu.

Người đă không bỏ trời khi Người xuống với chúng ta; Người cũng không rời bỏ chúng ta khi Người trở về trời. Sự kiện Người ở trên trời trong khi Người ở dưới thế được bộc lộ từ chính lời Người phán: Không ai đă từng lên trời ngoại trừ Đấng từ trời xuống là Con Người, Đấng ở trên trời.

Những lời này được hiểu là chúng ta nên một với Chúa Kitô, v́ Người là đầu của chúng ta và chúng ta là thân thể của Người. Không ai đă từng lên trời trừ Chúa Kitô, v́ chúng ta cũng là Chúa Kitô: Người là Con Người bởi Người hiệp nhất với chúng ta, và chúng ta là con cái Thiên Chúa bởi chúng ta được hiệp nhất với Người. Thế nên Thánh Tông Đồ mới viết: Như thân thể con người có nhiều chi thể song chỉ là một, v́ tất cả mọi chi thể khác nhau làm nên một thân thể thế nào, nơi Chúa Kitô cũng thế. Người có rất nhiều chi thể nhưng chỉ là một thân thể.

Người đă từ trời xuống thế v́ thương xót chúng ta, và mặc dầu Người đă lên trời một ḿnh, chúng ta cũng lên trời nữa, v́ chúng ta ở trong Người bằng ân sủng. Như thế, không ai ngoài Chúa Kitô xuống thế cũng như không ai ngoài Chúa Kitô lên trời; không phải là v́ có sự phân biệt giữa đầu và thân, mà bởi v́ thân là một khối duy nhất không thể tách rời khỏi đầu.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 617-618)

 


Chính ở nơi họ mà Con được vinh hiển
 

Hôm nay là Chúa Nhật và là tuần cuối cùng của Mùa Phục Sinh 50 ngày. Chủ đề “Thày là sự sống” của Mùa Phục Sinh từ Chúa Nhật IV Phục Sinh vẫn tiếp tục nơi bài Phúc Âm của Chúa Nhật VII Phục Sinh hôm nay. Bài Phúc Âm hôm nay là phần đầu của Lời Nguyện Tiệc Ly. Lời Nguyện Tiệc Ly của Chúa Giêsu được Giáo Hội chia ra làm ba phần cho ba bài Phúc Âm của ba Chu Kỳ Phụng Vụ A, B và C, thuộc Chúa Nhật VII Phục Sinh hằng năm. Theo nội dung của ḿnh, có thể nói, Lời Nguyện Tiệc Ly là đoạn Phúc Âm Tâm Điểm của riêng Bốn Phúc Âm và của chung Toàn Bộ Thánh Kinh. V́ đoạn Phúc Âm này cho thấy Toàn Diện Mạc Khải Thần Linh về Dự Án Cứu Độ cũng như Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa. Ư chính của Lời Nguyện Tiệc Ly này là “sự sống đời đời”, một sự sống được Con thông ban cho Giáo Hội (phần nhất), một Giáo Hội ở thế gian song không thuộc về thế gian (phần hai), để Giáo Hội được hiệp nhất nên một với Cha và Con cho thế gian nhờ Giáo Hội mà được sự sống (phần ba).

 

V́ tính cách quan trọng của Lời Nguyện Tiệc Ly này, chúng ta hăy cùng nhau t́m hiểu từng câu một:

 

Lạy Cha, đă đến giờ rồi! Xin hăy tôn vinh Con Cha để Con Cha cũng được tôn vinh Cha, v́ Cha đă ban cho Người quyền bính trên toàn thể nhân loại, để Người ban sự sống đời đời cho những ai Cha đă trao cho Người. (Sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô)”.

 

Đă đến giờ rồi!” Đây là giây phút tuyệt đỉnh của Lời Nhập Thể trong tất cả thời gian sống trên trần thế của Người, đến nỗi, nếu không có giây phút này, cũng không cần đến giây phút Nhập Thể, cũng không có giây phút Tạo Dựng, không có ǵ cả.

 

“Xin hăy tôn vinh Con Cha để Con Cha cũng được tôn vinh Cha”: Sở dĩ “giờ” khắc Chúa Giêsu nói đến ở đây vô cùng quan trọng như vậy, là v́ đó là giây phút Thiên Chúa Thần Hiển. Không phải là một cuộc thần hiển như những cuộc thần hiển biểu hiện trong Cựu Ước, như cuộc thần hiển ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi (x Ex 3:2), hay cuộc thần hiển trên núi Sinai trước khi Thiên Chúa ban Thập Giới (x Ex 19:16). Mà chính là một Thực Tại Thần Linh Hiện Thực, một cuộc Thần Hiển tỏ hiện tất cả Nội Tâm của Thiên Chúa. Ở chỗ, Cha tôn vinh Con và Con tôn vinh Cha. Cha tôn vinh Con, ở chỗ, Cha chứng tỏ Con thực sự là Con của Cha, thực sự là Đấng Ngài sai. Và Con tôn vinh Cha, ở chỗ, Con chứng tỏ rằng Con được Cha sai, Con từ Cha mà đến. Và Cuộc Thần Hiển Thực Tại Thần Linh về việc Cha Con tôn vinh nhau này được thực hiện qua Biến Cố Vượt Qua, như đă chia sẻ ở Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm A: “Cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô thực sự là việc ‘Thày đi để dọn chỗ cho các con’, một biến cố là tuyệt đỉnh Mạc Khải Thần Linh: ‘Thày ở trong Cha’ qua việc Tử Giá, dấu chứng tỏ Người được Cha sai; và ‘Cha ở trong Thày’ qua việc Phục Sinh, dấu Cha chứng tỏ Chúa Kitô đúng là ‘Đấng Cha sai’”.

 

“V́ Cha đă ban cho Người quyền bính trên toàn thể nhân loại, để Người ban sự sống đời đời cho những ai Cha đă trao cho Người”. Sở dĩ có Cuộc Thần Hiển Vượt Qua vô tiền khoáng hậu, Cuộc Thần Hiển của “giờ” khắc quan trọng nhất trong lịch sử tạo vật nói chung và lịch sử loài người nói riêng này cần phải thực hiện, cần phải xẩy ra, là v́ Thiên Chúa muốn cho “toàn thể nhân loại” được thông hưởng Sự Sống Thần Linh của Ngài trong Con Ngài là Lời Nhập Thể. “Quyền bính trên toàn thể nhân loại” đây không phải là khả năng thông ban “sự sống đời đời”, mà là tư cách “quyền bính” của Con Ngài khi nhập thể, tức tư cách đóng vai “là trưởng tử của tất cả mọi tạo vật” (Col 1:15), “là trưởng tử của một đàn em đông đúc” (Rm 8:29), “là đầu của thân thể Giáo Hội” (Col 1:18). Và đó là lư do thành phần đầu tiên và trên hết Con cho tham hưởng “sự sống đời đời” đây chính là “những ai Cha đă trao cho Người”. Điển h́nh là thành phần tông đồ chứng nhân tiên khởi, nền tảng của Giáo Hội Chúa Kitô (x Eph 2:20), thành phần sẽ được trực tiếp lănh nhận “sự sống đời đời” từ Người, cũng là thành phần cần phải thông ban “sự sống đời đời” này cho “toàn thể nhân loại”.

 

“(Sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô)”. Phải, “toàn thể nhân loại” nói chung, và thành phần “những ai Cha đă trao cho Con” nói riêng, được thông hưởng “sự sống đời đời” đây tức là được Lời Nhập Thể ban cho họ có một Kiến Thức Thần Linh, để nhờ đó họ có thể “nhận biết”: Cha là Thiên Chúa và Con là Đấng Thiên Sai, hay có thể “nhận biết” Thực Tại Thần Linh “Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày”, một Thực Tại được Chúa Giêsu mạc khải ở Phúc Âm Chúa Nhật V Phục Sinh Năm A, một Thực Tại được hiện thực bằng Cuộc Vượt Qua của Lời Nhập Thể, một Biến Cố Thần Hiển Cha tôn vinh Con, Con tôn vinh Cha.

 

Con đă tôn vinh Cha trên mặt đất này, bằng cách chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm. Giờ đây, Cha ơi, xin hăy ban cho Con vinh hiển ở bên Cha, vinh hiển Con có nơi Cha trước khi thế gian được tạo thành. Con đă tỏ danh Cha cho những người Cha đă trao cho Con trên thế gian. Những người Cha đă trao cho Con này là của Cha; họ đă giữ lời Cha. Giờ đây họ nhận biết rằng tất cả những ǵ Cha đă ban cho Con đều từ Cha mà đến. Con đă kư thác cho họ sứ điệp Cha đă trao phó cho Con, và họ đă nhận lấy sứ điệp này. Họ đă thực sự biết rằng Con từ Cha mà đến, họ tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con”.

 

Con đă tôn vinh Cha trên mặt đất này, bằng cách chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm”. Đúng thế, đường lối duy nhất để Lời Nhập Thể có thể chứng thực ḿnh là Đấng Thiên Sai đó là “chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm”. Và chính khi “chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm” là “Con đă tỏ Cha ra” (Jn 1:18), tức đă làm cho Cha được nhận biết “trên trái đất này”. Ở chỗ, đă cho riêng Dân Chúa nhận biết rằng “Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất”, một Vị Thiên Chúa của Giao Ước, của Lời Hứa, và cũng là Vị Thiên Chúa đă trung thành giữ những ǵ Ngài hứa, trung thành với giao ước của ḿnh, bất chấp việc con người trắng trợn và liên lỉ bất trung, như Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái trong Cựu Ước cho thấy.

 

“Giờ đây, Cha ơi, xin hăy ban cho Con vinh hiển ở bên Cha, vinh hiển Con con có nơi Cha trước khi thế gian được tạo thành”. Chính v́ “Con đă tôn vinh Cha trên trái đất này, bằng cách chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm” như thế mà Con cũng tỏ cho thế gian thấy rằng Con chính là Con Cha. “Vinh hiển ở bên Cha, vinh hiển Con có nơi Cha trước khi thế gian được tạo thành” ” là ở chỗ đó, là ở chỗ Con là Con Cha, “là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha” (Heb 1:3). Một “phản ảnh vinh quang” và “một hiện thân” mà khi “hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), Con đă thể hiện rơ ràng qua việc “chu toàn những ǵ Cha đă bảo Con làm”.

 

“Con đă tỏ danh Cha cho những người Cha đă trao cho Con trên thế gian. Những người Cha đă trao cho Con này là của Cha; họ đă giữ lời Cha. Giờ đây họ nhận biết rằng tất cả những ǵ Cha đă ban cho Con đều từ Cha mà đến”. Vẫn biết Con có “quyền bính trên toàn thể nhân loại”, nhưng, trước hết và trên hết, “Con đă tỏ danh Cha cho những người Cha đă trao cho Con trên thế gian”. Bởi v́, “Những người Cha đă trao cho Con này là của Cha”, tức thành phần Cha “lôi kéo” (Jn 6:44), hay Cha “cho phép” (Jn 6:65), mới có thể “giữ lời Cha”, tức mới có thể  “đến cùng” Con (là Lời Cha), hay mới có thể “chấp nhận” (Jn 1:12) Lời Nhập Thể: “Giờ đây họ nhận biết rằng tất cả những ǵ Cha đă ban cho Con đều từ Cha mà đến” là như thế. Hay họ nhận biết Con từ Cha mà đến, Con “là hiện thân đích thực của bản thể Cha” cũng vậy.

 

“Con đă kư thác cho họ sứ điệp Cha đă trao phó cho Con và họ đă nhận lấy sứ điệp này. Họ đă thực sự biết rằng Con từ Cha mà đến, họ tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con”. Cũng chính v́ “những người Cha đă trao cho Con trên thế gian” biết chấp nhận Con như thế mà “Con đă kư thác cho họ sứ điệp Cha đă trao phó cho Con và họ đă nhận lấy sứ điệp này”. Nghĩa là, “họ đă thực sự biết rằng Con từ Cha mà đến, họ tin rằng chính Cha là Đấng đă sai Con”. V́ “sứ điệp Cha đă trao phó cho Con” để “Con kư thác cho họ” cũng chính là nội dung của những ǵ họ nhận biết, những ǵ họ tin, đó là “Con từ Cha mà đến và Cha là Đấng đă sai Con”.

 

Con cầu nguyện cho những người này – Con không cầu cho thế gian, song cho những người Cha đă trao cho Con, v́ họ thực sự là của Cha. (Như tất cả mọi sự thuộc về Con đều là của Cha thế nào th́ tất cả những ǵ thuộc về Cha đều là của Con). Chính ở nơi họ mà Con được vinh hiển. Con không c̣n ở thế gian này nữa, nhưng những người này c̣n ở thế gian khi Con về cùng Cha”.

 

Con cầu nguyện cho những người này – Con không cầu cho thế gian, song cho những người Cha đă trao cho Con, v́ họ thực sự là của Cha”. Sở dĩ “Con cầu nguyện cho những người này”, mà “không cầu cho thế gian”, không phải là v́ thế gian đáng ghét, hay thế gian không đáng được cầu nguyện cho, nhưng dầu sao thế gian nói chung vẫn không cao qúi bằng “những người Cha đă trao cho Con, v́ họ thực sự là của Cha”, đồng thời cũng là của Con nữa: “mọi sự của cha cũng là của con” (Lk 15:31) là như thế: “(Tất cả mọi sự thuộc về Con đều là của Cha thế nào th́ tất cả những ǵ thuộc về Cha đều là của Con như vậy)”. Một lư do nữa làm Con hết sức qúi trọng “những người Cha đă trao cho Con”, chẳng những qua việc cầu nguyện cho họ, mà c̣n tỏ Danh Cha cho họ, kư thác sứ điệp của Cha cho họ, nghĩa là cho họ tất cả những ǵ Con có, là v́ “chính ở nơi họ mà Con được vinh hiển”, mà Con được nhận biết Con từ Cha mà đến, Con chính là Con Cha, một vinh hiển Con đă có nơi Cha trước khi thế gian được tạo thành: “Từ ban đầu đă có Lời; Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa” (Jn 1:1).

 

“Con không c̣n ở thế gian này nữa, nhưng những người này c̣n ở thế gian khi Con về cùng Cha”. Câu cuối cùng này trong Lời Nguyện Tiệc Ly ở phần thứ nhất cho Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm A hôm nay là một câu kết theo kiểu lưng chừng, chưa trọn nghĩa, c̣n cần phải được tiếp nối… nơi bài Phúc Âm cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm B của cùng Chúa Nhật VII Phục Sinh hôm nay.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Nhờ Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu chúng ta đă thuộc về thành phần “những người Cha đă trao cho Con”. Bởi thế, dù bản thân vô cùng bất xứng, chúng ta cũng thực sự trở nên hết sức cao trọng trước nhan Chúa Giêsu Kitô. Đến nỗi, dù chỉ là một con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con, Người cũng đi t́m nó cho bằng được, và vui mừng vác thập giá trên vai mang nó về (x Lk 15:4-5). Hay dù chúng ta có phung phá hết gia tài ân sủng được chia cho chúng ta nơi Phép Rửa, Người cũng mong mỏi chúng ta trở về với Người, và khi vừa thấy chúng ta quyết tâm từ bỏ tội lỗi, Người liền tự động chạy đến ôm chặt lấy chúng ta trong ṭa giải tội, trả lại cho chúng ta nhân đức và công nghiệp đă mất bởi tội, và mở tiệc Thánh Thể ăn mừng chúng ta sống lại (x Lk 15:11-24). Tất cả chỉ v́ chúng ta “thực sự là của Cha”. Thế nhưng, đáp lại, chúng ta đă sống như ḷng Người mong đợi ở chúng ta chưa: “chính ở nơi họ mà Con được vinh hiển”?

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 

 

 

SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

 

Trần Mỹ Duyệt

 

   

“Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha,

là Thiên Chúa chân thật, và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô”

(Gio 17:3).

 

 

Lời Chúa Giêsu cầu cho các Tông Đồ và cho tất cả những ai sẽ tin nhận Thiên Chúa và Đức Kitô trên liệu có mấy ai trong nhân loại c̣n cho là đáng tin và cần thiết nữa hay không? Nhất là con người thời nay, dựa vào những phát minh tân kỳ của khoa học xem ra đang có chiều hướng loại trừ sự hiện hữu của Thiên Chúa, chưa nói tới nhiều người c̣n không tin là có Ngài. Và v́ không tin nhận Thiên Chúa, không tin nhận Chúa Giêsu nên nhiều người đă không có sự sống đời đời trong họ.

 

Khoa học ngày nay rất tiến bộ. Nhờ những phát minh tân kỳ của nó, cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ và dễ dăi hơn. Trước một số thành quả ấy, một số khoa học gia đă có tham vọng t́m kiếm, phân tích để có thể cấu tạo ra được sự sống của con người. Cao điểm của tham vọng này là việc tạo sinh vô tính con người. Về phương diện tư tưởng, th́ một số nhà thần học, triết học ngày nay cũng đang muốn bắt chước hành động của Augustine để cố gắng giải thích về Thiên Chúa. Nhưng rồi cũng như Augustine, sớm muộn ǵ những đầu óc này cũng sẽ phải thú nhận rằng họ đă dùng cái lỗ cáy nông cạn là trí khôn của ḿnh, để tích lũy đại dương bao la là Thiên Chúa. Một việc làm ngông cuồng và hết sức vô lư.

 

Thực tế trước mắt là con nhân loại ngày nay vẫn đang phải đối diện với những chứng nan y như AIDS, các chứng ung thư, đau tim, bệnh mập ph́ của nữ giới, tai biến mạch máu năo, mất trí nhớ của tuổi già, hoặc xa xôi hơn nữa là chứng bệnh phong cùi. Đặc biệt là con người vẫn ǵa đi và vẫn phải chết. Trước những vấn nạn thuộc về thế giới hữu h́nh, va chạm thực tế với con người, mà trải qua bao nhiêu thời đại con người vẫn bó tay, vẫn phải qui hàng, th́ những vấn đề thuộc lănh vực siêu nhiên, thuộc thế giới vô h́nh làm sao con người và khoa học có thể vươn tới được.

 

May mắn thay, những điều mà các khoa học gia không làm được, các triết gia tên tuổi, các thần học gia xuất chúng không giải thích được, Chúa Giêsu – Đấng được Cha sai đến - đă làm được cách đây hơn 2000 năm. Ngài đă chữa cho người mù từ lúc mới sinh được thấy, cho người què đi được và phong cùi lành sạch. Ngài đă cho Nagiarô chết 4 ngày sống lại qua quyền năng Thiên Chúa. Nhất là nhờ cái chết và sự phục sinh của chính Ngài, Tin Mừng Sự Sống đă được loan truyền qua bao thế hệ, và đă mở màn cho ơn cứu độ. Hàng triệu triệu người đă t́m được ánh sáng cứu rỗi, đă t́m được ư nghĩa cuộc đời, đă sống trong b́nh an, và đă cảm được sức sống đời đời ngay trong những lao nhọc vất vả, những khó khăn và thử thách của cuộc đời.

 

Tất cả những việc Thiên Chúa đă làm, và đă thực hiện trong tâm hồn những ai tin nhận Ngài, cho đến nay khoa học cũng không giải thích hoặc chứng minh được. Một thí dụ điển h́nh, gần đây truyền thông Mỹ đang cố t́nh méo mó nhiều về Giáo Hội Công Giáo qua vài lỗi lầm của một số ít linh mục, không ngoài cái chủ đích muốn phân tích, muốn chứng minh, và khảo nghiệm về sự hiện hữu của Ngài đối với Giáo Hội. Người ta đă quên điều chính Chúa Giêsu đă nói với Phêrô, vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo Hội Ngài: “Con là đá. Trên đá này Ta sẽ xây Giáo Hội Ta, mà dù quyền lực tử thần cũng không phá nổi” (Mt 16:18). Điều này giải thích là tại sao vẫn có hàng hàng, lớp lớp ứng viện nam nữ vẫn sẵn sàng, vẫn chấp nhận, và vui tươi đi theo tiếng gọi dấn thân, phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn. Người ta vẫn không thể giập tắt được ḷng thành tín của hàng triệu triệu giáo hữu ngày ngày vẫn sốt sắng tham dự thánh lễ, vẫn thành kính qú trước Thánh Thể, và vẫn yêu mến dâng về Thiên Chúa những lời kinh nguyện phát xuất tự cơi ḷng khiêm cung của họ. Tất cả những điều ấy khoa học và những ai không có niềm tin trong ḿnh vẫn không giải thích và cắt nghĩa được. Chỉ khi nào con người biết khiêm tốn, qú gối trước Thiên Nhan Thiên Chúa, tin nhận Ngài là Thiên Chúa chân thật và duy nhất, cũng như Đấng Ngài sai xuống là Giêsu Kitô, lúc ấy tâm hồn con người mới được hạnh phúc, và cuộc sống này mới thật sự có ư nghĩa.

 

Khoa học nhờ Đức Tin hướng dẫn sẽ giúp con người t́m gặp Thiên Chúa. Khoa học thuần tuư chỉ dựa vào lư luận và khám phá của con người sẽ không giải thích ǵ hơn về Thiên Chúa, về cội nguồn con người, về ư nghĩa cuộc đời, và về vĩnh hằng. Đúng như Pascalm đă nói: “Khoa học tinh thông làm cho ta gần Chúa, khoa học nông cạn làm cho ta xa Chúa”.

 

Triết học, thần học, tâm lư học nếu không dựa vào Đức Tin cũng chỉ là một mớ những lư luận hăo huyền, luẩn quẩn và không đem lại hạnh phúc cho con người. Một bác sĩ tâm thần nọ đă nói với bệnh nhân của ông khi người bệnh nhân sửng sốt v́ thấy trên bàn làm việc của ông có một cuốn Thánh Kinh: “Bác sĩ mà cũng tin Chúa và đọc sách này sao?”. Và ông đă trả lời một cách thành tín nhưng cũng rất khôi hài là: “Nếu ai cũng đọc sách này, th́ tôi tin rằng tất cả những bác sĩ tâm thần sẽ bị thất nghiệp ngay”.

 

Tin nhận Chúa Giêsu - Đấng Cha sai đến - tin nhận Chúa là Thiên Chúa chân thật và duy nhất chính là cội nguồn của hạnh phúc, và mạch suối phát sinh sự sống trường sinh. Bạn đă có bao giờ t́m đọc một lần Thánh Kinh để xem coi Chúa muốn nói ǵ với bạn như lời bác sĩ tâm thần nọ đă nói với bệnh nhân của ông, và như lời Pascalm để được tiến lại gần gũi hơn với Chúa, và để Ngài thông ban cho chúng bạn sự sống đời đời của Ngài. Nếu chưa, bạn hăy thử một lần cho biết, v́ tất cả chúng ta ai mà không muốn t́m hoặc chiếm hữu cho ḿnh sự sống đời đời.   

 

 

MỘT SỐ VẪN HỒ NGHI

 

 

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Chúa Giêsu sau khi phục sinh từ cơi chết, Ngài c̣n lưu lại với các Tông Đồ thêm 40 ngày nữa. Thánh Kinh ghi nhận, trong thời gian ấy, Ngài đă chính thức trao quyền điều hành Giáo Hội cho Phêrô: “Hăy chăn các chiên Thầy. Hăy chăn các chiên mẹ của Thầy” (Gioan 21:15). Ngoài ra, Ngài cũng đă chuẩn bị tâm trí các ông cho biến cố về trời của Ngài, cũng như biến cố Hiện Xuống của Thánh Thần.

 

Một điều khiến Kitô hữu chúng ta hôm nay cảm thấy hơi khó hiểu, đó là mặc dù Ngài đă dành nhiều thời giờ với các Tông Đồ. Đă nói với các ông kỹ càng về việc Ngài sẽ ra đi. Đă yên ủi các ông và hứa ban Thánh Thần xuống với các ông. Thế mà, hôm nay trong lúc Thầy tṛ ly biệt, một số trong các ông vẫn c̣n hồ nghi: “Mười một môn đệ về Galilêa, lên núi Chúa Giêsu đă chỉ. Khi họ gặp Ngài, họ liền quỳ xuống thờ lậy Ngài. Nhưng một số vẫn c̣n hồ nghi” (Mt 28:16-17). Ai trong số các ông hồ nghi? Các ông hồ nghi ǵ? Và tại sao lại hồ nghi? Điều này chỉ có Chúa biết và mỗi Tông Đồ biết. Nhưng thật là khó hiểu, tại sao trong tâm trạng hoang mang và hồ nghi của các môn đệ như vậy, Chúa đành bỏ các ông để lên trời?!

 

Tâm trạng hồ nghi và hoang mang, lo lắng của các Tông Đồ lúc đó, có thể hiểu như một tâm lư b́nh thường của con người trước sự chia ĺa, hoặc ra đi của những người thân. Bịn rịn, hồi hộp, lo lắng, và buồn vui lẫn lộn. Có thể nói, tâm trạng ấy đang chiếm chỗ trong tâm hồn các ông, và sự hồ nghi kia đến từ tâm lư hoảng sợ của các ông trước sự ra đi của Thầy. Các ông lo lắng không biết rồi ra các ông sẽ như thế nào khi thiếu vắng Thầy. Có làm được những ǵ như Thầy đă làm. Và có hoàn tất được ước vọng của Thầy hay không. Tóm lại, sự nghi ngờ ấy đến từ tâm lư mất mát, và ư thức về sự yếu kém của ḿnh.

 

Nhưng mặc dù biết rằng các Tông Đồ c̣n hồ nghi, Chúa Giêsu cũng cứ để các ông ở lại thế gian. Hơn thế nữa, Ngài c̣n truyền cho các ông phải ra đi rao giảng lời chân lư, làm chứng cho Ngài. Và ở đây, chúng ta phải cám ơn Chúa Giêsu đă để các Tông Đồ lại trong hoàn cảnh hồ nghi như  thế, và cũng cám ơn cái tâm trạng hồ nghi và hoang mang ấy của một số Tông Đồ.

 

Thật vậy, Chúa Giêsu biết các Tông Đồ của Ngài. Ngài biết ai đang hồ nghi và hồ nghi những ǵ, nhưng Ngài vẫn không cất đi sự nghi ngờ ấy của các ông, v́ Ngài muốn chính các ông phải cảm nghiệm được cái yếu kém và nghi nan của ḿnh. Cũng như chính các ông phải chiến đấu, nỗ lực trước những nghi vấn ấy trong khi làm chứng về Ngài, và về Tin Mừng của Ngài.

 

Có thể nói, Ngài biết các ông yếu đuối. Ngài biết các ông mỏng ḍn, nhưng Ngài vẫn cứ để các ông như thế, và vẫn sai các ông đi, v́ Ngài muốn dùng sự yếu hèn của các ông mà làm cho danh Ngài được nhận biết. Sự nhận biết được thể hiện qua lời hứa mà Ngài đă hứa với các ông khi đề cập đến sự xuất hiện của Thánh Thần. Tóm lại, bằng quyền năng và sức mạnh, sự khôn ngoan của Thánh Thần mà các ông được củng cố, và người nghe các ông được ḷng tin vào Thiên Chúa. Cũng như do quyền năng sai đi của Chúa Giêsu và quyền năng thánh hóa của Thánh Thần mà các ông trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Sự Sống.

 

Các Tông Đồ yếu đuối, nhưng lại phải làm một việc vượt quá sự yếu đuối của các ông. Nhưng đây lại là điều Chúa Giêsu muốn thế. Chúa muốn các ông phải hành động mà kiên vững đức tin, đức cậy, và đức mến của các ông. Các ông phải luyện tập và thực hành niềm tin của ḿnh trong khi rao giảng niềm tin ấy. Ra đi rao giảng Tin Mừng trong khi chính các ông vẫn “c̣n hô nghi”, có nghĩa là các ông vẫn c̣n thấy ḿnh yếu đuối, và yếu kém, để không dám cậy vào sức riêng ḿnh, nhưng là cậy vào sức mạnh của Thiên Chúa, vào sự tác động của Thánh Thần. Ngoài ra, chính khi các ông cảm nghiệm được cái yếu kém của ḿnh, cũng là lúc các ông thật sự san sẻ và thông cảm được với những yếu đuối của người khác. Nhờ đó, Thiên Chúa mới được tôn vinh.

 

Đây cũng chính là bài học cho tất cả những ai đang làm việc của Thiên Chúa và cho Thiên Chúa. Dù ở bất cứ ơn gọi nào, chức vụ nào, tất cả cũng chỉ nói được về ḿnh như lời Chúa Giêsu là sau khi đă hoàn thành công việc được trao phó, chúng ta chỉ có thể nói về ḿnh là: “Sau khi đă làm xong mọi việc, hăy nói: “Chúng tôi chỉ là những đầy tớ vô ích. Chúng tôi phải hoàn tất những việc phải làm” (Luca 17:10).

 

Thật vậy, Chúa Giêsu biết rơ các Tông Đồ yếu đuối và nghi nan, và Ngài cũng thấu suốt những yếu đuối và nghi nan của mỗi người chúng ta. Ngài biết mỗi người và từng yếu đuối của mỗi người. Và như Ngài đă nói với các Tông Đồ trước đó là: “Ai yêu Thầy th́ vâng giữ giới luật Thầy”. Ngài muốn các Tông Đồ cũng như mỗi người chúng ta minh chứng cho Ngài t́nh yêu của ḿnh qua hành động dấn thân và việc làm chứng nhân giữa ḍng đời, mặc dù chính chúng ta cũng đang phải chiến đấu với những yếu hèn và kém cỏi của riêng ḿnh. Dĩ nhiên, Ngài không để chúng ta phải chiến đấu một ḿnh, hoặc chiến đấu trong vô vọng. Ngài chỉ muốn chúng ta tin tưởng và phó thác nơi Ngài. Đúng ra, Ngài muốn nh́n thấy sự cố gắng của chúng ta, chứ chẳng cần kết quả của những cố gắng ấy. Bởi v́, Ngài thừa hiểu rằng, nếu không có Ngài, th́ cũng chẳng ai làm nổi tṛ trống ǵ. Và chính v́ lư do này, Ngài đă nói với các Tông Đồ rằng Ngài sẽ sai Thánh Thần xuống để trợ lực, khích lệ, và soi dẫn các ông cũng như mỗi người chúng ta.

 

Chúa về trời và để lại các Tông Đồ, cũng như mỗi người chúng ta là những kẻ vẫn c̣n hồ nghi và yếu đuối để tiếp tục sứ mạng cứu thế chính ḿnh và thế giới. Đây thật là một mầu nhiệm. Phải chăng Ngài muốn nh́n thấy mỗi Kitô hữu chúng ta nỗ lực và phấn đấu. Ngài muốn chúng ta ra đi với thiện chí và sự cố gắng, để rồi qua những cố gắng ấy, Ngài sẽ đổ Thánh Thần Ngài vào, và làm trổ sinh một mùa gặt ân sủng và thánh ân. Lậy Chúa xin cho chúng ta hướng tâm hồn chúng con về trời, đang khi chúng con phải chiến đấu với những đam mê và yếu đuối đang cố gh́ chặt chúng con và chôn bám chúng con vào mặt đất này. Để dù đôi khi con người tự nhiên này có bị nghi nan và xao xuyến, nhưng nhờ Thánh Thần Chúa ban thêm sức mạnh, chúng con vẫn hiên ngang vững bước để lời chân lư được tung gieo trên mỏi đường chúng con đi.