Chúa Nhật

Ngày 16/1: Thánh Marcellus I (? –309)

Là một vị giáo hoàng.

Tái tổ chức lại Giáo Hội sau thời hoàng đế Diocletian.

Bị hoàng đế Maxentius thù hằn và loại trừ.

Được truyền tụng bị bắt chăn ngựa và lừa.

 


CHÚA NHẬT II QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: IS 49:3, 5-6

“Ta đặt ngươi như ánh sáng các dân tộc, để ngươi nên ơn cứu độ của Ta”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa đă phán cùng tôi: “Hỡi Israel, ngươi là tôi tớ Ta, v́ Ta được vinh danh nơi ngươi”. Và bây giờ, Chúa phán: “Người đă huấn luyện tôi khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, để tôi trở nên tôi tớ Người, để đem Giacób về cho Người, và quy tụ Israel quanh Người. Tôi được ca tụng trước mắt Chúa và Thiên Chúa là sức mạnh của tôi. Người đă phán: “Làm tôi tớ Ta chẳng có là bao, để tái lập các chi họ Giacób, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về; nầy đây Ta đặt ngươi như ánh sáng các dân tộc để ơn cứu độ của Ta tràn lan khắp địa cầu”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, nầy tôi xin đến, để thực thi ư Chúa.

1.        Tôi đă cậy trông, tôi đă cậy trông ở Chúa, Ngài đă nghiêng ḿnh về bên tôi, và Ngài đă nghe tiếng tôi kêu cầu. Ngài đă đặt trong miệng tôi một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta.

2.        Hy sinh và lễ vật th́ Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đă mở rộng tai tôi. Chúa không đ̣i hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ tôi đă thưa: “Nầy tôi xin đến”.

3.        Như trong quyển vàng đă chép về tôi: lạy Chúa, tôi sung sướng thực thi ư Chúa, và pháp luật Chúa ghi tận đáy ḷng tôi.

4.        Tôi đă loan truyền đức công minh Chúa trong Đại Hội, thực tôi đă chẳng ngâm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 1:1-3

“Nguyện cho anh em được ân sủng và b́nh an của Thiên Chúa Cha chúng ta”
Khởi đầu bức thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Corintô.

Phaolô, do thánh ư Chúa, được kêu gọi làm Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, và Sôtênê, anh em chúng tôi, kính chào Hội Thánh Chúa ở Côrintô, những người được thánh hóa trong Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi nên thánh, làm một với tất cả mọi người khắp nơi đang kêu cầu thánh danh Đức Giêsu Kitô. Chúa chúng ta: nguyện chúc cho anh em được ân sủng và b́nh an của Thiên Chúa Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. --- Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang lắng ta nghe, Chúa có lời ban sự sống đời đời. --- Alleluia


PHÚC ÂM: Joan 1:29-34

“Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía ḿnh liền nói: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” Nầy tôi đă nói về Ngài: “Một người đến sau tôi, nhưng đă có trước tôi, v́ Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đă không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ ḿnh ra với Israel, nên tôi đă đến làm phép rửa trong nước”. Và Gioan đă là chứng rằng: “Tôi đă thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đă không biết Ngài, nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: “Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, th́ đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Tôi đă thấy và tôi làm chứng, chính Ngài là Con Thiên Chúa.”

Phúc Âm của Chúa.

___________________________________________________

 

CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH NĂM A

  

“Người Là Đấng Thiên Chúa Tuyển Chọn”

 

 

Tính Cách của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên

 

Chúng ta đều biết Mùa Phụng Vụ Thường Niên được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn sau Mùa Phục Sinh. Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh bao giờ cũng ngắn hơn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Cách đây hơn ba tuần lễ, Giáo Hội mới cử hành biến cố Chúa Kitô Giáng Sinh, nay cử hành việc Người đă xuất thân loan báo Tin Mừng Nước Trời. Phải nói là Chúa Giêsu lớn quá mau theo tiến tŕnh phụng niên. Tuy nhiên, nếu hiểu ư nghĩa Phụng Vụ Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh và Hậu Phục Sinh khác nhau thế nào, chúng ta cũng sẽ hiểu được về thời gian dài ngắn của Mùa Thường Niên được chia làm hai giai đoạn này.

 

Theo tôi, nếu Phụng Vụ là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, th́ trong Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Tác, tức Mầu Nhiệm Chúa Kitô tỏ ḿnh ra cho thế gian biết Người thực sự là Đấng Thiên Sai, Đấng đến không phải để làm theo ư ḿnh song ư Đấng đă sai (x Jn 6:38). Và nếu Chúa Kitô “đến để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), làm chứng về ḿnh là Đấng Thiên Sai như thế, th́ Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Tác này đă thực sự được kết thúc ở Mầu Nhiệm Vượt Qua, một Mầu Nhiệm Chúa Kitô được Giáo Hội long trọng cử hành trong Mùa Chay, Tam Nhật Thánh, Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh. Vậy nếu giai đoạn thứ hai của Mùa Thường Niên được Giáo Hội sắp xếp sau Mùa Phục Sinh th́ chắc chắn phải có một liên hệ mật thiết về ư nghĩa với Mùa Phục Sinh, như liên hệ ư nghĩa của giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh với Mùa Giáng Sinh vậy. Theo tôi, nếu ư nghĩa hay chủ đề của cả Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là việc Chúa Kitô tự chứng về ḿnh, th́ ư nghĩa và chủ đề của cả Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là việc Chúa Kitô được Thánh Thần làm chứng về Người qua Giáo Hội, cho đến khi Người lại đến trong vinh quang, thời điểm kết Mùa Thường Niên nói riêng và Phụng Niên nói chung ở Lễ Chúa Kitô Vua. Như thế, chúng ta có thể suy ra, sở dĩ Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh ngắn, là v́ Mầu Nhiệm Chúa Kitô Thừa Tác hay Tự Chứng chỉ xẩy ra có 3 năm, trong khi Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh dài, là v́ Mầu Nhiệm Chúa Kitô ở cùng Giáo Hội bằng Thần Linh của Người kéo dài “cho đến tận thế” (Mt 28:20).

 

Tuy nhiên, Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh được mở màn chẳng những với Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, như chúng ta đă cử hành tuần trước, mà c̣n được tiếp nối bằng một Chúa Nhật chuyển tiếp nữa là Chúa Nhật Thứ Hai hôm nay đây. Tại sao lại nói Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên hôm nay đây là Chúa Nhật chuyển tiếp?

 

Thưa, là v́ Giáo Hội đă xen kẽ ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan vào cả ba chu kỳ phụng vụ A, B, C thay cho Phúc Âm riêng của mỗi chu kỳ, Phúc Âm Mathêu cho Năm A, Marcô cho Năm B và Luca cho Năm C. Mà nội dung của ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật Thứ Hai của cả ba chu kỳ A, B, C là ǵ, nếu không phải là những bài mang ư nghĩa chuyển tiếp từ Cựu Ước sang Tân Ước, chuyển tiếp liên tục nhau một cách rất khít khao từ năm A tới năm C. Thật vậy, bài Phúc Âm Thánh Gioan của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Năm A hôm nay cho thấy Gioan Tiền Hô, tiêu biểu cho các tiên tri thời Cựu Ước, đă xác nhận Chúa Giêsu “là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. Mà “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” này, trong bài Phúc Âm cũng theo Thánh Gioan ở Năm B, sau khi hai người môn đệ của Gioan Tiền Hô đến ở với Người, đă được họ cảm nhận là “Đấng Thiên Sai”. Và “Đấng Thiên Sai” như họ cảm nhận đây, trong bài Phúc Âm cũng theo Thánh Gioan ở Năm C, đă “tỏ vinh quang của Người ra để các môn đệ tin vào Người”. Từ đó, từ việc bắt đầu tỏ ḿnh ra trước hết cho các môn đệ tiên khởi của ḿnh này, Chúa Giêsu mới chính thức công khai tỏ ḿnh ra, như được các Thánh Kư Nhất Lăm đề cập đến ở ba bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên tuần tới.

 

Đề Tài của Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên

 

Chủ đề của bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Năm A hôm nay thực sự là lời của Thánh Gioan Tiền Hô chứng nhận về Đấng đến sau ḿnh, “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. Thật ra, Chúa Giêsu cũng có thể tự làm chứng về ḿnh. Tuy nhiên, trước mắt thế gian, nhất là v́ thiện ích thiêng liêng cho dân Do Thái, Người cũng cần đến cả chứng của loài người nữa, như chính Người đă minh định với người Do Thái trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 5 câu 34 như thế này: “Quí vị  đă sai người đến với Gioan, vị đă làm chứng cho sự thật. (Bản thân Tôi không cần đến một thứ chứng từ như thế, song chỉ v́ phần rỗi của quí vị mà Tôi nhắc đến những điều này mà thôi)”. Đúng thế, “để danh chính ngôn thuận”, nhân vật Giêsu Nazarét vô danh tiểu tốt (x Jn 7:52) trước mắt dân Do Thái mới xuất đầu lộ diện bấy giờ cần phải có một người đỡ đầu cho, một người có thế giá lớn, được dân chúng kính phục như một vị tiên tri, chẳng hạn Gioan Tẩy Giả, giới thiệu cho th́ mới được công nhận và đáng tin. Và, một khi đă được Gioan Tiền Hô giới thiệu thế nào, Chúa Giêsu phải đóng đúng vai tṛ của ḿnh như thế. Bằng không, một là chứng của Gioan là chứng dối, hai là Chúa Giêsu chỉ là một kitô giả. Tuy nhiên, nếu Gioan Tẩy Giả làm chứng Chúa Giêsu “là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” th́ ngài phải có bằng cớ khiến cho ai cũng phải công nhận.

 

Vậy bằng cớ của vị tiền hô để ngài có thể làm chứng về Chúa Giêsu thực sự “là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”, tức là Đấng Thiên Sai, Đấng dân Do Thái mong đợi đây là ǵ, nếu không phải, như ngài thành thực cho biết trong bài Phúc Âm hôm nay: “Như tôi nói là Tôi không hề biết Người. Đấng sai tôi làm phép rửa bằng nước bảo tôi biết rằng ‘Khi nào ngươi thấy Thần Linh xuống đậu trên ai th́ vị ấy chính là Đấng rửa trong Thánh Thần’”.

 

Đúng thế, “là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”, theo Mạc Khải Cựu Ước, trước hết phải là Đấng được tràn đầy Thần Linh, qua sự kiện được “Thần Linh đậu xuống” trên ḿnh, và sau nữa, nhờ đó, nhờ Thần Linh và bởi Thần Linh, vị này có cả tư cách lẫn khả năng “rửa trong Thánh Linh”, tức có thể thực hiện những việc Thần Linh sai khiến. Đó là lư do, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên Năm C tuần tới, chúng ta thấy Chúa Giêsu đă tuyên bố ứng nghiệm nơi trường hợp của ḿnh lời tiên tri Isaia nói về vị được Thần Linh Chúa chẳng những “đậu xuống”, ở chỗ ngự trị và xức dầu, mà c̣n có khả năng “rửa trong Thánh Thần”, ở chỗ được sai đi rao giảng và loan báo năm hồng ân của Thiên Chúa. Trong Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, nếu Tiên Tri Isaia trong bài đọc một nói đến ư định của Đấng tuyển chọn là: “Ta sẽ làm cho ngươi trở thành ánh sáng soi các dân nước, để ơn cứu độ của Ta chiếu đến tận cùng trái đất”, th́ Thánh Vịnh 40 trong bài Đáp Ca cũng cho thấy phản ứng tương hợp của một vị thực sự là “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”, ở chỗ: “Lạy Chúa, này tôi xin đến để thực thi ư Chúa”, bằng việc “tôi đă loan truyền đức công minh của Ngài nơi đại hội; Ôi Chúa, Chúa biết rồi, tôi chẳng hề ngậm môi”.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Bài đọc Thứ Hai hôm nay, Thánh Phaolô nhắc nhở Kitô hữu giáo đoàn Corintô qua bức thư thứ nhất của ngài về ơn gọi và vai tṛ cao quí của họ là: “những người được thánh hiến trong Chúa Giêsu Kitô và được kêu gọi là một dân thánh”. Tuy nhiên, được “Thiên Chúa tuyển chọn” “trong Chúa Giêsu Kitô” như thế, Kitô hữu chúng ta đă có một tâm hồn như câu Đáp Ca thứ ba của bài Thánh Vịnh 40 tuyên tụng hay chưa: “Ôi Chúa Trời ơi, tôi hân hoan thực thi ư Chúa, luật pháp của Chúa ghi tận đáy ḷng tôi!”? Nghĩa là chúng ta đă hết sức nỗ lực để sống như Chúa Giêsu Đấng Thiên Sai hay chưa, ở chỗ, có luôn sẵn sàng làm theo ư Đấng đă tuyển chọn để sai phái ḿnh đi sinh hoa trái (x Jn 15:16) hay chưa? Hoa trái của chúng ta là những ǵ? V́ chỉ có sinh hoa kết trái Thần Linh, chúng ta mới thực sự chứng tỏ chúng ta chẳng những đă được “rửa trong Thần Linh” (Jn 3:5) khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, mà c̣n như Chúa Kitô thực hiện được cả việc “rửa trong Thánh Thần” nữa.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

___________________________________________________

 

 

MỘT NGƯỜI ĐẾN SAU TÔI NHƯNG CÓ TRƯỚC TÔI

V̀ NGƯỜI CAO TRỌNG HƠN TÔI

(Gio 1:30)

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Gioan Tiền Hô đă lại một lần nữa chính thức giới thiệu Chúa Giêsu – Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian – với chúng ta qua người Do Thái thời bấy giờ. Hành động giới thiệu của ông mang nhiều ư nghĩa cho những ứng dụng thực hành của chúng ta trong đời sống tâm linh và cả tâm lư nữa.

 

Hai tuần trước, Chúa đă hiển linh tỏ ḿnh ra cho dân ngoại. Tiếp tới khi chịu phép rửa trên sông Giođan, qua Gioan Tiền Hô, Chúa đă được chính Chúa Cha giới thiệu với nhân loại qua tiếng nói từ trời: “Con là Con Ta yêu dấu, Con đẹp ḷng Ta” (Mt 3:17). Và hôm nay, một lần nữa Gioan Tiền Hô lại giới thiệu thêm Chúa Giêsu với cách riêng các môn đệ của ông: “Hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía ḿnh, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Gio 1:29). Rồi như để minh xác tính chất khả tín của lời chứng, ông đă khẳng định: “Đấng đến sau tôi th́ cao trọng hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người” (Mt 3:11).  Chúng ta chắc cũng muốn biết hành động của Gioan phát xuất từ động lực nào, và tại sao ông làm như vậy?

 

Trước hết chúng ta cần biết thêm rằng Gioan Tiền Hô cũng chỉ là một con người b́nh thường, ngoại trừ ông được khỏi tội Nguyên Tổ từ trong ḷng thân mẫu khi Đức Maria đến thăm mẹ ông và gia đ́nh ông. Và từ con người tự nhiên ấy, ông vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của thất t́nh, lục dục. Một h́nh thức nào đó, ông vẫn không thoát khỏi bị cám dỗ để kiêu ngạo, tham lam, hoặc bất cứ một tật xấu nào như chúng ta vẫn thường xuyên vướng mắc phải.

 

Với ơn gọi là chuẩn bị tâm lư con người và giới thiệu Chúa Giêsu cho nhân loại như lời tiên tri đă nói về ông: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, Người sẽ dọn đường cho Con đến” (Mt 11:10), ông đă rất trung thành, và v́ ơn gọi đó ông đă phải hy sinh mạng sống ḿnh, bị người ta chém đầu. Từ sựï sốt sắng, trung thành với ơn gọi của ông, ta có thể t́m thấy 3 điểm nổi bật nơi ông là đức tính thẳng thắn, tinh thần tự trọng, và ư thức trách nhiệm.

 

Oâng thẳng thắn, tự trọng và liêm khiết không những đối với ông mà c̣n đối với tất cả những ai đến với ông. Khi người Do Thái hoài nghi về vai tṛ của ông và tưởng rằng ông là Đấng Cứu Thế, ông đă thẳng thắn trả lời: “Đấng đến sau tôi th́ cao trọng hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người” (Mt 3:11). Theo dơi cuộc đối thoại giữa ông và Chúa Giêsu trên sông Giođạn , chúng ta lại càng khâm phục hơn sự thẳng thắn và chính trực ấy khi ông nói với Chúa Giêsu rằng: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi” (Mt 3:14).

 

Trong đời sống tu đức, và trong thực hành sống đạo hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe nói tới, hoặc chính ḿnh nói tới hai chữ “khiêm nhường”. Nhưng khiêm nhường là ǵ? Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng chung qui lại vẫn là “nhận ra sự thật” – khiêm nhường là sự thật. Sự thật về ḿnh, sự thật nơi ḿnh, và sự thật của người khác. Hành động thẳng thắn, ư thức, và trách nhiệm ấy nếu được lập đi, lập lại với chủ ư tốt và qui hướng về Đấng Tạo Hóa th́ đó là khiêm nhường. Và trong cái nh́n ấy, Gioan Tiền Hô cũng là một tấm gương cho chúng ta về đức khiêm nhường.

 

Ở vào hoàn cảnh của ông, khi mọi người đang nô nức đến với ông, nghe ông, và tin ông, tâm lư tự nhiên rất dễ bị cám dỗ bởi tư tưởng và ước muốn quyền lực. Mà thật sự nếu ông không khiêm nhường đủ, tức là không thẳng thắn, ư thức và trách nhiệm về ơn gọi của ḿnh, ông rất có thể phớt lờ Chúa Giêsu, hoặc có thể dèm pha, hay ganh tị với Ngài. Nhưng ngược, lại, ông đă vồn vă và trang trọng giới thiệu với mọi người, với các môn đệ của ông, để rồi nh́n thấy các môn đệ ông cũng như đoàn lũ dân chúng bỏ ông mà theo Chúa Giêsu. Ngay trong t́nh huống ấy, ông vẫn b́nh tĩnh nói: “Ngài cần phải trổi vượt lên, c̣n tôi th́ cần phải thấp bé lại”.

 

Trong đời sống thường ngày và trong khi hành động, ít ai trong chúng ta để ư tới điểm tâm lư căn bản này, ít ai vui v́ thấy người khác hơn ḿnh, và ít ai lại trang trọng, vồn vă giới thiệu người khác hơn ḿnh để chấp nhận vai tṛ thứ yếu hơn người mà ḿnh đă giới thiệu. Và tấm gương ấy, hôm nay chúng ta t́m thấy nơi Gioan Tiền Hô, khi ông giới thiệu Chúa Giêsu: “Hôm sau, Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía ḿnh, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Gio 1:29). Với tâm t́nh hết sức khiêm tốn: “Đấng đến sau tôi th́ cao trọng hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người” (Mt 3:11). 

 


TÔI KHÔNG BIẾT NGÀI


Trần Mỹ Duyệt


Gioan Tiền Hô là anh họ của Chúa Giêsu. Ông đă được Chúa đến viếng thăm, và chính Ông đă “nhẩy mừng trong ḷng mẹ” ḿnh, vậy mà tại sao Ông lại không biết Ngài: “Một người đến sau tôi, nhưng đă có trước tôi, v́ Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đă không biết Ngài” (Gioan 1: 30-31).

Sau 30 năm ẩn dật trong nhà Nazareth, giờ đây là thời kỳ công khai rao giảng Tin Mừng của Ngài. Mặc dù theo thường t́nh, Chúa Giêsu không cần phải ai giới thiệu, v́ Ngài là Thiên Chúa nhập thể. Tuy nhiên, Ngài đă không muốn tự ḿnh giới thiệu chính ḿnh, nhưng cần sự giới thiệu của một người khác, dù người ấy không cao trọng hơn Ngài như Gioan Tiền Hô. Ngài đă đến với Ông và xin Ông làm phép rửa, một h́nh thức qua đó, Gioan giới thiệu Ngài với toàn thể nhân loại: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Gioan 1: 29).

Nhưng mặc dầu đă nói về Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” là “Đấng xoá tội trần gian” và là Đấng “đến sau nhưng cao trọng” hơn ḿnh, Gioan dường như vẫn chưa thực sự xác tín về điều ḿnh đă tuyên bố. Ông không hồ nghi, nhưng Ông chưa thực sự “tin”. Và có thể nói, những ǵ Ông tuyên bố là do cảm quan, do cái biết tự nhiên – một cái biết – khác hơn với những người thường trong đó có chút t́nh cảm gia đ́nh, có chút liên hệ huyết tộc. Cái biết ấy phát xuất từ giây phút Ông “nhẩy mừng trong ḷng mẹ”, khi mẹ của Chúa Giêsu đến thăm mẹ Ông.

Giờ đây th́ Gioan và Giêsu không c̣n là Gioan con Isave, và Giêsu con của Maria theo cái nghĩa huyết thống thông thường, theo t́nh anh em trong gia tộc nữa. Giêsu bây giờ là Con Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian, c̣n Gioan là người được sai trong vai tṛ tiền hô, và là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế, trong đó có nhiệm vụ giới thiệu Ngài với nhân loại.

Qua cuộc hội ngộ giữa Gioan và Giêsu trên bờ Gioan hôm ấy, và lời xác nhận của Gioan đă khiến chúng ta phải suy nghĩ lại cái nh́n và lối sống đức tin của chính ḿnh. Biết Chúa và tin nhận Chúa là hai thái độ sống hoàn toàn khác biệt. Cũng như Gioan thoạt đầu đă nhận ra Chúa Giêsu, khi Ông đă trang trọng nói với mọi người: “Đây là Con Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Gioan 1: 29), vậy mà Ông vẫn khiêm nhường nhận rằng ḿnh thực sự “không biết Ngài”. Điều này cho chúng ta một cảm nhận rất thực tế rằng, trong cuộc sống người Kitô hữu của chúng ta, tuy đă nhận lănh Bí Tích Rửa Tội, đă thường đón rước Chúa Giêsu vào tâm hồn qua Bí Tích Thánh Thể, và đă thường cảm nghiệm được sự tha thứ, an ủi của tâm hồn khi lănh nhận Bí Tích Hoà Giải, vậy mà chúng ta vẫn không biết Chúa. Chúng ta vẫn không đủ xác tín về cái biết ấy, ngay khi chúng ta đă có một tŕnh độ hiểu biết cao về giáo lư, về Thánh Kinh. Tại sao?

Cũng như Gioan, Ông chỉ thực sự xác tín về Chúa Giêsu khi Ông “nghe tiếng phán bảo” và khi Ông “nh́n thấy” Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu: “Về phần tôi, tôi đă không biết Ngài, nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: ‘Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, th́ đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần’. Tôi đă thấy và tôi làm chứng, chính Ngài là Con Thiên Chúa” (Gioan 1: 33-34).

Để nhận ra Chúa Giêsu trong cuộc đời ḿnh, qua mọi biến cố, qua anh chị em ḿnh, cái biết tự nhiên, tri thức do học hỏi, do sách vở chưa đủ, chúng ta c̣n phải biết lắng nghe tiếng Chúa như Gioan. Phải biết mở rộng ḷng ḿnh tức con mắt tâm linh để nh́n ra Thần Linh Thiên Chúa hoạt động trong mỗi biến cố, mỗi sự việc, và mỗi anh chị em mà chúng ta hằng ngày giao tiếp.

Trên bờ Gioan hôm đó có bao nhiêu người đến xin chịu phép rửa với Gioan. Và lời giới thiệu của Ông đă được chuyển đến bao nhiêu người, trước bao con mắt đang ngỡ ngàng cũng muốn nghe và muốn nh́n thấy “con bồ câu” ngự trên đầu Giêsu, nhưng ngoài Gioan th́ không một ai đă thực sự cảm nhận được điều này.

Biết Chúa Giêsu là một việc. Tin nhận Chúa Giêsu là một việc. Nhưng tin nhận để xin được làm môn đệ của Ngài lại là một việc khác. V́ người môn đệ là người khẩu phục tâm phục thầy ḿnh, và là người sống chết với niềm xác tín ấy. Đây cũng là sự thực trong đời sống, trong các sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, xă hội, hoặc chính trị. Trong những giao tiếp thường ngày với nhau, chúng ta biết nhiều người, quen nhiều người, nhưng thực sự kính phục và mong được làm môn đệ người ấy th́ chỉ có ít. Ngược lại, người mong được làm môn đệ của ta lại càng ít hơn. Điều này xẩy ra v́ ảnh hưởng và đời sống chúng ta không đủ tính cách thuyết phục.

Khám phá ra Chúa Giêsu trong anh chị em chúng ta, cũng như chính cuộc đời chúng ta là những đ̣i hỏi cần thiết cho cuộc sống người Kitô hữu. Nó sẽ biến chúng ta thành những chứng nhân đích thực của Đức Kitô như Gioan đă là và đă làm. Bằng cặp mắt đức tin, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong mọi anh chị em ḿnh. Qua đức tin, chúng ta mới nh́n ra được Thần Linh Thiên Chúa đang tác động trong mỗi người bằng tài năng, các nhân đức, những việc làm tốt lành, và đôi khi cả bằng những yếu đuối và khuyết điểm của họ. Chỉ khi nào ta nhận ra Chúa Giêsu và Thần Khí Ngài thật sự tác động trong anh chị em ḿnh như vậy, chúng ta mới nhận ra gương mặt thật của Ngài. Chúng ta mới có thể nói được như Gioan đă nói về Chúa Giêsu: “Tôi đă thấy Thánh Thần Chúa như chim câu đỗ trên Ngài” (Gioan 1: 32), tức là thấy Chúa Giêsu trong anh chị em đồng loại, và đón nhận Ngài nơi mỗi người anh chị em mà ḿnh gặp gỡ.

Đó là về phương diện của anh chị em ḿnh. Phần chúng ta, khi giới thiệu Chúa Giêsu với những người chung quanh, chính ḿnh cũng phải khám phá ra được Ngài đang có mặt thật sự trong cuộc đời của ḿnh, bằng cách lắng nghe tiếng Ngài nói trong tâm hồn, và trong mọi biến cố của cuộc đời ḿnh. Gioan tuy nói về Chúa Giêsu nhưng Ông chỉ thật sự nhận ra và làm chứng về Ngài – một Chúa Giêsu Cứu Thế – khi Ông nghe tiếng Thiên Chúa Cha nói trong tâm hồn, nh́n thấy dấu hiệu qua Thần Khí của Ngài, và đă rửa tội cho Ngài. Chứng từ của chúng ta cũng sẽ thiếu hẳn sức sống, thiếu khả năng thu hút và thuyết phục khi chúng ta không thật sự nghe được tiếng Chúa, thấy được những hành động của Ngài, và đụng chạm đến Ngài bằng chính cuộc sống của ḿnh.

Gioan đă nghe tiếng Chúa Cha, đă rửa tội cho Chúa Con, và đă thấy Chúa Thánh Thần, nên Ông đă mạnh dạn và hùng hồn làm chứng về Chúa Giêsu với mọi người, mặc dù như Ông đă tự nhận rằng trước đó Ông không hề biết Ngài. Chứng từ ấy sau này được chính Ông chứng minh thêm bằng cái chết của ḿnh. Kitô hữu chúng ta cũng chỉ thực sự biết Chúa và làm chứng cho Ngài khi biết khám phá ra sự hiện diện của Ngài trong chính cuộc sống ḿnh, cũng như nơi anh chị em ḿnh bằng cặp mắt đức tin, bằng lối sống thực hành, và bằng niềm xác tín đến độ dám chấp nhận đổ máu về niềm tin ấy và chứng từ ấy. Không được như vậy, th́ dù chúng ta có viết về Ngài, nói về Ngài, chúng ta vẫn không biết Ngài.