Chúa Nhật

Ngày 23/1: Thánh Emerentiana (? – 304)

Là chị nuôi của Thánh Agnes.

Chưa trở thành Kitô hữu đă được phúc tử đạo.

Bị ném đá chết khi đang cầu nguyện ở mộ Thánh Agnes mới tử đạo.

 


CHÚA NHẬT III QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Is 8:23-9:3

“Tại Galiêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Lúc đầu, đất Giabulon và Nepthali rất hèn hạ, trong tương lai dần dần trở thành đường biển, bên kia sông Giođan trở thành Galilêa các dân tộc. Dân chúng đi trong tối tăm đă thấy một ánh sáng vĩ đại, và một ánh sáng đă chiếu soi trên dân ở vùng bóng sự chết. Ngươi đă gia tăng dân số, đă ban một nguồn vui lớn; thiên hạ hân hoan trước mặt ngươi, như hân hoan khi được mùa, nhảy mừng như khi phân chia chiến lợi phẩm. V́ ách đă đè trên họ, đ̣n ngang nằm trên vai họ, và gậy của kẻ lạm thu họ, ngươi đă bẻ găy tất cả như trong ngày Mađian. V́ tất cả những chiếc giày trận, tất cả áo choàng vùi trong máu, đều bị ném vào đám cháy, làm mồi cho lửa.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi.

1.        Chúa là sự sáng, là Đấng cứu độ; tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ đời tôi, tôi sợ ǵ ai?

2.        Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm t́m, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Người.

3.        Tôi tin rằng tôi sẽ được nh́n xem những ơn lành của Chúa trong cơi nhân sinh. Hăy chờ đợi Chúa, hăy sống can trường, hăy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa!


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 1:10-13, 17

“Tất cả anh em hăy đồng tâm hợp ư với nhau, và giữa anh em, đừng có chia rẽ”
 Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta tôi xin anh em tất cả hăy đồng tâm hiệp ư với nhau, giữa anh em, đừng có chia rẽ; hăy đoàn kết chặt chẽ trong cùng một thần trí và cùng một tâm t́nh. Anh em thân mến, tôi đă được các người nhà Khloê cho hay rằng: giữa anh em, đang có những sự bất đồng. Tôi có ư nói điều nầy: là mỗi người trong anh em nói: “Tôi, tôi thuộc về Phaolô; Tôi về phe Apollô; c̣n tôi, tôi về phe Kêpha; và tôi thuộc về phe Chúa Kitô. Chúa Kitô bị phân chia rồi sao? Có phải Phaolô đă chịu đóng đinh v́ anh em đâu? hay là nhân danh Phaolô mà anh em chịu phép rửa?

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. --- Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng nước trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 4:12-17

“Người vào Capharnaum để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đă tiên báo”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nagiarét, đến ở miền duyên hải thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đă phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang. Dân ngồi trong tối tăm, đă thấy ánh sáng huy hoàng, ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết. Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: “Hăy hối cải, v́ nước trời đă gần đến.”

Phúc Âm của Chúa.

 

___________________________________________________

 

 

CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN HẬU GIÁNG SINH NĂM A 

 

Lời Loan Báo Tiên Khởi:

"Hăy Cải Thiện Đời Sống. Nước Trời Đă Đến"

 

 

Lời Loan Báo Tiên Khởi: Mục Tiêu

 

Phụng Vụ Lời Chúa của Lễ Thánh Gia cách đây bốn tuần, như được phân tích, đă nói lên ba khía cạnh về ư nghĩa của lễ này: Chu kỳ Phụng Vụ Lời Chúa Năm A chú trọng đến vai tṛ bảo hộ của gia trưởng Giuse, Năm B đến thân phận đau thương của Mẹ Maria gắn liền với số phận khổ nạn của Chúa Giêsu Con Mẹ, và Năm C đến phận sự vâng lời của Chúa Giêsu là con trong Thánh Gia. Phụng Vụ Lời Chúa của chu kỳ Năm A, B và C cho Chúa Nhật Thứ III Mùa Thường Niên tuần này, nếu phân tích kỹ lưỡng về mối liên hệ của cả ba năm, cũng cho chúng ta thấy các khía cạnh khác nhau nơi ư nghĩa của Mầu Nhiệm Chúa Kitô: Phụng Vụ Lời Chúa Năm A nhấn mạnh đến khía cạnh về đối tượng phổ quát của sứ vụ Chúa Kitô đó là Dân Ngoại, Năm B đến khía cạnh về phương tiện để Chúa Kitô có thể vươn tới đối tượng này đó là việc tuyển mộ các môn đồ, (phải chăng chính v́ lư do này mà trong bài Phúc Âm Năm A hôm nay, dù có đoạn về việc tuyển mộ các môn đệ tiên khởi, Giáo Hội cũng không buộc đọc, v́ việc tuyển môn đệ này liên quan đến chủ đề của Năm B), và Năm C đến khía cạnh về tác nhân để Chúa Kitô có thể hiện thực sứ vụ của ḿnh đó là Thánh Thần.

 

Thật vậy, Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Mùa Thường Niên hôm nay thực sự đă nhấn mạnh đến khía cạnh đối tượng phổ quát của sứ vụ Chúa Giêsu. Đối tượng đó là ǵ, nếu không phải là tất cả mọi dân nước. Bởi v́, Phúc Âm Thánh Mathêu đă mở màn sứ vụ của Chúa Giêsu khi thuật lại điểm xuất phát của Người từ miền đất Dân Ngoại như thế này: "Khi nghe thấy Gioan bị tống ngục, Chúa Giêsu liền rút về Galilêa. Người rời Nazarét mà đến sống ở Capernaum ven biển, gần địa hạt Zebulun và Naphtali, để hoàn tất những ǵ đă được tiên tri Isaia đă nói". Tiên tri Isaia đă nói như thế nào đều được Giáo Hội trích lại ở bài đọc một, những lời cũng đă được Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay trưng dẫn: "Đất Zebulun, đất Naphtali dọc theo biển bên kia sông Dược Đăng, phần đất Galiêa thuộc dân ngoại, đó là thứ dân sống trong tăm tối đă được thấy ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă mọc lên trên những ai ở trong vùng đất tối tăm sự chết".

 

"Ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă mọc lên trên những ai ở trong vùng đất tối tăm sự chết" đây là ǵ, tuy tiên tri Isaia không nói rơ, song theo chiều hướng của bài Phúc Âm Thánh Mathêu hôm nay, th́ đó là chính Chúa Giêsu. Ngay câu mở đầu bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu cho chu kỳ phụng vụ Năm A (cũng như chu kỳ Năm B) hôm nay đă cho chúng ta thấy rơ điều này, thấy rằng Chúa Giêsu thực sự là "ánh sáng" như được tiên tri Isaia nói tới, ở chỗ, Thánh Mathêu viết: "Khi nghe thấy Gioan bị tống ngục, Chúa Giêsu liền rút về Galilêa". Thật vậy, đèn chỉ được tắt đi hay bị lu mờ đi khi ánh sáng bắt đầu lên thế nào, th́ Chúa Giêsu cũng chỉ bắt đầu công khai tỏ ḿnh ra "khi nghe thấy Gioan bị tống ngục", tức khi Gioan Tẩy Giả (Jn 5:35) "là đèn soi" một thời của dân Do Thái đang bị nhục dục con người (nơi Hêrôđê) dập tắt. Cho dù có bị quyền lực loài người dập tắt đi nữa, tinh thần của Gioan Tẩy Giả đă được phản ảnh nơi câu đầu của bài Đáp Ca trích Thánh Vịnh 27 hôm nay: "Chúa là ánh sáng và là ơn cứu độ của tôi, tôi c̣n sợ chi ai?" Và tia đầu tiên phát ra từ "Ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă mọc lên trên những ai ở trong vùng đất tối tăm sự chết" là ǵ, nếu không phải là những lời đầu tiên mở màn cho sứ vụ của Chúa Giêsu, những lời làm nên tất cả sứ điệp Phúc Âm của Người, một sứ điệp Người đă loan báo tại miền đất của Dân Ngoại này, tức là sứ điệp Người có ư muốn gửi cho chung tất cả loài người, chứ không phải cho riêng dân Do Thái. Sứ điệp đó là: "Hăy cải thiện đời sống! Nước Trời đă đến".

 

Lời Loan Báo Tiên Khởi: Ư Nghĩa

 

Trong sứ điệp thực sự làm nên tất cả Phúc Âm của Chúa Giêsu này, chúng ta thấy rơ ràng có hai vế hay hai yếu tố: vế nhân sinh (cải thiện) và vế thần linh (Nước Trời), hay yếu tố đức tin (cải thiện) và yếu tố mạc khải (Nước Trời). Nếu "mạc khải" là tỏ ta, là tỏ cho thấy, th́ với tư cách là "Ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă mọc lên trên những ai ở trong vùng đất tối tăm sự chết", Chúa Giêsu chính là Mạc Khải Thần Linh, là "tất cả sự thật" (Jn 16:13) Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người biết về bản thân Ngài cũng như về ư định cứu độ của Ngài, đến nỗi, như chính Người khẳng định: "Ai thấy Thày là thấy Cha" (Jn 14:6).

 

Như thế, nếu Chúa Giêsu "đến để làm chứng cho chân lư" (Jn 18:37) tức là Người đến để đồng thời vừa làm chứng về chính ḿnh Người, vừa để "tỏ Cha ra" (Jn 1:18) qua chứng từ của Người và bằng chứng từ của Người. Đó là lư do trong Phúc Âm của Thánh Gioan ở đoạn 6 câu 38, Người đă tuyên bố với dân Do Thái rằng: "Tôi từ trời xuống không phải để làm theo ư riêng của ḿnh mà là ư của Đấng đă sai Tôi". Nếu "Nước Trời" là tất cả Mạc Khải Thần Linh, tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra và muốn hiện thực nơi loài người, th́ Chúa Giêsu cũng chính là "Nước Trời". "Nước Trời đă đến" đây tức là Đấng Thiên Sai đă đến. Phúc Âm theo Thánh Marcô thuộc chu kỳ phụng vụ Năm B hôm nay cho chúng ta thấy rơ hơn về mối liên hệ bất khả phân ly đến độ đồng hóa giữa Đấng Thiên Sai và Nước Trời đây, khi lập lại lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu dài hơn lời của Người trong Phúc Âm theo Thánh Mathêu. Lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Marcô là: "Thời điểm đă trọn. Nước Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào phúc âm". Lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Marcô này, nhất là phần đầu, phần liên quan đến Mạc Khải Thần Linh, đă được phản ảnh qua lời xác tín của Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái, đoạn 1 câu 2, về thời điểm tột đỉnh của Mạc Khải Thần Linh cũng như về nội dung của tất cả Mạc Khải Thần Linh như sau: "Vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă nói với chúng ta qua Con của Ngài".

 

Trong Thông Điệp Redemptoris Missio, ban hành ngày 7/12/1990, kỷ niệm 25 năm Sắc Lệnh của Công Đồng Chung Vaticanô II về việc truyền giáo "ad gentes - cho muôn dân", ĐTC Gioan Phaolô II, ở đoạn 15.2 và 18.2, đă xác định rơ ràng mối liên kết Nước Trời, hay Nước Thiên Chúa với Mạc Khải Thần Linh cũng như với bản thân của chính Chúa Giêsu như sau: "Nước Thiên Chúa là trọn vẹn dự án cứu độ của Thiên Chúa được biểu lộ và hiện thực" (15.2); "Nước Thiên Chúa không phải là một quan niệm, một tín lư hay một hoạch định muốn cắt nghĩa sao cũng được, mà trước hết là một con người, với dung nhan và danh xưng Giêsu Nazarét, h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh".

 

Nếu lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Marcô đi từ vế thần linh  hay từ yếu tố mạc khải là "thời điểm nên trọn và Nước Thiên Chúa" đến vế nhân sinh hay đến yếu tố đức tin là "cải thiện và tin vào", th́ lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Mathêu đă đi ngược lại với thứ tự này, tức đi từ vế loài người hay từ yếu tố đức tin là "cải thiện" trước rồi mới đến vế thần linh hay đến yếu tố mạc khải là "Nước Trời" sau. Tuy nhiên, chính cái ngược nhau về thứ tự nơi lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu nơi hai Phúc Âm ấy đă làm cho vế nhân sinh hay yếu tố đức tin nơi lời loan báo tiên khởi này mặc một vai tṛ quan trọng không ít. Tức là, theo thứ tự nơi lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Mathêu, th́ con người cần phải có đức tin đă họ mới có thể nhận biết Đấng Thiên Sai, tức mới có thể tiếp nhận Nước Trời hay mới có thể vào Nước Trời: Đức Tin được thể hiện qua việc "cải thiện đời sống" chính là đường dẫn đến Mạc Khải Thần Linh, đến "Nước Trời". Cũng thế, theo thứ tự nơi lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu theo Phúc Âm Thánh Marcô, th́ dù Thiên Chúa đă đến lúc mạc khải tất cả mọi sự cho con người biết nơi Con Một của Ngài và qua Con Một Ngài, Đấng như Nước Thiên Chúa ở giữa loài người (x Lk 17:21), như "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1:23), con người cũng cần phải có đức tin, được thể hiện qua việc "cải thiện đời sống và tin vào phúc âm" nữa mới được cứu độ. V́, "tin vào phúc âm" đây là ǵ, nếu không phải là trực tiếp tin vào chính Chúa Giêsu, vào Đấng Cha sai, và gián tiếp tin vào Thiên Chúa, vào Đấng sai Người, Đấng Người đến để "tỏ ra" (Jn 1:18) cho loài người biết qua chứng từ của Người, hay qua việc Người làm chứng về ḿnh, tức qua việc "Nước Cha trị đến" vậy.

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Tại sao Kitô hữu giáo đoàn Côrintô, trong Thư thứ nhất Thánh Phaolô gửi cho họ cho biết là, chia rẽ nhau? "Phải chăng", như Thánh Phaolô đặt vấn đề với họ, "Chúa Kitô đă bị phân mảnh?" Thật ra, nếu tự ḿnh Chúa Kitô chỉ là một, th́ dù là Phaolô hay Appôlô hoặc Cêpha cũng chỉ rao giảng một Chúa Kitô duy nhất, một mạc khải thần linh duy nhất, một phúc âm duy nhất. Sở dĩ xẩy ra t́nh trạng chia rẽ nhau nơi họ là v́ vấn đề đức tin nơi người thụ lănh, đúng hơn, là v́ con người lănh nhận đức tin chưa hoàn toàn gắn bó với đức tin của ḿnh, hay chưa thấu triệt đức tin của ḿnh, cứ tưởng hay cứ đ̣i Chúa Kitô phải như ḿnh nghĩ mới được. Như thế, nếu Kitô hữu chúng ta thời nay chia rẽ nhau khi cùng nhau hoạt động tông đồ th́ không phải là chúng ta đă phân mảnh Chúa Kitô rồi hay sao? Nghĩa là chúng ta vẫn c̣n bị confused, bị lầm lẫn về Người. Đó là lư do chúng ta cần phải "cải thiện đời sống" để có thể và mới có thể chẳng những chấp nhận "Nước Trời" trong tâm hồn ḿnh, mà c̣n phát triển "Nước Trời" bằng chứng từ truyền giáo của ḿnh nữa!

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 


HY  SINH!

 Trần Mỹ Duyệt

 

 

 

Thánh Mátthêu trong phần tường thuật về những ngày đầu tiên của sứ vụ Tông Đồ của Chúa Giêsu đă viết: “Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng và nói: “Hăy hối cải, v́ nước trời đă gần đến” (Mt 4:17). Để hiểu được ư nghĩa của đ̣i hỏi này, ta cần nh́n vào căn bản của sự từ bỏ bằng tầm nh́n tu đức và Thánh Kinh.

 

Mặc dù ai cũng biết rằng chỉ có Đức Kitô mới chính là “đường, là sự thật, và là sự sống”. Và rằng chỉ có Ngài mới có “lời ban sự sống đời đời” (Gio 6:68). Nhưng v́ là con người, tự nhiên khi phải nghe đến hai chữ hối cải, xám hối, từ bỏ, hy sinh th́ ai cũng thấy ngán ngẩm và sợ hăi. Bản năng con người tự nhiên ưa cái dễ dăi, thoải mái, và nhàn hạ, ít ai chấp nhận hy sinh và chịu khó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể nào xám hối được và như vậy là không vào được nước trời. 

 

Như vừa sơ lược tŕnh bày ở trên, nếu chỉ dựa vào tự nhiên, vào những nỗ lực và cố gắng riêng tư của mỗi cá nhân, th́ con người không đủ sức để chống cự lại với những đ̣i hỏi và nhu cầu theo bản năng. Điều này cũng có nghĩa là ta khó vươn tới được siêu linh v́ phải ègằng co giữa siêu linh và bản năng. Theo tâm lư, sự giằng co này chính là yếu tố khởi động và làm nên những căng thẳng, dồn nén, đôi khi dẫn tới tâm bệnh. Do đó, nếu chỉ dựa vào ư chí, vào khả năng tự nhiên, con người không thắng nổi những đ̣i hỏi theo bản năng, chưa nói tới con người tự nhiên ấy c̣n bị thu hút bởi những cám dỗ bao quanh cuộc sống, và những mời gọi của vật chất. Nhưng chính v́ ta có Đức Kitô “là đường, là sự thật và là sự sống”. Ngài ở bên ta và luôn đồng hành với ta, nên với sức mạnh vô biên của Ngài và với những nỗ lực của ư chí, ta mới có thể từ bỏ, mới có thể hoán cải, và mới có thể xám hối.

 

Tại sao sự từ bỏ và xám hối lại là một khó khăn, kinh hoàng cho con người trên hành tŕnh dương thế như vậy? Đó chính là v́ khi đụng chạm đến hai chữ từ bỏ, xám hối, tức là chấp nhận cái khiếm khuyết, bất toàn nơi ḿnh. Nhất là phải bỏ đi những suy tư và lối sống mà nó đă trở thành và đi liền với cuộc sống và làm nên chính con người của ḿnh. Thí dụ một người có tính nóng nẩy và say sưa chẳng hạn. Mới nghe người ấy nói về thái độ nhu ḿ, khiêm tốn và mềm mỏng, hay những nguy hiểm và kết quả xấu của rượu chè, cờ bạc ta rất cảm động và rất khâm phục thiện chí của những người này. Nhưng nói là một chuyện, c̣n chừa được tính nóng nẩy và thói nghiện ngập hay không lại là một chuyện khác. Kinh nghiệm thực tế cho biết, ngay cả những người nghiện cũng không nhận ḿnh là nghiện chứ chưa nói tới việc chừa. Chính v́ thế Chúa Giêsu đ̣i hỏi sự từ bỏ, hoán cải trước rồi mới tới việc tin nhận và tiến vào nước trời.

 

Tóm lại, để có khả năng chấp nhận và sửa sai, ta cần phải có những điểm sau đây:

 

1.      Chấp nhận con người thực của ḿnh. Ḿnh như thế nào, làm sao th́ phải chấp nhận như thế. Và bằng ḷng về những ǵ ḿnh có. Tuy nhiên sự chấp nhận ấy không mang tính cánh tiêu cực, mà cần phải có tầm nh́n tích cực. Sự chấp nhận sửa sai, hoán cải mà Chúa Giêsu đ̣i hỏi nằm ở điểm này. Sửa sai cho nên tốt, và sửa sai để cải tiến.

2.      Một khi đă biết ḿnh cần phải sửa sai, cần phải canh tân th́ bằng quyết tâm và ư chí thực hành, phải có những dự tính và chương tŕnh sửa đổi. Thí dụ, mỗi ngày chừa đi một câu chửi thề hay mỗi tuần bớt đi một loon bia chẳng hạn. Quyết tâm phải cụ thể, đo điếm và kiểm soát được chứ không phải chỉ là lời hứa suông.

3.      Sau cùng là phải cầu nguyện và tin nhận vào sự trợ lực của trời cao. Chúa Giêsu đă nói: “Không có Cha, chúng con không làm chi được”.

 

Hy sinh, từ bỏ hay xám hối, chính là con đường dẫn ta tới sự toàn thiện để đón nhận Đức Kitô vào cuộc đời của mỗi cá nhân. Sự tiếp nhận này sẽ thăng hoa cuộc sống và làm cho cuộc sống thêm ư nghĩa và có giá trị. Và dù dưới nhăn quan tâm lư hay đạo đức, những nỗ lực này luôn luôn cần thiết để tăng trưởng cuộc sống tâm lư và tâm linh con người. 



TRONG BÓNG TỐI SỰ CHẾT

Trần Mỹ Duyệt



“Ông đă được báp tem chưa? Chúng tôi đến đây giúp ông chịu phép báp tem.” Đó là câu hỏi mà nhiều người Việt Nam chúng ta thỉnh thoảng vẫn được nghe hỏi bởi một số anh chị em Tin Lành, nhất là giáo phái Giêhôva, với một tập tài liệu bằng Việt và Anh ngữ in rất đẹp mang tự đề “Tháp Canh”. Hoặc anh chị em thuộc giáo phái Các Thánh Hữu Ngày Sau theo Mormon.

Điều mà những Kitô hữu chúng ta nếu để ư thấy là những người đến với chúng ta, họ đến bằng một nhiệt t́nh rất thiết tha, chân thành, và cũng rất sùng mộ. Họ đến không được lần này, họ sẽ t́m dịp đến lần sau. Nếu họ không có cơ hội nói nhiều, họ chỉ xin nói với chúng ta một vài câu giới thiệu rồi để lại những tài liệu và kiên tŕ chờ chúng ta cho phép. Họ chỉ cần bước vào nhà chúng ta là họ có thể nói với chúng ta hàng giờ về Chúa Giêsu (Đấng Christ), về tin mừng của Ngài, về ngày cánh chung, về việc chịp phép Báp tem (Rửa Tội). Điều này trái ngược hoàn toàn với quan niệm và lối sống đạo của nhiều Kitô hữu, là giữ đạo để lên Thiên Đàng. Việc truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng, việc đạo là để mấy ông cha, bà phước. Tiếc một điều là lối suy nghĩ và sống đạo ấy lại hợp với lối suy nghĩ, sống đạo, và giảng đạo của một số các chủ chăn.

Tại tổng giáo phận kia, nơi có đông đồng hương Công Giáo Việt Nam, một hội đoàn trẻ được thành h́nh. Nó hoàn toàn phù hợp với tôn giáo, và trong tinh thần mật thiết kết hợp với Giáo Hội, truyền đạo cho thành phần trẻ. Nhưng tâm huyết, ḷng nhiệt thành, và tinh thần hoạt động của những người chủ trương cũng như của giới trẻ đă bị một số linh mục thẳng tay dẹp bỏ. Lư do chính là không muốn bận bựu., hoặc không muốn có thêm những ǵ vẫn đă có sẵn trong sinh hoạt giáo xứ, cộng đoàn từ trước.

Hơn 2000 năm trước, Con Thiên Chúa đă giáng trần và đă trở thành ánh sáng của muôn dân. Thánh Kinh đă ghi lại lời của Isaia làm chứng về Ngài: “Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang. Dân ngồi trong bóng tối tăm, đă thấy ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết” (Mt 4:15-16).

Ánh sáng cứu độ như vậy đă rọi chiếu vào những vùng tăm tối, nhưng ánh sáng ấy sau hơn 2000 năm, ở vào thời đại chúng ta đang sống vẫn chưa chiếu xa khỏi nhiều khuôn viên nhà thờ, nhiều khung cửa nhà số đông các Kitô hữu. Người ta cứ đọc kinh rang rang, rước sách linh đ́nh, rầm rộ, đền tạ liên miên. Các linh mục vẫn cứ ngồi ṭa ngất ngư vào những dịp Giáng Sinh, Phục Sinh. Nhưng rồi chỉ có thế. Nếu có ai hỏi thêm về giáo lư của Giáo Hội, về tinh thần Kitô Giáo, về đời sống của Giáo Hội, và về Chúa Giêsu th́ không biết.

Sau gần 2 giờ tranh luận về Giáo Lư liên quan đến ḷng sùng mộ Đức Trinh Nữ Maria, một giáo dân đă hỏi vị linh mục: “Vậy cha đă đọc những điều này trong sách Giáo Lư của Giáo Hội chưa?” Vị linh mục trả lời “chưa có giờ đọc” với lời giải thích: “Chỉ đọc chung chung những điều về tín lư, luân lư, c̣n về Đức Mẹ th́ không đọc bao giờ”.

Sống đạo như vậy, giảng đạo như vậy, th́ chẳng lạ ǵ mà ánh sáng của Ơn Cứu Độ cho đến nay vẫn c̣n luẩn quẩn bên trong các nhà thờ, chung quanh các khuôn viên thánh đường, và nhà của nhiều tín hữu. Đây là lối sống đạo và hành đạo mà theo tư tưởng của một linh mục truyền giáo tại Uùc là “giữ đạo” hiểu theo một nghĩa đen thuần túy. Giữ chứ không “sống đạo”, “hành đạo” và “truyền đạo”. Và đây cũng là lư do tại sao Đức Gioan Phaolô II, trong dịp mở màn Thiên Niên Kỷ III, Ngài đă hô hào Giáo Hội và mọi Kitô hữu là “Hăy thả lưới chỗ nước sâu” tức là hăy đi ra khỏi con người ích kỷ, khỏi gia đ́nh họp ḥi, khỏi giáo xứ nhỏ nhoi, mà vươn tới những anh chị em đang cần được soi dẫn và ánh sáng Cứu Độ chiếu soi, để cùng đem họ về với Chúa. V́ đây chính là ơn gọi của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội: “Hăy đi khắp cùng bờ cơi trái đất và công bố Tin Mừng cho muôn dân” (Mc 16:15).

“Ngồi trong bóng tối sự chết”. Lời Thánh Kinh hôm nay nhắc nhở mỗi Kitô hữu chúng ta về 2/3 dân số trên thế giới giờ này vẫn chưa một lần được nghe nói về Chúa Giêsu, về ơn cứu độ và sự giải phóng tâm linh của Ngài. Và như vậy, liệu chúng ta có muốn đem ánh sáng cứu độ của Ngài đến với những anh chị em c̣n đang trong bóng tối của tội lỗi, của Satan, và sự chết không? Nếu có, trước hết chúng ta phải để ánh sáng ấy chiếu sáng tâm hồn và cuộc đời ḿnh. Rồi bằng một ḷng nhiệt thành, sốt sắng, chúng ta mang ánh sáng ấy đến với những anh chị em quanh ḿnh, thay v́ để ánh sáng này luẩn quẩn bên trong nhà thờ, khuôn viên giáo đường, tại pḥng khách nơi có bàn thờ Chúa, bàn thờ Đức Mẹ. Nhưng ánh sáng ấy là ǵ?
- Là những lời nói dịu dàng, cử chỉ thân ái, tinh thần phục vụ của người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trong gia đ́nh.
- Là sự thủy chung và tôn trọng nhau trong đời sống hôn nhân, gia đ́nh.
- Là ḷng yêu mến, chân thành thánh hoá của đời tận hiến.
- Là sự kính trọng, tôn kính và hiếu thảo của những người con.
- Là tư cách đứng đắn, ngay thẳng và liêm khiết trong giao tiếp thường ngày với mọi người.
- Là công bằng và thành thật trong cách thức làm ăn, buôn bán, và đối xử với mọi người.
- Là ḷng thương xót, vị tha, và kính trọng đối với mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật và già yếu.
- Là ḷng yêu mến chân thành đối với Thiên Chúa và Giáo Hội.