Chúa Nhật

Ngày 29/5: Thánh Bona of Pisa (? -1207)

Năm 14 tuổi, đi thuyền sang Thánh Địa để tham gia Thánh Chiến.

Năm 18 tuổi, dẫn một đoàn hành hương đến Compostela

Và trở thành hướng dẫn viên chính thức tại nơi danh tiếng này.

 



CHÚA NHẬT
LỄ M̀NH MÁU THÁNH CHÚA



BÀI ĐỌC I: Deut 8:2-3, 14b-16a

“Người sẽ ban cho các ngươi của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới”
Bài trích sách Đệ Nhị Luật.

Môisen nói cùng dân chúng rằng: “Các ngươi hăy nhớ tất cả đoạn đường mà Chúa là Thiên Chúa các ngươi đă dẫn đưa các ngươi qua sa mạc suốt bốn mươi năm, để rèn luyện và thử thách các ngươi, để biết các điều bí ẩn trong ḷng các ngươi và xem các ngươi có tuân giữ lề luật của Người hay không? Người đă để các ngươi vất vả thiếu thốn, và ban cho các ngươi manna làm của ăn mà các ngươi và cha ông các ngươi chưa từng biết tới, để tỏ cho các ng ươi thấy rằng: “Con người sống không nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Các ngươi hăy nhớ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, Đấng đă dẫn các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ. Và Người là Đấng đă dẫn đưa các ngươi vào nơi hoang địa mênh mông và kinh khủng có nhiều rắn hổ lửa, ḅ cạp, rắn lục, và không có một giọt nước nào; Người đă khiến nước từ tảng đá cứng rắn vọt ra. Trong hoang địa, Người đă nuôi các ngươi bằng manna mà cha ông các ngươi chưa từng biết tới”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Giêrusalem hỡi, hăy ngợi khen Chúa.

1.      Giêrusalem hỡi, hăy ngợi khen Chúa, hăy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion, v́ Người giữa chặt các then cửa ngươi, Người chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội.

2.      Người đă sai lời Người xuống cơi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể lông cừu, Người reo rắc sương đông như tro bụi trắng.

3.      Người đă loan truyền lời Người cho Giacób, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đă không làm cho dân tộc nào như thế, Người đă không công bố cho họ các huấn lệnh của Người.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 10:16-17

“Có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều, cũng chỉ là một thân thể”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa, chẳng phải là thông hiệp với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Ḿnh Chúa đó sao? V́ có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, v́ hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh nầy, th́ sẽ sống đời đời”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 6:51-59

“Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do Thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh nầy th́ sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Vậy người Do Thái tranh luận với nhau rằng: “Làm soa ông nầy có thể lấy thịt ḿnh cho chúng ta ăn được?” Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: “Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta v à uống máu Ta th́ có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. V́ thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta th́ ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Đấng hằng sống đă sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha th́ kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đă ăn manna và đă chết. Ai ăn bánh nầy th́ sẽ sống đời đời”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM LỜI CHÚA

 

 

ÔI BỮA TIỆC CAO QUÍ VÀ TUYỆT VỜI

(Thánh Tiến Sĩ Tôma Aquinas: Opusculum 57, in festo Corporis Christi, lect. 1-4)

Chính v́ ư muốn của Con duy nhất Thiên Chúa mà con người được thông phần với thần tính của Người, Đấng đă mặc lấy bản tính của chúng ta để nhờ trở nên con người Người có thể làm cho con người trở thành những vị thần linh. Hơn thế nữa, khi Người mặc lấy xác thịt của chúng ta, Người đă hiến tất cả bản chất của nó cho phần rỗi của chúng ta. Người đă hiến dâng thân xác của Người cho Thiên Chúa Cha trên bàn thờ thập giá làm của lễ hy sinh ḥa giải chúng ta. Người đă đổ máu Người ra để cứu chuộc và thanh tẩy chúng ta, để chúng ta được cứu khỏi t́nh trạng nô lệ hèn yếu và được thanh tẩy khỏi tất cả mọi tội lỗi. Thế nhưng, để có thể bảo đảm được rằng việc tưởng niệm về một tặng ân quá cao trọng này măi măi ở với chúng ta, Người đă để lại ḿnh Người làm của ăn và máu Người làm của uống cho tín hữu lănh nhận dưới h́nh bánh và rượu.

Ôi bữa tiệc cao quí và tuyệt vời, bữa tiệc mang cho chúng ta ơn cứu độ và là một bữa tiệc chứa đựng tất cả mọi sự ngọt ngào! C̣n ǵ tự bản chất có giá trị hơn thế nữa? Theo luật cũ chỉ có xác thịt của ḅ bê dê cừu được hiến dâng lên, nhưng đây lại là chính Chúa Kitô, là Thiên Chúa thật, được dọn ra trước mắt chúng ta như của ăn cho chúng ta. C̣n ǵ tuyệt vời hơn thế nữa? Không có bí tích nào có quyền năng chữa lành hơn nữa; nhờ đó, tội lỗi được tẩy sạch, nhân đức được tăng thêm, và linh hồn được dồi dào mọi ơn ích thiêng liêng. Thần lương này được Giáo Hội hiến dâng cho người sống và kẻ chết, để những ǵ được thiết lập cho phần rỗi của tất cả mọi người cũng mang lại thiện ích cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, dầu sao cũng không ai có thể hoàn toàn diễn tả được sự ngọt ngào của bí tích này, một bí tích mà chúng ta được hoan hưởng tận nguồn, và chúng ta lập lại việc tưởng niệm về một t́nh yêu tràn đầy tỏ ra cho chúng ta nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Chính v́ muốn làm cho tâm hồn tín hữu cảm nhận sâu xa hơn nữa t́nh yêu bao la ấy mà Chúa Kitô đă thiết lập bí tích này trong Bữa Tiệc Ly. Vào lúc Người sắp sửa bỏ thế gian mà về cùng Cha, sau khi cử hành Lễ Vượt Qua với các môn đệ, Người đă để lại bí tích này như một cuộc tưởng niệm vĩnh viễn cuộc khổ nạn của Người. Bí tích này là sự viên trọn của tất cả những h́nh ảnh xa xưa và là phép lạ cả thể nhất của Người, c̣n đối với những ai cảm nghiệm được nỗi sầu đau về cuộc ra đi của Người, th́ bí tích này trở thành một niềm an ủi vĩnh tại có một không hai.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 658-659)

 

THÁNH THỂ: QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA

Trần Mỹ Duyệt

 

Khi nói về sự trao ban trong ư nghĩa yêu thương đến tận cùng, Chúa Giêsu đă có lần nói với các môn đệ của Ngài về một thứ của ăn mới, đó là Ḿnh và Máu Thánh của Ngài: “Thịt Ta thật là của ăn. Máu Ta thật là của uống” (Gio 6:55). Ngài muốn chính Ngài trở nên cơm bánh nuôi sống linh hồn và cả thân xác chúng ta. Nhưng trong thực tế, rất ít người đă nhận ra sự thật này. Linh mục Richard Foley, ḍng Tên, đă viết trên tờ “Queen of Peace” phát hành mùa Xuân 1997 như sau: “Hằng triệu người Công Giáo hôm nay đă không c̣n tin vào Bí Tích Thánh Thể nữa. Tâm hồn và trí óc họ đă trở thành xa lạ đối với Bí Tích Cực Thánh này, v́ Đức tin của họ về sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể đă bị phôi pha, nếu không muốn nói là đă chết”.

 

Nhận xét của Lm. Richard đă trở thành một đề tài cho chúng ta phải suy nghĩ, nhất là khi chúng ta nh́n vào kết quả cuộc thăm ḍ của viện Gallup vào tháng 1/1992, và của tờ New York Times và hệ thống truyền h́nh CBS tháng 6/1994, theo đó hơn 50% người Công Giáo Hoa Kỳ ngày nay không c̣n tin rằng Ḿnh, Máu và Linh hồn Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bánh và Rượu sau khi được truyền phép. Những phép lạ về Thánh Thể cũng đă có nhiều, chúng ta chỉ cần mở một vài cuốn sách viết về Thánh Thể là sẽ thấy đầy đủ những chứng từ về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bánh và Rượu sau khi được linh mục truyền phép. Thí dụ, trường hợp của Alexandria suốt trong 14 năm cô chỉ sống bằng Thánh Thể mà không hề ăn uống ǵ. Nhất là câu truyện của nữ tu Agnes Sasagawa.

 

Theo lời khai của nữ tu này, ngày 12 tháng 6 năm 1973 tại Akita, Nhật Bản, trong nguyện đường của tu viện, trong khi đang viếng Ḿnh Thánh, nữ tu Agnes đă thấy từ Nhà Tạm phát ra một luồng ánh sáng rực rỡ và kéo dài 2 ngày liên tiếp. Sau đó, ngày 28 tháng 6, tự nhiên nữ tu cảm thấy một sự kiện khác thường nơi bàn tay của ḿnh, và cúi xuống th́ bỗng nhiên phát hiện một vết thương với h́nh thập giá trong ḷng bàn tay. Từ vết thương ấy máu trào ra xối xả khiến chị ḍng vô cùng đau đớn. Sự đau đớn này kéo dài gần 4 tháng, và xẩy ra cùng ngày với cuộc thị kiến sau chót của ba trẻ Fatima tại Bồ Đào Nha. Cùng ngày ấy, nữ tu Agnes nhận được một sứ điệp của Mẹ Maria với nội dung: “Vũ khí duy nhất mà các con có để ngăn ngừa sự dữ là chuỗi Mân Côi và Bí Tích Thánh Thể. Với tràng Mân Côi, các con hăy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các Giám Mục, và các linh mục.

 

Các con nên biết điều này, là hiện nay thế lực Satan đang xâm lấn Giáo Hội và gây ra thảm trạng các Hồng Y chống phá Hồng Y; các Giám Mục đối đầu với Giám Mục. Phần Linh Mục nào tỏ ra ḷng yêu mến Mẹ, vị ấy sẽ bị khinh chê. Trong Giáo Hội sẽ xuất hiện nhiều thành phần sẵn sàng thỏa hiệp với sự dữ, khiến cho nhiều linh hồn bỏ bê việc phụng thờ Thiên Chúa”.

 

Francis Mutsuo Fukushima, người nghiên cứu sâu xa về biến cố Akita đă có lời kết luận rằng: “Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất về niềm tin là do sự xuống dốc nơi người tín hữu khi không c̣n tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Do sự kiện thiếu đức tin nơi Ḿnh và Máu Thánh Chúa Giêsu đă làm cản trở sự thông chuyển nguồn ân sủng thánh thiêng từ trời cao đổ vào tâm hồn người tín hữu. Tại Akita, Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria muốn tái tạo niềm tin nơi con cái Ngài về sự hiện diện nhiệm mầu của Bí Tích Thánh Thể. Nhờ thế mỗi khi tiếp nhận Ḿnh, Máu Thánh Chúa, người Kitô hữu cũng cảm nhận một cách trực tiếp rằng họ đang mang trong tâm hồn ḿnh chính Ḿnh và Máu thật của Con Thiên Chúa”. 

 

Nhưng nhất là suy tư của Lm. Lawrence Browning, C.P, khi diễn đạt về Bí Tích Thánh Thể như một tặng ân của Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Tác giả Trần Phong Vũ đă trích dịch lời Ngài viết về đặc ân Thánh Thể trong tác phẩm “Thánh Thể Trung Tâm Đời Sống Giáo Hội” của ông như sau:

 

“Sau khi linh mục truyền phép, bánh thánh không c̣n là bánh nữa, mà đă hoàn toàn biến đổi. Đấy không c̣n là một vật thể mà là một nhân thể.

 

Người Công Giáo tin rằng Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên, biết bao người tham dự Thánh lễ mỗi Chúa Nhật nhưng đă không đón nhận Ḿnh Máu Thánh Chúa. Biết bao người mỗi khi đi ngang qua một thánh đường mà không hề ghé lại kính viếng Thánh Thể.

 

Bánh Thánh chứa đựng một Nhân Thể sống động, một con người đầy ḷng yêu thương. Bánh Thánh chứa đựng chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng có đủ những cảm giác nóng lạnh, đau đớn, tủi hổ, và cũng là Đấng đă chịu đau khổ trước những lời mỉa mai của kẻ bất trung. Bánh Thánh mang chính thân phận của Đấng có thể thông cảm được mọi nỗi khó khăn của chúng ta, bởi v́ chính Ngài đă kinh qua muôn vàn nỗi khó khăn. Bánh Thánh mang chính Đấng mà tâm hồn vô cùng hiền từ để đến nỗi đă hai lần Người nhỏ lệ như được mô tả trong Thánh Kinh. Bánh Thánh dung chứa cùng một Chúa Giêsu Kitô đă mướt mồ hôi máu trong Vườn Cây Dầu khi Người thị kiến tội lỗi của thế gian cũng như của mỗi người chúng ta, và đấy chính là căn nguyên khiến cho thể xác và tâm hồn Người bị nhận ch́m vào cơn hấp hối đâu thương.

 

Bánh Thánh chứa đựng cùng một Chúa Giêsu Kitô, Người mà ngay lúc này vẫn tiếp tục tỏ bày ḷng yêu thương từng người chúng ta với một t́nh yêu miên viễn, bất tuyệt không đổi dời. Bánh Thánh sau khi truyền phép không c̣n là tấm bánh nhỏ b́nh thường nữa. Đấy chính là một con người sống động, là chính Chúa Giêsu, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa”  (tr.181-183).

 

Cùng với linh mục Lawrence, và nối tiếp nhưng suy tư của Ngài về hồng ân Thiên Chúa ban cho nhân loại qua phép Thánh Thể: “Chúng ta cần phải xác tín rằng những giây phút quí giá nhất trên đời chính là những giây phút chúng ta qú trước Thánh Thể và đón nhận Ḿnh Máu Thánh Chúa”. Thật vậy, việc rước Ḿnh Máu Thánh Chúa trong thánh lễ và viếng Thánh Thể, vẫn theo linh mục Lawrence, sẽ biến đổi cuộc đời chúng ta. Bởi v́ Chúa Giêsu Kitô sẽ ban cho chúng ta những ơn cần thiết và giúp chúng ta nên thánh đức. Chúng ta chỉ cần khẩn nài Ngài giúp chúng ta hiểu và kính mến Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. 

 

Nhất là cùng với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, chúng ta hăy xác tín rằng: “Thánh Thể là trung tâm điểm, và là tột đỉnh của tất cả đời sống Nhiệm Tích”.   

 

 

“Tôi chính là bánh hằng sống”

 

Bí Tích Thánh Thể Với Mầu Nhiệm Phục Sinh

 

Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh bao giờ cũng là Lễ Trọng Kính Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu (một lễ đáng lẽ được cử hành vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi), một Lễ Trọng được Giáo Hội cố ư xếp vào ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hai tuần và Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi một tuần. Bởi v́, Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu phát xuất từ cung ḷng Trinh Nữ Maria “là do Thánh Thần” (Mt 1:20; x. Lk 1:35). Đó là lư do, sau Kinh Nguyện Thánh Thể và ngay trước Lời Truyền Phép trong mỗi Thánh Lễ, vị linh mục chủ tế mới đọc: “V́ thế, chúng tôi nài xin Chúa dùng ơn Thánh Thần Chúa thánh hóa lễ vật này, để trở nên cho chúng tôi Ḿnh và Máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi”. V́ được Ngôi Hiệp với Lời Nhập Thể, Ngôi Hiệp với chính “sự sống hằng ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (1Jn 1:2), Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô do Chúa Thánh Thần tác tạo ấy đă thực sự, như Chúa Kitô quả quyết với người Do Thái ngay trong lời mở đầu của bài Phúc Âm hôm nay: “là bánh hằng sống từ trời xuống”, một Thứ Bánh Thần Linh chẳng những chất chứa mà c̣n thông truyền Sự Sống Ba Ngôi, như lời Chúa Giêsu cũng đă khẳng định với người Do Thái trong đoạn cuối của cùng bài Phúc Âm hôm nay: “Như Cha là Đấng có sự sống sai Tôi và Tôi có sự sống bởi Cha thế nào, ai được sinh dưỡng nhờ Tôi cũng sẽ có sự sống bởi Tôi như vậy”.

 

Thật vậy, nếu Chúa Giêsu “là sự sống” (Jn 11:25, 14:6) th́ Ḿnh Thánh Máu Thánh của Người quả thực là một Thứ Bánh Thần Linh, Bánh Chất Chứa Sự Sống, Bánh Ban Phát Sự Sống. Người đă xác nhận như vậy trong bài Phúc Âm hôm nay: “Bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi cho thế gian được sự sống”; “ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi kẻ ấy có sự sống đời đời, và Tôi sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết”. Qua hai câu tuyên phán về Bản Chất Thần Linh và Tác Dụng Thần Linh của Ḿnh Thánh Máu Thánh Người này, Chúa Kitô đă mạc khải cho chúng ta thấy ba sự thật một lúc: thứ nhất là sự thật về việc Người sẽ lập Bí Tích Thánh Thể Người, thứ hai là sự thật về Biến Cố Phục Sinh Người sẽ tỏ ḿnh ra, và thứ ba là sự thật về Biến Cố Cánh Chung Người sẽ thực hiện.

 

Thật vậy, Chúa Giêsu đă báo trước việc Người lập Bí Tích Thánh Thể qua câu “bánh Tôi sẽ ban là thịt Tôi”, bởi v́, trong Bữa Tiệc Ly, “Người cấm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phánCác con hăy nhận lấy mà ăn, này là ḿnh Thày’” (Mt 26:26). Mà nếu “ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi kẻ ấy có sự sống đời đời”, th́ máu thịt của Người không thể nào lại là máu thịt sẽ bị mục nát đi trong nấm mồ sự chết, tức thân xác của Người phải là một thân xác phục sinh, “một thần linh ban sự sống” (1Cor 15:45). Tuy sự sống phát sinh từ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu đây là Sự Sống Thần Linh, sự sống về phần hồn và cho phần hồn, nhưng thân xác là phương tiện để linh hồn thể hiện đức tin của ḿnh, qua việc lưỡi thưa “amen” (tôi tin) trước khi lănh nhận Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa vào miệng và nuốt xuống bụng, mà chính thân xác cũng được thông phần vào sự sống đời đời của linh hồn trong “ngày sau hết”. Bởi v́, thân xác phục sinh của Chúa Kitô tràn đầy Thánh Linh đă ban cho các tông đồ qua hơi thở của Người thế nào, Ḿnh Thánh Máu Thánh Người, qua thân xác của chúng ta, cũng ban cho linh hồn chúng ta Thánh Thần của Người như vậy, Vị Thánh Thần đă làm cho chính Người phục sinh từ trong kẻ chết thế nào cũng sẽ làm cho thân xác chết chóc của chúng ta sống lại như vậy (x. Rm 8:11).

 

Phải chăng v́ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô chẳng những ban sự sống đời đời cho linh hồn c̣n làm cho xác thể của con người được phục sinh trong “ngày sau hết” như thế mà Chúa Kitô mới dạy các môn đệ của ḿnh cầu nguyện “xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”? Có thể nói, nếu phần đầu của Kinh lạy Cha liên quan đến Ba Ngôi Thiên Chúa thế nào (như bài chia sẻ cho Lễ Chúa Ba Ngôi tuần trước đă tŕnh bày), th́ phần cuối của Kinh lạy Cha cũng có liên hệ với Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu như vậy.

 

Bí Tích Thánh Thể Với Kinh Lạy Cha

 

Phần đầu của Kinh Lạy Cha có 3 ước nguyện liên quan đến Thiên Chúa thế nào - “Danh Cha, Nước Cha và Ư Cha”, phần cuối của Kinh Lạy Cha cũng có 3 ước nguyện liên quan đến con người như vậy – “sinh dưỡng, tha nợ và bảo toàn”. Nếu ba ước nguyện ở phần đầu Kinh Lạy Cha liên kết chặt chẽ với nhau và chi phối nhau theo thứ tự từ trên xuống dưới thế nào, th́ ba ước nguyện ở phần cuối của Kinh Lạy Cha cũng liên kết hết sức khít khao với nhau và chi phối nhau theo thứ tự từ trước đến sau như vậy. Nếu ba ước nguyện ở phần đầu của Kinh Lạy Cha có tính cách tín lư thần học thế nào th́ ba ước nguyện ở phần cuối của Kinh Lạy Cha có tính cách tu đức sống đạo như vậy.

 

Trước hết, ước nguyện “xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” ở đây là ǵ, nếu không phải ước nguyện xin Cha hăy tỏ ḿnh cho chúng con trong và qua cuộc sống hằng ngày của chúng con, như Lời Nhập Thể đă tỏ ḿnh ra cho người phụ nữ Samaritanô bên bờ giếng Giacóp, hay cho hai môn đệ trên con đường về làng Emmau, để “Danh Cha” là “t́nh yêu của Thiên Chúa” được “cả sáng”, “Nước Cha” là “ân sủng của Đức Giêsu Kitô” được “trị đến”, và “Ư Cha” là “mối hiệp thông của Chúa Thánh Thần” được “thể hiện dưới đất cũng như trên trời”? Thiên Chúa là Cha đă ban cho con người “lương thực hằng ngày” thế nào, nếu không phải khi Ngài tỏ ḿnh cho con người hằng ngày qua phụng vụ, khi Hy Tế Tử Giá được hiện thực và tái diễn trên bàn thờ hằng ngày trong mỗi Thánh Lễ, hay khi Các Bí Tích Thánh (mà Bí Tích Thánh Thể là trọng tâm) được ban phát cho con người? Thiên Chúa là Cha cũng đă không tỏ ḿnh cho con người hằng ngày là ǵ, qua tiếng lương tâm thúc giục họ làm lành lánh dữ, hay qua các hiện sủng tác động họ để họ có thể đáp ứng kịp thời các dấu chỉ thời đại, hoặc qua các khổ đau thử thách để thanh luyện họ nên tinh khiết, nhờ đó họ có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái thiêng liêng?

 

Sau nữa, ước nguyện “xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” là thành quả hay hệ quả của ước nguyện “xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”. Bởi v́, chính nhờ Mạc Khải Thần Linh như “hôm nay lương thực hằng ngày” nuôi sống ḿnh, con người mới có thể trở thành chứng nhân t́nh yêu, trở thành hiện thân của ḷng thương xót Chúa. Chính ḷng thương tha của con người và nơi con người được Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu nuôi dưỡng là dấu chứng tỏ họ đă đạt đến một tầm mức tu đức trọn lành, một tầm mức tu đức thần hiệp. V́ t́nh thương này của họ và phát xuất từ họ là phản ảnh và được phát xuất từ chính t́nh yêu trọn lành của Cha trên trời (x Mt 5:48), một t́nh yêu đă thương “tha nợ” cho họ, ở chỗ đă thanh tẩy họ, hay đă “tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư” (Jn 17:19)”, một cuộc tự hiến được hiện thực và tái diễn hằng ngày qua Hy Tế Thánh Lễ, một cuộc tự hiến thánh hóa họ, làm cho họ cũng trở thành bánh nuôi sống thế gian.

 

Sau hết, ước nguyện “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” cho thấy sức mạnh vô địch của con người đă đạt đến cuộc sống nội tâm sâu xa, đạt đến tầm mức tu đức thần hiệp, một tầm mức không ǵ có thể làm cho họ dễ dàng sa ngă hay qui hàng, chối bỏ đức tin, lỗi phạm đức ái, trái lại, c̣n làm cho họ thắng vượt tất cả mọi sự, kể cả sự dữ là tội lỗi và sự chết. Thật vậy, với t́nh yêu mạnh hơn sự chết, họ có thể làm chủ tất cả mọi sự, dù độc hại hiểm ác đến đâu chăng nữa (x. Mk 16:18). Bởi v́, họ đă có Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô Phục Sinh là một thứ cây sự sống mọc ở hai bên bờ của gịng sông Mạc Khải Thần Linh, một cây chẳng những trổ sinh hoa trái bác ái quanh năm suốt tháng, mà c̣n có lá làm thuốc chữa bệnh cho muôn dân (x Rev 22:2).

Vấn đề thực hành sống đạo:

 Mỗi khi rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta nên ư thức 3 điều rất quan trọng này: Thứ nhất, nếu sau cánh chung, trong cơi đời đời chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa với cả hồn lẫn xác của chúng ta, th́ ngay khi chúng ta rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể, cả hồn lẫn xác của chúng ta đă được hiệp thông với Thiên Chúa rồi vậy, tức chúng ta đă được nếm trước thiên đàng và Thánh Thể là bảo chứng trường sinh của chúng ta. Thứ hai, Thánh Thể của Chúa Giêsu chính là Thân Xác Vượt Qua của Người, tức Thân Xác của Đấng đă Tử Giá song đă Phục Sinh, một Thân Xác đă thông Thánh Thần cho các tông đồ sau khi sống lại thế nào, Người cũng thông ban Thánh Thần của Người cho chúng ta qua Thánh Thể của Người như vậy. Bởi thế, khi rước lấy Chúa Giêsu Thánh Thể là chúng ta rước lấy cả Thánh Thần của Người, để rồi, sau khi h́nh bánh và h́nh rượu tan biến đi trong thân xác của chúng ta, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục ở với chúng ta bởi Thánh Thần của Người. Thứ ba, Thánh Thể của Chúa Giêsu biến đổi thân xác của chúng ta ngay ở đời này, nhờ Thánh Thần thông ban cho chúng ta, vị Thánh Thần đă làm cho Thân Xác của Chúa Kitô phục sinh (x Rm 8:11). Bởi thế, những ai thật sự được Thánh Thần biến đổi sẽ Sống Đời Thánh Thể như Chúa Giêsu, một cuộc đời chỉ biết hy hiến phục vụ cho tha nhân được sống, như một chân phước Têrêsa Calcutta và một đại giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, đă đến trong thế gian, và ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế trong Bí Tích Thánh Thể: Con thờ lạy Chúa, con kính mến Chúa, con cảm tạ Chúa, con xin lỗi Chúa, con cầu khẩn Chúa, con khao khát Chúa. Xin Chúa hăy chiếm đoạt con, hăy làm chủ con và hăy tỏ ḿnh trong con. Ôi Chúa là t́nh yêu, xin thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con, để con được trở nên mọi sự cho mọi người, cho tất cả nên một trong Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)

 

 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

(Thứ Sáu trong Tuần Chúa Nhật Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa)

NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG Ở NƠI CHÚA

(Thánh Giám Mục Tiến Sĩ Bonaventure: Opusculum 3, Lignum vitae, 29-30, 47: Opera omnia 8, 79)

Hỡi con người được cứu chuộc, giờ đây hăy suy nghĩ và hăy xét xem Đấng đă treo trên cây thập giá v́ các người cao cả và quí trọng biết bao. Cái chết của Người làm cho kẻ chết được sự sống, thế nhưng, vào lúc Người qua đời th́ trời đất bị ch́m ngập vào một cuộc thương khóc và những tảng đá cứng rắn bị vỡ ra làm đôi.

Ư định thần linh đă để cho một trong những người lính lấy lưỡi đ̣ng mở cạnh lương nong thánh của Chúa Kitô ra. Điều này xẩy ra để Giáo Hội được h́nh thành từ cạnh sườn của Chúa Kitô khi Người thiếp vào giấc ngủ chết chóc trên cây thập giá, cũng như để Sách Thánh được nên trọn: Họ sẽ nh́n lên Đấng họ đâm thâu qua. Máu và nước chảy ra bấy giờ là giá cứu độ chúng ta. Tuôn ra từ vực thẳm bí nhiệm của con tim Chúa Kitô như một suối nguồn, mạch nước này đă ban cho các bí tích của Giáo Hội một thứ quyền năng thông truyền sự sống ân sủng, và đối với những ai vẫn sống trong Chúa Kitô, mạch nước ấy trở nên một suối nước hằng sống vọt lên sự sống đời đời.

Thế nên, hăy chỗi dậy, hỡi thành phần dấu ái của Chúa Kitô! Hăy bắt chước chim câu làm tổ trong hốc đá, canh chừng lối vào như chim sẻ t́m được trú cư. Ở đó, như chim câu rừng, các người hăy dấu những đứa con nhỏ của ḿnh, hoa trái t́nh yêu tinh sạch của các người. Hăy ghé môi xuống gịng suối mà hớp lấy thứ nước từ những giếng nước của Đấng Cứu Độ, v́ đây là gịng suối chảy ra từ giữa vườn địa đường, chia làm bốn con sông, làm ngập ngụa những tâm hồn sốt sắng, tưới dội toàn thể mặt đất và làm cho nó trở nên ph́ nhiêu tươi tốt.

Hăy hăm hở chạy đến với nguồn mạch sự sống và ánh sáng này, hỡi tất cả anh em là thành phần đă khấn hứa phục vụ Thiên Chúa. Hăy đến, dù anh em là ai đi nữa, và hăy hết ḷng kêu lên Người. Ôi, vẻ đẹp khôn tả của Vị Thiên Chúa tối cao và hào quang tinh ṛng nhất của ánh sáng đời đời! Một sự sống thông ban tất cả mọi sự sống, một ánh sáng là nguồn của mọi thứ ánh sáng, bảo tŕ trong ánh quang sáng đời đời vô số những ngọn lửa chiếu tỏa trước ngai thần tính của Chúa từ lúc rạng đông của thời gian! Mạch nước đời đời bất khả thấu, gịng nước trong trẻo và ngọt ngào chảy từ một con suối kín đáo, mắt trần gian không thấy được! Không ai có thể thấu được vực thẳm của Chúa hay có thể khảo sát được những giới tuyến của Chúa, không ai có thể đo được chiều rộng của Chúa, không ǵ có thể làm nhơ nhuốc sự tinh tuyền của Chúa. Từ Chúa chảy ra gịng sông làm hoan lạc thành đô của Thiên Chúa, và làm cho chúng tôi hoan hỉ vang lên lời tạ ơn bằng những bài ca chúc tụng Chúa, v́ theo cảm nghiệm, chúng tôi biết được rằng nguồn mạch sự sống ở nơi Chúa và chúng tôi thấy được ánh sáng trong ánh sáng của Chúa.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 662-663)